TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ<br />
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK<br />
Mai Văn Xuân, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
Nguyễn Văn Hoá, Trường Đại học Tây Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cà phê đã đem lại thu nhập cho nhiều hộ gia đình, góp phần quan trọng vào tăng<br />
trưởng GDP hàng năm của tỉnh Đắk Lắk. Qua phân tích đánh giá cho thấy, năng suất cà phê<br />
của nhóm hộ điều tra đạt bình quân 2,54 tấn/ha. Tỷ lệ của các hộ thực hiện các biện pháp kỹ<br />
thuật bón phân và tưới nước hợp lý chiếm tỷ lệ thấp (tương ứng chỉ đạt 30,8% và 16,2%). Qua<br />
đó cho thấy, phát triển cà phê kém bền vững về kỹ thuật. Phân tích vai trò của nguồn nước cho<br />
thấy, phần lớn các hộ được phỏng vấn đều cho biết nguồn nước hết sức quan trọng cho việc sản<br />
xuất cà phê nguy cơ giảm trong tương lai (phụ lục 1). Để sản xuất kinh doanh cà phê, ngoài<br />
nguồn nước, các yếu tố khác như chất lượng đất, kỹ thuật chăm sóc cà phê, vốn và kinh nghiệm<br />
trồng cà phê là những yếu tố rất quan trọng cho việc phát triển bền vững cây cà phê. Kết quả và<br />
hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê niên vụ 2008/2009 của các hộ đạt tương đối cao. Phân<br />
tích các nhân tố tác động đến phát triển cà phê bền vững cho thấy, vốn, lao động và đất là<br />
những yếu tố góp phần quan trọng gia tăng năng suất cà phê. Việc thực hiện các biện pháp kỹ<br />
thuật tốt (tưới nước, bón phân, chống xói mòn đất, trồng cây chắn gió), làm tốt công tác khuyến<br />
nông đều góp phần gia tăng năng suất cà phê.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Trong các tỉnh ở Tây Nguyên, Đắk Lắk là tỉnh trồng cà phê sớm nhất, có nhiều<br />
kinh nghiệm, kỹ thuật trồng trọt nên năng suất cà phê đạt cao nhất trong vùng. Tuy<br />
nhiên, việc trồng cà phê ở đây vẫn có những bất cập, các hộ dân thiếu kinh nghiệm, kỹ<br />
thuật trồng và chăm sóc cà phê, mức độ đầu tư thâm canh thấp, trình độ sản xuất, ứng<br />
dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên năng suất, chất lượng và hiệu quả không ổn<br />
định. Năng suất cà phê của tỉnh Đắk Lắk cao nhưng không ổn định, trong khi những<br />
năm gần đây giá cả đầu vào tăng mạnh, nhất là trong các năm 2007 - 2010 giá phân bón,<br />
nhân công đã tăng 25 - 30% so với năm trước. Bên cạnh đó giá cà phê lại biến động,<br />
phụ thuộc vào giá cà phê của thế giới. Do đó, có những thời điểm mặc dù giá đầu vào<br />
tăng mạnh, nhưng giá cà phê lại giảm, làm cho người trồng cà phê bị thua lỗ, không có<br />
khả năng đầu tư tiếp. Vườn cà phê vì thế mà khó có khả năng phục hồi và cho năng suất<br />
cao trong các niên vụ tiếp theo.<br />
<br />
135<br />
<br />
Bên cạnh đó, Đắk Lắk có hơn 85% diện tích cà phê là của người dân (bình quân<br />
diện tích cà phê nông hộ biến động từ 0,4 ha -2 ha), chỉ khoảng 15% diện tích thuộc các<br />
công ty, nông trường. Vì thế, sản xuất cà phê của Đắk Lắk vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, manh<br />
mún. Nông dân chủ yếu sản xuất tự phát, theo kinh nghiệm dẫn tới chất lượng sản phẩm<br />
chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường thấp.<br />
Để nghiên cứu phát triển cà phê bền vững thì việc đánh giá tác động của các yếu<br />
tố đầu vào, trang bị kiến thức nông nghiệp cho hộ nông dân, cung cấp vốn đầu tư cho<br />
cây cà phê là rất quan trọng. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một số thông tin<br />
hữu ích cho những người làm công tác quản lý ngành nông nghiệp, các trung tâm<br />
khuyến nông, các hộ gia đình trồng cà phê trong việc đầu tư, qui hoạch và phát triển cà<br />
phê của tỉnh Đắk Lắk cho năng suất cao, ổn định và hiệu quả hơn trong thời gian tới.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để phân tích đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến phát triển cà phê bền<br />
vững, trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi giới hạn chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của<br />
các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đăk Lắk. Thước đo hiệu quả và<br />
kết quả kinh tế cây cà phê là năng suất và sản lượng cà phê từ kết quả sản xuất kinh<br />
doanh cà phê năm 2009 (dạng hàm tuyến tính và dạng hàm Cobb-douglas).<br />
(1) Hàm sản xuất Cobb-douglas dùng để nghiên cứu lợi ích nhờ qui mô. Mục<br />
tiêu của mô hình này nhằm nghiên cứu lợi ích mang lại từ sản xuất kinh doanh cà phê<br />
của các hộ phụ thuộc vào qui mô đầu tư các yếu tố đầu vào như thế nào. Mô hình tổng<br />
quát như sau:<br />
<br />
Y = aX 1b1 X 2b 2 X 3b3eα 1D1+α 2 D 2+α 3 D 3+α 4 D 4+α 5 D5 (mô hình 1)<br />
(2) Hàm tuyến tính dùng để nghiên cứu năng suất biên của các yếu tố đầu vào.<br />
Mục tiêu của mô hình này nhằm nghiên cứu ảnh hưởng biên của các biến đầu vào đến<br />
năng suất cà phê của các hộ. Mô hình tổng quát như sau:<br />
Y=a+b1X1+b2X2+b3X3+ α1D1+ α2D2+α3D3+ α4D4+α5D5 (mô hình 2)<br />
Trong đó:<br />
-<br />
<br />
Y (biến phụ thuộc): Sản lượng (mô hình 1), năng suất (mô hình 2) cà phê của<br />
hộ gia đình trong năm.<br />
<br />
-<br />
<br />
a là hệ số tự do của mô hình hồi qui.<br />
<br />
-<br />
<br />
b1, b2, b3 là hệ số co dãn của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập (mô<br />
hình 1); năng suất biên của các biến đầu vào (mô hình 2). Các hệ số này<br />
được ước lượng bằng phương pháp hồi qui.<br />
<br />
-<br />
<br />
α1, α2, α3, α4, α5, là các tham số của biến định tính.<br />
<br />
-<br />
<br />
X1, X2, X3 lần lượt là những biến độc lập tổng diện tích cà phê kinh doanh,<br />
136<br />
<br />
tổng vốn cho sản xuất cà phê và tổng công lao động của hộ (mô hình 1);<br />
Diện tích cà phê của hộ, vốn cho sản xuất và công lao động tính bình quân<br />
trên ha cà phê kinh doanh (mô hình 2).<br />
-<br />
<br />
D1, D2, D3, D4, D5 lần lượt là các biến định tính trồng cây chắn gió, biện<br />
pháp chống xói mòn đất, tham gia tập huấn đào tạo về khuyến nông, phương<br />
pháp bón phân, phương pháp tưới nước.<br />
<br />
Số liệu được khảo sát đối với 500 hộ tại 30 xã, phường thuộc 08 huyện, thị xã:<br />
huyện CưKuin, huyện Krông Ana, huyện Lắk, huyện Krông Bông, huyện CưM’gar, thị<br />
xã Buôn Hồ, huyện Krông Búk và Krông Pắk thuộc tỉnh Đắk Lắk.<br />
3. Kết quả nghiên cứu<br />
3.1. Phân tích thống kê mô tả các nhân tố tác động đến phát triển cà phê bền<br />
vững<br />
3.1.1. Tác động của phương pháp bón phân và tưới nước cho cây cà phê<br />
Theo tài liệu của Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (1999)<br />
khuyến cáo cho tỉnh Đắk Lắk và theo phân tích của tác giả kết hợp với kinh nghiệm của<br />
các chuyên gia về cà phê, điều kiện thời tiết, khí hậu, lượng mưa tỉnh Đắk Lắk thì việc<br />
bón phân, tưới nước cho cây cà phê trong thời kỳ kinh doanh theo mức sau được xem là<br />
hợp lý: Phân NPK: 2 - 3,5 tấn/ha/năm; phân hữu cơ: 2 - 3,5 tấn/ha/năm; nước tưới: 03<br />
đợt/năm, 350 - 550m3/ha/đợt.<br />
Qua kết quả điều tra, khảo sát (phụ lục 1) cho thấy, có 151 (30,8%) hộ gia đình<br />
bón phân hợp lý, 346 (69,2%) hộ bón phân không hợp lý, tức bón phân không đủ liều<br />
lượng hoặc bón quá nhiều gây ô nhiễm, lãng phí và làm chi phí tăng cao. Kết quả khảo<br />
sát đã cho thấy, đa số hộ dân bón không đủ liều lượng, nhất là phân NPK, đây là loại<br />
phân có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cà phê (Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây<br />
Nguyên, 1999). Từ đó, năng suất cà phê bị ảnh hưởng, không đạt như mong muốn. Chỉ<br />
có 81 (16,2%) hộ tưới nước hợp lý, còn lại 419 hộ (83,8%) tưới không hợp lý. Việc tưới<br />
nước của các nông hộ phụ thuộc vào mùa mưa đến sớm hay muộn, nếu mùa mưa đến<br />
sớm thì các hộ gia đình giảm số lần tưới và giảm lượng nước tưới trong mỗi lần. Kết<br />
quả khảo sát cho thấy, đa số các hộ gia đình tưới không đủ lượng nước cho mỗi lần và<br />
một năm tưới không đủ 3 lần, điều này cũng ảnh hưởng đến sự ra hoa kết trái và sản<br />
lượng cà phê thu hoạch.<br />
Cũng từ kết quả điều tra, khảo sát được tổng hợp ở phụ lục 1 cho thấy các hộ<br />
đều đánh giá vai trò của nguồn nước tưới cho cà phê rất cao (bình quân 1,49 điểm). Bên<br />
cạnh đó, việc đánh giá khả năng nguồn nước cung cấp cho cà phê ở mức độ trung bình<br />
(bình quân 2,75 điểm). Điều đó cho thấy, vai trò và tầm quan trọng của nước tưới cho cà<br />
phê là rất lớn. Khả năng nguồn nước cung cấp nước tưới cho cà phê cũng không được<br />
dồi dào, cần sử dụng nguồn nước một cách hợp lý và có kế hoạch. Tránh khai thác<br />
137<br />
<br />
nguồn nước bừa bãi, không có qui hoạch dẫn đến thiếu nước trong tương lai. Hầu hết<br />
các hộ được phỏng vấn đều trả lời rằng: trong tương lai nguồn nước giảm và có biến<br />
động giảm. Chỉ có 3 hộ trong tổng số 500 hộ trả lời rằng nguồn nước có xu hướng tăng<br />
trong tương lai. Điều này cho thấy, nếu không có qui hoạch đất trồng cà phê một cách<br />
hợp lý, khai thác đất một cách tự phát và việc sử dụng nguồn nước không hợp lý, khai<br />
thác một cách tràn lan, bừa bãi sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn nước tưới cà phê trong tương<br />
lai (nhất là nguồn nước ngầm).<br />
3.1.2. Đánh giá của hộ về mức độ quan trọng của một số yếu tố liên quan đến<br />
sản xuất cà phê<br />
Kết quả điều tra, khảo sát ở phụ lục 3 cho thấy theo đánh giá của hộ về vai trò<br />
của các yếu tố đầu vào đối với sản xuất kinh doanh cà phê đều đạt bình quân chung lớn<br />
hơn 2, trong đó các yếu tố kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất cà phê, qui mô vốn và chất<br />
lượng đất là quan trọng hơn cả. Qui mô diện tích cũng được đánh giá là tương đối quan<br />
trọng. Còn các yếu tố khác ở mức trung bình.<br />
3.2. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế cây cà phê của hộ gia đình theo<br />
từng địa phương<br />
Số liệu tổng hợp từ phụ lục 4 cho thấy, năng suất cà phê bình quân của 545,66 ha<br />
đạt 2,54 tấn/ha. Nhìn chung, các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi như Cưkuin,<br />
CưM’gar, Krông Buk, Krông Pắk đều cho năng suất cao. Các vùng khác, đặc biệt là<br />
huyện Krông Bông và huyện Lắk cho năng suất cà phê thấp nhất trong các huyện, thị xã<br />
được điều tra. Số diện tích cho năng suất đạt trên 3 tấn chiếm tương đối cao (62,8%).<br />
Trong khi đó, số diện tích đạt dưới 1,5 tấn/ha chỉ chiếm 10,21%. Điều này chứng tỏ<br />
năng suất cà phê Đắk Lắk nói chung tương đối cao.<br />
Số liệu tổng hợp từ phụ lục 2 cho thấy, kết quả sản xuất kinh doanh cà phê của<br />
các hộ đạt tương đối cao. GO bình quân trên 1 ha cà phê kinh doanh đạt 62,03 triệu<br />
đồng, VA đạt 41,56 triệu đồng/ha và MI đạt được 32,72 triệu đồng/ha. Trong 8 huyện thị<br />
xã có 2 huyện, Lắk và Krông Bông có kết quả sản xuất kinh doanh cà phê thu được trên<br />
1 ha thấp hơn so với các vùng còn lại. Hai huyện này nhìn chung có điều kiện tự nhiên<br />
khó khăn trong việc trồng cây lâu năm, mà đặc biệt là cây cà phê. Đây là những vùng<br />
đất thấp, thường xuyên xảy ra lũ lụt hàng năm, đất thịt và cát pha là chủ yếu. Do vậy các<br />
huyện này chỉ thích hợp cho cây hàng năm.<br />
VA/IC bằng 2,03, có nghĩa cứ đầu tư 1 triệu đồng chi phí trung gian sẽ thu được<br />
bình quân 2,03 triệu đồng giá trị gia tăng từ sản xuất kinh doanh cà phê. MI/IC bằng 1,6,<br />
có nghĩa cứ đầu tư 1 triệu đồng chi phí trung gian sẽ thu được bình quân 1,6 triệu đồng<br />
thu nhập hỗn hợp. Nhìn chung, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ tương đối cao,<br />
Krông Buk, CưM’gar và CưKuin là có hiệu quả tổng thể cao hơn cả. Do các vùng này<br />
nhìn chung có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn cho việc trồng cà phê. Bên cạnh đó, kinh<br />
nghiệm, kỹ thuật chăm sóc và đầu từ đều trội hơn so với các vùng khác.<br />
138<br />
<br />
3.3. Kết quả mô hình hồi qui<br />
3.3.1. Đối với sản lượng cà phê của hộ gia đình<br />
Bảng 1. Bảng kết quả hồi qui theo mô hình CD chuyển Ln-Ln<br />
<br />
STT<br />
<br />
Biến<br />
<br />
Hệ số1<br />
<br />
Trị thống kê<br />
t<br />
<br />
Giá trị<br />
P<br />
<br />
1<br />
<br />
Hệ số tự do<br />
<br />
-4,5713***<br />
<br />
-8,362<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
2<br />
<br />
Diện tích cà phê thu hoạch (ha)<br />
<br />
0,3422***<br />
<br />
7,166<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
3<br />
<br />
Vốn cho SXKD cà phê (Tr.đồng)<br />
<br />
0,2868***<br />
<br />
9,158<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
4<br />
<br />
Công lao động (công)<br />
<br />
0,7499***<br />
<br />
6,079<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
5<br />
<br />
PP tưới nước (1-hợp lý; 0-không hợp lý)<br />
<br />
-0,0007<br />
<br />
-1,106<br />
<br />
0,2712<br />
<br />
6<br />
<br />
PP bón phân (1-hợp lý; 0-không hợp lý)<br />
<br />
0,0787***<br />
<br />
2,183<br />
<br />
0,0295<br />
<br />
7<br />
<br />
Khuyến nông (1-có tham gia; 0-không tham<br />
gia)<br />
<br />
0,1241***<br />
<br />
4,305<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
8<br />
<br />
Chống xói mòn đất (1-có chống; 0-không)<br />
<br />
0,0593**<br />
<br />
2,197<br />
<br />
0,0285<br />
<br />
9<br />
<br />
Trồng cây chắn gió (1-có trồng; 0-không<br />
trồng)<br />
<br />
0,0315<br />
<br />
1,190<br />
<br />
0,2348<br />
<br />
R=0,857911; R2= 0,736012.<br />
Hệ R2 = 0,736012, mô hình cho biết các biến độc lập đã giải thích 73,6012% sự<br />
thay đổi của biến phụ thuộc là sản lượng cà phê.<br />
Kết quả mô hình hồi qui cho thấy, có 2 tham số ứng với 2 biến là phương pháp<br />
tưới nước và trồng cây chắn gió là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy,<br />
chưa có cơ sở để kết luận việc tưới nước hợp lý và có trồng cây chắn gió sẽ mang lại<br />
hiệu quả hơn so với tưới nước không hợp lý và không trồng cây chắn gió. Các tham số<br />
của các biến còn lại đều có ý nghĩa về mặt thống kê.<br />
Ý nghĩa của các tham số:<br />
Tham số diện tích cà phê thu hoạch = 0,3422 là hệ số co giãn của sản lượng với<br />
diện tích cà phê thu hoạch, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình<br />
không đổi, khi diện tích đất tăng lên 1% thì sản lượng tăng thêm 0,3422%.<br />
Tham số vông cho sản xuất = 0,2868 là hệ số co giãn của sản lượng với vốn cho<br />
<br />
1<br />
<br />
Ghi chú: *** mức ý nghĩa 1%; ** mức ý nghĩa 5%; * mức ý nghĩa 10%<br />
<br />
139<br />
<br />