Âm nhạc và nhạc lý
lượt xem 379
download
Âm nhạc là một môn nghệ thuật phối hợp âm thanh theo những quy luật nhất định .Âm nhạc bắt nguồn từ những âm thanh trong cuộc sống .Thế nhưng không phải âm thanh nào cũng là âm nhạc .Mà chỉ những âm thanh có tính nhạc .Chúng phải có đủ 4 tính chất cơ bản sau :
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Âm nhạc và nhạc lý
- Âm nhạc và nhạc lý Âm nhạc là một môn nghệ thuật phối hợp âm thanh theo những quy luật nhất định .Âm nhạc bắt nguồn từ những âm thanh trong cuộc sống .Thế nhưng không phải âm thanh nào cũng là âm nhạc .Mà chỉ những âm thanh có tính nhạc .Chúng phải có đủ 4 tính chất cơ bản sau : 1/ CAO ĐỘ(Hauter): Mức độ trầm bổng của âm thanh 2/ TRƯỜNG ĐỘ(Durée):Mức độ ngắn dài ,nhặt khoan của âm thanh 3/ CƯỜNG ĐỘ( Intensité):Mức độ mạnh nhẹ của âm thanh 4/ÂM SẮC(Timbre):Mặc dù âm thanh có giống nhau về cao độ ,về trường độ,về cường độ ,nhưng vẫn có những tính chất riêng biệt .Tính chất riêng của âm thanh được gọi là âm sắc . Từ những âm thanh có tính nhạc đó ,lâu dần con người biết phối hợp việc lên xuống trầm bổng để tạo âm vực rộng và phong phú .Và cũng từ đó mà âm nhạc được hình thành và phát triển . TÊN NỐT NHẠC KÝ HIỆU ÂM THANH BẰNG TÊN NỐT NHẠC Để ghi lại cao độ của âm thanh ,người ta dùng tên gọi của các nốt nhạc .Vào đầu thế kỷ 11 (khoảng năm 1025),một tu sĩ tên Guido d''Arezzo đã dùng các chữ đầu của một đoạn thánh ca kinh thánh Jean Baptiste bằng tiếng Latinh để đặt tên cho các dấu ghi nốt nhạc ,đó là : Ut - Re - Mi - Fa - Sol - La Ban đầu chưa có nốt Si ,nhưng vào khoảng năm 1659 người ta ghép mẫu tự đầu của hai chữ Sancte Ioannes để thành nốt Si Từ Ut khó xướng âm nên cũng vào nam ấy người ta dùng hai mẫu tự đầu của từ Dominus để thay nốt Ut thành nốt Do Cách ghi tên nốt nhạc theo tiếng Pháp : DO - RÉ - MI - FA - SOL - LA - SI Cách ghi tên nốt nhạc theo tiếng Anh : DO - RE - MI - FA - SOL -LA - SI KÝ HIỆU ÂM THANH BẰNG HỆ THỐNG CHỮ CÁI Ngoài cách ghi ký hiệu âm thanh bằng tên nốt nhạc ,còn có cách ghi ký hiệu âm thanh bằng hệ thống chữ cái .Từ thời trung cổ đến nay ,người ta đã đưa cách ghi ký hiệu âm thanh bằng hệ thống chữ cái Latinh vào việc xác định giọng ,ghi ký hiệu hòa âm .. Chữ cái bắt đầu từ ký tự A ,nốt nhạc tương ứng bắt đầu bằng nốt La ABCDEFGH La Sib Do Re Mi Fa Sol Si Nốt Sib la nốt Si giáng Sau này ,âm Si ở chữ cái H dần thay thế cho âm bậc Si giáng với ký hiệu la chữ B .Nên ký hiệu âm thanh theo chữ cái được ghi như sau : ABCDEFG La Si Do Re Mi Fa Sol Ký hiệu âm thanh qua hệ thống chữ cái và tên nốt nhạc CDEFGAB
- DO RE MI FA SOL LA SI KHUÔNG NHẠC(Portée) Để xác định mức độ cao thấp của âm thanh ,người ta ghi nốt nhạc trên khuông nhạc . Khuông nhạc được tạo ra từ 5 dòng kẻ nhạc song song và 4 khe nhạc .Thứ tự của dòng kẻ nhạc và khe nhạc được đếm từ dưới lên ,tương ứng với chiều ghi âm thanh từ trầm đến cao .Các nốt nhạc ghi ở dòng nhạc hoặc khe nhạc phái dưới có âm thanh trầm hơn các nốt ghi ở khe nhạc hoặc dòng nhạc phía trên . Ngoài ra ,do cao độ của nốt nhạc có thể cao hoặc thấp hơn các nốt trên dòng kẻ chính của khuông nhạc ,người ta tạo ra thêm những dòng kẻ nhạc phụ và khe nhạc phụ . KHOÁ NHẠC (Clé) Để chỉ định tên của nốt trên khuông nhạc ,người ta dùng dấu khoá nhạc .Dấu khoá nhạc được ghi ở đầu khuông nhạc để xác định cao độ của các nốt nhạc trên dòng kẻ nhạc hoăc trên khe nhạc .Khoá nhạc đượ sử dụng phổ biến nhất la khoá Sol KHOÁ SOL : Trên khoá Sol ,nốt Sol bắt đầu từ dòng nhạc thứ hai .Từ đó tính lên hoặc tính xuống để có các nốt kế tiếp . SỰ BIẾN THỂ CỦA KHOÁ SOL :Trong hệ thống ghi âm thanh theo ký tự ,nốt Sol được ghi bằng chữ G .Vì thế ban đầu ,chữ G nằm trên dòng kẻ thứ hai để biểu thị cho khoá Sol .Nốt nằm trên dòng kẻ nhạc thứ hai là nốt Sol .Sau này ,cách ghi chữ G biến đổi dần dần để thành khoá Sol hiện nay . HÌNH DẠNG NỐT NHẠC(Figures des notes) Để ghi nốt nhạc lên khuông nhạc ,người ta không dùng ký hiệu âm thanh theo hệ thống chữ cái mà dùng ký hiệu âm thanh theo tên nốt nhạc .Nốt dùng để ghi ký hiệu âm thanh được gọi là âm hiệu . Âm hiệu có những hình thức khác nhau để ấn định thời gian ngân dài (trường độ ) của nốt nhạc . Ngoại trừ nốt tròn ,các nốt còn lại đều có vạch xổ đứng gọi là đuôi nốt . Các loại nốt dùng để ghi độ ngân dài của các nhạc âm thường sử dụng trong những ca khúc thông thường là: nốt tròn ,nốt trắng ,nốt đen ,nốt móc đơn ,nốt móc kép Hình nốt trên khuông nhạc có hai phần :đầu nốt và đuôi nốt Đầu nốt có hình bầu dục ,ở nốt tròn hình bầu dục nằm ngang ,ở các nốt còn lại hình bầu dục hơi nghiêng về bên phải .Đầu nốt có thể là màu đen hoặc chỉ có viền đen (nốt tròn và nốt trắng ) Đuôi nốt :nốt tròn không có đuôi nốt ,nốt trắng và nốt đen có đuôi nốt hình vạch thẳng đứng ,nốt móc đơn có đuôi nối với một cái móc và nốt móc kép cũng giống như vậy ngưng có hai cái móc liền nhau . Các nốt từ dòng kẻ thứ ba trở lên (từ nốt Si ) có đuôi nốt quay xuống .Các nốt từ khe thứ hai trở xuống (từ nốt La ) có đuôi nốt quay lên . Trong các bản nhạc khi hai hay nhiều nốt móc đơn và móc đôi đứng kề nhau trong cùng một phách sẽ được nối với nhau ĐỘ NGÂN DÀI CỦA CÁC NỐT NHẠC(Durée des notes) Quan hệ độ ngân dài giữ các nốt như sau : 1nốt tròn = 2 nốt trắng 1nốt trắng =2 nốt đen 1 nốt đen =2 nốt móc đơn 1nốt móc đơn = 2 nốt móc kép
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ca trù - nhạc dân gian Hà Nội
3 p | 486 | 86
-
Phim ca nhạc (Musical and Dance / Musical)
10 p | 155 | 53
-
Khái niệm nhạc cụ ảo và plugin xử lý âm thanh
9 p | 327 | 44
-
Nghệ thuật ẩm thực và triết lý ở đời
3 p | 204 | 38
-
Giáo án lớp 7 môn Âm Nhạc: HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN:Mùa xuân tình bạn
7 p | 511 | 26
-
BẢN LĨNH BIỂU DIỄN NHẠC CỤ CỔ ĐIỂN PHƯƠNG TÂY
8 p | 187 | 22
-
Bài giảng Nhạc lý phổ thông - GV. Huỳnh Huy Hoàng
10 p | 116 | 22
-
Thanh nhạc lý thuyết và thực hành - Bài 6: Các yếu tố ngữ âm trong âm tiết tiếng Việt
8 p | 83 | 12
-
Vai trò của hoạt động âm nhạc và mỹ thuật trong xây dựng nhân cách trẻ thơ
5 p | 296 | 12
-
Giáo án lớp 7 môn Âm Nhạc: - Ôn tập bài hát:Lí cây đa
7 p | 174 | 10
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Lý thuyết Âm nhạc cơ bản năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 45 | 7
-
Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm tin học âm nhạc trong giảng dạy trực tuyến môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản và môn Kí xướng âm
9 p | 86 | 5
-
Năng lực âm nhạc của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp
6 p | 62 | 4
-
Sử dụng một số làn điệu dân ca Chăm H’Roi, Êđê Phú Yên trong giảng dạy cho sinh viên âm nhạc trường Đại học Phú Yên
7 p | 65 | 4
-
Kỹ thuật sáng tác Dodécaphone trong một số tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX
5 p | 47 | 3
-
Vai trò, ý nghĩa của nghệ thuật hợp xướng trong âm nhạc và cuộc sống
7 p | 6 | 1
-
Thị hiếu thẩm mỹ cũng như vai trò của giáo dục thẩm mỹ âm nhạc - một số vấn đề lý luận
4 p | 6 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn