intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 Đề kiểm tra HK1 môn Sử lớp 6

Chia sẻ: Thanhquy Quy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

107
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo 5 đề kiểm tra học kỳ 1 môn Sử lớp 6 giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững được những kiến thức cơ bản chuẩn bị cho kỳ kiểm tra đạt kết quả tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 Đề kiểm tra HK1 môn Sử lớp 6

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: LỊCH SỬ 6 Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm) Hãy chọn phương án đúng trong các phương án đã cho của các câu sau đây: Câu 1. Học Lịch sử để làm gì ? A. Biết quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước và biết được cội nguồn dân tộc. B. Biết được con người xuất hiện ở đâu. C. Biết được sự hình thành đất nước Việt Nam. Câu 2. Tên của các Quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây là : A. Hy Lạp, Rô Ma, Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ. B. Trung Quốc, Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, Pháp. C. Hy Lạp, Ai Cập, Anh, Pháp.. Câu 3. Địa điểm, dấu tích nào chứng tỏ người nguyên thủy đã xuất hiện ở Việt Nam ? A. Những chiếc răng, chiếc xương ở Hòa Bình, Thanh Hóa. B. Hòa Bình, Bắc Sơn, Sơn Vi, Lạng Sơn, Thanh Hóa và công cụ bằng đá. C. Công cụ bằng đá ở dãy núi Trường Sơn. Câu 4. Công cụ sản xuất nào đã thúc đẩy đời sống kinh tế của người nguyên thủy ngày càng ổn định ? A. Công cụ bằng đá B. Công cụ bằng đồng C. Công cụ bằng sắt Câu 5. Người đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai ? A. Đức Long Quân B. Lý Thái Tổ C. Vua Hùng Vương Câu 6. Vì sao An Dương Vương để nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà ? A. Vì chủ quan, khinh địch, mất cảnh giác. B. Vì không muốn chiến tranh xảy ra. C. Vì lực lượng yếu. Phần II. Tự luận (7 điểm) Câu 1. (4 điểm) Hãy trình bày những tiến bộ về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang ? Câu 2. (3 điểm) Nêu quá trình sụp đổ của nhà nước Âu Lạc và rút ra bài học
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I N¨m häc 2007-2008 MÔN: LỊCH SỬ 6 Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A A B B C A Phần II. Tự luận (7 điểm) Câu Nội dung Cho điểm * Những chuyển biến về đời sống vật chất : (Nội dung cần bổ sung phù hợp với câu hỏi) 1,0 * Những chuyển biến về đời sống tinh thần : (Nội dung cần bổ sung phù hợp với câu hỏi) 0,5 1 (4đ) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 * Quá trình sụp đổ của nhà nước Âu Lạc : - Năm 181 – 180 TCN, Triệu Đà sai quân đánh Âu Lạc. 0,5 2 - Quân dân Âu Lạc với tinh thần dũng cảm, vũ khí tốt đã đánh bại 0,5 (3đ) quân Triệu Đà. - Năm 179 TCN, An Dương Vương mắc mưu Triệu Đà => Âu Lạc 0,5 rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu. * Bài học: - Đối với kẻ thù phải tuyệt đối cảnh giác. 0,5 - Phải tin tưởng ở trung thần. 0,5 - Phải dựa vào dân để đánh giặc. 0,5
  3. Phòng GD – ĐT Bình Minh ĐỀ Đ/N KIỂM TRA HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2009-2010 Trường THCS – Đông Thành MÔN LỊCH SỬ 6 Thời gian làm bài 60’ (Không kể thời gian phát đề) PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) (Gồm 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1: Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của môn học A. khảo cổ học. B. sinh học. C. sử học. D. văn học. Câu 2: Năm đầu tiên của công nguyên được quy ước A. Năm tương truyền Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. B. Năm Khổng Tử ra đời. C. Năm Lão Tử ra đời. D. Năm tương truyền chúa Giê-Xu ra đời. Câu 3: Người tối cổ sống như thế nào? A. Sống theo bầy. B. Sống đơn lẻ. C. Sống trong thị tộc. D. Sống thành từng nhóm nhỏ. Câu 4: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông, tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội là A. Chủ nô. B. nông dân. C. Quý tộc. D. nô lệ. Câu 5: Ngành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là A. Thủ công nghiệp. B. Thương nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Công nghiệp. Câu 6: Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô Ma gồm những giai cấp nào? A. Chủ nô, nô lệ. B. Nông dân, nô lệ. C. Quý tộc, nông dân. D. Dân nghèo. Câu 7: Trong các quốc gia cổ đại phương Tây lực lượng lao động nào làm ra mọi của cải vật chất cho xã hội? A. Quý tộc. B. Chủ nô. C. Nông dân. D. Nô lệ. Câu 8: Vì sao các quốc gia cổ đại sớm làm ra lịch? A. Để làm vật trang trí trong nhà. B. Để thống nhất các ngày lễ hội trong cả nước. C. Để phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp. D. Vì một lí do khác. Câu 9: Trong các tư liệu sau, tư liệu nào thuộc tư liệu hiện vật? A. Truyện Âu Cơ, Lạc Long Quân. B. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. C. Trống đồng, bia đá. D. Chữ tượng hình ở Ai Cập. Câu 10: Một điểm mới trong chế tác công cụ lao động của người tinh khôn trong giai đoạn phát triển là A. Công cụ làm bằng hòn cuội. B. Công cụ đá được mài ở lưỡi. C. Đá có sẳn trong thiên nhiên. D. Công cụ đá được ghè đẽo qua loa. Câu 11: (h) Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sụp đổ của nước Âu Lạc là A. An Dương Vương mất cảnh giác, trúng kế li gián của triệu Đà, lơ là trong việc phòng thủ đất nước. B. nhân dân Âu Lạc không ủng hộ An Dương Vương. C. Quân xâm lược của Triệu Đà mạnh hơn. D. Quan lại và quân đội của An Dương Vương yếu. Câu 12: Truyền thuyết nào phản ánh công cuộc chống lũ lụt của tổ tiên ta? A. Truyện Trọng Thủy - Mỵ Châu. B. Sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân. C. Truyện Thánh Gióng. D. Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh.
  4. PHẦN TƯ LUẬN: (7 ĐIỂM) Câu 1: Trình bày những lí do cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước (1đ)Văn Lang (3 đ). Câu 2: Thuật luyện kim được phát minh như thế nào? Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa gì? (2 đ) Câu 3: Vì sao gọi xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô Ma là xã hội chiếm hữu nô lệ? (2đ)
  5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM *TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C D A D C A D C C B A D *TỰ LUẬN Câu 1: Lí do cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang -Nhu cầu đoàn kết để bảo vệ sản xuất nông nghiệp. (1đ) -Nhu cầu có người chỉ huy để quản lí xã hội. (0,5 đ) -Nhu cầu giao lưu. (0,5 đ) -Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm. (1 đ) Câu 2: -Thuật luyện kim được phát minh: Trong quá trình làm đồ gốm, con người đã phát hiện ra kim loại. Kim loại đầu tiên được tìm thấy và sử dụng là đồng. Để có được công cụ lao động bằng đồng con người làm các khuôn đúc bằng đất nung khác nhau, nấu chảy đồng, rót vào khuôn để tạo ra các công cụ khác nhau. (1 đ) -Ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim: +Đem lại hiệu quả lao động cao hơn hẳn. (0,5 đ) +Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế xã hội, đưa con người thoát khỏi xã hội nguyên thủy, bước vào thời đại văn minh. (0,5 đ) Câu 3: Xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô Ma là xã hội chiếm hữu nô lệ +Chủ nô bóc lột sức lao động của nô lệ, coi nô lệ là “Công cụ biết nói”. (1đ) +Nô lệ làm mọi của cải, nhưng không có địa vị gì. (1đ)
  6. PHÒNG GD& ĐT TỨ KỲ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 6. TRƯỜNG THCS TIÊN ĐỘNG. Môn: LỊCH SỬ. Mã kí hiệu . SU-DH01-HKI6-10 Thời gian làm bài: 45 phút. ( Đề này gồm 4 câu, 1 trang ) Câu 1(2 điểm) : Hãy nêu tên quốc gia cổ đại và dòng sông mà quốc gia ấy hình thành: STT Tên quốc gia cổ đại Hình thành trên dòng sông 1 2 3 4 Câu 2: ( 2 điểm) Nhà nước Văn Lang ra đời trong những hoàn cảnh nào? Câu 3: ( 4 điểm) Vẽ sơ đổ nhà nước Văn Lang? Nêu nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên này? Câu 4: ( 2 điểm) Thời VĂN LANG- ÂU LẠC đã để lại cho chúng ta những gì? ------------------------Hết--------------------------
  7. PHÒNG GD& ĐT TỨ KỲ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS TIÊN ĐỘNG. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 6. Năm học: 2010- 2011. Môn: LỊCH SỬ. Mã kí hiệu . SU-DH01-HKI6-10 Thời gian làm bài: 45 phút. ( Hướng dẫn chấm gồm 4 câu, 1 trang ) Câu Đáp án Điểm Câu 1 STT Tên quốc gia cổ đại Hình thành trên dòng sông (2 1 Ai Cập Sông Nin điểm) 2 Lưỡng Hà Sông Ti- gơ- rơ và Ơ- phơ- rát 2 3 Ấn Độ Sông Ấn và sông Hằng. 4 Trung Quốc Sông Hoàng Hà và Trường giang. Câu 2 Nhà nước Văn Lang ra đời trong những hoàn cảnh sau: (2 - Thế kỉ VIII- VII TCN xuất hiện nhiều bộ lạc lớn. Kinh tế phát triển--> phân 1 điểm) hoá giàu nghèo, các mâu thuẫn xuất hiện. Nhu cầu quản lý XH được đặt ra - Cần bảo vệ sản xuất, chống thiên tai. 0,5 - Cần giải quyết các xung đột để tự vệ và mở rộng giao lưu. 0,5 HÙNG VƯƠNG Câu 3 (4 LẠC HẦU LẠC TƯỚNG điểm) 3 BỒ CHÍNH BỒ CHÍNH BỒ CHÍNH * Nhận xét Nhà nước Văn Lang là nhà nước đơn giản sơ khai chưa có luật pháp và quân đội. 1 Câu 4 Thời Văn Lang đã để lại cho chúng ta: (2 - Tổ quốc. 0,5 điểm): - Thuật luyện kim. 0,5 - Nghề nông trồng luá nước. 0,5 - Những phong tục tập quán. 0,5 - Bài học đầu tiên về công cuộc dựng nước và giữ nước. 0,5 ................................Hết................................
  8. Phòng GD-ĐT Ngã Năm- Sóc Trăng ĐỀ THI HỌC KÌ I Trường: ……………………………………………………………. Môn:Lịch sử 6 Họ Và Tên:……………………………………………………… Thời gian:45 phút. Lớp: 6…… NĂM HỌC: 2010-2011 Điểm Lời phê của giáo viên Chöõ kyù giaùm thò 1 Chöõ kyù giaùm thò 2 A/TRẮC NGIỆM: (3đ) I/Khoanh tròn câu đúng nhất: (2 điểm) 1/ Lịch sử là gì? A. Là những gì đã diễ ra trong hiện tại. B.Là những gì đã diễn ra trong quá khứ. C. Là những gì đã diễn ra trong tương lai. D.Cả 3 đều đúng. 2) Thời cổ đại người xưa tính Âm lịch bằng cách: A. Dựa vào sự di chuyển của Trái đất quay quanh Mặt Trăng. B. Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. C. Dựa vàosự di chuyển của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. D. Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trời quay quanh Trái Đất. 3) Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời vào khoảng: A. Cuối thiên niên kỉ II Đầu thiên niên kỉ I TCN. B. Cuối thiên niên kỉ III đầu thiên niên kỉ II TCN. C. Đầu thiên niên kỉ I TCN. D. Cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN. 4) Người nguyên thuỷ trên đất nước ta họ sống theo: A. Theo công xã. B. Sống riêng lẻ. C. Theo từng bầy (vài chục người). D. Theo thị tộc. 5) Nguyên nhân chính nào làm cho xã hội nguyên thuỷ ta rã? A. Do sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim loại. B. Do công cụ lao động bằng đá luôn được cải tiến. C. Do sự xuất hiện nghề trồng trọt và chăn nuôi. D. Câu B, C đúng. 6) Các quốc gia cổ đại phương Tây có những giai cấp nào? A. Thống trị, bị trị. B. Thống trị, nộ lệ. C. Chủ nô, bị trị. D. Chủ nô, nô lệ. 7) Luật Ham-mu-ra-bi bảo vệ quyền lợi cho ai? A. Giai cấp thống trị. B. Giai cấp bị trị. C. Giai cấp nô lệ. D. Giai cấp chủ nô. 8) Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với cư dân Việt cổ? A. Giúp cho người Việt cổ định cư lâu dài hơn. B. Cuộc sống người Việt cổ ổn định hơn. C. Giúp phát triển hơn về vật chất và tinh thần. D. Cả 3 đều đúng. II/Chọn câu trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S) trong các câu sau: (1 điểm) Câu Sự kiện lịch sử Đúng(Đ) Sai (S)
  9. 9/ Kiến trúc nổi tiếng của Ai Cập là Kim Tự Tháp. 10/ Thành Ba-Bi-lon là là thành tựu kiến trúc của người Hy-lạp. 11/ Người phương Đông tìm ra hệ chữ cái a, b, c… 12/ Ta-lét, Bi-ta-go,Ơ-cơ-lít là các nhà khoa học thuộc lĩnh vực toán học. B/ TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 13: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?(2 điểm) Câu 14: Hãy cho biết đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang như thế nào?(4 điểm) Câu 15: Theo em, bốn nét văn hóa nào (về đời sống vật chất và tinh thần) là đặc trưng của người Việt cổ mà ta vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay?(1điểm) Bài làm: ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: A/TRẮC NGIỆM: (3đ) I/Khoanh tròn câu đúng nhất: (2 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 D B C C A D A D Mỗi ý đúng đạt 0.25 điểm. II/Chọn câu trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S) trong các câu sau: (1 điểm)
  10. 9 10 11 12 Đ S S Đ Mỗi ý đúng đạt 0.25 điểm. B/ TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 13: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?(2đ điểm) - Thời gian xuất hiện: Cuối thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ III TCN. (0.5 đ) - Địa điểm: Hình thành ở lưu vực những con sông lớn: S. Nin (Ai Cập); S. Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ (Lưỡng Hà); S. Aán và S. Hằng (Aán Độ); S. Hoàng Hà và Trường Giang (Trung Quốc).(1.5đ) Câu 14: Hãy cho biết đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang như thế nào?(4 điểm) - Đời sống vật chất: + Văn Lang là nước nông nghiệp, lúa là lương thực chính, ngoài ra còn trồng được rau và các loại cây ăn quả. (0,5đ) + Ngoài ra còn có nghề: trồng dâu, đánh bắt, chăn nuôi gia súc, gốm, dệt, đóng thuyền… (0,5đ) + Luyện kim: đạt được trình độ cao, biết rèn sắt.(0,5đ) + Thức ăn: cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, cá, thịt… Họ ở nhà sàn bằng gỗ, tre, nứa… và đi lại bằng thuyền là chủ yếu. Trang phục: nam đóng khố, mình trần, còn nữ mặt váy, áo xẻ giữa, bùi tóc… Ngày lễ: thích mang đồ trang sức. (1 đ) - Đời sống tinh thần: + Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp: quyền quý, dân tự do, nô tì.(0,5đ) + Thường tổ chức lễ hội, vui chơi.(0,5đ) + Có một số phong tục tập quán: làm “Bánh chưng, bánh giầy”…(0,5đ) Câu 15: Theo em, bốn nét văn hóa nào (về đời sống vật chất và tinh thần) là đặc trưng của người Việt cổ mà ta vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay?(4đ) - Đồ gốm. (0,25đ) - Đánh bắt. (0,25đ) - Tổ chức lễ hội. (0,25đ) - Làm “bánh chung, bánh giầy”. (0,25đ) MA TRẬN ĐỀ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Kiến thức TN TL TN TL TN TL điểm Bài 1 C1 1 0.25 0.25 Bài 2 C2 1 0.25 0.25 Bài 3 C5 1 0.25 0.25 Bài 4 C3 C13 3 C7 0.25 0.25 2 2.5
  11. Bài 5 C6 1 0.25 0.25 Bài 6 C9 4 C10 C11 C12 0.25 0.25 0.25 0.25 1 Bài 9 C4 1 0.25 0.25 Bài 10 C8 1 0.25 0.25 Bài 13 C15 C14 2 1 4 5 Tổng điểm 12 1 2 15 3 1 6 10 Duyệt của BGH GV ra đề
  12. Tuần 10 KIỂM TRA 1 TIẾT A. Mục tiêu: - Kiểm tra đánh giá mức độ học tập của HS về khóa trình lịch sử thế giới cổ đại và lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến trước sự ra đời của nước Văn Lang. - Kiểm tra kĩ năng tư duy và trình bày thông tin lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Cũng cố những điều đã học. - Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng cho HS thế giới quan về thế giới cổ đại và lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến tước khi ra đời nhà nước Văn Lang . - Điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy- . II.MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp cao Tên Chủ đề Chủ đề 1 :Xã Thời cổ đại có So sánh sự Thế nào là hội cổ đại những quốc gia khác nhau nhà nước lớn nào? giữa các quốc gia cổ đại cổ đại phương đông phương và phương đông tây Số câu : 3 Số câu :1 Số câu:1 1 Số câu:3 Số điểm : 7 Số điểm:2 Số điểm:3 2 điểm=70 Tỉ lệ 70 % % Chủ đề 2 Hãy cho biết :Buổi đầu lịch những điểm cơ bản về tổ chức sử nước ta xã hội và đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta? Số câu : 1 Số câu:1 Số câu:1 Số điểm : 3 Số điểm: 3 điểm= 30 Tỉ lệ % % Tổng số câu : Số câu:2 Số câu:1 Số câu:1 Số câu:4 Tổng số điểm: Số điểm:5 Số điểm:3 Số điểm: 2 Số Tỉ lệ % 50% 30% Tỉ lệ: 20 điểm:10 % 100%
  13. III: Câu hỏi Câu 1(2đ): Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào? Câu 2( 3đ) : So sánh sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây Câu 3 (2đ): Thế nào là nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông? Câu 24(3đ): Hãy cho biết những điểm cơ bản về tổ chức xã hội và đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta? IV. Đáp Án Câu 1: Thời cổ đại có những quốc gia lớn Trung quốc, Ấn độ, Lưỡng hà, Ai Cập, Hy lạp, Rô ma Câu 2: So sánh sự khác nhau: -Phương đông: các quốc gia cổ đại phương đông được hình thành trên lưu vực các con song lớn từ thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ III( TCN), còn các quốc gia cổ đại phương tây được hình ở trên các bán đảo Ban căng và I ta li a từ thiên niên kỉ I( TCN) -Nền kinh tế chính của các nước phương đông là: Nông nghiệp còn các nước phương Tây là Thủ công nghiệp và thương nghiệp Câu 3: nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông - Vua có quyền hành tuyệt đối: từ việc đặt ra luật pháp đến việc hành pháp.(1,0đ) - Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương do quan lại, quý tộc đứng đầu. Câu 4: - Tổ chức xã hội: + Họ sống thành từng bầy, trong các hang động.(0,5) + Quan hệ xã hội hình thành: quan hệ huyết thống - mẫu hệ.(1.0) - Đời sống tinh thần: + Biết dùng đồ trang sức bằng đá, đất nung.(0,5) + Hình thành quan hệ tôn giáo.(1.0)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2