intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của công nghệ số đến hệ thống kế toán doanh nghiệp

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo "Ảnh hưởng của công nghệ số đến hệ thống kế toán doanh nghiệp" chỉ ra tác động của công nghệ số đến một số thành phần của hệ thống kế toán doanh nghiệp như: Nhân sự kế toán; cách thức xử lý kế toán và cách thức lưu trữ, tính an toàn, bảo mật của thông tin kế toán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của công nghệ số đến hệ thống kế toán doanh nghiệp

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ SỐ ĐẾN HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Cao Thị Huyền Trang1 Tóm tắt Công nghệ số là một vấn đề đang được rất nhiều quốc gia, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu quan tâm. Công nghệ số còn được gọi là chuyển đổi số với các công nghệ chủ yếu như: Dữ liệu lớn, internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây,... Bài báo chỉ ra tác động của công nghệ số đến một số thành phần của hệ thống kế toán doanh nghiệp như: Nhân sự kế toán; cách thức xử lý kế toán và cách thức lưu trữ, tính an toàn, bảo mật của thông tin kế toán. Từ khoá: công nghệ số, hệ thống kế toán 1. Giới thiệu Công nghệ số hay còn gọi là chuyển đổi số - là một quá trình thay đổi từ phương thức thủ công truyền thống sang áp dụng công nghệ với các trụ cột là big data, internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây,... Tại các doanh nghiệp, việc áp dụng các công nghệ số giúp mở ra một phương thức điều hành, quản lý, lãnh đạo, xây dựng quy trình làm việc tự động phân tích dữ liệu và chuyển hóa, không giấy tờ, để tạo ra các giá trị mới, thay đổi văn hóa công ty theo hướng tích cực và hiện đại hóa. Thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp thực sự đã coi chuyển đổi số là quá trình tất yếu để mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn, chuyên nghiệp hơn và gia tăng năng suất lao động cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Chuyển đổi số không phải là một trào lưu thời thượng, mặc dù chuyển đổi số mang nhiều danh xưng và dễ bị nhầm lẫn với nhiều thuật ngữ khác như cách mạng công nghiệp 4.0, đột phá kỹ thuật số, nhưng tựu chung lại nó đã trở thành một chiến lược vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Như vậy có thể nói rằng Công nghệ số hay chuyển đổi số trong lĩnh vực quản trị DN nói chung và trong hệ thống kế toán doanh nghiệp nói riêng là tất yếu, là chiến lược đối với mọi doanh nghiệp. Việc chuyển đổi số tại các doanh nghiệp cần thực hiện từng bước, cần có kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn. Công nghệ số có tác động như thế nào đến hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp là một câu hỏi cần được làm sáng tỏ, giúp cho các DN có cách nhìn toàn diện và lên kế hoạch chuyển đổi một cách hiệu quả, phù hợp với đặc thù DN. 1 Email: caothihuyentrang@haui.edu.vn 500
  2. 2. Tổng quan nghiên cứu Sự ảnh hưởng của công nghệ số đến một số lĩnh vực trong doanh nghiệp đã được các nghiên cứu chỉ ra. Bài báo sẽ chỉ ra tác động của công nghệ số đến một số thành phần của hệ thống kế toán doanh nghiệp như: Nhân sự kế toán; cách thức xử lý kế toán và cách thức lưu trữ, tính an toàn, bảo mật của thông tin kế toán. Công nghệ số tác động đến đội ngũ/ nhân lực kế toán Chuyển đổi số không còn là một dự án công nghệ thông tin được vận hành độc lập trong các tổ chức như trước đây. Chuyển đổi số đang đòi hỏi sự “lột xác” toàn diện về cách một doanh nghiệp vận hành, thiết kế sản phẩm, mô hình kinh doanh, tương tác với khách hàng và trong đó có hệ thống kế toán DN (Phạm Anh Tuấn, 2021). Sự đột phá trong công nghệ bao gồm dữ liệu lớn, đám mây, trí tuệ nhân tạo và blockchain mang lại cả cơ hội và thách thức cho việc tăng cường quản trị tổ chức, đặc biệt qua góc nhìn của lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Việc thay đổi mô hình quản trị trong các doanh nghiệp dưới tác động của công nghệ đột số là rất quan trọng. Khả năng quản lý và kiểm soát một lượng lớn dữ liệu số hóa trong thời đại kỹ thuật số này cũng đã thúc đẩy lĩnh vực kế toán trở nên linh hoạt, có kết nối mạng tốt và sử dụng đa nền tảng có thể hỗ trợ các công nghệ mới nổi này và Công nghiệp 4.0. Do đó, lĩnh vực này đặc biệt cần một đội ngũ có kiến thức và chủ động để kiểm soát áp lực nhằm hỗ trợ các phương thức quản trị tương lai (Ibrahim và Cộng sự năm, 2021). Jasim và cộng sự (2020) cũng nhấn mạnh việc các DN cần phát triển nguồn nhân lực đồng bộ với hệ thống quản lý; cần đào tạo các nhân viên kế toán để họ có thể vận hành hiệu quả các phần mềm được nâng cấp. Sự phổ biến của công nghệ thông tin (CNTT) trong các doanh nghiệp làm gia tăng nhu cầu về các kỹ năng CNTT, nhu cầu về chuyên gia kế toán ngày càng gia tăng (Pan và cộng sự, 2016) Công nghệ số tác động đến phương thức xử lý kế toán Các DN nên đầu tư vào việc phát triển hệ thống quản lý đồng bộ, phát triển phần mềm hệ thống kế toán, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực một cách hiệu quả để đạt được những ưu điểm cao nhất, khắc phục những nhược điểm của việc triển khai công nghệ thông tin trong AIS (Jasim và cộng sự, 2020). Bên cạnh đó, Andronie và cộng sự (2019) nghiên cứu một số khía cạnh cụ thể của công nghệ đám mây trong kế toán. Kết quả nghiên cứu chỉ ra trong bốn yếu tố: Internet di động tốc độ cao; trí tuệ nhân tạo; áp dụng rộng rãi phân tích dữ liệu lớn; và công nghệ đám mây, thì công nghệ đám mây sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý của công ty, làm thay đổi các phương thức kế toán. Công nghệ số có tác động trực tiếp đến cách các công ty tổ chức chiến lược kinh doanh của họ và đòi hỏi một văn hóa doanh nghiệp tương thích. Đối với tài chính và kế toán số hóa có tác động trực tiếp đến chiến lược, hành động và quy trình. Số hóa cung 501
  3. cấp cho kế toán viên các công cụ kế toán kỹ thuật số, kiến thức và kênh giao tiếp (Kumar và cộng sự, 2018). Sự phổ biến của công nghệ thông tin (CNTT) trong các doanh nghiệp đã làm thay đổi bản chất và tính kinh tế của hoạt động kế toán. Đặc biệt, sự xuất hiện của điện toán đám mây, ngôn ngữ báo cáo kinh doanh có thể mở rộng và phân tích kinh doanh trong những năm gần đây đã thay đổi cách các công ty báo cáo tình hình hoạt động tài chính và đưa ra quyết định kinh doanh (Pan và cộng sự, 2016) Công nghệ số tác động đến việc lưu trữ/ tính an toàn/bảo mật của thông tin kế toán Đổi mới công nghệ thông tin đã góp phần vào sự phát triển của hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp (AIS), cải thiện hiệu suất kinh doanh và giúp xuất hiện kế toán đám mây. Một trong những nhược điểm quan trọng nhất của việc sử dụng công nghệ thông tin trong AIS là thiếu các công nghệ tiêu chuẩn hóa được sử dụng trong tất cả hệ thống, vì các công ty thường chọn lọc trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp với hoạt động của họ và điều này làm giảm việc nâng cao chất lượng và hiệu suất của các công việc kế toán một cách minh bạch và an toàn của hệ thống thông tin kế toán trong DN(Jasim và cộng sự, 2020). Andronie và cộng sự (2019) đã khẳng định đám mây là một trong những bước phát triển quan trọng nhất của công nghệ thông tin trong thập kỷ qua, có tác động đáng kể đến báo cáo tài chính cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Nó được coi là công cụ không thể thiếu của kế toán trong tương lai gần và sẽ cải thiện độ chính xác của thông tin tài chính và chiến lược kinh doanh. Nền tảng kế toán đám mây có thể cung cấp một bộ dữ liệu chính xác và toàn diện trong báo cáo tài chính. Như vậy có thể thấy các nghiên cứu tập trung vào xem xét các yếu tố chính của công nghệ số, bao gồm: dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, đám mây và blockchain và sự ảnh hưởng của nó đến công tác quản lý nói chung và các phương thức thực hiện kế toán nói riêng. Ngành kế toán cũng giống như nhiều ngành khác đều cần phải thay đổi do công nghệ số.. Với công nghệ số, Kế toán có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu trên máy tính, thực hiện các phép tính phức tạp và quản lý các giao dịch tài chính (Kumar và cộng sự, 2018). Các nghiên cứu trên đã đề cập đến công nghệ số, sự tác động của công nghệ số đến công tác quản lý doanh nghiệp nói chung; nghiên cứu về hệ thống kế toán, các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán doanh nghiệp. Tuy nhiên ngoài các yếu tố kể trên, công nghệ số cũng tác động đến một số yếu tố khác của hệ thống kế toán như quá trình thu nhận, quá trình cung cấp thông tin kế toán, các yếu tố liên quan đến thiết bị/cơ sở hạ tầng,…Việc chuyển đổi công nghệ số là một yêu cầu tất yếu trong hệ thống quản lý doanh nghiệp nói chung và trong hệ thống kế toán nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh môi trường kinh doanh có nhiều yếu tố thay đổi thuộc về chủ quan ngành kinh doanh và khách quan về môi trường kinh doanh, xã hội. Như vậy, DN cần nắm bắt được tầm quan 502
  4. trọng của chuyển đổi số, sự tác động của chuyển đổi số đến doanh nghiệp cũng như các yếu tố của hệ thống kế toán để có những sự chuyển đổi kịp thời, nhanh chóng, tối ưu hóa hệ thống kế toán doanh nghiệp. 3. Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam và sự ảnh hưởng đến hệ thống kế toán tại các DN Việt Nam Trong những năm gần đây, lãnh đạo chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc chuyển đổi số, do đó, Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong đã xây dựng được một chương trình chuyên đề về chuyển đổi số quốc gia được chính phủ phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước thời kỳ mới. “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ- TTg ngày 3/6/2020 đã đề ra các mục tiêu khá cụ thể như: Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, đến năm 2030, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử, phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, kinh tế số đóng góp 30% GDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 8%... Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ quá trình hội nhập và đặc biệt là từ tác động bởi đại dịch Covid-19. “Chính vì vậy, chuyển đổi số là giải pháp quan trọng và là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp Việt Nam tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng tốc và phát triển, Thứ Trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Trần Duy Đông khẳng định. Những doanh nghiệp có quy mô lớn, đối tượng khách hàng đa dạng thì chuyển đổi số được thể hiện thông qua nhiều yếu tố. Nhiều doanh nghiệp đã đã xây dựng hệ thống quản lý khách hàng thống nhất qua các ứng dụng mobile. Qua đó, giúp khách hàng tích hợp và quản lý thông tin khi giao dịch ở nhiều dịch vụ khác nhau như thanh toán các hóa đơn gia đình, tiền điện, mua sắm hay các dịch vụ nghỉ dưỡng,… Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số trong cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư. Cụ thể, theo VCCI, hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990. Trong tháng 4/2021, Cisco – Tập đoàn quốc tế hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin và kết nối mạng công bố báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, thực hiện trên 1.340 doanh 503
  5. nghiệp tại khu vực nói chung và 50 doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%)… (Bảng 1) Bảng 1. Những rào cản trong quá trình chuyển đổi số tại các DN vừa và nhỏ Việt Nam Rào cản Tỷ lệ % Thiếu kỹ năng số và nhân lực 17% Thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ 16,7% thuật số Thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong 15,7% doanh nghiệp … (Nguồn: Báo cáo Cisco “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương”) Dù vậy báo cáo cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%) (Bảng 2).Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra, nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch… Chính phủ và chính quyền các cấp đang nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Hơn 30 thành phố cũng định xây dựng Smart City với các nền tảng công nghệ mới… Hay FPT cho biết cũng đang triển khai việc chuyển đổi số cho chính FPT với gần 36.000 con người và cam kết đạt kết quả trong vòng 12 tháng tới. Bảng 2. Các lĩnh vực đầu tư vào công nghệ số tại các DN vừa và nhỏ Việt Nam Rào cản Tỷ lệ % Công nghệ đám mây 18% An ninh mạng 12,7% Nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số 10,7% … (Nguồn: Báo cáo Cisco “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương”) Lĩnh vực kế toán chịu nhiều tác động của xu thế kinh tế số cũng như cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Chuyển đổi số hệ thống kế toán, tài chính đã và đang là xu thế tất yếu của mọi doanh nghiệp Việt. Từ thực tế có thể thấy bài toán đặt ra cho các doanh 504
  6. nghiệp là cần đổi mới quy trình kế toán, số hóa hoạt động quản trị tài chính, kế toán để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế toàn cầu. Thực trạng chuyển đổi số tại các DN Việt Nam Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp ngày càng chú trọng tới việc chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số hệ thống tài chính, kế toán nói riêng. Bởi, xét riêng trong lĩnh vực này, việc sớm chuyển đổi số hệ thống kế toán sẽ giúp tăng tính thuận tiện trong giải quyết công việc của các kế toán viên, đồng thời mang lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán có thể hiểu đơn giản là việc ứng dụng các công nghệ số vào các nghiệp vụ kế toán, giúp cho các nghiệp vụ kế toán được triển khai nhanh chóng, hiệu quả hơn mà vẫn tối ưu tiết kiệm nhân lực, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Bài báo thực hiện một khảo sát về tình hình áp dụng một số nội dung chuyển đổi số chính tại 159 DN có quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam. Kết quả thu được theo Bảng 1 cho thấy hầu hết các DN đã và đang chuẩn bị đầy đủ hạ tầng công nghệ thông tin cho việc sử dụng hóa đơn điện tử Bảng 3. Thực trạng chuyển đổi số tại một số các DN vừa và nhỏ Việt Nam Chưa thực Đang chuyển Nội dung chuyển đổi số Đã thực hiện hiện đổi DN đã chuẩn bị đầy đủ hạ tầng công nghệ thông tin cho việc sử dụng hóa đơn điện 7,5% 36,5% 55,97% tử Doanh nghiệp có sử dụng phần mềm kế 42,1% 22,6% 35,22% toán online Doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ kết nối 28,3% 42,1% 29,56% ngân hàng điện tử Số hoá và lưu trữ tài liệu trên nền tảng đám mây DN Anh/Chị đã bắt đầu số hóa tài liệu 49,1% 23,9% 27,0% sang định dạng văn bản lưu trữ trên máy tính, trên server đám mây của doanh nghiệp. Ứng dụng các phương pháp làm việc từ 0,0% 35,2% 64,8% xa (Nguồn: Tác giả khảo sát, tổng hợp) Sự ảnh hưởng của công nghệ số đến lĩnh vực kế toán tại các Doanh nghiệp Việt Nam Cũng theo khảo sát các nhà quản lý, phụ trách kế toán và kế toán viên về sự ảnh hưởng của công nghệ số đến một số yếu tố của hệ thống kế toán tại 159 DN có quy mô 505
  7. vừa và nhỏ tại Việt Nam. Kết quả thu được theo Bảng 2 cho thấy 100% các DN đều khá đồng ý và đồng ý rằng công nghệ số thúc đẩy DN phải đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và công nghệ số thúc đẩy DN phải đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Có không ít đối tượng khảo sát (25,2%) không cho rằng Công nghệ số thúc đẩy DN thay đổi quy trình cung cấp thông tin kế toán, tuy nhiên về đại đa số (74,8%) vẫn đồng ý với nhận định trên. Một số nhỏ (8,8%) cho rằng Công nghệ số không thúc đẩy việc thay đổi cách thức lưu trữ dữ liệu, thông tin kế toán, 91,2% đồng ý nhận định Công nghệ số tác động, thay đổi cách thức lưu trữ dữ liệu, thông tin kế toán. Có 17,6% (28 đối tượng) cho rằng Công nghệ số không làm gia tăng tính bảo mật trữ dữ liệu, thông tin kế toán và 82,4% có ý kiến ngược lại. Bảng 4. Sự ảnh hưởng của công nghệ số đến hệ thống kế toán Sự ảnh hưởng của công nghệ số đến hệ thống Không Khá đồng ý Đồng ý kế toán đồng ý Công nghệ số thúc đẩy DN phải đào tạo, phát 0,0% 18,9% 81,1% triển nguồn nhân lực Công nghệ số thúc đẩy DN thay đổi quy trình xử 0,0% 28,3% 71,7% lý kế toán Công nghệ số thúc đẩy DN thay đổi quy trình 25,2% 30,2% 44,7% cung cấp thông tin kế toán Công nghệ số thúc đẩy việc thay đổi cách thức lưu 8,8% 42,1% 49,1% trữ dữ liệu, thông tin kế toán Công nghệ số làm gia tăng tính bảo mật trữ dữ 17,6% 35,2% 47,2% liệu, thông tin kế toán (Nguồn: Tác giả khảo sát, tổng hợp) 4. Kết luận và khuyến nghị Như vậy có thể nói công nghệ số có tác động rất lớn đến các mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hệ thống kế toán. Bài báo đã chỉ ra tác động của công nghệ số đến một số thành phần của hệ thống kế toán doanh nghiệp như: Nhân sự kế toán; cách thức xử lý kế toán và cách thức lưu trữ, tính an toàn, bảo mật của thông tin kế toán….Chuyển đổi số là quá trình tất yếu của mỗi doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị, phát triển nguồn nhân lực đồng bộ với hệ thống quản lý; cần đào tạo các nhân viên kế toán để họ có thể vận hành hiệu quả các phần mềm được nâng cấp. Các phương thức xử lý, lưu trữ dữ liệu, thông tin kế toán trên đám mây cần được khai thác triệt để có thể nâng cao hiệu quả của công việc kế toán đặc biệt trong bối cảnh môi trường kinh doanh có nhiều yếu tố thay đổi, bối cảnh dịch bệnh. Việc chuyển đổi công nghệ số góp phần nâng cao tính minh bạch và an toàn của hệ thống thông tin kế toán trong DN. 506
  8. Ngoài các yếu tố kể trên, công nghệ số cũng tác động đến một số yếu tố khác của hệ thống kế toán như quá trình thu nhận, quá trình cung cấp thông tin kế toán, các yếu tố liên quan đến thiết bị/cơ sở hạ tầng,…Việc chuyển đổi công nghệ số là một yêu cầu tất yếu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp. Chuyển đổi số đã làm thay đổi hệ thống kế toán, kiểm toán tại các DN, điều này làm cho các công việc kế toán trở nên nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và nâng cao giá trị hơn cho xã hội. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với ngành kế toán, kiểm toán. Đặc biệt, trong bối cảnh Covid-19 chưa có hồi kết và giáo dục từ xa trở thành xu hướng tất yếu, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo lực lượng kế cận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Andronie, M., & Ionescu, L. (2019). The Influence of Cloud Technology In Transforming Accounting Practices. Annals of Spiru Haret University. Economic Series, 19(4), 27-34. 2. Chuyển đổi số là gì? Định nghĩa chuyển đổi số. https://fsivietnam.com.vn, ngày 26/12/2020. 3. Cisco (2021), “Báo cáo chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. 4. https://einvoice.vn/tin-tuc/chuyen-doi-so-he-thong-ke-toan-doanh-nghiep-va-vai-tro-cua- hoa-don-dien-tu 5. Ibrahim, S., Yusoff, W. S., & Rashid, I. M. A. (2021, May). A systematic review of disruptive technology within accounting and accounting sector. In AIP Conference Proceedings (Vol. 2339, No. 1, p. 020068). AIP Publishing LLC 6. Jasim, Y. A., & Raewf, M. B. (2020). Information Technology's Impact on the Accounting System. Cihan University-Erbil Journal of Humanities and Social Sciences, 4(1), 50-57. 7. Kumar, K. (2018). Impact of Digitalization in Finance & Accounting. Journal of Accounting, Finance & Marketing Technology, 2(2), 1-9. 8. PAN, G., & LEE, B. (2020). Leveraging digital technology to transform accounting function: case study of a SME. International Journal of Accounting and Financial Reporting, 10(2), 24. 9. Pan, G., & Seow, P. S. (2016). Preparing accounting graduates for digital revolution: A critical review of information technology competencies and skills development. Journal of Education for business, 91(3), 166-175.Andronie, M., & Ionescu, L. (2019). The Influence of Cloud Technology In Transforming Accounting Practices. Annals of Spiru Haret University. Economic Series, 19(4), 27-34. 10. TS. Phạm Anh Tuấn (2021), Khung chuyển đổi số doanh nghiệp: Từ mô hình tới thực thi, https://vietnamreport.net 507
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2