Những người hay bị nổi mụn, ngứa, lở miệng, đau răng, sỏi niệu... có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng cách dùng khế thường xuyên.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Ăn khế để giảm mụn
- Ăn khế để giảm mụn
Những người hay bị nổi mụn, ngứa, lở miệng, đau răng, sỏi niệu... có thể cải thiện
tình trạng bệnh bằng cách dùng khế thường xuyên.
Theo Đông y quả khế vị chua ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, hòa
trung, chỉ khát, hạ khí, lợi niệu.
Sưng khớp gây đau nhức: Lấy 2-3 quả khế, rửa sạch rồi xay hoặc giã nhuyễn để lấy nước.
Thêm nước sôi để nguội vào nước khế, chia uống ngày 2 lần.
Làm nhuận tràng, giải nhiệt, tốt cho người hay bị ngứa, nổi mụn trên da: Ăn khế vào buổi
sáng và tối, mỗi lần một quả. Hoặc lấy 500 gr khế tươi giã nát, hoặc xay rồi nấu lên. Lấy
nước này rửa chỗ ngứa rất hiệu nghiệm.
- Sỏi niệu làm đi tiểu khó, đau rát: Lấy 3-5 quả khế rửa sạch, giã nát, quấy đều với nước
sôi để nguội rồi uống dần.
Tức ngực, chướng bụng, tiêu hóa kém: Lấy khế đem ngâm vào giấm. Lấy nửa quả nhai
nhuyễn rồi nuốt từ từ.
Ho do phong nhiệt, lở miệng, đau răng: Lấy 1 - 2 quả khế rửa sạch, nhai nát rồi nuốt.
Ngày ăn 2 - 3 lần.
Lưu ý: Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng quá nhiều khế.
- Món ăn, bài thuốc từ rau cải hoang
0
Theo Đông y, rau cải hoang có vị cay, tính ấm, đi vào kinh phế, can có tác dụng
giảm ho, long đờm, hoạt huyết, tiêu ứ...
Dưới
đây là
một số
món ăn,
bài
thuốc từ
rau cải
hoang:
Bài 1:
Cải
hoang
20 - 30g
nấu
canh ăn
hoặc
hãm trà
uống 5 - Cải hoang hay còn gọi là cải cột xôi.
7 ngày,
bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải thử, bù tân dịch. Thích dụng cho
- những người cảm sốt, háo khát, mất nhiều mồ hôi... Có thể cho thêm lá sen non để nâng
cao hiệu quả.
Bài 2: Cải hoang, sài đất, tất cả đồng lượng 20 - 30g đem xào hoặc nấu canh ăn 5 - 10
ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm tán kết. Thích dụng trị các chứng rôm
sảy, lở ngứa, viêm họng cấp và mạn tính, ho, viêm phổi, mụn nhọt...
Bài 3: Cải hoang, lá sen non, mã đề, tất cả đồng lượng 15 - 20g đem nấu canh ăn hoặc
sắc uống hằng ngày, có tác dụng thanh can, giáng hoả, lợi niệu, tiêu phù, phá báng tích.
Thích dụng cho các trường hợp gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hoá gan, xơ gan cổ
trướng, viêm nhiễm đường tiết niệu...
Bài 4: Cải hoang 20 - 30g, hoàng kỳ 15 - 20g, chân giò lợn 20 - 30g. Hoàng kỳ sắc kiệt
lọc lấy nước bỏ bã, sau đó cho chân giò vào ninh nhừ, tiếp đó cho rau cải hoang vào nấu
canh ăn 2 - 3 bữa trên tuần. Bài thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể, thích dụng cho các
trường hợp suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy, thiếu máu, sau phẫu thuật, phụ nữ mới
sinh nở, thời kỳ kinh nguyệt...
Bài 5: Cải hoang 20g, củ cải 10g, mã đề 20g, tất cả đem xào hoặc nấu canh ăn 5 - 7 ngày,
có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp tiêu phù. Thích dụng trong các trường hợp viêm gan thể
ứ nước, suy tim, tràn dịch màng phổi, viêm thận cấp và mạn tính, tiểu ít, tiểu khó, tiểu
rắt...
Bài 6: Cải hoang 5 - 10g, hoa bưởi 3 - 5g đem hãm trà uống hằng ngày có tác dụng ích
khí, cường vị, tiêu thực. Thích dụng trong các trường hợp ăn uống khó tiêu, đầy bụng
sinh hơi, viêm loét dạ dày, nôn nấc, ngáp vặt...
Rau cải hoang hay còn gọi là cải cột xôi, cải ma lùn là một
loài rau mọc hoang ở hầu hết các vùng trên đất nước ta, tập
trung chủ yếu ở các nương rẫy, bãi đất hoang hoá, bờ ruộng,
- nơi ẩm ướt và khe tường.