intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Anh chị hãy chứng minh nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ Nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa, bóng dáng của chị gợi lên sự một sự ấm áp mang đến một làn gió tươi mát cho cuộc sống bên bờ cái chết

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

78
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vợ nhặt là tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Kim Lân. Nội dung truyện kể về anh Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò thuê. Giữa trận đói kinh hoàng nuôi thân còn khó, thế mà bất ngờ, anh dám đèo bòng thêm cô vợ nhặt. Kim Lân đã sáng tạo ra tình huống nhặt vợ rất độc đáo, đồng thời vận dụng ngôn ngữ bình dân tự nhiên, mộc mạc để khắc họa tính cách của từng nhân vật. Từ bà cụ Tứ đến anh Tràng và người vợ nhặt, nhân vật nào cũng sinh động và chân thực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Anh chị hãy chứng minh nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ Nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa, bóng dáng của chị gợi lên sự một sự ấm áp mang đến một làn gió tươi mát cho cuộc sống bên bờ cái chết

Đề bài: Anh chị hãy chứng minh nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ Nhặt  <br /> vô danh nhưng không vô nghĩa, bóng dáng của chị  gợi lên sự  một sự   ấm áp mang  <br /> đến một làn gió tươi mát cho cuộc sống bên bờ cái chết<br /> <br /> Bài làm<br /> <br /> Vợ  nhặt là tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu nhất trong sự  nghiệp sáng tác của nhà văn Kim  <br /> Lân. Nội dung truyện kể về anh Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò thuê. Giữa trận <br /> đói kinh hoàng nuôi thân còn khó, thế  mà bất ngờ, anh dám đèo bòng thêm cô vợ  nhặt. <br /> Kim Lân đã sáng tạo ra tình huống nhặt vợ  rất độc đáo, đồng thời vận dụng ngôn ngữ <br /> bình dân tự nhiên, mộc mạc để  khắc họa tính cách của từng nhân vật. Từ  bà cụ Tứ  đến <br /> anh Tràng và người vợ nhặt, nhân vật nào cũng sinh động và chân thực.<br /> <br /> Ngay cái tên truyện là Vợ nhặt cũng gợi cho người đọc nhiều liên tưởng thú vị. Nhân vật  <br /> vợ  nhặt được tác giả  miêu tả  rất tinh tế, phù hợp với diễn biến tâm trạng  ở  từng tình <br /> huống khác nhau. Chị đã đem lại niềm vui ấm áp và hạnh phúc gia đình cho mẹ con Tràng  <br /> trong cảnh ngộ mấp mé giữa sự sống và cái chết. Vì thế nhân vật này chứa đựng ý nghĩa <br /> nhân văn sâu sắc, góp phần hoàn thiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.<br /> <br /> Thường thường, các nhân vật trong tác phẩm dù là chính hay phụ đều có một cái tên để <br /> gọi, để phân biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác. Đôi khi, tên nhân vật cũng bao hàm  <br /> một dụng ý nào đó của tác giả  hoặc có thể  toát lên tư  tưởng chủ  đề  của tác phẩm. <br /> Truyện ngắn vợ  nhặt của Kim Lân đã được nhà văn Nguyễn Khải nhận xét là: “Dường  <br /> như  chẳng có gì cả  nhưng lại có khả  năng làm kinh động lòng người”. Cho nên, khi tác  <br /> giả  cố  tình không đặt tên cho nhân vật của mình và lấy nhân vật không tên ấy làm nhan  <br /> đề tác phẩm thì chắc hẳn đó là một dụng ý nghệ thuật sâu xa.<br /> <br /> Cốt truyện xoay quanh sự kiện “ nhặt vợ" bất ngờ và trớ  trêu của anh Tràng. Nhà Tràng <br /> chỉ có hai mẹ con ở cái xóm nghèo ven chợ. Là dân ngụ cư nên Tràng bị khinh rẻ. Đã thế,  <br /> anh ta vừa luống tuổi lại vừa xấu trai nên  ế  vợ. Trong hoàn cảnh bình thường, Tràng  <br /> không thể  cưới được vợ,  ấy vậy mà giữa nạn đói khủng khiếp, anh ta lại “nhặt" được  <br /> “vợ” một cách tầm phơ tầm phào, chẳng cần phải cưới xin gì.<br /> <br /> Nhân vật vợ nhặt xuất hiện trong bối cảnh trận đói năm 1945 đang diễn ra vô cùng khủng <br /> khiếp. Người chết đói như ngả rạ. Quạ bay vù vù như những đám mây đen trên nền trời.  <br /> Đoàn người chạy đói từ  những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt như  những  <br /> bóng ma xanh xám, nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Không khí vẩn mùi ẩm thối của rác <br /> rưởi và mùi gây của xác người.<br /> <br /> Chẳng ai biết gốc tích của chị  ta  ở  đâu? Cha mẹ  là ai? Anh em thế  nào? Tất cả  đều  <br /> không. Chỉ biết ngày ngày, chị ngồi lẫn vào đám đàn bà con gái tụ tập trước cửa kho thóc  <br /> để nhặt nhanh hạt rơi hạt vãi hay chờ có ai thuê mướn việc gì thì làm để kiếm sống.<br /> <br /> Về  hình thức, chị  ta cũng giống như  bao kẻ  đói khát khác: Áo quần tả  tơi như  tổ  đỉa… <br /> người gầy vêu vao, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt… Chị là <br /> hiện thân của hàng triệu con người bần cùng, đói rách, tha phương cầu thực và rồi sẽ <br /> chết gục nơi đầu đường xó chợ.<br /> <br /> Lần đầu, chị  ta xuất hiện trước mắt Tràng với cách nói năng đối đáp tỏ  ra bạo dạn. Chị <br /> quen Tràng bởi câu hò chơi cho đỡ nhọc của anh và những lời chòng ghẹo của mọi người.  <br /> Khi nghe Tràng hò: Muốn ăn cơm trắng mấy giò này – Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì  <br /> và bị  mấy cô bạn đẩy vai chòng ghẹo… thị  cười như  nắc nẻ, cong cớn nói với Tràng:  <br /> Này, nhà tôi  ơi, nói thật hay nói khoác đấy? Thị  lon ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, đùa <br /> bỡn với anh và liếc mắt cười tít làm cho anh Tràng thích lắm. Chuyện chỉ có thế và Tràng  <br /> cũng quên ngay. Lần sau, Tràng vừa trả hàng xong đang ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ <br /> tình thì thị ở đâu sầm sầm chạy đến, sưng sỉa trách anh: Điêu! Người thế mà điêu ! Hôm <br /> ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt. Gặp lại chị  ta, Tràng không nhận ra vì  <br /> chị ta khác quá. Một lúc sau nhớ ra, Tràng toét miệng cười, đon đả: Này hẵng ngồi xuống <br /> ăn miếng giầu đã. Chị ta ngúng nguẩy: Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu. Thấy Tràng vỗ vào túi  <br /> khoe Rích bố cu… hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả: Ăn thật nhá!  <br /> ừ ăn thì ăn sợ gì.<br /> <br /> Chị  ta đang đói. Đói lắm! Cái đói cào cấu ruột gan khiến chị  ta quên hẳn ý tứ  của một  <br /> người con gái trước người đàn ông chỉ mới quen một hai lần: Thị cắm đầu ăn một chặp  <br /> bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị  cầm dọc đôi đũa quệt ngang <br /> miệng rồi vừa thở vừa khen: Hà, ngon! Mê mải ăn như  chưa từng được ăn bao giờ, như <br /> thế là chị ta không phải mới đói một ngày mà đã đói cả tuần, đói sắp chết. Quả là cái đói  <br /> đã đẩy lùi sĩ diện và nhân cách. Tuy nhiên, ăn xong chị ta cũng biết đùa cho đỡ xấu hổ: về <br /> chị   ấy thấy hụt tiền thì bỏ  bố. Tràng cười nhạt: Làm đếch gì có vợ, rồi tự  nhiên bật ra  <br /> câu nói: Này nói đùa chứ  có về với tớ  thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Tưởng giỡn <br /> cho vui, ai ngờ chị ta theo về thật. Thế là chị ta thành vợ Tràng cứ như là một trò đùa. Hay <br /> nói như  tác giả  là chuyện tầm phơ  tầm phào đâu có hai bận,  ấy thế  mà thành vợ  thành  <br /> chồng.<br /> <br /> Người đàn bà ấy đã chấp nhận theo không một gã đàn ông xa lạ, xấu xí trước hết là để có  <br /> miếng ăn, sau là để  có một nơi nương tựa cho khỏi chết đói chứ  đã có tình cảm gì với <br /> nhau đâu?! Nghĩ cũng xấu hổ nên trên đường theo “chồng” về nhà, chị ta chả biết nói gì, <br /> chỉ ngượng ngùng và khó chịu khi thấy mọi người nhìn mình bằng con mắt tò mò.<br /> <br /> Một người đàn ông mới quen đôi lần, nay hào phóng đãi ăn một bữa no, ngoài ra không  <br /> biết tính tình ra sao, gia cảnh thế nào, chỉ nghe nói là chưa có vợ, ấy vậy mà chị ta đi theo  <br /> ngay, không đắn đo, sợ  hãi gì. Liều lĩnh chăng? Nhẹ  dạ  chăng? Mặc kệ! Theo anh ta để <br /> được ăn, được sống cái đã! Vợ chồng là chuyện lâu dài, biết đâu mà tính trước. Khỏi đói, <br /> khỏi chết lúc này là quan trọng nhất. Mọi cái khác thứ yếu tất. Thế mới biết cái đói ghê <br /> gớm, kinh khủng biết chừng nào!<br /> <br /> Trên đường theo Tràng về nhà, chị ta vừa xấu hổ, tủi nhục lại vừa lo lắng, phấp phỏng,  <br /> xấu hổ, tủi nhục vì dẫu có lâm vào bước đường cùng thì chị ta cũng không sao tránh khỏi <br /> tiếng xấu là “đàn bà theo giai” trong xã hội phong kiến đầy rẫy những định kiến nặng nề <br /> lúc đó. Còn lo lắng, phấp phỏng vì không biết liệu cái anh chàng mà chị đánh liều theo về <br /> làm vợ  này có giúp chị thoát khỏi chết đói và những người trong gia đình anh ta có thông <br /> cảm mà chấp nhận chị hay không? Chuyện làm “vợ” đến với chị quá bất ngờ  khiến lòng <br /> chị không yên. Bên cạnh dáng điệu phởn phở khác thường của Tràng, vẻ e thẹn, ngượng  <br /> ngập của chị ta lại càng nổi bật: Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái  <br /> thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt.<br /> <br /> Nhà văn thật sự đã hiểu thấu tâm trạng và thể hiện được những gì đang diễn ra trong lòng  <br /> người đàn bà ấy kể từ Khi chị đặt bước trên con đường xa lạ. Nhận lời làm vợ Tràng rồi <br /> theo anh về nhà, bước đầu chị ta đã có được vẻ nhu mì, khép nép của một cô dâu. Chắc là <br /> với chị, con đường  ấy dài dằng dặc, bởi không biết cái gì đang chờ  đợi chị, liệu chị  có <br /> được đón nhận một cách dễ dàng? Liệu hành động “Cũng liều nhắm mắt đưa chân" này  <br /> có mang lại cho chị  được chút hạnh phúc  ấm áp nào chăng hay lại khốn nạn hơn, cay <br /> đắng hơn tình cảnh của chị bây giờ? Bao nhiêu lo lắng, phấp phỏng khiến chị sốt ruột bật  <br /> ra câu hỏi: sắp đến chưa? vẫn chưa đến à? Rồi lại: Nhà có ai không?<br /> <br /> Về  tới nhà Tràng, thấy cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn  <br /> những búi cỏ  dại, trong nhà, niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất, thì  <br /> chị ta không khỏi chán nản, thất vọng: Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô <br /> lên, nén một tiếng thở dài. Hóa ra gia cảnh của anh chàng mới ban trưa còn vỗ vỗ vào túi  <br /> khoe rích bố  cu là thế  này đây! Chị  còn biết làm sao được nữa? Việc đã rồi! Thất vọng,  <br /> buồn tủi, chua xót quá nên mặc cho Tràng lăng xăng, đon đả, chị ta nhếch mép cười nhạt  <br /> nhẽo. Tràng mời ngồi, chị  ta chỉ  ngồi mớm xuống mép giường, hai tay ôm khư  khư  cái <br /> thúng, mặt bần thần… Nghệ thuật miêu tả kĩ càng, tỉ mẩn của Kim Lân ở chi tiết tưởng <br /> như rất bình thường này khiến người đọc phải chú ý. Sao đã được Tràng mời ngồi mà chị <br /> chỉ ngồi mớm xuống mép giường? Thì ra cái thế  ngồi tạm bợ, dè dặt ấy cũng là cái thế <br /> của tâm trạng ngổn ngang trăm mối. Liệu chỗ  ngồi này có phải là của chị  không? Liệu <br /> mái nhà cũ kĩ, xiêu vẹo này có phải là nơi chị dung thân? Đặc biệt là cảnh chị  ta hai tay  <br /> ôm khư khư cái thúng mặt bần thần. Phải chăng vì căn nhà rúm ró của mẹ con Tràng quá  <br /> chật chội, chị ta chẳng biết để cái thúng vào đâu? Hay vì giờ đây, cái thúng là tài sản duy <br /> nhất nên chị chẳng nỡ rời? Hay là chị ta sẽ bỏ đi ngay? Chị bần thần vì ngỡ ngàng, vì mải  <br /> nghĩ tới chuyện bỗng dưng thành vợ  của mình. Nó là thực mà cứ  như  không phải thực,  <br /> khó có thể tin là sự thực. Làm vợ, làm dâu mà như thế này ư? Lấy chồng, đám cưới, rước <br /> dâu… Cái hạnh phúc lớn nhất của đời người con gái chị  có được hưởng chút nào đâu? <br /> Buồn lắm! Tủi lắm! Chị  không nói được nên lời bởi cất tiếng, chắc chắn chị  sẽ  khóc.  <br /> Nỗi đau không trào ra thành nước mắt mà chảy ngược vào trong nên càng đau, càng tủi.<br /> <br /> Lâm vào cái cảnh phải theo không Tràng, chị ta vừa tủi phận, vừa ngượng ngập. Gặp bà  <br /> cụ  Tứ, chị e thẹn, khép nép. Trước khi gặp Tràng, hoàn cảnh nghiệt ngã khiến chị  ta có  <br /> lúc thành ra kẻ trơ trẽn, trâng tráo, nhưng bản chất chị ta không phải như vậy.<br /> <br /> Tuy nhiên, ngòi bút của Kim Lân không chỉ tinh tế mà còn rất nhân hậu. Ông không muốn  <br /> xoáy sâu vào những nỗi trớ  trêu xót xa, đau lòng  ấy. Khi viết truyện ngắn vợ nhặt, mặc  <br /> dầu lấy bối cảnh là nạn đói khủng khiếp do phát xít Nhật và thực dân Pháp gây ra đầu  <br /> năm Ất Dậu (1945) làm hơn hai triệu đồng bào từ miền Bắc đến miền Trung bị chết đói, <br /> nhưng dù trong tình huống bi thảm đến đâu, thậm chí kề  bên cái chết thì nhân vật của  <br /> Kim Lân vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn tin vào cuộc sống và hi vọng  ở  tương lai, vẫn <br /> muốn sống cho ra con người.<br /> <br /> Ở cuối truyện, cái khát vọng mãnh liệt được sống, được hạnh phúc của nhân vật vợ nhặt <br /> đã bộc lộ ra một cách hồn hậu, tự nhiên. Tuy không tìm thấy sự no đủ nhưng dẫu sao chị <br /> cũng vơi bớt được nỗi lo khi biết nhà Tràng chỉ có một mẹ  già. Chị hiểu như thế là ít có <br /> khả năng bị hắt hủi, xua đuổi. Mà đấy chẳng phải đã là một nửa sự sống rồi sao?<br /> <br /> Trước sự cảm thông, sẵn lòng chấp nhận của người mẹ  già và sự  cưu mang của Tràng, <br /> chị  đã trở  thành một người đàn bà khác hẳn. Nếu như  hôm qua, cái đói đã làm mất đi <br /> những gì là nữ tính ở chị thì hôm nay, chỉ sau một bữa ăn no, một đêm ngủ ấm dưới mái  <br /> nhà bình yên thì vẻ  đẹp  ấy đã trở  về  với chị. Chị  bắt đầu vun vén cho tổ  ấm của mình. <br /> Chị quét dọn sân nhà sạch sẽ, gánh nước đổ đầy ang. Có bàn tay săn sóc của chị, căn nhà  <br /> tồi tàn, tăm tối của mẹ  con Tràng như  sáng sủa, gọn ghẽ  hẳn ra. Sự  sống đã trở  về  với  <br /> người, với cảnh. Sự thay đổi ấy khiến Tràng không khỏi ngạc nhiên: Tràng nom thị hôm <br /> nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ  gì chao chát, <br /> chỏng lỏn như  mấy lần Tràng gặp  ở  ngoài tỉnh. Cho đến lúc này, chị  mới có cảm giác  <br /> chuyện làm vợ của mình là thật. Người đàn bà vô danh nhưng không vô nghĩa bởi chị đã  <br /> đem lại niềm vui và sinh khí cho mẹ con Tràng.<br /> <br /> Nét đẹp bên trong của người vợ  nhặt còn thể  hiện qua một chi tiết rất nhỏ. Trong bữa  <br /> cơm đầu tiên ở nhà chồng, khi mẹ chồng đưa cho bát chè cám, hai con mắt chị ta thoảng <br /> tối lại, nhưng ngay sau đó, chị điềm nhiên và vào miệng. Đây là một chi tiết rất đắt, thể <br /> hiện sự tinh tế trong nhận thức và sự khéo léo trong cách cư xử của người đàn bà tưởng  <br /> như  vô học nọ. Chị hiểu ra cơ  sự của mẹ con Tràng nhưng chị  không muốn làm mất đi  <br /> niềm vui của người mẹ chồng già nua, tội nghiệp. Bà đang mừng vì cuối cùng thằng con <br /> trai vừa nghèo vừa xấu vừa đứng tuổi của mình cũng đã có vợ, dẫu rằng đó chỉ  là cô vợ <br /> nhặt.<br /> <br /> Điều đặc biệt thú vị  là trong bữa ăn  ấy, người nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung <br /> sướng về  sau này lại là một bà cụ  gần đất xa trời; còn người nói đến phong trào đấu <br /> tranh chống thuế, phá kho thóc của Nhật, chia cho người đói lại chính là chị  vợ  nhặt –  <br /> người đàn bà không tên trong tác phẩm. Hình  ảnh từng đoàn những người nghèo đói  ầm  <br /> ầm kéo nhau đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới hiện lên trong tâm trí của Tràng báo <br /> hiệu sắp có một sự đổi thay ghê gớm. Hình ảnh ấy là một luồng gió mạnh xô đi, cuốn đi <br /> ám khí ngột ngạt của câu chuyện đáng buồn này.<br /> <br /> Nhiều người cho rằng ở truyện ngắn Vợ nhặt; nhân vật bà cụ Tứ, người mẹ nhân hậu và  <br /> từng trải khiến người đọc xúc động nhất. Điều ấy quả không sai, nhưng đọc đến những  <br /> dòng chữ cuối cùng thì điều ám ảnh tâm trí người đọc lại là hình ảnh người vợ nhặt của  <br /> anh Tràng.<br /> <br /> Bằng nghệ thuật miêu tả  chân thực, sinh động và tinh tế, nhà văn Kim Lân đã khắc họa  <br /> thành công hình ảnh người vợ nhặt – người đàn bà vô danh.<br /> <br /> Đây là một nhân chứng có ý nghĩa tố cáo, lên án tội ác tày trời của Nhật – Pháp đã gây ra <br /> nạn đói khủng khiếp đẩy nhân dân ta vào cảnh lầm than, không được sống đúng nghĩa là <br /> một con người. Qua tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân gián tiếp khẳng định: Trong đói <br /> khổ, hoạn nạn, kề bên cái chết, những con người nghèo khổ  nếu biết dựa vào nhau, san <br /> sẻ vật chất và tình thương cho nhau thì chính là vừa tự cứu mình, vừa cứu người. Những  <br /> con người như vậy nhất định phải được sống ấm no, hạnh phúc.<br /> <br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2