TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI VÀ ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ<br />
ĐẾN SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG<br />
QUA MÔ HÌNH PHƯƠNG TRÌNH CẤU TRÚC (SEM)<br />
Thái Thanh Hà, Học viện Hành chính Quốc gia<br />
Tôn Đức Sáu, VNPT Thừa Thiên Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của giới tính và các<br />
đặc điểm văn hoá người Việt đến sự hài lòng khách hàng về dịch vụ viễn thông di động mà họ<br />
sử dụng. Sử dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc SEM với việc phân tích số liệu<br />
bằng phần mềm SPSS 18 và AMOS 18, kết quả nghiên cứu cho thấy, giới tính và trình độ học<br />
vấn có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của khách hàng. Đồng thời, có 6 nhân tố cấu thành<br />
chất lượng dịch vụ viễn thông di động cùng với 5 đặc điểm văn hoá của người Việt Nam dựa<br />
trên nghiên cứu của Hofstede tác động đáng kể đến sự hài lòng khách hàng cũng như ý định<br />
tiếp tục sử dụng dịch vụ viễn thông di động trong tương lai. Các hàm ý nghiên cứu cho thấy, các<br />
nhà cung cấp mạng di động phải cải thiện các nhân tố cấu thành chất lượng dịch vụ viễn thông<br />
di động. Trong đó, có tính đến đặc điểm văn hóa người Việt Nam nhằm giữ lại và thu hút thêm<br />
khách hàng mới trong tương lai.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ sự hài lòng khách hàng sẽ mang lại nhiều lợi<br />
ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông di động [17]. Khách<br />
hàng hài lòng sẽ làm cho họ đồng hành cùng với doanh nghiệp lâu hơn; hoặc mối quan<br />
hệ của khách hàng với doanh nghiệp sẽ đi vào chiều sâu; hoặc khi hài lòng với dịch vụ<br />
của doanh nghiệp, khách hàng sẽ trở nên ít nhạy cảm về giá cả dịch vụ, hoặc sự hài lòng<br />
của khách hàng là điều kiện tiên quyết cho thị phần của doanh nghiệp, lợi nhuận và<br />
những lời khen tích cực về hình ảnh của doanh nghịêp [1]. Có nhiều quan điểm cho<br />
rằng, doanh nghiệp có thể làm tăng lợi nhuận của mình lên 25% nếu chỉ cần giữ chân<br />
5% số khách hàng hiện có [1]; [18]. Trong khi đó, Kong and Giri (2007) đã chỉ ra rằng,<br />
cứ mỗi một khách hàng hài lòng sẽ kể lại cho 4 đến 5 người khách về trải nghiệm thú vị<br />
của mình với những lời khen tích cực, ngược lại khách hàng thất vọng sẽ kể lại cho 9<br />
đến 12 người về trải nghiệm tồi tệ của mình, với những lời lẽ làm xấu đi hình ảnh của<br />
công ty. Chính vì lẽ đó, hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đều xem khách hàng là<br />
trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của mình. Đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng,<br />
giới tính như là một đặc điểm của khách hàng, là nhân tố trung gian ảnh hưởng đến kết<br />
quả của sự hài lòng khách hàng như: ý định mua lại dịch vụ hoặc phần ngân sách chi<br />
35<br />
<br />
tiêu của chính khách hàng đó. Đồng thời ngày nay, có nhiều quan điểm cho rằng, cảm<br />
nhận hiệu quả của dịch vụ được soi rọi thông qua lăng kính đặc điểm văn hoá của khách<br />
hàng chính là nhân tố tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ cảm nhận và sự hài lòng<br />
khách hàng. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về lĩnh vực này, nhưng chủ yếu chỉ<br />
xem sự hài lòng khách hàng là nhân tố kết quả trực tiếp từ các yếu tố cấu thành nên chất<br />
lượng dịch vụ chủ chốt mà thôi. Chính vì vậy, ảnh hưởng về giới và ảnh hưởng của đặc<br />
điểm văn hoá đối với sự hài lòng của khách hàng, đặc biệt ở lĩnh vực dịch vụ viễn thông<br />
di động vẫn chưa được đề cập nhiều hoặc đúng mức. Mục đích của nghiên cứu này là<br />
nhằm nhận dạng những nhân tố cấu thành nên chất lượng cốt lõi của dịch vụ viễn thông<br />
di động có ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng. Đồng thời, sự khác biệt về giới cũng<br />
như những đặc điểm văn hoá của khách hàng tác động ra sao tới sự hài lòng cảm nhận<br />
của họ về dịch vụ viễn thông di động đang sử dụng. Cuối cùng, mối quan hệ giữa giới<br />
tính, đặc điểm văn hoá và sự hài lòng khách hàng với ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ<br />
viễn thông di động trong tương lai sẽ được lượng hoá bằng phương pháp phương trình<br />
cấu trúc (SEM) trên AMOS 18. Đây là điểm mới trong nghiên cứu thực nghiệm về lĩnh<br />
vực này, khác với các phương pháp định lượng truyền thống trước đây như phương<br />
pháp phân tích hồi quy bội, hoặc kiểm định thống kê so sánh các trị số trung bình<br />
ANOVA.<br />
2. Thị trường viễn thông di động Việt Nam<br />
Kết thúc năm 2010, toàn Việt Nam đã có tới hơn 160 triệu thuê bao thuộc 7<br />
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác nhau bao gồm: VinaPhone, MobiFone, Viettel, SFone, EVN Telecom, Vietnamobile và Beeline. Tuy nhiên, chiếm tới hơn 80% thị phần<br />
di động thuộc về 3 nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu đó là VinaPhone chiếm 22,6% thị<br />
phần; MobiFone (29,8%); và Viettel 36,3%. Số còn lại chia cho S-Fone 7,3%; EVN<br />
Telecom 3,7%, Vietnamobile 0,3% và Gtel Mobile 0,1%. Thị trường viễn thông di động<br />
tại Việt Nam có mức độ cạnh tranh rất cao. Theo dự báo của tổ chức Giám sát doanh<br />
nghiệp Quốc tế (BMI) thì chỉ số doanh thu trung bình tính trên người sử dụng ARPU tại<br />
thị trường viễn thông di động của Việt Nam sẽ liên tục giảm từ mức $6 trong năm 2007<br />
xuống còn chỉ $3,5 trong năm 2014, mức giảm một nửa [4]. Bởi vậy, sẽ có xu hướng<br />
nhà cung cấp dịch vụ không kinh doanh hiệu quả sẽ rút ra khỏi thị trường, hoặc lựa<br />
chọn sát nhập với nhau thành nhà cung cấp dịch vụ lớn hơn để đủ sức cạnh tranh. Năm<br />
2010, hiện tượng Tập đoàn FPT mua lại cổ phần của EVN Telecom là một ví dụ điển<br />
hình. Tổ chức Giám sát Doanh nghiệp Quốc tế BMI (Business Monitor International)<br />
cho rằng, năm 2011 sẽ là thời điểm thị trường thông tin di động Việt bắt đầu giai đoạn<br />
bão hoà, không còn nhiều cơ hội cho việc phát triển thuê bao mới, mức độ cạnh tranh sẽ<br />
ngày càng gay gắt. BMI cũng cho rằng, việc cho phép nhà mạng viễn thông di động<br />
cung cấp dịch vụ 3G sẽ làm cho cường độ cạnh tranh trong ngành còn cao hơn nữa. Vì<br />
vậy, chiến lược làm hài lòng khách hàng để giữ chân họ sẽ là điều kiện tiên quyết cho<br />
các nhà mạng cạnh tranh thành công trong tương lai [4], [18].<br />
36<br />
<br />
3. Khung khái niệm và phương pháp nghiên cứu SEM<br />
Khung khái niệm cho nghiên cứu này được trình bày tại Hình 1. Phương pháp mô<br />
hình phương trình cấu trúc SEM (Structural Equation Modeling) là thích hợp cho nghiên<br />
cứu này. Mục đích là nhằm làm sáng tỏ mức độ ảnh hưởng của các biến số độc lập (gồm<br />
đặc điểm khách hàng như giới tính, trình độ học vấn, đặc điểm văn hóa của người Việt<br />
Nam dựa trên kết quả nghiên cứu của Hofstede) đến sự hài lòng khách hàng về dịch vụ<br />
viễn thông di động và ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ trong tương lai [9]. Khung nghiên<br />
cứu này là thích hợp đối với bối cảnh nghiên cứu được đề xuất bởi một số lý do sau: Thứ<br />
nhất, nền tảng lý thuyết cho rằng, sự hài lòng khách hàng sẽ biến kết quả từ những ảnh<br />
hưởng của đặc điểm khách hàng như giới tính, trình độ văn hoá của chính họ. Đồng thời,<br />
Hofstede cũng cho rằng, đặc điểm văn hoá là sự lập trình tổng hợp của trí tuệ nhằm phân<br />
biệt các thành viên của một nhóm người này với các nhóm người khác. Văn hoá chính là<br />
động lực của những suy nghĩ, ước muốn, cảm nhận và hành vi của con người. Vì thế, nó<br />
là nhân tố quyết định tới mức độ hài lòng cảm nhận về dịch vụ mà họ sử dụng [8], [9].<br />
Thứ hai, sự hài lòng khách hàng lại là hệ quả trực tiếp ảnh hưởng đến ý định của họ “sẽ<br />
tiếp tục sử dụng dịch vụ viễn thông di động đó nữa hay không trong tương lai”. Thứ ba,<br />
phương pháp mô hình phương trình cấu trúc SEM ngày nay đang dần thay thế các<br />
phương pháp hồi quy tuyến tính thông thường vì ưu thế của SEM có thể giải quyết tốt hơn<br />
trường hợp một biến số vừa là độc lập, nhưng cũng vừa là biến số phụ thuộc như trong<br />
nghiên cứu này, thể hiện qua khung khái niệm được trình bày tại Hình 1 [2], [16], [20].<br />
Việc phân tích số liệu được thực hiện trên phần mềm SPSS 18 và AMOS 18 nhằm làm<br />
sáng tỏ các câu hỏi nêu lên trong khung nghiên cứu này.<br />
Hình 1. Khung khái niệm nghiên cứu ảnh hưởng của giới tính,<br />
đặc điểm văn hoá đối với sự hài lòng khách hàng dịch vụ viễn thông di động<br />
Giới<br />
tính<br />
<br />
Yếu tố tạo nên chất<br />
lượng dịch vụ viễn<br />
thông di động<br />
Sự hài lòng<br />
khách hàng<br />
Đặc điểm văn hoá<br />
người Việt Nam theo<br />
Hofstede<br />
<br />
Ý định tiếp tục sử<br />
dụng dịch vụ<br />
trong tương lai<br />
Học<br />
vấn<br />
<br />
Nguồn: Của các tác giả, có điều chỉnh từ nghiên cứu của Parasuraman (1998) và<br />
Yosuke (2007).<br />
<br />
Để tạo nên sự đồng nhất về đối tượng nghiên cứu, các khách hàng sử dụng dịch<br />
vụ viễn thông di động có đăng ký thuê bao trả sau đối với ba nhà cung cấp dịch vụ<br />
chính trên thị trường viễn thông hiện nay, có cùng công nghệ GSM và sản phẩm dịch vụ<br />
khá giống nhau: đó là Vinaphone, Mobifone, và Viettel được tiếp cận để phỏng vấn.<br />
37<br />
<br />
Việc phỏng vấn trực tiếp và lựa chọn ngẫu nhiên các đối tượng khách hàng trên danh<br />
sách của các nhà mạng cung cấp giúp thu được 210 phiếu điều tra đã điền đầy đủ thông<br />
tin, trong đó có 70 phiếu từ các khách hàng VinaPhone, 70 phiếu từ khách hàng<br />
MobiFone, và 70 phiếu từ khách hàng Viettel. Bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập<br />
thông tin về sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ viễn thông di động mà họ sử<br />
dụng. Ngoài phần thông tin cá nhân và đặc điểm khách hàng, bảng câu hỏi được thiết kế<br />
gồm 33 thuộc tính đặc trưng cấu thành của dịch vụ viễn thông di động. Thang đo Li-kert<br />
từ 1 điểm đến 7 điểm thể hiện mức độ hài lòng tương ứng từ thấp đến cao về từng yếu<br />
tố cấu thành dịch vụ di động. Đối tượng được phỏng vấn cũng đánh giá một cách tổng<br />
thể về sự hài lòng đối với dịch vụ viễn thông di động đang sử dụng ở câu hỏi cuối cùng<br />
bằng cách cho điểm số trên thang điểm Li-kert. Đồng thời, họ cũng phải cho biết “liệu<br />
có ý định sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ viễn thông trong thời gian bao lâu”. Các thông tin<br />
thu thập được mã hóa tại phần mềm SPSS 18 và AMOS 18 để thực hiện các phân tích<br />
cần thiết cho nghiên cứu.<br />
Đại đa số các nghiên cứu về hài lòng khách hàng cho đến nay đều dựa vào mô<br />
hình SERVQUAL do Parasuraman phát triển nhằm đánh giá sự cảm nhận của khách<br />
hàng đối với chất lượng dịch vụ [16]. Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL gồm 5<br />
yếu tố: Tính hữu hình (Tangibles); Tính tin cậy (Reliability); Tính hồi đáp<br />
(Responsiveness); Tính đảm bảo (Assurance) và Tính cảm thông (Empathy). Không phủ<br />
nhận một thực tế rằng, mô hình của Parasuraman là rất căn bản trong nghiên cứu sự hài<br />
lòng khách hàng đối với chất lượng dịch vụ trong nhiều bối cảnh kinh doanh khác nhau<br />
[5], [6], [14]. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, các thang đo trong<br />
SERVQUAL có tính chất quá chung chung, quá tổng thể. Thực sự, cần phải cụ thể hóa<br />
thang đo SERVQUAL này theo từng ngành cụ thể để sự cảm nhận của khách hàng đối<br />
với từng loại dịch vụ của từng ngành khác nhau. Do đó, để xác định những nhân tố cấu<br />
thành nên sự hài lòng khách hàng đối với dịch vụ viễn thông di động có tính riêng biệt<br />
về ngành khá cao, 33 thuộc tính (items) đã được phát triển trong nghiên cứu này để thu<br />
thập thông tin từ những người được phỏng vấn.<br />
Hình 2. Chỉ số Hofstede về đặc điểm văn hoá của người Việt Nam so với các quốc gia khác<br />
80<br />
30<br />
40<br />
<br />
20<br />
70<br />
<br />
Việt Nam<br />
<br />
56<br />
118<br />
<br />
30<br />
<br />
31<br />
65<br />
<br />
64<br />
<br />
29<br />
<br />
80<br />
<br />
46<br />
62<br />
<br />
92<br />
<br />
66<br />
<br />
66<br />
<br />
34<br />
<br />
20<br />
<br />
20<br />
<br />
80<br />
<br />
64<br />
<br />
Trung<br />
Quốc<br />
<br />
Thái Lan<br />
<br />
95<br />
<br />
67<br />
<br />
91<br />
46<br />
<br />
35<br />
<br />
40<br />
<br />
54<br />
<br />
Đức<br />
<br />
Mỹ<br />
<br />
Nhật<br />
<br />
Dài hạn (Long-term Orientation)<br />
Chắc chắn (Uncertainty Avoidance)<br />
Phong cách (Masculine)<br />
Cá tính (Individualism)<br />
Địa vị (Power Distance)<br />
<br />
Nguồn: nghiên cứu của Hofstede về đặc điểm văn hoá của các quốc gia.<br />
38<br />
<br />
Số liệu tại hình 2 cho thấy, đặc điểm văn hoá của Việt Nam, Thái Lan và Trung<br />
Quốc thuộc nhóm tương đối giống nhau, trong khi đó Đức, Mỹ và Nhật Bản lại thuộc về<br />
một nhóm có đặc điểm văn hóa khác khá giống nhau và không có nhiều sự khác biệt về<br />
người có địa vị cũng như người ít địa vị. Theo Hofstede, đặc điểm văn hoá con người<br />
của bất kỳ quốc gia nào đều được cấu thành bởi 5 đặc điểm, cụ thể như sau [15], [21].<br />
Địa vị (Power Distance): Quốc gia nào có chỉ số địa vị càng cao trên thang đo<br />
của Hofstede thì đặc điểm văn hóa con người của quốc gia đó cho thấy họ chấp nhận<br />
cấp địa vị, giao tiếp từ trên xuống và thậm chí phân biệt đối xử theo tuổi tác, giới tính,<br />
chủng tộc. Chỉ số đặc điểm văn hoá “địa vị” của Việt Nam là 70 theo nghiên cứu kết<br />
quả nghiên cứu của Hofstede.<br />
Cá tính (Individualism): cho thấy đặc điểm văn hoá này phản ánh hành vi xã<br />
hội đối với nhóm. Sự ràng buộc không chặt giữa người với người tạo nên đặc điểm văn<br />
hóa mang cá tính, trái lại nếu sự ràng buộc giữa người với người càng kết dính chặt chẽ<br />
sẽ tạo nên đặc điểm văn hóa mang tính tập thể cao. Chỉ số cá tính của quốc gia nào càng<br />
cao thì đặc điểm văn hóa của con người của quốc gia đó là càng đặt nặng tính cá nhân,<br />
cái tôi của mình lên trên hết. Theo nghiên cứu của Hofstede, chỉ số đặc điểm văn hóa về<br />
“cá tính” của người Việt Nam là 20.<br />
Phong cách (Masculinity/Femininity): phản ánh mức độ mà ở đó vai trò về giới<br />
là nét văn hoá độc đáo của quốc gia đó. Cá nhân với điểm số phong cách cao phản ánh<br />
đặc điểm văn hoá cao về nam tính. Hofstede đã lượng hóa chỉ số đặc điểm văn hóa về<br />
“phong cách” của người Việt Nam là 40.<br />
Tính chắc chắn (Uncertainty Avoidance): là mức độ mà theo đó các nhóm xã<br />
hội hoặc cá nhân trong xã hội chấp nhận những điều không lường trước hoặc chấp nhận<br />
rủi ro. Chỉ số đặc điểm văn hóa về “Tính chắc chắn” càng cao có nghĩa là con người của<br />
quốc gia đó càng không muốn rủi ro. Chỉ số này càng cao cũng có nghĩa là mọi hành<br />
động thường được cân nhắc kỹ càng, trù tính hơn thiệt rất nhiều trước khi quyết định<br />
thực hiện. Với Hofstede thì chỉ số đặc điểm văn hoá về “tính chắc chắn” của người Việt<br />
Nam là 30.<br />
Tầm nhìn dài hạn (Long-term Orientation): là mức độ mà theo đó con người<br />
của một quốc gia có đặc điểm văn hóa “lo xa”, nghĩ về lâu dài. Chỉ số văn hoá về tầm<br />
nhìn dài hạn càng cao thì tính lo xa càng cao. Hofstede tính toán chỉ số đặc điểm văn<br />
hóa về “tầm nhìn dài hạn” của người Việt Nam là 80.<br />
Năm chỉ số về đặc điểm văn hóa của người Việt sử dụng trong nghiên cứu này<br />
được lấy từ kết quả nghiên cứu của Hofstede nói trên [13]. Các chỉ số văn hóa của<br />
người Việt Nam được nhập vào SPSS 18 trong cơ sở dữ liệu điều tra với hàm số ngẫu<br />
nhiên RAND để tạo ra các biến số ngẫu nhiên về đặc điểm văn hóa của người Việt Nam<br />
nói trên cho từng đối tượng điều tra sao cho trị số trung bình mean lần lượt đúng với các<br />
chỉ số về đặc điểm văn hoá nói trên. Với điều kiện thừa hưởng kết quả nghiên cứu của<br />
39<br />
<br />