ADN – ARN- Protein - NST
lượt xem 24
download
Tài liệu ADN – ARN- Protein - NST giới thiệu đến các bạn một số bài tập tự luận Sinh học liên quan đến ADN – ARN- Protein - NST. Hi vọng tài liệu sẽ bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập, củng cố nâng cao kiến thức môn Sinh học của mình. Để nắm vững nội dung mơi các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ADN – ARN- Protein - NST
- ADN – ARN PROTEINNST Bài 1. Một gen có chiều dài 5100 Ăngstron. Hiệu số phần trăm giữa adenin với một loại nucleotit khác bằng 10% số nucleotit của gen. Trên phân tử mARN được tổng hợp từ gen đó có 10% uraxin. một mạch đơn của gen có 16% xitozin, số timin bằng 150 nucleotit. a. Tỉ lệ phần trăm và số lượng từng loại nucleotit của gen. b. Tỉ lệ phần trăm và số lượng từng loại ribonucleotit của một phân tử mARN bằng bao nhiêu? c. Nếu gen đó sao mã 6 lần và trên mỗi phân tử mARN có 10 riboxom trượt qua không lặp lại thì số lượng axit amin mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tổng hợp protein là bao nhiêu? d. Nếu thời gian giải mã một axit amin la 0,1 giây, thời gian tiếp xúc của một phân tử mARN với các riboxom là 58,1 giây, khoảng cách giữa các riboxom kế tiếp khoảng bao nhiêu Ăngstron? Bài 2: Một gen dài 5100 Ắngtron. Khi gen tự sao liên tiếp hai đợt, môi trường nội bào đã cung cấp 2700 ađênin. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen đó có 600 adenin và 240 guanin. vận tốc giải mã là 10 axit amin/ giây. Tính từ lúc ribôxôm thứ nhất trượt qua phân tử mARN cho đến khi hết phân tử mARN đó là 55,6 giây. a. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit ởtrong toàn bộ các gen được hình thành sau hai đợt tự sao liên tiếp b. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit ở mỗi mạch đơn của gen c. Tính khoảng cách theo Ắngtron giữa ribôxôm thứ nhất với ribôxôm cuối cùng khi chúng dang tham gia giải mã trên một phân tử mARN Bài 3: Mạch thứ nhất của gen có tỉ lệ các nuclêôtit là 10% adenine, 20% timin và 25% xitozin. Phân tử mARN được sao từ gen đó có 20% urãin. a. Tính tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen và từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN b. Nếu gen đó dài 0,306 micromet thì nó chứa boa nhiêu liên kết hidro? c. Một phân tử mARN sinh ra từ gen có chiều dài nói trên và có một số riboxom cùng hoạt động trong quá trình giải mã, thời gian riboxom thứ nhất trượt qua hết phân tử là 30 giây và thời gian tính từ lúc bắt đầu có sự giải mã đến khi riboxom cuối cùng trượt qua hết phân tử mARN đó là 35,4 giây. Hỏi có bao nhiêu riboxom tham gia vào quá trình giải mã? Biết rang các riboxom cách đều nhau một khoảng bằng 61,2Ǻ. Bài 4: Mạch thứ nhất của gen có 240 timin, hiệu số giữa guanin với adenine bằng 10% số nucleotit của mạch. Ở mạch thứ hai, hiệu số giữa xitozin và adenin bằng 20% số nucleotit của mạch. Khi gen đó tổng hợp phân tử mARN thì mội trường nội bào đã cung cấp 360 uraxin. a.Tỉ lệ phần trăm và số lượng từng loại nucleotit của gen và của tưng mạch là bao nhiêu? b. Hãy tính chiều dài của phân tử mARN, tỉ lệ phần trăm và số lương mỗi loại ribonucleotit của nó. c. Trên mỗi phân tử mARN có 8 riboxom cùng giaỉ mã, tính từ lúc riboxom bắt đầu trượt trên phân tử mARN thì thời gian để riboxom thứ nhất trượt qua hết phân tử là 20 giây, còn riboxom cuối cùng thì phải cần đén 26,3 giây mới hoàn tất việc giải mã. khoảng cách đều giữa các riboxom là bao nhiêu Ắngtron? Biết rang các riboxom trượt với vận tốc bằng nhau Bài 5: Trên một phân tử mARN có một số riboxom trượt qua với khoảng cách đều bằng nhau. Riboxom thứ nhất trượt qua hết phân tử mARN đó hết 50 giây. Tính từ lúc riboxom thứ nhất trượt qua và tiếp xúc với phân tử mARN đó thì riboxom cuối cùng phải mất 57,2 giây mới hoàn thành việc đi qua phân tử mARN . Biết rang phân tử prôtêin thứ hai được tổng hợp chậm hơn phân tử prôtêin thứ nhất 0,9 giây. Gen điều khiển việc tổng hợp các phân tử prôtêin nói trên có mạch 1 chứa 10% adenin và 30% guanine, mạch 2 chứa 15% adenine. Quá trình sao mã của gen đã đòi hỏi mội trường nội bào cung cấp 150 uraxin và 225 adenin để góp phần tổng hợp một phân tử mARN a.Tính chiều dài của gen b. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của một phân tử mARN c. Số riboxom đã tham gia vào qua trình giải mã trên một phân tử mARN đó là bao nhiêu? Biết rằng mỗi riboxom chỉ trượt qua một lần d. khoảng cách giữa 2 riboxom kế tiếp và khoảng cách giữa riboxom thứ nhất với riboxom cuối cùng tính theo Ắngtron là bao nhiêu? GV: Lê Thị Cẩm Bình THPT Nguyễn Du 1
- e. Toàn bộ quá trình giải mã nới trên đã cần bao nhiêu axit amin của mội trường nội bào và trong tất cả các prôtêin hoàn chỉnh chứa bao nhiêu axit amin? Bài 6: Một phân tử Protein nhân chuẩn khi tổng hợp phải huy động 499 tARN . các codon của tARN có 498U , 3 loại ribonucleotit còn lại có số lượng bằng nhau . biết mã kết thúc trên mARN là UAG và mỗi tARN chỉ trượt qua một lần a. Xác định chiều dài của gen cấu trúc . biết kích thước các đoạn intron băng 25% kich thước các đoạn exon. b. Tính số lượng từng loại nu trên gen cấu trúc . Biết trong các đoạn intron trên mARN tỉ lệ các loại ribonu là A:U:G:X = 2:1:1:1 c. Khi gen trên tái bản 3 lần , mỗi gen con phiên mã 2 lần .Tinh số lượng nu mỗi loại nu từng loại cung cấp để tái bản và số lượng ribonu mỗi loại cần cung cấp để phiên mã?Không tính đến các đoạn ARN mồi. Bài 7/ 1) Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chứa N14 ( lần thứ 1). Sau một thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15 ( lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 ( lần thứ 3) để chúng nhân đôi 1 lần nữa. a. Hãy tính số phân tử ADN chỉ chứa N14 ; chỉ chứa N15 và chứa cả N14 và N15 ở lần thứ 3. b. Thí nghiệm này chứng minh điều gì? 2) Phân biệt gen cấu trúc và gen điều hoà? 3) Trong tự nhiên dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao? 4) Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản trong nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực. Bài 8 1. Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể chứa hai cặp gen dị hợp được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường; cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. a. Các loại giao tử có thể có từ quá trình giảm phân của tế bào trên? b. Số lượng từng loại nucleotit của hợp tử do thụ tinh giữa các giao tử của tế bào sinh tinh nói trên với tế bào trứng bình thường của cơ thể aabb? c. Nêu cơ chế phát sinh đột biến thể lệch bội? Biết cặp alen Aa dài 510 nanomet, alen A có 3600 liên kết hidro, alen a có tổng tỉ lệ Adenin và loại nucleotit khác chiếm 40%. Cặp alen Bb mỗi alen đều dài 306 nanomet, alen B có Timin bằng 20%, alen b có tỉ lệ các loại nucleotit đều bằng nhau. 2. Xét một cặp alen AA nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường, mỗi alen dài 408 nanomet, tỉ lệ A : G = 3 : 1. Đột biến làm alen A thành alen a, tạo nên cặp dị hợp Aa. Alen a có tỉ lệ G A 33,48% nhưng chiều dài không đổi. a. Đột biến trên ảnh hưởng cấu trúc gen như thế nào? b.Nếu đột biến làm thay đổi codon thứ 5 thì chuỗi polipeptit trong phân tử protein bị ảnh hưởng như thế nào? Bài 9 :Một gen cấu trúc trong quá trình dịch mã đã được môi trường cung cấp 299 axit amin, gen này có nuclêôtit loại A = 4/5 G. a/. Khi gen này tự sao 4 đợt liên tiếp thì số lượng nuclêôtit từng loại là bao nhiêu? b/. Tính số lần phiên mã ở mỗi gen con biết rằng môi trường nội bào đã cung cấp 43200 ribônuclêôtit tự do. A c/. Một đột biến xảy ra đã làm cho gen có tỉ lệ G = 79,28 %, nhưng không làm số nuclêôtit của gen thay đổi. Hỏi cấu trúc gen đã thay đổi ra sao và đột biến trên thuộc dạng nào? Bài 10: Nuôi cấy trong ống nghiệm 50 tế bào xôma của một loài. Khi các tế bào này trải qua một số đợt nguyên phân liên tiếp bằng nhau thì tạo ra được tất cả là 6400 tế bào con. a. Tìm số đợt nguyên phân của mỗi tế bào xôma nói trên. GV: Lê Thị Cẩm Bình THPT Nguyễn Du 2
- b. Nếu trong lần nguyên phân cuối cùng, người ta đếm được trong tất cả tế bào 499200 crômatit thì bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là bao nhiêu? c. Quá trình nguyên phân nói trên đã được cung cấp nguyên liệu tương đương bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn? Trong các tế bào con thu được có tất cả bao nhiêu nhiễm sắc thể mà mỗi nhiễm sắc thể đó đều cấu thành hoàn toàn bằng nguyên liệu mới. Bài 11: Một gà mái đẻ được một số trứng, nhưng khi ấp chỉ có 12 trứng nở thành gà con. Các hợp tử nở thành gà con có 936 nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. Số trứng còn lại không nở thành gà con. số tinh trùng được sinh ra phuc vụ cho gà giao phối có 624000 nhiễm sắc thể đơn. Giả thiết số tinh trùng được trực tiếp thụ tinh với các trứng nói tren chiếm tỉ lệ 1/1000 so với tổng số tinh trùng được hình thành. Mỗi tinh trùng thụ tinh với 1 trứng a) Số trứng được thụ tinh b) Trứng gà không nở thành gà con có bộ nhiễm sắc thể như thế nào? c) Số gà trống và gà mái trong đàn gà con nói trên có tuân theo tỉ lệ 1: 1 không? Bài 12: Một gà mái đẻ được một số trứng, nhưng khi ấp chỉ có 12 trứng nở thành gà con. Các hợp tử nở thành gà con có 936 nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. Số trứng còn lại không nở thành gà con. số tinh trùng được sinh ra phuc vụ cho gà giao phối có 624000 nhiễm sắc thể đơn. Giả thiết số tinh trùng được trực tiếp thụ tinh với các trứng nói tren chiếm tỉ lệ 1/1000 so với tổng số tinh trùng được hình thành. Mỗi tinh trùng thụ tinh với 1 trứng a) Số trứng được thụ tinh b) Trứng gà không nở thành gà con có bộ nhiễm sắc thể như thế nào? c) Số gà trống và gà mái trong đàn gà con nói trên có tuân theo tỉ lệ 1: 1 không? Bài 13 : Ở sinh vật nhân sơ, một gen có chiều dài là 0,408 micromet. Trên mạch thứ nhất của gen có A: T: G: X lần lượt là 1: 2: 3: 4. a. Tìm số Nu mỗi loại ở mỗi mạch của gen. b. Gen thứ hai dài bằng gen nói trên, mạch 2 của gen này có A = 2T = 3G = 4X. Hãy tính số nucleotit mỗi loại trên mỗi mạch của gen. c. So sánh số liên kết hyđro của 2 gen trên. d. Giả sử gen thứ ba có 3600 liên kết hyđro, có số A chiếm 30% tổng nucleotit của gen. Tính chiều dài của gen này sinh dục sơ khai cái chưa bước vào vùng chín? Bài tập đột biến cấu trúc NST I. Cho biết cấu trúc của nhiễm sắc thể trước và sau đột biến xác định lại dạng đột biến . Cách giải : Xác định cấu trúc NST trước khi xảy ra đột biến và sau đột biến Nắm vững đặc điểm của các dạng đột biến cấu trúc để xác định dạng đột biến Chú ý : Đặc điểm của các dạng đôt biến : Mất đoạn làm giảm kích thức và số lượng gen trên NST Lặp đoạn làm tăng kích thước và số lượng gen trên NST làm cho các gen trên NST xa nhau hơn nhưng không làm thay đổi nhóm liên kết Đảo đoạn làm kích thước nhiễm sắc thể không đổi , nhóm liên kết gen không đổi nhưng làm thay đổi trật tự các gen trong nhiễm sắc thể Chuyển đoạn trên 1 nhiễm sắc thể làm kích thước nhiễm sắc thể không đối , nhóm liên kết gen không đổi nhưng vị trí các gen thay đổi Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ làm thay đổi tất cả gồm: vị trí gen , kích thước , nhóm liên kết gen . Bài tập minh họa : Bài 1 : Một NST có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM đã bị đột biến. NST đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM . Dạng đột biến này: A.thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể GV: Lê Thị Cẩm Bình THPT Nguyễn Du 3
- B.thường gây chết cho cơ thể mang NST đột biến C.thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài D. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng Bài 2 : Sơ đồ sau đây minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc NST nào? (1): ABCD*EFGH →ABGFE*DCH (2) : ABCD*EFGH → AD*EFGBCH A.(1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể B.(1) và (2) đều đảo đoạn chứa tâm động C.(1) chuyển đoạn không chứa tâm động (2) chuyển đoạn trong một NST D. (1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) đảo đoạn không chứa tâm động Bài 3 : Ở một loài động vật người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên NST số III như sau: 1. ABCDEFGHI 2. HEFBAGCDI 3. ABFEDCGHI 4. ABFEHGCDI Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại đều được phát sinh do 1 đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng sự phát sinh các nòi trên là: A. 1 → 3 → 2 → 4 B. 1 → 3 → 4 → 2 C. 1 → 4 → 2 → 3 D. 1 → 2 → 4 → 3 Bài 4 : Ở 4 dòng ruồi giấm có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số 2 là: Dòng 1: A B F . E H G I D C K. Dòng 2: A B F . E D C G HI K. Dòng 3: A B C D E . F G H I K. Dòng 4: A B F . E H G C D I K. Giả thiết dòng 1 là dòng gốc và mỗi lần đột biến xảy ra chỉ có một dạng, ở một vị trí thì các dòng mới đã tạo được ra theo trình tự nào sau đây là đúng? A. Dòng 1 → Dòng 3 → Dòng 4 → Dòng 2. B. Dòng 1 → Dòng 2 → Dòng 4 →Dòng 3. C. Dòng 1 → Dòng 4 → Dòng 3 → Dòng 2. D. Dòng 1 → Dòng 4 → Dòng 2 → Dòng 3. II. Dạng xác định tỉ lệ giao tử đột biến cấu trúc . Chú ý : Khi NST chưa nhân đôi nếu cặp NST tương đồng nếu có 1 chiếc bị đột biến cấu trúc thì Tỉ lệ sinh giao tử đột biến ở cặp NST này là ½ Tỉ lệ sinh giao tử không đột biến ở cặp NST này là 1/2 Ví dụ : A là NST không bị đột biến , a là NST bị đột biến Ta có A a AA ; aa A; A ; a; a Sau khi NST đã nhân đôi nếu 1 cromatit trong cặp tương đồng bị đột biến cấu trúc thì Tỉ lệ sinh ra giao tử đột biến ở cặp NST này là 1/4 Tỉ lệ sinh ra giao tử không đột biến là 3/4 Ví dụ A là NST không bị đột biến, a là NST bị đột biến ta có Cách giải: Xác định số cặp nhiễm sắc thể bị đột biến trong tế bào Xác định giai đoạn đột biến nhiễm sắc thể Xác định yêu cầu của đề bài Bài tập : GV: Lê Thị Cẩm Bình THPT Nguyễn Du 4
- Bài 1 : Cà độc dược có 2n = 24 . Có một thể đột biến trong đó cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn , một chiếc NST số 3 bị đảo 1 đoạn khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử không mang NST đột biến có tỉ lệ ? Bài 2 : Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24 Một thể đột biến bị mất 1 đoạn NST số 1 , đảo đoạn ở NST số 2 . Nếu giảm phân bình thường thì sẽ có bao nhiêu giao tử mang đột biến ? Bài tập 3: Ở ruồi giấm 2n = 8 có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có một chiếc bị mất đoạn , một chiếc của NSt số 3 bị đảo 1 đoạn , ở NST số 4 bị lặp đoạn . Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử mang 2 NST bị đột biến chiếm tỷ lệ ? Bài 4 : Một thể đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa cặp NST số 1 và số 3 , cặp NST số 5 bị mất một đoạn các cặp NST khác bình thường Trong cơ quan sinh sản thấy 1200 tế bào bước vào vùng chín thực hiện giảm phân tạo tinh trùng . Số giao tử mang bộ NST đột biến là GV: Lê Thị Cẩm Bình THPT Nguyễn Du 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH TỰ NHÂN ĐÔI CỦA ADN
8 p | 1030 | 334
-
ÔN TẬP: CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
8 p | 797 | 157
-
Lý thuyết sinh học chuyên đề axit nuclêic, prôtêin và nhiễm sắc thể
8 p | 490 | 143
-
Gen, ARN và quá trình phiên mã
13 p | 381 | 75
-
GEN- MÃ DI TRUYỀN-VÀ QUÁ TRÌNH TỰ NHÂN ĐÔI ADN
105 p | 264 | 68
-
Bài tập: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH TỰ NHÂN ĐÔI CỦA ADN.
6 p | 451 | 64
-
ADN - ARN - Protein
5 p | 437 | 54
-
Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
10 p | 350 | 52
-
Chuyên đề LTĐH môn Sinh học: Cấu trúc và chức năng của ARN, protein
4 p | 241 | 49
-
Các công thức tổng quát giải bài tập di truyền phân tử
5 p | 564 | 48
-
PHAN 6: TIEN HOA-CHUONG II: SƯ PHAT SINH VA PHAT TRIEN CUA SU SONG TREN TRAI DAT
12 p | 255 | 34
-
Một số Bài Tập Trắc Nghiệm: Cơ Sở Vật Chất và Cơ Chế Di Truyền
5 p | 175 | 24
-
ARN phiên mã & dịch mã
7 p | 79 | 7
-
Di truyền của vi sinh vật: 70
3 p | 91 | 7
-
Công Nghệ Protein, Axit amin và Axit hữu cơ - Ts.Trương Thị Minh Hạnh phần 4
6 p | 84 | 7
-
Giáo án môn Sinh học lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 5
15 p | 79 | 6
-
Giải bài tập Mối quan hệ giữa gen và ARN SGK Sinh học 9
5 p | 150 | 4
-
Bài giảng môn Sinh học lớp 9 - Chủ đề 3: ADN và gen
44 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn