intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 câu trả lời phỏng vấn bạn nên biết

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

82
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

hầu hết các sinh viên mới tốt nghiệp không có ý tưởng gì về việc tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi những câu hỏi đó. Theo xu hướng chung, họ nghĩ rằng đó là một cuộc cạnh tranh giữa những ứng viên khác nhau và việc trả lời thế nào là tùy thuộc vào từng người, để tạo cảm giác tốt, đánh lừa người phỏng vấn. Thực tế, người sử dụng lao động không có thời gian để chơi trò "mèo vờn chuột" với ứng viên mà họ sẽ cố gắng để đánh giá ứng viên sau 6 câu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 câu trả lời phỏng vấn bạn nên biết

  1. 6 câu trả lời phỏng vấn bạn nên biết hầu hết các sinh viên mới tốt nghiệp không có ý tưởng gì về việc tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi những câu hỏi đó. Theo xu hướng chung, họ nghĩ rằng đó là một cuộc cạnh tranh giữa những ứng viên khác nhau và việc trả lời thế nào là tùy thuộc vào từng người, để tạo cảm giác tốt, đánh lừa người phỏng vấn. Thực tế, người sử dụng lao động không có thời gian để chơi trò "mèo vờn chuột" với ứng viên mà họ sẽ cố gắng để đánh giá ứng viên sau 6 câu hỏi quan trọng: - Bạn có những kỹ năng đảm nhận vị trí mới không? Theo Karsh, điều đầu tiên nhà tuyển dụng cần xem xét là liệu bạn có những kỹ năng cần thiết để làm việc ở vị trí họ tuyển hay không. Họ sẽ thăm dò những gì ứng viên đã làm trong quá khứ để từ đó đánh giá k ỹ năng cứng bạn tích lũy được. Tuy nhiên, người phỏng vấn cũng sẽ tìm kiếm ở bạn những kỹ năng mềm giúp bạn thành công trong công việc và cuộc sống, chẳng hạn như khả năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình. Tổng hợp những kỹ năng mềm và cứng ấy sẽ cho họ cái nhìn khái quát về ứng viên. - Bạn có phải là ứng viên phù hợp? Suy nghĩ đầu tiên của nhà tuyển dụng là bạn có phù hợp với vị trí công việc họ đang cần không. Điều đó có nghĩa là người phỏng vấn đang cố gắng xác định không chỉ các hoạt động của công ty mà còn công việc của bộ phận xem ứng viên có thể bổ sung khả năng cùng với các đồng nghiệp làm nên thành công hay không. - Bạn biết gì về công ty và mục tiêu của công ty?
  2. Nếu mục đích, đường lối của công ty phù hợp với nguyện vọng, mong muốn nghề nghiệp của bạn thì tự nhiên bạn sẽ cảm thấy có thêm động lực làm việc và xác định gắn bó lâu dài với công ty. Vì thế, theo các nhà tuyển dụng, điều họ mong muốn là nhân viên cảm thấy thực sự vui mừng, yêu thích công việc họ đảm nhận và hứng thú với mọi hoạt động của công ty, chứ không phải nhận ứng viên chỉ vì họ phù hợp về kỹ năng, kinh nghiệm. - Làm thế nào để nổi bật giữa hàng loạt đối thủ cạnh tranh? Bạn sẽ được xếp hàng so sánh, đánh giá tương quan giữa hàng loạt ứng viên khác cùng ứng tuyển vào một vị trí. Nhà tuyển dụng sẽ liên tục chú ý đến hiệu quả của bạn với các đối thủ để từ đó có quyết định chính xác. Bởi vậy, bạn phải thực sự làm cho mình nổi bật, loại bỏ đối thủ cạnh tranh để ghi điểm với người phỏng vấn. - Bạn có thực sự thích công việc này? Hầu hết các nhà tuyển dụng đều muốn biết ứng viên có thực sự mong muốn vị trí họ đang tuyển dụng. Bởi hiện nay, nhiều ứng viên tham gia tuyển dụng không phải vì họ quan tâm đến công ty mà vì họ muốn trau dồi kỹ năng khi đi phỏng vấn, thậm chí có người đang ổn định công việc và thấy có chỗ thu nhập cao hơn nên cứ thi tuyển theo kiểu được chăng hay chớ. Vì vậy, bạn phải chứng minh được bạn thực sự muốn công việc đó. Hãy luôn nghiên cứu về công ty bạn ứng tuyển trước khi dự phỏng vấn. Nên biết rõ NTD là ai, những thử thách đang đối mặt và tình hình hiện tại của họ... Với câu hỏi “Tại sao bạn ở đây?” là dịp bạn “phô bày” những kiến thức và thông tin bạn đã nghiên cứu về công ty. Hãy cho họ biết bạn đã nghiên cứu kỹ về họ như thế nào, nêu ra vài lý do tại sao bạn rất muốn làm việc cho họ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2