intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

9 Lỗi Thường Gặp Của Người Mới Làm Quản Lý

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

176
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

9 Lỗi Thường Gặp Của Người Mới Làm Quản Lý Công việc quản lý có thể làm bạn nản chí một chút ở giai đoạn đầu. Nghiên cứu cho thấy gần 50% những nhà quản lý đã KHÔNG được qua đào tạo trước khi nhận việc. Dưới đây là những lỗi mà một người quản lý mới thường mắc phải. Nghĩ rằng bạn biết mọi thứ. Nếu bạn vừa được thăng chức lên làm Quản lý Sản xuất, bạn có thể cảm thấy là bạn biết hết mọi điều về sản xuất. Cho dù thật sự là vậy, bạn chắc chắn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 9 Lỗi Thường Gặp Của Người Mới Làm Quản Lý

  1. 9 Lỗi Thường Gặp Của Người Mới Làm Quản Lý Công việc quản lý có thể làm bạn nản chí một chút ở giai đoạn đầu. Nghiên cứu cho thấy gần 50% những nhà quản lý đã KHÔNG được qua đào tạo trước khi nhận việc. Dưới đây là những lỗi mà một người quản lý mới thường mắc phải. Nghĩ rằng bạn biết mọi thứ. Nếu bạn vừa được thăng chức lên làm Quản lý Sản xuất, bạn có thể cảm thấy là bạn biết hết mọi điều về sản xuất. Cho dù thật sự là vậy, bạn chắc chắn không biết một trong những điều quan trọng nhất trong công việc mới của bạn, là quản lý con người. Hãy lắng nghe những người xung quanh bạn. Hỏi thăm khi thuận tiện. Giữ thái độ cởi mở. Cho người khác biết ai là chỉ huy.
  2. Hãy tin tôi, mọi người trong nhóm đều biết ai là người quản lý mới. Bạn không cần một buổi rình rang về sự kiện trở thành "sếp". Tuy nhiên, là một người sếp, bạn cần chứng tỏ rằng bạn đang tạo ra sự khác biệt tích cực. Thay đổi mọi thứ. Đừng tái tạo guồng máy tổ chức. Nếu chỉ vì cách mọi việc đang được thực hiện không phải là cách mà bạn sẽ làm, và vì những gì sẵn có chưa chắc là sai. Hãy học sự khác biệt giữa "thay đổi" và "cải tiến". Sợ làm bất cứ điều gì. Có lẽ bạn đã không mong đến sự thăng tiến. Hay có lẽ bạn không chắc bạn có thể làm được việc. Đừng để điều đó khiến bạn không thể làm tròn nhiệm vụ. Cấp lãnh đạo cao hơn đã không giao việc này cho bạn nếu họ không tin rằng bạn có thể hoàn thành tốt. Không dành thời gian để hiểu nhân viên của bạn.
  3. Có thể bạn đã làm việc bên cạnh họ nhiều năm. Điều đó không có nghĩa là bạn hiểu rõ họ. Hãy học cách làm cho họ hăng hái, cách động viên họ, và biết họ lo sợ điều gì. Hãy hiểu rõ từng cá nhân, bởi vì đó là cách duy nhất để bạn có thể quản lý họ hiệu quả. Hãy dành cho họ sự quan tâm và thời gian của bạn. Không lo lắng về những vấn đề hoặc những nhân viên có vấn đề. Không bao lâu đâu để bạn có thể tránh những vấn đề hoặc hy vọng họ sẽ tự tìm ra cách giải quyết. Khi có điều gì nảy sinh thì việc của bạn là đưa ra giải pháp tốt nhất và làm cho nó thực thi. Điều đó không có nghĩa là bạn có thể yêu cầu những thông tin hoặc trợ giúp, nhưng có nghĩa bạn là người phải thấy điều đó cần được quan tâm tới. Không cư xử như trước khi được thăng chức. Là sếp không có nghĩa là bạn không được là người bình thường, không thể cười, hoặc biểu lộ cảm xúc, hoặc đôi lúc mắc một sai lầm nào đó.
  4. Không bảo vệ nhân viên. Nhân viên bạn sẽ phải chịu áp lực từ mọi phía. Các bộ phận khác có lẽ muốn đổ lỗi cho bạn về những sai lầm chung. Sếp bạn có thể muốn trút tất cả công việc không hứng thú cho bộ phận của bạn. Phòng nhân sự có lẽ cho rằng chi phí công việc trong bộ phận của bạn là quá cao. Nhiệm vụ của bạn là phải lên tiếng để bảo đảm nhân viên của bạn được đối xử càng công bằng càng tốt. Họ sẽ tận tụy với bạn. Trốn tránh trách nhiệm. Thích hay không, là quản lý, bạn có trách nhiệm về mọi việc đúng sai diễn ra trong nhóm, cả khi bạn làm điều đó, hoặc biết hoặc không biết về nó. Mọi điều mọi người trong nhóm làm hoặc không làm đều quy về bạn. Bạn phải truyền đạt để không ai bị bỡ ngỡ, và được chuẩn bị để cùng gánh vác trách nhiệm. Trách nhiệm thì luôn đi đôi với quyền lực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0