intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của ấu trùng sá sùng (Sipunculus nudus) giai đoạn pelagosphera

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

64
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu trùng sá sùng giai đoạn pelagosphera và ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng chiều dài và thời gian biến thái của ấu trùng sá sùng giai đoạn pelagosphera. Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của ấu trùng sá sùng (Sipunculus nudus) giai đoạn pelagosphera

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 2/2012<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA<br /> ẤU TRÙNG SÁ SÙNG (Sipunculus nudus) GIAI ĐOẠN PELAGOSPHERA<br /> EFFECT OF SALINITY ON SURVIVAL AND GROWTH RATE OF PEANUT WORM (Sipunculus nudus) LARVAE AT PELAGOSPHERA STAGE<br /> Nguyễn Minh Châu1, Phạm Đức Hùng2, Nguyễn Khánh Nam3, Nguyễn Văn Cảnh4<br /> Ngày nhận bài: 21/10/2011; Ngày phản biện thông qua: 22/03/2012; Ngày duyệt đăng: 10/06/2012<br /> TÓM TẮT<br /> Thí nghiệm được thực hiện trong các bể nhựa (10L/bể) nhằm xác định ảnh hưởng của độ mặn đến tỉ lệ sống và sinh<br /> trưởng của ấu trùng pelagosphera của loài sá sùng Sipunculus nudus. Thí nghiệm được bố trí với 4 mức độ mặn 20‰,<br /> 25‰, 30‰ và 35‰. Ấu trùng trôi nổi pelagosphera được bố trí ngẫu nhiên vào các xô thí nghiệm (10L) với số lượng<br /> 300 con/l. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy có sự sai khác ý nghĩa về tỉ lệ sống của ấu trùng<br /> pelagosphera khi ương nuôi ở các độ mặn khác nhau (P < 0,05). Độ mặn 30‰ là thích hợp nhất cho sinh trưởng của ấu<br /> trùng sá sùng giai đoạn này. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều dài và<br /> thời gian biến thái của ấu trùng pelagosphera (P > 0,05) khi nuôi ở độ mặn khác nhau, thời gian biến thái của ấu trùng<br /> pelagosphera dao động từ 10 - 12 ngày.<br /> Từ khóa: Sá sùng, Sipunculus nudus, độ mặn<br /> <br /> ABSTRACT<br /> An experiment was carried out in plastic tanks (10 L per tank) to evaluate the effect of different salinity levels:<br /> 20‰, 25‰, 30‰, and 35‰ on survival and metamorphosis of peanut worm (Sipunculus nudus) larvae at pelagosphera<br /> stage. Peanut worm larvae were distributed randomly into 16 tanks with 300 larvae per tank and four replicates per<br /> treatment. Results showed that salinity had significantly affected on survival of peanut worm larvae (P < 0.05). The optimum<br /> salinity for peanut worm larvae at pelagosphera stage was 30‰. There was no significant difference on body length and<br /> metamorphosis of peanut worm larvae among treatments (P > 0.05). The metamorphosis of peanut worm at pelagosphera<br /> stage lasted for 10 - 11 days.<br /> Keywords: Peanut worm, larvae, Sipunculus nudus, salinity<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sá sùng Sipunculus nudus là loài có giá kinh<br /> tế cao, với giá thị trường dao động từ 150.000<br /> đến 200.000 đồng/kg tươi. Đây cũng là đối tượng<br /> có giá trị dinh dưỡng cao, trong cơ thể sá sùng<br /> có chứa 17 nguyên tố khoáng, 8 acid amin không<br /> thay thế và 10 acid amin thay thế cần thiết cho cơ<br /> thể con người (Thảo và ctv, 2004). Thời gian gần<br /> đây, sá sùng được thu mua và chế biến xuất khẩu<br /> sang một số nước. Nhờ có thị trường xuất khẩu<br /> nên việc khai thác sá sùng đã mang lại nhiều lợi<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> ích thiết thực cho người dân ven biển Việt Nam.<br /> Bên cạnh đó, về mặt sinh thái, sá sùng đóng vai<br /> trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn<br /> của hệ sinh thái vùng triều. Chúng là nguồn thức<br /> ăn của nhiều loài sinh vật biển di cư kiếm mồi<br /> theo thủy triều như cá, tôm, cua... (Hùng và ctv,<br /> 2005). Tuy nhiên, việc khai thác quá mức đã làm<br /> giảm đáng kể nguồn lợi sá sùng tự nhiên của vùng<br /> biển Việt Nam. Do đó, nghiên cứu xây dựng quy<br /> trình sản xuất giống nhân tạo sá sùng Sipunculus<br /> nudus là cần thiết nhằm bảo vệ và phục hồi nguồn<br /> <br /> KS. Nguyễn Minh Châu, 3KS. Nguyễn Khánh Nam, 4 KS. Nguyễn Văn Cảnh: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III<br /> ThS. Phạm Đức Hùng: Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 9<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> lợi tự nhiên, từng bước đưa sá sùng từ một loài<br /> hoang dã tự nhiên thành đối tượng nuôi có giá kinh<br /> tế cao, góp phần đa dạng đối tượng nuôi. Mặc dù<br /> vậy, hiện nay có rất ít những thông tin nghiên cứu<br /> về đặc điểm sinh sản cũng như kỹ thuật sản xuất<br /> giống sá sùng tại Việt Nam. Nghiên cứu này được<br /> tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của độ mặn<br /> đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của ấu trùng sá sùng<br /> Sipunculus nudus giai đoạn pelagosphera, đây là<br /> giai đoạn rất nhạy cảm với độ mặn. Qua đó làm cơ<br /> sở khoa học cho việc hoàn thiện quy trình sản xuất<br /> giống nhân tạo sá sùng.<br /> II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu là ấu trùng sá sùng (Sipunculus nudus) giai đoạn pelagosphera. Sá sùng<br /> bố mẹ sau khi nuôi vỗ thành thục được kích thích<br /> cho đẻ trong trại thực nghiệm sản xuất giống của<br /> Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III. Trứng đẻ<br /> ra ấp trong thời gian 35 - 38h nở thành ấu trùng<br /> Pelagosphera.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Ấu trùng Pelagosphera 1 ngày tuổi được bố trí<br /> ngẫu nhiên vào trong các bể thí nghiệm (10L) với<br /> mật độ 300 con/L. 4 nghiệm thức tương ứng với 4<br /> mức độ mặn 20‰, 25‰, 30‰ và 35‰ được bố<br /> trí ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi nghiệm thức được<br /> lặp lại 4 lần. Ấu trùng được cho ăn 4 lần/ngày<br /> vào 6h, 12h, 18h và 24h với thức ăn là tảo<br /> Nannochloropsis oculata, Isochrysis sp và<br /> Chaetoceras sp. Các yếu tố môi trường: nhiệt độ,<br /> pH, NH3 được đo 2 lần/ngày. Nhiệt độ 26 - 28oC;<br /> pH 8 - 8,5; NH3 < 1 mg/L. Chế độ ánh sáng theo tự<br /> nhiên. Hàng ngày thay 20% nước và vệ sinh bể nuôi.<br /> 3. Phương pháp xử lý số liệu<br /> Tỷ lệ sống được tính từ ngày bắt đầu thí<br /> nghiệm đến ngày thứ 8. Thời gian biến thái<br /> được tính từ ngày bắt đầu thí nghiệm (ấu trùng<br /> pelagosphera 1 ngày tuổi) đến khi có 50% ấu trùng<br /> pelagosphera xuống đáy chuyển sang giai đoạn ấu<br /> trùng sống đáy. Định kỳ 2 ngày /1 lần tiến hành đo<br /> chiều dài của ấu trùng trên kính hiển vi với vật kính<br /> 10x, mỗi bể đo 30 con.<br /> Tỷ lệ sống:<br /> <br /> N<br /> S% =  t × 100%<br /> N0<br /> <br /> Trong đó:<br /> Nt: số ấu trùng sau 8 ngày ương nuôi<br /> N0: số ấu trùng thả ban đầu<br /> <br /> 10 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Soá 2/2012<br /> Số liệu trình bày ở dạng trung bình + độ lệch<br /> chuẩn (SD). Số liệu được phân tích bằng phương<br /> pháp ANOVA một nhân tố. Sự sai khác giữa các<br /> nghiệm thức được so sánh theo phương pháp Duncan’s multiple range test trên phần mềm SPSS Version 17.0. Sự sai khác có ý nghĩa được xem xét khi<br /> P < 0,05.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu<br /> rùng sá sùng giai đoạn pelagosphera<br /> Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn<br /> đến tỷ lệ sống của ấu trùng sá sùng giai đoạn<br /> pelagosphera được trình bày trong bảng 1. Ấu<br /> trùng pelagosphera đạt tỉ lệ sống cao, trên 65% ở<br /> cả 4 nghiệm thức. Tỉ lệ sống của ấu trùng trôi nổi<br /> nuôi ở độ mặn 30‰ đạt cao nhất (90,28 + 1,88%)<br /> và có sai khác ý nghĩa so với ấu trùng nuôi ở 3<br /> độ mặn còn lại (P < 0,05). Trong khi đó, ấu trùng<br /> trôi nổi nuôi ở độ mặn 35‰ đạt tỉ lệ sống thấp<br /> nhất (65,63 + 3,42%) và có sai khác ý nghĩa<br /> so với ấu trùng nuôi ở độ mặn 25‰ và 30‰<br /> (P < 0,05) nhưng không có sai khác với ấu trùng<br /> nuôi ở độ mặn 20‰ (P > 0,05). Ấu trùng sá sùng<br /> trôi nổi nuôi ở độ mặn 20‰; 25‰ đạt tương ứng là<br /> 74,65%; 78,13% và không có sự sai khác ý nghĩa<br /> thống kê giữa 2 nghiệm thức này (P > 0,05). Nhìn<br /> chung tỷ lệ sống của ấu trùng sá sùng giai đoạn<br /> pelagosphera có xu hướng tăng lên khi độ mặn tăng<br /> từ 20‰ đến 30‰, sau đó tỷ lệ sống giảm dần khi độ<br /> mặn môi trường nuôi tăng lên 35‰.<br /> <br /> Hình 1. Tỉ lệ sống ấu trùng sá sùng trôi nổi ương nuôi ở các<br /> độ mặn khác nhau<br /> <br /> Ấu trùng của các loài thủy sản ở biển rất nhạy<br /> cảm với sự thay đổi của độ mặn. Sự thay đổi của độ<br /> mặn có thể gây ra hiện tượng dị dạng ở ấu trùng,<br /> giảm tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng<br /> (Lein và ctv, 1997; Kucera và ctv, 2002). Theo Murina (1984), độ mặn phù hợp cho các loài trong<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 2/2012<br /> 2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng chiều<br /> dài và thời gian biến thái của ấu trùng sá sùng<br /> giai đoạn pelagosphera<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự ảnh<br /> hưởng của độ mặn 20‰, 25‰, 30‰ và 35‰ đến<br /> thời gian biến thái của ấu trùng sá sùng trôi nổi<br /> (P > 0,05). Thời gian biến thái dao động từ 10<br /> - 12 ngày. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận<br /> ở sinh trưởng chiều dài của ấu trùng sá sùng giai<br /> đoạn pelagosphera (P > 0,05). Sau 11 ngày ương,<br /> chiều dài của ấu trùng sá sùng đạt trung bình<br /> 810 - 840µm.<br /> <br /> ngành Sipuncula sống và sinh sản là 27 - 44‰. Độ<br /> mặn thấp giới hạn vùng phân bố địa lý của các loài<br /> trong ngành Sipuncula. Trong khi đó, khi nghiên cứu<br /> về sức chịu đựng nhiệt độ và độ mặn của ấu trùng<br /> pelagosphera của sá sùng Sipunculus nudus, Zeng<br /> và ctv (2010) cho rằng ở nhiệt độ 26 - 270C, ấu trùng<br /> trôi nổi có thể sống trong khoảng độ mặn từ 17 47‰ trong 48h. Tuy nhiên phạm vi độ mặn tối ưu<br /> nhất cho ấu trùng trôi nổi là 24 - 36‰, ở khoảng<br /> độ mặn này ấu trùng sá sùng sinh trưởng nhanh<br /> hơn so với ở các mức độ mặn khác. Nghiên cứu<br /> cũng cho thấy điểm giới hạn độ mặn trên của ấu<br /> trùng pelagosphera là 50‰ và giới hạn dưới là 14‰<br /> (Zeng và ctv, 2010). Cũng theo Zeng và ctv (2010),<br /> ấu trùng sá sùng giai đoạn pelagosphera nhạy cảm<br /> ở môi trường có độ mặn thấp, trong khi có thể chịu<br /> đựng được độ mặn cao. Thí nghiệm của chúng tôi<br /> cho thấy ấu trùng pelagosphera của sá sùng Sipunculus nudus có khả năng sống trong môi trường có<br /> độ mặn 20 - 35‰ trong suốt giai đoạn trôi nổi với tỷ<br /> lệ sống trên 65%, trong đó tỷ lệ sống của ấu trùng<br /> đạt cao nhất ở độ mặn 30‰ (P < 0,05).<br /> <br /> Hình 2. Thời gian biến thái của ấu trùng pelagosphera ở các<br /> độ mặn khác nhau<br /> <br /> Bảng 1. Sinh trưởng chiều dài của ấu trùng pelagosphera ở các độ mặn khác nhau<br /> Ngày<br /> <br /> Chiều dài của ấu trùng pelagosphera ương ở các độ mặn khác nhau (mm)<br /> 20‰<br /> <br /> 25‰<br /> <br /> 30‰<br /> <br /> 35‰<br /> <br /> 1<br /> <br /> 252,20 + 1,02<br /> <br /> 252,20 + 1,02<br /> <br /> 252,20 + 1,02<br /> <br /> 252,20 + 1,02<br /> <br /> 3<br /> <br /> 310,00 + 5,70<br /> <br /> 320,00 + 2,74<br /> <br /> 320,00 + 3,16<br /> <br /> 329,00 + 4,01<br /> <br /> 5<br /> <br /> 420,20 + 3,26<br /> <br /> 420,00 + 3,16<br /> <br /> 430,00 + 6,12<br /> <br /> 420,00 + 3,54<br /> <br /> 7<br /> <br /> 540,00 + 8,22<br /> <br /> 540,40 + 4,55<br /> <br /> 540,00 + 7,91<br /> <br /> 545,20 + 5,17<br /> <br /> 9<br /> <br /> 650,00 + 5,19<br /> <br /> 655,00 + 4,18<br /> <br /> 650,00 + 5,48<br /> <br /> 670,00 + 10,37<br /> <br /> 11<br /> <br /> 810,00 + 10,49<br /> <br /> 820,00 + 7,75<br /> <br /> 840,20 + 13,42<br /> <br /> 830,00 + 5,70<br /> <br /> Kết quả quan sát sự phát triển của đường ruột ấu trùng sá sùng (bảng 2) cho thấy ở ngày thứ 1, đường ruột<br /> của ấu trùng sá sùng giai đoạn pelagosphera không có xoắn ốc, sau mỗi 2 ngày ương, đường ruột xoắn thêm<br /> được 0,5 vòng và đạt 3 vòng vào ngày thứ 11.<br /> Bảng 2. Phát triển của đường ruột ấu trùng sá sùng giai đoạn pelagosphera<br /> ở các độ mặn khác nhau<br /> Ngày<br /> <br /> Phát triển đường ruột của ấu trùng pelagosphera<br /> 20‰<br /> <br /> 25‰<br /> <br /> 30‰<br /> <br /> 35‰<br /> <br /> 1<br /> <br /> Không xoắn ốc<br /> <br /> không xoắn ốc<br /> <br /> không xoắn ốc<br /> <br /> không xoắn ốc<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1 xoắn ốc<br /> <br /> 1 xoắn ốc<br /> <br /> 1 xoắn ốc<br /> <br /> 1 xoắn ốc<br /> <br /> 5<br /> <br /> 1,5 xoắn ốc<br /> <br /> 1,5 xoắn ốc<br /> <br /> 1,5 xoắn ốc<br /> <br /> 1,5 xoắn ốc<br /> <br /> 7<br /> <br /> 2 xoắn ốc<br /> <br /> 2 xoắn ốc<br /> <br /> 2 xoắn ốc<br /> <br /> 2 xoắn ốc<br /> <br /> 9<br /> <br /> 2,5 xoắn ốc<br /> <br /> 2,5 xoắn ốc<br /> <br /> 2,5 xoắn ốc<br /> <br /> 2,5 xoắn ốc<br /> <br /> 11<br /> <br /> 3 xoắn ốc<br /> <br /> 3 xoắn ốc<br /> <br /> 3 xoắn ốc<br /> <br /> 3 xoắn ốc<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 11<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào công<br /> bố về ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và<br /> thời gian biến thái của ấu trùng pelagosphera của<br /> sá sùng Sipunculus nudus. Các nghiên cứu chỉ cho<br /> biết mối quan hệ giữa nhiệt độ và thời gian biến thái<br /> của giai đoạn này. Ở nhiệt độ 28 - 290C, ấu trùng<br /> pelagosphera trải qua 13 - 15 ngày với chiều dài<br /> 900µm trước khi xuống đáy (Lan và ctv, 2003). Thí<br /> nghiệm của chúng tôi cho thấy ở nhiệt độ 27 - 280C,<br /> ấu trùng pelagosphera ương nuôi ở 4 mức độ mặn<br /> 20‰, 25‰, 30‰ và 35‰ đều trải qua thời gian phát<br /> triển 10 - 12 ngày với chiều dài trung bình từ 810 840µm trước khi xuống đáy. Sự khác nhau này có<br /> thể do sự khác nhau về các yếu tố môi trường khác<br /> và cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.<br /> <br /> Soá 2/2012<br /> IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> - Có sự ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống<br /> của ấu trùng sá sùng giai đoạn pelagosphera. Tỷ lệ<br /> sống của sá sùng đạt cao nhất ở độ mặn 30‰.<br /> - Không có sự ảnh hưởng của độ mặn khác<br /> nhau đến sinh trưởng chiều dài và thời gian biến<br /> thái của ấu trùng sá sùng giai đoạn pelagosphera.<br /> Thời gian biến thái của ấu trùng sá sùng giai đoạn<br /> này trong khoảng 10 - 12 ngày với chiều dài trung<br /> bình từ 810 - 840µm.<br /> - Cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các<br /> yếu tố sinh thái khác đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và<br /> thời gian biến thái của ấu trùng sá sùng giai đoạn<br /> pelagosphera, qua đó góp phần hoàn thiện quy trình<br /> sản xuất giống nhân tạo sá sùng.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> Nguyễn Quang Hùng, Phạm Đình Trọng, Lưu Xuân Hòa, Đặng Thị Minh Thu, Hoàng Đình Chiều, Lê Thanh Tùng, 2005. Kết<br /> quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của Sá sùng và Bông thùa và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi tại khu vực<br /> ven biển tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết dự án. Viện Nghiên cứu Hải sản.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Nguyễn Thụy Dạ Thảo, Nguyễn Kim Trinh, Võ Huy Dâng, 2004. Đánh giá thành phần các acid amin và hàm lượng các<br /> nguyên tố khoáng từ trùn biển (Sipunculus nudus). Hội thảo khoa học trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia<br /> thành phố Hồ Chí Minh, lần thứ IV-10/2004.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Kucera, C.J., Faulk, C.K., Holt, G.J., 2002. The effect of parental acclimation to spawning salinity on the survival of larval<br /> Cynoscion nebulosus. Journal of Fish Biology. 61, 726-738.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Lan, G.B., Yan, B., Liao, S.M., 2003. A study on embryonic and larval developments of Sipunculus nudus. Journal of<br /> Tropical Oceanography, 2003-06.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> Lan, G.B., Yan, B., Liao, S.M., 2007. Effect of water temperature on larval development and metamorphosis of Sipunculus<br /> nudus. Journal of Fisheries of China, 2007 - 05.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> Lein, I., Tveite, S., Gjerde, B., Holmefjord, I., 1997. Effect of salinity of yolk sac larvae of Atlantic halibut (Hippoglossus<br /> hippoglossus L.). Aquaculture 156, 291-303.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Murina .G.V.V., 1984. Ecology of Sipuncula. Marine ecology - Progress series, Vol 17: 1-7, 1984.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> Zeng, Z.N., Liu, W.B, Lin, X.Y., Ning, Y., Liu, B., Ye, Y.C., 2010. Study on both Temperature and Salinity Tolerances of the<br /> earliest pelagospheric larvae of Sipunculus nudus. Journal of Fujian Fisheries, 2010 - 01.<br /> <br /> 12 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2