intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của chất lượng quản trị đến bất bình đẳng chi tiêu tại Việt Nam

Chia sẻ: Tư Khấu Quân Tường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Ảnh hưởng của chất lượng quản trị đến bất bình đẳng chi tiêu tại Việt Nam" xem xét ảnh hưởng của chất lượng quản trị đến bất bình đẳng chi tiêu của 63 tỉnh, thành tại Việt Nam thông qua chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI) và Khảo sát mức sống dân cư (VHLSS) trong vòng 5 năm (2012, 2014, 2016, 2018 và 2020). Nghiên cứu đo lường bất bình đẳng chi tiêu bằng chỉ số Bất bình đẳng Atkinson thông qua số chi tiêu bình quân đầu người thực tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của chất lượng quản trị đến bất bình đẳng chi tiêu tại Việt Nam

  1. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 43. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG CHI TIÊU TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân*, Nguyễn Thị Bích Trâm* Lê Phan Tuấn Đạt*, Nguyễn Linh Ngọc* Nguyễn Tú Tuệ Minh*, TS. Hoàng Thị Huệ* Tóm tắt Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của chất lượng quản trị đến bất bình đẳng chi tiêu của 63 tỉnh, thành tại Việt Nam thông qua chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI) và Khảo sát mức sống dân cư (VHLSS) trong vòng 5 năm (2012, 2014, 2016, 2018 và 2020). Nghiên cứu đo lường bất bình đẳng chi tiêu bằng chỉ số Bất bình đẳng Atkinson thông qua số chi tiêu bình quân đầu người thực tế. Áp dụng mô hình phương pháp hồi quy tổng quát khoảnh khắc (The generalized method of moments - GMM), kết quả nghiên cứu cho thấy, các khía cạnh của chất lượng quản trị có ảnh hưởng ngược chiều đến bất bình đẳng chi tiêu tại Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị và cải thiện tình trạng bất bình đẳng chi tiêu tại Việt Nam. Từ khóa: bất bình đẳng chi tiêu, chất lượng quản trị, mô hình phương pháp hồi quy tổng quát khoảnh khắc 1. GIỚI THIỆU Việt Nam đã trải qua một sự thay đổi lớn từ nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế thị trường sau những biến động từ năm 1980 (Jenkins, 2004). Chính vì vậy, tổng cầu nắm giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và là trung tâm nghiên cứu về nền kinh tế vĩ mô của nhiều nhà nghiên cứu (Dutt, 2002). Những thành tố cấu tạo nên tổng cầu bao gồm: đầu tư, xuất khẩu và chi tiêu (Dean và cộng sự, 2020). Chi tiêu Việt Nam có phản ứng khá mạnh mẽ đối với các cú sốc bất ngờ như: thiên tai, bão lũ, các hộ gia đình thường có xu hướng thắt chặt chi tiêu, tăng tiết kiệm và đầu tư để tránh những thiệt hại to lớn do thiên tai gây ra (Hieu, 2020). * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 571
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Chính điều này tạo nên sự bất bình đẳng trong tiêu dùng và tác động trực tiếp đến tổng cầu của Việt Nam. Đặt trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi sau đại dịch Covid-19, giảm bất bình đẳng chi tiêu là một trong những yếu tố then chốt cần đặc biệt chú trọng để tăng tổng cầu nền kinh tế quốc dân, hướng tới phát triển bền vững (Chapman và Tsuji, 2020). Chất lượng quản trị được đánh giá là có tác động mạnh mẽ đến bất bình đẳng đa chiều, trong đó có bất bình đẳng chi tiêu, thông qua mức độ tham nhũng, chất lượng dịch vụ công và tính dân chủ (Ghura, 1998; Gallego, 2010). Hầu hết các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung phân tích tác động của thể chế quản trị đến chênh lệch thu nhập như: Huynh và cộng sự (2023), Perugini và Tekin (2022), Blancheton và Chhorn (2021)... bởi các học giả quan niệm rằng, thu nhập là thước đo cơ bản nhất của hạnh phúc (Dalton, 1920). Tuy nhiên, thu nhập chỉ có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế một cách gián tiếp thông qua tiêu dùng dựa vào mối quan hệ tiêu dùng cận biên (Auclert và Rognlie, 2018). Chính vì những nguyên nhân trên, nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu về tác động của chất lượng quản trị đến bất bình đẳng chi tiêu, đồng thời phân tích ảnh hưởng của bất bình đẳng chi tiêu đến tổng cầu nền kinh tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở tham khảo nhằm đưa ra các khuyến nghị phù hợp, với mục đích thông qua các chính sách liên quan đến chất lượng thể chế quản trị làm giảm bất bình đẳng chi tiêu, từ đó góp phần cải thiện thành tố Chi tiêu quốc dân và kích thích tăng tổng cầu nền kinh tế. Bài viết được kết cấu thành 5 phần, gồm: Phần 1 - Giới thiệu; Phần 2 - Cơ sở lý thuyết; Phần 3 - Phương pháp nghiên cứu; Phần 4 - Kết quả nghiên cứu; và cuối cùng là Phần 5 với Kết luận và các khuyến nghị được đưa ra. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Bất bình đẳng chi tiêu là sự phản ánh bất bình đẳng kinh tế thay cho bất bình đẳng thu nhập và sự giàu có (OECD, 2013). Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quyết định chi tiêu của các cá nhân và hộ gia đình là chất lượng quản trị. IGI Global (2020) khẳng định chất lượng quản trị là việc đo lường mức độ hoạt động của một tổ chức ở các khía cạnh quản trị, cụ thể là kiểm soát tham nhũng, hiệu quả của Chính phủ, ổn định chính trị và không có bạo lực/khủng bố, chất lượng quy định và pháp quyền, tiếng nói và trách nhiệm giải trình. Chất lượng quản trị yếu kém dẫn đến tỷ lệ tham nhũng cao, làm xuất hiện tình trạng đầu tư vào các dự án kém khả thi, hiệu quả (Rose-Ackerman, 1997). Điều này đe dọa đến cơ hội việc làm và thu nhập của người dân (Dang, 2016), khiến họ có xu hướng tăng các khoản tiết kiệm và giảm chi tiêu để phòng ngừa rủi ro trong điều kiện chất lượng quản trị kém và bất ổn chính trị (Bahmani-Oskooee và Xi, 2011). Kết quả nghiên cứu tại Anh cho thấy, rủi ro thất nghiệp tăng cao do chịu ảnh hưởng tiêu cực của chất lượng quản trị sẽ làm giảm 1,6% chi tiêu hộ gia đình (Benito, 2006). Đặc biệt, các hộ gia đình nghèo và người lao động thu nhập thấp thường phản ứng mạnh mẽ hơn với sự thay đổi này (Gupta và cộng sự, 2001). Điều này làm gia tăng khoảng cách bất bình đẳng chi tiêu giữa nhóm đối tượng có thu nhập thấp và nhóm đối tượng có thu nhập cao trong nền kinh tế. 572
  3. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Ở chiều ngược lại, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những cải thiện trong chất lượng quản trị và chính sách kinh tế sẽ giúp người dân và doanh nghiệp có thêm niềm tin vào sự phát triển nền kinh tế trong tương lai (Varlamova và Larionova, 2015). Đặc biệt, chất lượng quản trị tốt sẽ tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư, tạo cơ hội việc làm cho người lao động, giúp họ đảm bảo nguồn thu nhập ổn định (Dang, 2016). Từ đó, cải thiện chất lượng quản trị sẽ giúp các cá nhân và hộ gia đình tháo gỡ những khó khăn về kinh tế, cho phép họ đầu tư và chi tiêu nhiều hơn vào các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống (Frey và Stutzer, 2000). Nghiên cứu về tác động của chất lượng quản trị với tiêu dùng ở các nước G7 cho thấy, các chính sách quản trị ổn định và hiệu quả sẽ khuyến khích người dân chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm và các hoạt động làm tăng vốn con người như giáo dục, y tế (Bahmani-Oskooee và Maki-Nayeri, 2019). Có thể thấy, việc cải thiện chất lượng quản trị sẽ thúc đẩy đầu tư, tiêu thụ hàng hóa, góp phần làm giảm bất bình đẳng chi tiêu. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu Bài viết sử dụng dữ liệu từ các nguồn chính sau đây: Thứ nhất, Khảo sát mức sống dân cư (VHLSS) của Tổng cục Thống kê trong 5 năm 2012, 2014, 2016, 2018 và 2020 để tính toán bất bình đẳng chi tiêu. Thứ hai, chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) được thực hiện hằng năm bởi Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (United Nations Development Programme - UNDP), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (Centre for Community Support Development Studies - CECODES) được dùng để đo lường chất lượng quản trị cấp tỉnh ở Việt Nam. Thứ ba, dữ liệu được công bố từ Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam theo từng địa phương đo lường các biến kiểm soát như: mật độ dân số, tỷ lệ dân thành thị - nông thôn, tỷ suất sinh thô, tỷ lệ hộ nghèo, tăng trưởng GDP bình quân đầu người, vùng kinh tế. 3.2. Đo lường 3.2.1. Đo lường chất lượng quản trị Nghiên cứu sử dụng chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) theo đề xuất của Giang và cộng sự (2020). Sau hai năm thử nghiệm, PAPI được triển khai toàn quốc từ năm 2011 với 6 chỉ số lĩnh vực, gồm: (1) Sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở (2) Công khai, minh bạch (3) Trách nhiệm giải trình với người dân (4) Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công (5) Thủ tục hành chính công (6) Cung ứng dịch vụ công 573
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Đến năm 2018, bộ dữ liệu được bổ sung thêm hai chỉ số lĩnh vực là Quản trị môi trường và Quản trị điện tử. Tuy nhiên, do tiến hành nghiên cứu vào các năm 2012, 2014, 2016, 2018 và 2020, nên nhóm tác giả chỉ sử dụng 6 chỉ số lĩnh vực để đồng nhất chỉ số giữa các năm. Năm 2020, Giang và cộng sự cho rằng, 6 chỉ số lĩnh vực trên có tương quan chặt chẽ với nhau và điều này có thể dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến trong hồi quy. Do vậy, nghiên cứu chia 6 chỉ số thành 3 khía cạnh theo đề xuất của Giang và cộng sự (2020), sau đó đồng bộ các khía cạnh về thang điểm 10. Cụ thể, 3 khía cạnh bao gồm: - Dân chủ (Sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình với người dân). - Kiểm soát tham nhũng (Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công). - Dịch vụ công (Thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công). 3.2.2. Đo lường bất bình đẳng chi tiêu Bài viết sử dụng chi tiêu bình quân đầu người thực tế để tính toán bất bình đẳng chi tiêu thông qua chỉ số Bất bình đẳng Atkinson (Bui và Erreygers, 2020). Khi đo lường bất bình đẳng, có thể sử dụng nhiều chỉ số khác nhau như: chỉ số Gini, chỉ số Theil, chỉ số Robin Hood, chỉ số Maasoumi, chỉ số Atkinson... Tuy nhiên, so với các chỉ số khác, chỉ số Atkinson xem xét các khía cạnh phân phối một cách rõ ràng và có thể được coi thước đo bất bình đẳng và chỉ số về lợi ích phúc lợi tiềm năng từ phân phối lại (Sun và cộng sự, 2015). Theo Schlör và cộng sự (2013), tham số epsilon trong chỉ số Atkinson cho phép xác định mức độ nhạy cảm của chỉ số đối với bất bình đẳng, điều này rất quan trọng trong bối cảnh phát triển bền vững. Tuy nhiên, các chỉ số đo lường khác lại không có đặc điểm này. Đồng thời, ông cũng nhận thấy chỉ số Atkinson có một mối liên hệ tự nhiên giữa tham số và các lý thuyết xã hội. Ngoài ra, do sử dụng phản ứng của xã hội để đo lường mức độ bất bình đẳng, nên chỉ số này còn được sử dụng để đưa ra các đánh giá về phúc lợi xã hội nhằm hướng đến hoàn thiện chính sách công phù hợp (Võ Hồng Đức và cộng sự, 2019). Từ những ưu điểm kể trên và đề xuất của các nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả lựa chọn chỉ số Atkinson để đo lường bất bình đẳng chi tiêu tại Việt Nam thông qua chi tiêu bình quân đầu người thực tế. Để tính toán chi tiêu bình quân đầu người thực tế, nhóm tác giả tính toán chi tiêu cá nhân ci thông qua chi tiêu bình quân đầu người thực tế (Bui và Erreygers, 2020). Giả sử cá nhân i là thành viên của hộ k gồm nk thành viên. Nếu tổng chi tiêu của hộ bằng ck, thì mức tiêu dùng bình quân đầu người của mỗi thành viên trong hộ gia đình này được xác định bởi công thức (1) sau: (1) Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đo lường bất bình đẳng chi tiêu thông qua chỉ số Atkinson theo đề xuất của Tsui (1995, 1999) theo công thức (2) dưới đây: (2) 574
  5. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Trong đó: xi là mức phúc lợi cá nhân i đạt được; n là số lượng cá nhân trong xã hội; ϵ là tham số thể hiện sự nhạy cảm của xã hội với bất bình đẳng. μ(x) là mức phúc lợi trung bình các cá nhân đạt được; cần lựa chọn giá trị của các tham số ϵ phù hợp. Khi lựa chọn ϵ cần lưu ý điều kiện ϵ >0 để Theo Bui và Erreygers (2020), khi tiến hành nghiên cứu, với mỗi quy chuẩn khác nhau nghiên cứu bất bình đẳng giáo dục tại Việt Nam, nghiên cứu sử dụng ϵ = 2 để tính toán chỉ đảm bảo rằng, xã hội có ác cảm với bất bình đẳng (Kolm, 1977). Để phù hợp với bối cảnh số Bất bình đẳng Atkinson theo đề xuất của Bui và Erreygers (2020). 3.3. Phương pháp Thứ nhất, nhóm tác giả đánh giá tác động của chất lượng quản trị đến bất bình đẳng giáo dục thông qua phương trình hồi quy (3): (3) Trong đó: BBĐjt là chỉ số đo lường mức độ bất bình đẳng chi tiêu của tỉnh j trong năm t; danchujt là chỉ số đo lường chất lượng quản trị của tỉnh j trong năm t thông qua khía cạnh Dân chủ; thamnhungjt là chỉ số đo lường chất lượng quản trị của tỉnh j trong năm t thông qua khía cạnh Kiểm soát tham nhũng; dvcongjt là chỉ số đo lường chất lượng quản trị của tỉnh j trong năm t thông qua khía cạnh Dịch vụ công; Xjt là các biến kiểm soát, gồm: mật độ dân số, tỷ lệ dân thành thị - nông thôn, tỷ suất sinh thô, tỷ lệ hộ nghèo, tăng trưởng GDP bình quân đầu người, vùng kinh tế; ujtlà các biến không quan sát được. Thứ hai, để ước lượng phương trình hồi quy, nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng quát của các khoảnh khắc (Generalized Method of Moments - GMM). Nhiều nghiên cứu trước đây khi xem xét về mối quan hệ giữa các yếu tố và bất bình đẳng đã chỉ ra hiện tượng nội sinh điển hình như Sağlam (2021). Do đó, để tránh hiện tượng nội sinh trong mô hình, nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM để khắc phục theo đề xuất của Hansen (1982). Để kiểm định sự phù hợp của phương pháp GMM, nghiên cứu thực hiện kiểm định nội sinh Durbin-Wu Hausman. Mô hình có hiện tượng nội sinh với mức ý nghĩa P-value < 0,05 và ngược lại. Kết quả tại Bảng 3 cho thấy, P-value = 0,0001 (< 0,05), vì vậy có hiện tượng nội sinh trong mô hình. 575
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bên cạnh đó, kiểm định Hansen (hay kiểm định Sargan) được sử dụng kiểm tra sự phù hợp của biến công cụ trong mô hình GMM. Với P-value > 0,1 (P-value = 0,344) kết quả tại Bảng 3 cho thấy tất cả các biến công cụ được sử dụng trong mô hình là hợp lý. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng kiểm định Arellano - Bond (AR) để kiểm tra tính chất tự tương quan của phương sai sai số mô hình GMM ở dạng sai phân bậc 2 (AR(2)). Với điều kiện P-value > 0,05 thể hiện không có tự tương quan bậc 2 cho phần dư. Kết quả tại Bảng 3 cho thấy, P-value > 0,05 (P-value = 0,295), nói cách khác, không có hiện tượng tự tương quan bậc 2 cho phần dư trong mô hình ước lượng. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả 4.1.1. Thực trạng chất lượng quản trị Điểm số các khía cạnh Dân chủ, Kiểm soát tham nhũng và Dịch vụ công có sự biến đổi khác nhau trong cả giai đoạn 2012 - 2022. Cụ thể, khía cạnh Dân chủ, Hình 1 cho thấy giá trị trung bình 63 tỉnh, thành của khía cạnh Dân chủ giảm liên tục trong giai đoạn 2012 - 2022 (giảm 0,85 điểm), thể hiện chất lượng khía cạnh Dân chủ (Sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình với người dân) của các tỉnh đang có sự giảm sút về chất lượng. Với khía cạnh Kiểm soát tham nhũng và Dịch vụ công, Hình 1 cho thấy giá trị trung bình của chỉ số đo lường hai khía cạnh này có sự biến động trong giai đoạn nghiên cứu. Nhìn chung, trong cả giai đoạn, giá trị trung bình của chỉ số đo lường khía cạnh Kiểm soát tham nhũng và Dịch vụ công tăng và tăng lần lượt 0,57 và 0,42 điểm. Nói cách khác, các tỉnh, thành đang cải thiện trong việc kiểm soát tốt tình trạng tham nhũng và cung cấp dịch vụ, hành chính công của địa phương. Tuy nhiên, sự cải thiện chưa được duy trì liên tục qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Hình 1. Các khía cạnh của chất lượng quản trị tính trung bình cả nước giai đoạn 2012 - 2022 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Hình 2 cho thấy chỉ số PAPI của 3 khía cạnh của cả nước và 6 vùng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012 - 2022. Cụ thể: Với khía cạnh Dân chủ, vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long 576
  7. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI có điểm số thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có điểm số thấp nhất và thấp hơn mức trung bình của cả nước là 0,3 điểm. Ngược lại, vùng Đồng bằng sông Hồng có điểm số khía cạnh Dân chủ cao nhất và cao hơn mức trung bình của cả nước 0,19 điểm.  Với khía cạnh Kiểm soát tham nhũng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ có điểm số cao nhất và cao hơn mức trung bình của cả nước lần lượt là 0,28; 0,2 và 0,05 điểm. Trong khi đó, vùng Tây Nguyên có điểm số thấp nhất và thấp hơn mức trung bình của cả nước là 0,27 điểm.  Với khía cạnh Dịch vụ công, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có điểm số thấp nhất (thấp hơn trung bình cả nước 0,08 điểm). Ngược lại, vùng Đồng bằng sông Hồng có điểm số cao nhất và cao hơn mức trung bình cả nước 0,13 điểm. Hình 2. Các khía cạnh của chất lượng quản trị tính trung bình cả nước và theo khu vực giai đoạn 2012 - 2022 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Nhìn chung, trong giai đoạn nghiên cứu, tại tất cả các khu vực và cả nước, khía cạnh Dân chủ có điểm số trung bình thấp nhất, tiếp đến là khía cạnh Kiểm soát tham nhũng và cao nhất là khía cạnh Dịch vụ công. Điểm số của cả ba khía cạnh có sự chênh lệch giữa các vùng, tuy nhiên, sự chênh lệch là không đáng kể, thể hiện chất lượng quản trị của các vùng Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2022 tương đối đồng đều. 577
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 4.1.2. Thực trạng bất bình đẳng chi tiêu Bảng 1. Chỉ số Bất bình đẳng chi tiêu tại các tỉnh, thành Việt Nam giai đoạn 2012 - 2022 Giá trị Độ lệch Hệ số Hệ số Khoảng Giá trị Giá trị Năm Phương sai trung bình chuẩn Kurtosis Skewness biến thiên nhỏ nhất lớn nhất 2012 0,412 0,069 0,005 3,224 0,680 0,329 0,275 0,604 2014 0,416 0,070 0,005 4,375 1,093 0,323 0,303 0,626 2016 0,427 0,080 0,006 4,744 1,107 0,537 0,282 0,719 2018 0,429 0,074 0,005 4,069 1,051 0,345 0,304 0,649 2020 0,439 0,072 0,005 3,459 0,967 0,324 0,327 0,651 2022 0,581 0,204 0,041 1,987 0,351 0,582 0,264 0,846 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Bảng 1 cho thấy chỉ số Bất bình đẳng chi tiêu trung bình các tỉnh, thành Việt Nam liên tục tăng từ 0,412 điểm (năm 2012) lên đến 0,581 điểm (năm 2022), cả giai đoạn tăng 0,069 điểm. Nói cách khác, bất bình đẳng chi tiêu đang có xu hướng tăng liên tục tại các tỉnh, thành Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Bên cạnh đó, dữ liệu phân phối trong cả giai đoạn 2012 - 2022 là phân phối có dạng nhọn và lệch dương (Kurtosis > 0; Skewness > 0). Ngoài ra, trong giai đoạn 2012 - 2022, khoảng biến thiên có xu hướng tăng dần thể hiện sự chênh lệch bất bình đẳng chi tiêu ngày càng cao giữa các tỉnh.  Hình 3. Giá trị trung bình chỉ số Bất bình đẳng chi tiêu cả nước và theo khu vực giai đoạn 2012 - 2022 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Hình 3 cho thấy giá trị trung bình chỉ số Bất bình đẳng chi tiêu cả nước và 6 vùng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012 - 2022. Các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có điểm số trung bình của chỉ số Bất bình đẳng chi tiêu thấp hơn mức trung bình của cả nước. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng có điểm số trung bình thấp nhất và thấp hơn mức trung bình của cả nước 0,055 điểm. Ngược lại, vùng Tây Nguyên có điểm số trung bình trong giai đoạn nghiên cứu cao nhất cả nước và cao hơn mức trung bình cả nước 0,021 điểm. 578
  9. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 4.2. Phân tích tương quan Bảng 2. Hệ số phóng đại phương sai (VIF) Biến VIF 1/VIF Dân chủ 3,99 0,25 Tham nhũng 2,29 0,44 Dịch vụ công 2,80 0,36 Mật độ dân số 1,69 0,59 Tỷ lệ thành thị - nông thôn Tỷ lệ thành thị 2,01 0,50 (Tham chiếu: Nông thôn) Tỷ suất sinh thô 1,13 0,89 Tỷ lệ nghèo 2,98 0,34 Tăng trưởng GDP bình quân đầu người 2,41 0,42 Đồng bằng sông Hồng 2,96 0,34 Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2,47 0,40 (Tham chiếu: Trung du và miền núi Tây Nguyên 1,54 0,65 phía Bắc) Đông Nam Bộ 2,47 0,40 Đồng bằng sông Cửu Long 2,96 0,34 VIF trung bình: 2,44 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Nhóm tác giả sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF) để thực hiện kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình với giả thuyết khi hệ số VIF có giá trị nhỏ hơn 10 thì mô hình không có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Theo Bảng 2, kết quả kiểm định hệ số VIF của tất cả các biến dao động từ 1,13 đến 3,99, điều này khẳng định không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình ước lượng. 4.3. Ảnh hưởng của chất lượng quản trị đến bất bình đẳng chi tiêu tại Việt Nam Bảng 3. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của chất lượng quản trị đến các khía cạnh của bất bình đẳng đa chiều tại Việt Nam Biến độc lập Bất bình đẳng chi tiêu Biến trễ của bất bình đẳng chi tiêu 0,2686*** Dân chủ -0,0079*** Tham nhũng -0,0107*** Dịch vụ công -0,0119* Biến kiểm soát Mật độ dân số -0,00001** 579
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Biến độc lập Bất bình đẳng chi tiêu Tỷ lệ thành thị - nông thôn Thành thị 0,0005*** (Tham chiếu: nông thôn) Tỷ suất sinh thô 0,0021*** Tỷ lệ nghèo 0,0032*** Tăng trưởng GDP bình quân đầu người -0,0051* Đồng bằng sông Hồng -0,0216** Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung -0,0191** (Tham chiếu: Trung du và miền núi phía Bắc) Tây Nguyên 0,0264** Đông Nam Bộ 0,0048 Đồng bằng sông Cửu Long -0,0178** Constant 0,1133** Wald chi2(14) 393740,17 Prob>chi2 0,000 Wu-Hausman F(1,24) 0,0001 AR(2) (P-value) 0,295 Hansen J. (P-value) 0,344 Số quan sát 250 Số biến công cụ 62 Mức ý nghĩa thống kê: * p
  11. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Ngoài ra, chất lượng quản trị kém dẫn đến rủi ro thất nghiệp tăng cao sẽ làm giảm chi tiêu hộ gia đình, đặc biệt, các hộ gia đình nghèo và người lao động thu nhập thấp thường phản ứng mạnh mẽ hơn với sự thay đổi này. Điều này làm gia tăng khoảng cách bất bình đẳng chi tiêu giữa nhóm đối tượng có thu nhập thấp và nhóm đối tượng có thu nhập cao trong nền kinh tế (Gupta và cộng sự, 2001). Ngược lại, ở góc nhìn tích cực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những cải thiện trong chất lượng quản trị và chính sách kinh tế sẽ giúp người dân và doanh nghiệp có thêm niềm tin vào sự phát triển nền kinh tế trong tương lai. Đặc biệt, chất lượng quản trị tốt sẽ tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư, tạo cơ hội việc làm cho người lao động giúp họ đảm bảo nguồn thu nhập ổn định (Dang, 2016). Từ đó, cải thiện chất lượng quản trị sẽ giúp các cá nhân và hộ gia đình tháo gỡ những khó khăn về kinh tế, cho phép họ đầu tư và chi tiêu nhiều hơn vào các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Các chính sách quản trị ổn định và hiệu quả sẽ khuyến khích người dân chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm và các hoạt động làm tăng vốn con người như giáo dục, y tế (Bahmani-Oskooee và Maki-Nayeri, 2019). Có thể thấy, việc cải thiện chất lượng quản trị sẽ thúc đẩy đầu tư, tiêu thụ hàng hóa góp phần làm giảm bất bình đẳng chi tiêu. 5. KẾT LUẬN Dựa trên dữ liệu từ 63 tỉnh, thành trong 5 năm (2012, 2014, 2016, 2018 và 2020), nghiên cứu đã phân tích và lý giải mối quan hệ giữa chất lượng thể chế quản trị và bất bình đẳng chi tiêu tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra chất lượng thể chế quản trị có mối tương quan ngược chiều với bất bình đẳng chi tiêu trong xã hội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thể chế quản trị dựa trên các khía cạnh, qua đó góp phần giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng chi tiêu tại Việt Nam, thúc đẩy tiêu dùng của người dân và mang đến những đóng góp tích cực tới tổng cầu Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bất bình đẳng chi tiêu tại Việt Nam nhận được nhiều tác động tích cực từ kiểm soát tham nhũng tại khu vực công. Trên thực tế, Chính phủ đã có thêm nhiều bước tiến đột phá như: tinh giản và nâng cao hiệu quả bộ máy nhà nước, thành lập “Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt Nam” nhằm kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp tham nhũng. Tuy nhiên, tham nhũng vẫn tồn tại ở một số lĩnh vực trong cuộc sống, ảnh hưởng trực tiếp đến tái phân phối thu nhập và hoạt động chi tiêu hộ gia đình. Do vậy, Nhà nước nên chú trọng quan tâm và ban hành các chính sách đảm bảo tiền lương, lương hưu và các khoản phúc lợi khác cho đội ngũ cán bộ, công chức; đồng thời đặt ra những hạn định về biếu phẩm và giá trị tối đa được nhận, kết hợp kê khai trung thực thu nhập và tài sản cá nhân dưới sự giám sát chặt chẽ của các phòng ban kiểm soát tham nhũng. Song song với đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục về tác hại của tham nhũng; hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy định ban hành, thực thi chính sách pháp luật; phát huy vai trò tổ chức Đảng trong đấu tranh phòng, chống mọi biểu hiện suy thoái chính trị, tư tưởng. 581
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhằm cải thiện bất bình đẳng chi tiêu tại Việt Nam, Nhà nước cần khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các chính sách cải cách thủ tục hành chính và dịch vụ công. Trên thực tế, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp để tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị nhà nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước và người dân; qua đó xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, đảm bảo công bằng cho mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, những chính sách này chưa tiếp cận được tới khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, trong khi người dân ở khu vực này đang phải chịu những ảnh hưởng của chất lượng quản trị kém như dịch vụ công và cơ sở hạ tầng kém chất lượng. Do đó, Chính phủ cần ban hành các chính sách hướng tới người dân tại các khu vực khó khăn, đảm bảo việc được hưởng các quyền lợi cơ bản, từ đó thúc đẩy tăng gia sản xuất, cải thiện kinh tế - xã hội tại khu vực và ổn định chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu cũng chỉ ra tính công khai, minh bạch, sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình của chính quyền đang có ảnh hưởng tiêu cực đến bất bình đẳng chi tiêu. Vì vậy, cần nhấn mạnh đến những khía cạnh này trong giai đoạn tới để nâng cao chất lượng quản trị, mang lại những tác động tích cực hơn đến công tác thu hẹp khoảng cách trong chi tiêu của người dân. Chính quyền các địa phương cần công khai, minh bạch trong rà soát, bình xét hộ nghèo, cận nghèo, bởi đó là mấu chốt quan trọng để góp phần làm tốt công tác giảm thiểu bất bình đẳng ở Việt Nam, đặc biệt là khía cạnh chi tiêu. Cụ thể, các địa phương nên thành lập ban chỉ đạo giảm nghèo để thực hiện rà soát, bình xét hộ nghèo đến các thôn, tổ chức họp dân chấm theo phiếu và báo cáo công khai; đồng thời lưu ý tìm hiểu mong muốn và phản ánh của người dân thông qua các buổi tiếp xúc cử tri, bảng hỏi, biểu hỏi nhằm điều chỉnh các thể chế quản trị, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên cơ sở phản hồi của người dân. Ngoài ra, chính quyền các cấp cần nâng cao trách nhiệm giải trình đối với các vấn đề về chính sách, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn nâng cao nhận thức về quyền lợi của bản thân và hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, từ đó rút ngắn khoảng cách về bất bình đẳng chi tiêu tại Việt Nam. Đây cũng chính là căn cứ để xây dựng các chiến lược tổng thể cũng như giải pháp cụ thể, nhằm thúc đẩy chính quyền địa phương điều hành theo nguyên tắc chính quyền phục vụ, lấy người dân làm trung tâm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Auclert, A., & Rognlie, M. (2018), Inequality and aggregate demand (No. w24280). National Bureau of Economic Research.Bahmani-Oskooee, M., & Maki-Nayeri, M. (2019), “Asymmetric effects of policy uncertainty on domestic investment in G7 countries”, Open Economies Review, 30, 675 - 693. 2. Bahmani-Oskooee, M., & Xi, D. (2011), “Economic uncertainty, monetary uncertainty and the demand for money in Australia”, Australian Economic Papers, 50(4), 115 - 128. 3. Bui, T. K. T., & Erreygers, G. (2020), “Multidimensional inequality in Vietnam, 2002 - 2012”, Economies, 8(2), 29. 582
  13. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 4. Dalton, H. (1920), “The measurement of the inequality of incomes”, The Economic Journal, 30(119), 348 - 361. 5. Dang, Q. V. (2016), “The impact of corruption on provincial development performance in Vietnam”, Crime, Law and Social Change, 65(4 - 5), 325 - 350. 6. Dutt, A. K. (2002), “Aggregate demand-aggregate supply analysis: A history”, History of Political Economy, 34(2), 321 - 363. 7. Frey, B. S., & Stutzer, A. (2000), “Happiness, economy and institutions”, The Economic Journal, 110(466), 918 - 938. 8. Gallego, F. A. (2010), Historical origins of schooling: The role of democracy and political decentralization. The Review of Economics and Statistics, 92(2), 228 - 243. 9. Giang, L. T., Nguyen, C. V., & Nguyen, H. Q. (2020), “The impacts of economic growth and governance on migration: Evidence from Vietnam”, The European Journal of Development Research, 32, 1195 - 1229. 10. González-Benito, J., & González-Benito, O. (2006), “A review of determinant factors of environmental proactivity”, Business Strategy and the Environment, 15(2), 87 - 102. 11. Gupta, S., Davoodi, H., & Tiongson, E. (2001), “Corruption and the provision of health care and education services”, in The Political Economy of Corruption, Jain, A. K. (ed.), Routledge, London, 123 - 153. 12. Ghura, M. D. (1998), Tax revenue in Sub-Saharan Africa: Effects of economic policies and corruption. International Monetary Fund. 13. Hansen, L. P. (1982), “Large sample properties of generalized method of moments estimators”, Econometrica: Journal of the Econometric Society, 50(4), 1029 - 1054. 14. Hiếu, N. K. (2020), “Ảnh hưởng của thiên tai đến thu nhập và tỷ lệ nghèo tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 277, 2 - 11. 15. IGI Global (2020), What is Governance Quality? Retrieved from: https://www.igi-global. com/dictionary/corporate-social-performance-and-governance-quality-across-the-brics- countries/93968 16. Jenkins, R. (2004), “Vietnam in the global economy: Trade, employment and poverty”, Journal of International Development, 16(1), 13 - 28. 17. Kolm, S. C. (1977), “Multidimensional Egalitarianisms”, The Quarterly Journal of Economics, 91(1), 1 - 13. 18. Perugini, C., & Tekin, İ. (2022), “Financial development, income inequality and governance institutions”, Panoeconomicus, 69(3), 353 - 379. 19. Rose-Ackerman, S. (1997). “The political economy of corruption”, in Corruption and the Global Economy, Elliott, K. A. (ed.), Columbia University Press, USA, 54. 20. Sa-lam, B. B. (2021), “Educational inequality versus income inequality: An empirical investigation”, The Economic and Social Review, 52(3), 269 - 299. 583
  14. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 21. Schlör, H., Fischer, W., & Hake, J. F. (2013), “Sustainable development, justice and the Atkinson index: Measuring the distributional effects of the German energy transition”, Applied Energy, 112, 1493 - 1499. 22. Stewart, F., & Samman, E. (2013), “Inequality and development: an overview”, in International Development: Ideas, Experience, and Prospects, Currie-Alder, B., Kanbur, R., Malone, D. M., & Medhora, R. (eds.), Oxford University Press, New York, USA, 98 - 115. 23. Sun, C., Zhang, Y., Peng, S., & Zhang, W. (2015), “The inequalities of public utility products in China: From the perspective of the Atkinson index”, Renewable and Sustainable Energy Reviews, 51, 751 - 760. 24. Varlamova, J., & Larionova, N. (2015), “Macroeconomic and demographic determinants of household expenditures in OECD countries”, Procedia Economics and Finance, 24, 727 - 733. 25. Vo, D. H., Nguyen, T. C., Tran, N. P., & Vo, A. T. (2019), “What factors affect income inequality and economic growth in middle-income countries?”, Journal of Risk and Financial Management, 12(1), 40. 584
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2