ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở<br />
HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Thu Hằng1*, Dương Thế Ngọc2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Huyện Phổ Yên là điểm sáng của tỉnh Thái Nguyên về thu hút đầu tƣ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,<br />
tốc độ tăng trƣởng GDP đạt 17,5% năm 2008, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 13 - 15 triệu<br />
đồng/năm. Tính đầu n ăm 2009 giá trị sản xuất mà các doanh nghiệp tạo ra là 538,7 tỉ đồng, giải<br />
phóng mặt bằng cho phát triển các khu công nghiệp ( KCN ) hơn 2.000 ha, giải quyết việc làm cho<br />
1.555 lao động. Tạo ra động lực mới cho nhiều ngành nghề dịch vụ phát triển, đời sống của các<br />
tầng lớp nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc ổn định và giữ<br />
vững, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới đất nƣớc do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo<br />
đƣợc củng cố, hệ thống Nhà nƣớc pháp quyền hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả cao hơn.<br />
Từ khóa: khu công nghiệp, đời sống hộ nông dân, cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Quá trình công nghiệp hoá ở mỗi quốc gia là<br />
sự hình thành hệ thống cơ sở vật chất của các<br />
ngành kinh tế quốc dân mà trƣớc hết là các<br />
ngành công nghiệp. Kết quả chính của quá<br />
trình này còn bao gồm hệ thống kết cấu hạ<br />
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi cả<br />
nƣớc đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và<br />
nâng cao đời sống của nhân dân.<br />
Nƣớc ta đang bƣớc vào giai đoạn đẩy mạnh<br />
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc theo<br />
đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng<br />
ta, sự hình thành các khu công nghiệp mới và<br />
mở rộng các khu công nghiệp hiện có là một<br />
xu hƣớng tất yếu.<br />
Tỉnh Thái Nguyên cũng không nằm ngoài quy<br />
luật chung đó, chúng ta không thể phủ nhận<br />
đƣợc rằng; trong những năm gần đây, tình<br />
hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái<br />
nguyên đã và đang có nhiều chuyển biến tích<br />
cực, thu nhập của ngƣời dân đƣợc nâng cao,<br />
nhu cầu về đời sống vật chất cũng nhƣ tinh<br />
thần và các dịch vụ khác cũng ngày ngày<br />
càng cao, quá trình công nghiệp hoá trong<br />
tỉnh đang diễn ra khá mạnh mẽ. Phổ Yên là<br />
một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên với 10<br />
khu công nghiệp và cụm công nghiệp, do đó<br />
quá trình công nghiệp hoá ở huyện Phổ Yên<br />
cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ.<br />
<br />
<br />
Tel: 0912108538<br />
<br />
THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC<br />
KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG<br />
HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN THÁI NGUYÊN<br />
Đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh Thái<br />
Nguyên với quyết tâm chính trị cao của tập<br />
thể lãnh đạo và sự đồng thuận của nhân dân<br />
các dân tộc trong huyện , với cách làm bài<br />
bản, nhanh chóng , đầu năm 2009 huyện đã<br />
đạt đƣợc kết quả thu hút đầu tƣ đáng khích lệ,<br />
dẫn đầu tỉnh Thái Nguyên với 15 dự án với<br />
qui mô hàng nghìn ha đầu tƣ phát triển công<br />
nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phổ<br />
Yên với tổng số vốn đầu tƣ khoảng 10.835,5<br />
tỷ đồng [4]. Một số dự án trọng điểm nhƣ Dự<br />
án xây dựng nhà máy lắp ráp ôtô Vinaxuki<br />
Xuân Kiên có tổng vốn đầu tƣ là 1.600 tỉ<br />
đồng, khu cụm cảng Đa Phúc 9,5ha, khu công<br />
nghệ cao và sinh thái Tây Phổ Yên 300ha,<br />
khu công nghiệp Yên Bình 2000 ha, quy mô<br />
vốn đầu tƣ 3000 tỷ đồng...<br />
Trong 3 năm qua (2007 - 2009) huyện Phổ<br />
Yên đã hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu kế<br />
hoạch đề ra. Tổng giá trị sản xuất năm 2009<br />
của huyện là 1.610.675 triệu đồng. Năm 2007<br />
- 2009 kinh tế của huyện đã có sự chuyển<br />
biến tích cực. Về giá trị sản xuất, tốc độ tăng<br />
trƣởng bình quân 2007 - 2009 là 17,61%.<br />
Trong đó, ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản<br />
chiếm 23,92%, tăng bình quân 2007 - 2009 là<br />
4,06%; ngành công nghiệp, tiểu thủ công<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 140<br />
<br />
Nguyễn Thu Hằng và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 55,87%,<br />
tăng bình quân là 18,74%; ngành dịch vụ<br />
chiếm 20,21%, tăng bình quân là 38,87%.[2]<br />
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ<br />
công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng nhanh<br />
chủ yếu là giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu<br />
thủ công nghiệp. Sản xuất công nghiệp, tiểu<br />
thủ công nghiệp tăng nhanh, bình quân 2007 2009 là 22,79%. Xây dựng cơ bản có tốc độ<br />
tăng chậm hơn, bình quân năm 2007 - 2009 là<br />
11,22%. Tuy ngành dịch vụ có cơ cấu nhỏ<br />
nhƣng lại có tốc độ phát triển nhanh, bình<br />
quân 2006 - 2008 tăng 38,87% (Phòng thống<br />
kê huyện Phổ Yên).<br />
Mƣ́c sống của ngƣời dân huyện Phổ Yên có<br />
xu hƣớng tăng lên. Giá trị sản xuất bình quân<br />
đầu ngƣời tăng đều qua các năm từ năm 2007<br />
- 2009 và cũng khá ổn định, hiện cao hơn<br />
mức trung bình của toàn tỉnh. Lƣơng thực<br />
bình quân đầu ngƣời năm 2009 đạt<br />
391kg/ngƣời, cao hơn mức bình quân của<br />
toàn tỉnh Thái Nguyên và bằng khoảng 83%<br />
mức trung bình của cả nƣớc. Điều này cho<br />
thấy vấn đề an ninh lƣơng thực ở huyện Phổ<br />
Yên đã đƣợc đảm bảo tƣơng đối chắc chắn.<br />
ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG<br />
NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN<br />
Ở HUYỆN PHỔ YÊN<br />
Ảnh hưởng tích cực<br />
Một là, việc xây dựng các KCN góp phần làm<br />
tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn<br />
vị diện tích canh tác.<br />
Các KCN phát triển mạnh mẽ làm diện tích<br />
nông nghiệp bị thu hẹp dần. Do đó, các hộ<br />
nông dân đã hƣớng tới việc sử dụng đất có<br />
hiệu quả hơn bằng cách chuyển đổi cơ cấu<br />
cây trồng từ lúa sang các loại cây ăn quả đặc<br />
sản, cây rau có giá trị kinh tế cao. Vùng<br />
chuyên canh cây ăn quả đƣợc mở rộng.<br />
Cũng do quá trình xây dựng các KCN mà dân<br />
cƣ đô thị đƣợc mở rộng, đời sống ngƣời dân<br />
cũng đƣợc tăng lên nên nhu cầu tiêu dùng<br />
hàng nông sản có chất lƣợng cao đƣợc tăng<br />
lên đáng kể. Giá bán các loại quả đặc sản từ<br />
đó cũng đƣợc nâng cao làm tăng giá trị thu<br />
đƣợc từ vƣờn quả, tăng thu nhập cho ngƣời<br />
nông dân.<br />
<br />
73(11): 140 - 144<br />
<br />
Hai là, các KCN đi vào hoạt động sẽ góp<br />
phần tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời dân,<br />
góp phần nâng cao đời sống cả về vật chất và<br />
tinh thần, thúc đẩy công nghiệp nông thôn<br />
ngày càng phát triển. Đây là một cơ hội tốt<br />
mà chính quyền và ngƣời dân địa phƣơng cần<br />
phải tận dụng.<br />
Ba là, việc xây dựng và phát triển các KCN<br />
sẽ là yếu tố cơ bản cho phát triển kinh tế và<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Cơ cấu kinh tế<br />
của huyện đã và đang có sự chuyển dịch theo<br />
xu thế chung của các quốc gia phát triển. Đó<br />
là tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, TTCN và<br />
dịch vụ, từng bƣớc giảm dần tỷ trọng của<br />
ngành nông nghiệp.<br />
Bốn là, mở rộng qui mô, chất lƣợng của hệ<br />
thống cơ sở hạ tầng nông thôn; nâng cao trình<br />
độ văn hoá cho ngƣời dân.<br />
Việc phát triển các KCN ở những vùng nông<br />
thôn làm tăng khả năng nhận thức, tiếp thu<br />
của ngƣời nông dân. Trình độ dân trí của<br />
ngƣời nông dân mỗi ngày đƣợc nâng cao do<br />
họ thƣờng xuyên đƣợc tiếp xúc với các<br />
phƣơng tiện thông tin đại chúng, với khoa học<br />
kĩ thuật hiện đại. Do đó ngƣời nông dân ngày<br />
càng thể hiện đƣợc tính năng động, chủ động,<br />
sáng tạo của mình. Họ mạnh dạn trong việc<br />
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng những<br />
giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao.<br />
Họ ham học hỏi, tìm tòi những qui trình kĩ<br />
thuật chăm sóc tiên tiến; sử dụng thuốc trừ<br />
sâu, phân bón ngày càng hợp lí và có hiệu<br />
quả. Năng suất sản xuất nông nghiệp cũng<br />
nhờ vậy mà ngày càng phát triển.<br />
Nhƣ vậy, ảnh hƣởng tích cực của các KCN<br />
đến đời sống kinh tế xã hội hộ nông dân là rất<br />
lớn, nó góp phần nâng cao nhận thức, hiệu<br />
quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp của hộ<br />
nông dân. Do đó, các hộ nông dân cũng nhƣ<br />
các ban ngành đoàn thể cần phải phối hợp hài<br />
hoà, hợp lí, đồng bộ trong hầu hết công việc<br />
để phát huy những ảnh hƣởng tích cực đó đến<br />
đời sống kinh tế hộ.<br />
Ảnh hưởng tiêu cực<br />
Ngoài những ảnh hƣởng tích cực nhƣ phân<br />
tích ở trên thì sự phát triển các KCN còn có<br />
những tác động xấu đến đời sống kinh tế - xã<br />
hội của hộ nông dân.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 141<br />
<br />
Nguyễn Thu Hằng và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Một là, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp dần<br />
làm qui mô sản xuất nhỏ lại. Quá trình CNH<br />
diễn ra, các khu đô thị, khu công nghiệp, các<br />
tuyến đƣờng liên tỉnh... liên tiếp đƣợc xây<br />
dựng trên địa bàn huyện Phổ Yên, hầu hết lấy<br />
từ diện tích đất nông nghiệp. Tới đây, diện<br />
tích đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên sẽ lại<br />
tiếp tục bị thu hẹp, dự án gần nhất trong<br />
tƣơng lai sẽ là xây dựng khu đô thị, đƣờng<br />
quốc lộ 3 mới... Do đó, qui mô sản xuất nông<br />
nghiệp của hộ sẽ bị giảm đi.<br />
Đất nông nghiệp bị giảm, làm cho chăn nuôi<br />
gia súc, gia cầm bị giảm đi. Đất nông nghiệp<br />
bị thu hồi, nhiều lao động sẽ không có kế sinh<br />
nhai. Lao động nông nghiệp là lao động phổ<br />
thông, hầu hết chƣa qua đào tạo tay nghề. Nếu<br />
bị thu hồi hết đất thì nhiều lao động, đặc biệt là<br />
những ngƣời đã có tuổi, chỉ quen với công việc<br />
đồng áng sẽ lâm vào tình cảnh thất nghiệp<br />
hoặc làm những việc không có tính ổn định lâu<br />
dài. Đây là một vấn đề nan giải mà chính<br />
quyền địa phƣơng cần chú tâm giải quyết.<br />
Hai là, tác động đến môi trƣờng sinh thái, ảnh<br />
hƣởng đến đời sống và sức khoẻ của ngƣời<br />
dân địa phƣơng.<br />
Phổ Yên là huyện công - nông nghiệp, vấn đề<br />
môi trƣờng ở đây cũng đã và đang xuất hiện<br />
những dấu hiệu bất cập đƣợc xem xét cả trên<br />
3 góc độ là ô nhiễm không khí, tiếng ồn và ô<br />
nhiễm nguồn nƣớc, rác thải. Các công ty, xí<br />
nghiệp mọc lên, dân cƣ đông đúc nên nƣớc<br />
thải ra nhiều, làm cho môi trƣờng đất thay<br />
đổi, đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trƣờng,<br />
kìm hãm sự sinh trƣởng và phát triển của cây<br />
trồng, vật nuôi. Năng suất lúa cũng nhƣ nuôi<br />
trồng thủy sản vì vậy bị giảm đi nhiều. Các cơ<br />
sở sản xuất TTCN cũng đã và đang đƣa vào<br />
môi trƣờng một lƣợng chất thải khá lớn, ảnh<br />
hƣởng đến chất lƣợng nông sản cũng nhƣ sức<br />
khoẻ con ngƣời.<br />
Ba là, một phần lớn lao động nông nghiệp<br />
chuyển sang làm phi nông nghiệp do quá trình<br />
xây dựng các KCN.<br />
Nhiều nông dân nhất là tầng lớp thanh niên đã<br />
di chuyển sang khu vực khác làm giảm lao<br />
động nông nghiệp. Nhƣ vậy, nếu xét riêng ở<br />
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sự giảm bớt lao<br />
động nông nghiệp sẽ gây khó khăn cho sản<br />
<br />
73(11): 140 - 144<br />
<br />
xuất, đặc biệt là vào thời gian chính vụ. Nhiều<br />
hộ nông dân huyện Phổ Yên hiện nay vào thời<br />
điểm cấy, gặt đã phải thuê lao động từ các địa<br />
phƣơng khác với chi phí cao: Năm 2009 thuê<br />
cấy là 70.000 đồng/công, thuê gặt là 90.000<br />
đồng/công. Nhƣng xem xét trên tổng thể nền<br />
kinh tế thì đây là một hiện tƣợng tích cực, nó<br />
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br />
theo hƣớng CNH, HĐH.<br />
Bốn là, những nét đẹp truyền thống bị tổn hại,<br />
tệ nạn xã hội không ngừng gia tăng.<br />
Việc phát triển các KCN sẽ tạo điều kiện cho<br />
các tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc gia tăng<br />
gây nhiều bức xúc trong dƣ luận xã hội và<br />
nhân dân; về mặt trị an xét trên phạm vi toàn<br />
xã hội thì nó không gây nhiều biến động lớn<br />
nhƣng đối với ngƣời dân thì nó gây ra không<br />
ít các ảnh hƣởng không tốt.<br />
Tóm lại, xây dựng và phát triển các KCN là<br />
một xu hƣớng tất yếu cho sự phát triển của<br />
mỗi địa phƣơng, nhƣng những mặt tích của<br />
nó chỉ thực sự phát huy một cách hiệu quả khi<br />
chúng ta đồng bộ thực hiện ở các giai đoạn<br />
của quá trình dựa trên sự bố trí và qui hoạch<br />
tổng thể phù hợp, hạn chế đƣợc những tác<br />
động tiêu cực từ việc xây dựng các KCN.<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM<br />
GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO<br />
ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN VÙNG<br />
ẢNH HƢỞNG<br />
Giải pháp lao động - việc làm<br />
Một nguyên nhân khiến cho ngƣời dân sau<br />
thu hồi đất khó tìm đƣợc công việc mới thích<br />
hợp cũng nhƣ khó thích nghi với công việc<br />
mới là do trình độ văn hoá cũng nhƣ trình độ<br />
chuyên môn của họ còn nhiều hạn chế, để<br />
khắc phục đƣợc tình trạng này cần thực hiện<br />
giải pháp sau:<br />
- Cần xây dựng chiến lƣợc mang tính kịp thời<br />
cũng nhƣ lâu dài về đào tạo việc làm cho<br />
ngƣời lao động sau thu hồi đất gắn với chiến<br />
lƣợc của thời kỳ CNH - HĐH.<br />
- Hỗ trợ học phí cho con em trong diện bị thu<br />
hồi đất, đồng thời khuyến khích các lao động<br />
tham gia vào các lớp đào tạo nghề ngắn hạn,<br />
nhằm nâng cao tay nghề để họ có thể chuyển<br />
đổi ngành nghề.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 142<br />
<br />
Nguyễn Thu Hằng và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Mở rộng quy mô cũng nhƣ chất lƣợng các<br />
cơ sở đào tạo nghề để giúp họ nâng cao trình<br />
độ chuyên môn nhằm tìm kiếm đƣợc những<br />
công việc phù hợp, mang tính ổn định.<br />
- Cần có sự phối kết hợp giữa các cơ sở đào<br />
tạo với các doanh nghiệp để thực hiện công<br />
tác đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp và<br />
sau khoá đào tạo những lao động này sẽ đƣợc<br />
nhận vào các doanh nghiệp để làm việc.<br />
- Cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi<br />
cho các cơ sở sản xuất nhƣ ƣu đãi trong vay<br />
vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị<br />
trƣờng tiêu thụ sản phẩm…<br />
- Đối với những lao động đã quá tuổi đào tạo<br />
nghề mà bị mất đất thì cần khuyến khích họ<br />
chuyển sang các ngành dịch vụ, TTCN với<br />
các hình thức tín dụng thích hợp.<br />
<br />
Giải pháp phát triển ngành nghề phi<br />
nông nghiệp<br />
Đây là một trong những giải pháp có tính hiệu<br />
quả hiện nay trong việc giải quyết vấn đề lao<br />
động nông thôn sau thu hồi đất, đồng thời tạo<br />
điều kiện cho các hộ nâng cao thu nhập và ổn<br />
định cuộc sống. Tuy nhiên, để phát triển đƣợc<br />
các ngành nghề phi nông nghiệp cần phải:<br />
- Hỗ trợ các hộ dân phát triển các ngành nghề<br />
truyền thống thông qua việc khôi phục phát<br />
triển các ngành nghề truyền thống ở địa<br />
phƣơng, đồng thời mở thêm các ngành nghề<br />
mới nhằm tạo thêm nhiều việc làm.<br />
- Cấp đất ở những nơi thuận tiện trong việc<br />
kinh doanh, buôn bán cho những hộ dân bị<br />
thu hồi đất để họ chuyển đổi ngành nghề<br />
nhằm tạo việc làm và nâng cao thu nhập.<br />
Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng<br />
Để có thể nâng cao đƣợc kết quả và hiệu quả<br />
kinh tế trong việc chuyển dịch cơ cấu cây<br />
trồng, các hộ cần lựa chọn cây trồng phù hợp<br />
với chất đất của mình nhất, tìm đƣợc giống<br />
cây có năng suất cao và chất lƣợng sản phẩm<br />
tốt. Nếu các hộ bố trí cơ cấu cây trồng phù<br />
hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tƣ và<br />
hiệu quả sử dụng đất rõ rệt.<br />
Để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây<br />
trồng, ở tầm vĩ mô, Nhà nƣớc cần điều tra<br />
khảo sát mẫu đất từ đó, quy hoạch cụ thể vƣờn<br />
cây, các khu chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng<br />
rau an toàn; hỗ trợ các cây giống có năng suất<br />
và chất lƣợng cao. Tổ chức các lớp học tập<br />
<br />
73(11): 140 - 144<br />
<br />
huấn về qui trình chăm sóc rau an toàn, giới<br />
thiệu kịp thời loại thuốc phòng trừ sâu bệnh<br />
cho ngƣời nông dân.<br />
Ở tầm vi mô , các hộ nông dân cần chủ động<br />
và mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở<br />
những nơi thích hợp. Tăng cƣờng đầu tƣ vốn,<br />
quản lí và chăm sóc vƣờn cây, đặc biệt là thời<br />
kì kiến thiết cơ bản. Tuân thủ đúng với quy<br />
trình kỹ thuật đã đƣợc hƣớng dẫn về tỉ lệ cây<br />
trồng, phần bón, phun thuốc. Tìm hiểu và xác<br />
định đúng loại sâu bệnh trên cây, từ đó có<br />
biện pháp xử lí chính xác.<br />
Ở nhữn g mảnh ruộng không thuận cho việc<br />
trồng lúa do không đủ nƣớc tƣới, ngƣời dân<br />
có thể trồng các loại rau cung cấp cho thị<br />
trƣờng: rau muống, rau ngót, rau mồng tơi ...<br />
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần đặc biệt<br />
chú ý đến hệ thống các công trình chung phục<br />
vụ sản xuất nhƣ các công trình thuỷ lợi, điện,<br />
đƣờng giao thông ... đảm bảo việc cung cấp<br />
nƣớc đầy đủ, nguồn nƣớc sạch, đảm bảo vệ<br />
sinh môi trƣờng. Khi chuyển đổi cần tuyệt đối<br />
tránh việc làm ảnh hƣởng đến sản xuất của<br />
các hộ xung quanh do không tính toán trƣớc<br />
khi chuyển đổi.<br />
Giải pháp về vốn<br />
Để tạo điều kiện cho những lao động sau thu<br />
hồi đất chuyển đổi ngành nghề và tạo thu<br />
nhập ổn định thì cần phải có chính sách hỗ trợ<br />
về vốn. Nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn để<br />
đầu tƣ sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cây<br />
trồng. Nhƣ vậy, để phát triển sản xuất nông<br />
nghiệp nói riêng cũng nhƣ kinh tế nói chung<br />
cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ<br />
vay vốn để khuyến khích các hộ tăng cƣờng<br />
đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh để có thể nâng<br />
cao thu nhập cho hộ.<br />
Trong thời gian gần đây, việc vay vốn để phát<br />
triển sản xuất đối với ngƣời dân đã tƣơng đối<br />
thuận lợi. Ngân hàng và quĩ tín dụng đã cải<br />
tiến một số thủ tục giúp cho nông dân vay vốn<br />
đƣợc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Nhà nƣớc cần<br />
tăng cƣờng vốn tín dụng dài hạn với lãi suất<br />
ƣu đãi đối với những hộ chuyển đổi cây ăn<br />
quả vì đây là loại cây sau vài năm mới cho<br />
thu hoạch, tiền đầu tƣ ban đầu lại khá lớn.<br />
Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường<br />
Năng suất và chất lƣợng của các mặt hàng<br />
nông sản liên quan nhiều đến môi trƣờng, đặc<br />
biệt là môi trƣờng nƣớc. Quá trình sản xuất,<br />
sinh hoạt của ngƣời dân có liên quan trực tiếp<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 143<br />
<br />
Nguyễn Thu Hằng và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tới môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc,<br />
không khí. Vì vậy, để giải quyết về vấn đề ô<br />
nhiễm môi trƣờng nƣớc, điều cần thiết là phải<br />
có kế hoạch tập trung các khu công nghiệp,<br />
khu dân cƣ, xây dựng hệ thống thoát nƣớc<br />
một cách khoa học để tạo điều kiện dễ dàng<br />
hoạt động xử lí nƣớc thải.<br />
Đối với doanh nghiệp không thực hiện các<br />
qui định về xử lí nƣớc thải do địa phƣơng đề<br />
ra thì doanh nghiệp đó phải chịu phạt nhất<br />
định về kinh tế hoặc về các thủ tục hành chính<br />
(chẳng hạn nhƣ sau khi đƣợc phổ biến mà sau<br />
3 tháng vẫn không chấp hành các tiêu chuẩn<br />
về xử lí nƣớc thải sẽ bị yêu cầu tạm ngừng<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh).<br />
Để có thể giải quyết đƣợc vấn đề ô nhiễm<br />
nguồn nƣớc cần nâng cao nhận thức của<br />
ngƣời dân bằng cách tuyên truyền tầm quan<br />
trọng của việc bảo vệ môi trƣờng nƣớc.<br />
Ngƣời dân không nên đƣa nƣớc thải trực tiếp<br />
ra hệ thống mƣơng của huyện.<br />
KẾT LUẬN<br />
Phổ Yên là huyện trung du và là cửa ngõ phía<br />
Nam của tỉnh Thái Nguyên, là nơi có môi<br />
trƣờng đầu tƣ thuận lợi với nhiều tiềm năng,<br />
cơ hội cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài<br />
nƣớc. Qua nghiên cứu về ảnh hƣởng của các<br />
khu công nghiệp đến đời sống của hộ nông dân<br />
huyện Phổ Yên chúng tôi rút ra một số kết luận<br />
nhƣ sau:<br />
<br />
73(11): 140 - 144<br />
<br />
- Quá trình xây dựng và phát triển các KCN<br />
có tác động rất lớn đến tăng trƣởng kinh tế và<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn huyện ,<br />
diện tí ch dất nông nghiệp giảm , số hộ thuần<br />
nông giảm.<br />
- Mức sống của hộ nông dân đƣợc tăng lên<br />
trong thời gian qua do nhiều hộ nhận đƣợc<br />
một khoản lớn tiền đền bù và tiền bán đất. Họ<br />
sử dụng chúng vào việc xây dựng nhà cửa,<br />
mua sắm vật dụng gia đình hay gửi tiết kiệm.<br />
Một số khác họ đầu tƣ vào lĩnh vực phi nông<br />
nghiệp để chuyển cơ cấu ngành nghề.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Hoàng Văn Định, Vũ Đình Thắng<br />
(2002), Giáo trình Kinh tế phát triển nông<br />
thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.<br />
[2]. Phòng Thống kế huyện Phổ Yên - Niên<br />
giám thống kê: , 2007, 2008, 2009<br />
[3]. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình<br />
Kinh tế phát triển, Nxb Lao động – Xã hội,<br />
Hà Nội.<br />
[4]. UBND tỉnh Thái Nguyên (2009), Báo<br />
cáo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình<br />
“Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp<br />
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010”.<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE INFLUENCE OF INDUSTRIAL AREAS ON THE LIVES OF THEIR FARMERS IN<br />
PHO YEN DISTRICT OF THAI NGUYEN CITY<br />
Nguyen Thu Hang1, Duong The Ngoc 2<br />
1<br />
<br />
College of Sciences - TNU, 2Thai Nguyen University<br />
<br />
Pho Yen district is the highlight of Thai Nguyen province in attracting investment, economic restructuring, the<br />
growth rate of GDP reached 17.5% in 2008, per capita income to reach 13-15 million Vietamese dong per year<br />
.First calculated in 2009 the production value that businesses/ interprises created a 538.7 billion Vietnamese<br />
dong, clearance for industrial areas development more than 2000ha, jobs for 1.555 workers.<br />
Creating new dynamics/ motivation for developing of various industries and services, life of the strata is<br />
markedly improved; political security, social safety and order are stable and maintained; the trust of people on<br />
the renovation of the country and initiated by our party leadership is strengthened, the rule of State law system<br />
operates more and more effectively and efficiently.<br />
Keyword: industrial areas, the life of rural households, economic structure, economic growth, affect<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 144<br />
<br />