intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

8 cách để thành 1 huấn luyện viên giỏi

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

280
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giờ đây, khi ngày càng nhiều nhân viên muốn sếp mình có phong cách làm việc như một huấn luyện viên thì một vài biện pháp nho nhỏ dưới đây sẽ rất có ích trong việc giúp cho đội bóng của bạn luôn tỏa sáng. Điểm cốt yếu của sự huấn luyện tài ba phụ thuộc vào 8 lời khuyên căn bản sau: 1. Tất cả phụ thuộc vào các mối quan hệ Bạn không thể huấn luyện nếu bạn không dành thời gian xây dựng một mối quan hệ bền chặt với đội của mình. Vậy thì mỗi ngày...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 8 cách để thành 1 huấn luyện viên giỏi

  1. 8 cách để thành 1 huấn luyện viên giỏi? Giờ đây, khi ngày càng nhiều nhân viên muốn sếp mình có phong cách làm việc như một huấn luyện viên thì một vài biện pháp nho nhỏ dưới đây sẽ rất có ích trong việc giúp cho đội bóng của bạn luôn tỏa sáng. Điểm cốt yếu của sự huấn luyện tài ba phụ thuộc vào 8 lời khuyên căn bản sau: 1. Tất cả phụ thuộc vào các mối quan hệ Bạn không thể huấn luyện nếu bạn không dành thời gian xây dựng một mối quan hệ bền chặt với đội của mình. Vậy thì mỗi ngày hãy dành một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu về các thành viên trong đội - sở thích và
  2. những điều họ ghét trong công việc, điều gì khiến họ thấy nản lòng hay thích thú, những thú vui ngoài công việc, đồng thời để cho họ hiểu rõ về bạn. Bạn sẽ được trả công xứng đáng cho khoảng thời gian dành cho những việc này. 2. Luôn luôn tuân thủ quy tắc 7:1 Phải đưa ra được bảy ý kiến phản hồi rõ ràng đối với mỗi một thông tin phản hồi có tính xây dựng mình nhận được, nếu không bạn sẽ bị xem là phê bình thái quá. Hãy chọn đúng thời điểm mà người ta làm tốt công việc gì đó và cổ vũ họ bằng những lời khen, ngay cả khi họ chỉ đang thực hiện chính những việc mà họ được trả lương để làm. 3. Thể hiện rõ sự mong đợi của mình Khi bạn giao cho ai đó một dự án, hãy thảo luận về thời hạn hoàn thành, kết quả và mức độ thành công của nó như thế nào. Đừng bao giờ hy vọng mọi người có thể đọc được ý nghĩ của mình. 4. Nói thẳng ý kiến của mình khi nhận thấy cung cách cư xử nào có thể được cải thiện
  3. Lưu ý rằng các huấn luyện viên thể thao gạo cội của liên đoàn không bao giờ đợi đến khi kết thúc mùa giải hay thậm chí là kết thúc trận đấu để huấn luyện các cầu thủ. Họ huấn luyện ngay sau từng lối chơi và lượt chơi. Nếu bạn đưa ra các hướng dẫn thường xuyên và hợp lý, thì việc xem xét lại những màn trình diễn tệ hại sẽ chỉ mang tính hình thức, bởi bạn đã thực sự làm công việc phát triển các nhân viên trong suốt cả năm. 5. Huấn luyện mọi người trên sân thi đấu Chỗ làm việc cũng giống như sân thi đấu với những luật lệ, đường biên và chiến lược. Công việc của bạn là phải đảm bảo các cầu thủ ở trong sân đấu chứ không vượt ra ngoài đường biên. Chúng ta hãy cùng đề cập đến một trong những nhân viên bán hàng của bạn - người dành nhiều thời gian để khắc phục các sự cố kĩ thuật cho khách hàng, nhưng lại không hoàn thành chỉ tiêu bán hàng. Bạn có thể nhắc nhở anh ta rằng mặc dù việc giải quyết các vấn đề như vậy là cần thiết, xong mục tiêu cuối cùng ở đây là bán được sản phẩm. Hãy gợi ý một vài kĩ năng để có thể nhận được câu trả lời “có” từ khách hàng - hoặc khuyến khích anh ta liên hệ với một người đồng nghiệp thành thạo hơn để tìm hiểu xem công việc được hoàn tất trơn tru như thế nào. Điểm cốt yếu ở đây là phải “tập trung giúp từng người đạt đến thành công”.
  4. 6. Chú ý đến cả những kĩ năng mềm và kĩ năng cứng Lúc này hay lúc khác, tất cả chúng ta đều tỏ ra ủng hộ hay khép nép khi một người đồng nghiệp rất giỏi về mặt chuyên môn lại tự mang phiền phức đến cho mình một cách không hay. Để trở thành một huấn luyện viên giỏi, bạn phải chỉ ra chỉ rõ ra được điều này. Những nhà quản lý nhiều khi do dự khi chỉ đạo một ai đó quá trơ lỳ, bị động, không có khả năng giải quyết vấn đề, hoặc những chuyện khác nữa, bởi vì họ luôn cảm thấy những chuyện đó không đủ rõ ràng, xác thực để bàn đến. Tuy nhiên. một môi trường làm việc thành công còn phụ thuộc rất nhiều thứ chứ không chỉ đơn giản là một nơi để thực hiện công việc. Vai trò huấn luyện viên của bạn là phải giúp cho mọi người phát triển tất cả các kĩ năng họ cần, chứ không chỉ là kĩ năng chuyên môn. 7. Là một lãnh đạo “đầy tớ” Cựu chuyên gia về quản lý và đạo đức kinh doanh Robert Greenleaf đã đặt ra thuật ngữ “sự lãnh đạo đầy tớ” để mô tả con đường mà lãnh đạo và các huấn luyện viên phải đối xử với những người theo sau mình nhằm biến họ trở thành những trợ thủ đắc lực nhất. Nếu đội của bạn không phụng sự bạn như cách mà bạn mong muốn thì hãy hỏi lại chính bản thân mình: “Tôi đã đối xử với họ tốt đến mức nào?”
  5. 8. Chuẩn bị cho từng một buổi họp chiến thuật Khi bắt đầu công việc huấn luyện, sự bay bổng sẽ không còn ý nghĩa gì. Thay vào đó, hãy nghĩ về những gì bạn sắp nói trước khi nói ra chúng. Nếu muốn phê bình - hãy cố gắng sử dụng thứ ngôn ngữ ở những nơi bạn thấy bế tắc hay những điều bạn có thể tạo nên sự khác biệt. Một lần nữa cần phải nhắc lại rằng, đây không phải chuyện xét đoán một con người mà phải cố gắng đưa họ vào trong sân thi đấu và giúp họ làm việc một cách tốt nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2