intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của mật độ và độ sâu mương đến hiệu quả nuôi tôm trong mô hình tôm sú - khóm tại Gò Quao - Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ nuôi và độ sâu mương khóm đến tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm sú nuôi và hiệu quả nuôi tôm sú trong mô hình tôm – khóm tại Gò Quao, Kiên Giang. Trong các mức độ sâu nghiên cứu, tôm nuôi ở mương khóm có độ sâu 1 m cho kết quả về tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm và tỷ hiệu quả kinh tế cao hơn so với tôm nuôi ở độ sâu 0,6; 0,8 và 1,2 m.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của mật độ và độ sâu mương đến hiệu quả nuôi tôm trong mô hình tôm sú - khóm tại Gò Quao - Kiên Giang

  1. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 2/2024 https://doi.org/10.53818/jfst.02.2024.133 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ ĐỘ SÂU MƯƠNG ĐẾN HIỆU QUẢ NUÔI TÔM TRONG MÔ HÌNH TÔM SÚ – KHÓM TẠI GÒ QUAO – KIÊN GIANG EFFECTS OF INCREASING STOCKING DENSITY AND DITCH DEPTH ON EFFICIENCY OF BLACK TIGER SHRIMP FARMING IN SHRIMP-PINEAPPLE MODEL AT GO QUAO- KIEN GIANG Dương Duy Duyệt, Danh Thị Trúc Mai, Mai Như Thủy, Lê Minh Hoàng Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang Tác giả liên hệ: Lê Minh Hoàng; Email: hoanglm@ntu.edu.vn Ngày nhận bài: 03/08/2023; Ngày phản biện thông qua: 16/04/2024; Ngày duyệt đăng: 15/05/2024 TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ nuôi và độ sâu mương khóm đến tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm sú nuôi và hiệu quả nuôi tôm sú trong mô hình tôm – khóm tại Gò Quao, Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự sai khác về tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm và lợi nhuận của vụ nuôi ở các mật độ nghiên cứu (P < 0,05). Sau 81 ngày nuôi, với mật độ 2 con/m2 tôm đạt khối lượng trung bình (34,18 ± 0,28 g/ con) và tỷ lệ sống (55,08 ± 0,92%), tỷ suất lợi nhuận (159,38%) cao hơn so với các mật độ cao hơn (3, 4 và 5 con/m2). Độ sâu mương khóm cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả việc nuôi tôm sú trong mô hình tôm – khóm. Trong các mức độ sâu nghiên cứu, tôm nuôi ở mương khóm có độ sâu 1 m cho kết quả về tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm và tỷ hiệu quả kinh tế cao hơn so với tôm nuôi ở độ sâu 0,6; 0,8 và 1,2 m. Từ khóa: mật độ, độ sâu, mô hình tôm - khóm, Gò Quao, Kiên Giang ABSTRACT This study aimed to evaluate the effect of stocking density and the pineapple ditch depth on growth, the survival rate of black tiger shrimp, and shrimp culture efficiency in shrimp-pineapple culture model in Go Quao, Kien Giang. The results showed that the growth, survival rate of the black tiger shrimp, and profitability of the crop were significantly different among treatments (P < 0.05). After 81 days of the culture period, at a stocking density of 2 shrimp/m2, the mean final weight (34.18 ± 0.28 g) and survival rate (55.08 ± 0.92%), and profit percentage (159.38%) were greater than those in the higher densities treatments (3, 4, and 5 shrimp/m2). The depth of the pineapple ditch also affected the growth, survival rate, and efficiency of black tiger shrimp culture in the shrimp–pineapple culture model. In the studied depth levels, a ditch depth of 1 m supported greater shrimp growth, survival, and economic efficiency than ditch depths of 0.6; 0.8, and 1.2 m. Keywords: density, depth, shrimp-pineapple culture model, Go Quao, Kien Giang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2016 – 2020 của huyện đã chú trọng phát triển Huyện Gò Quao nằm ở vùng Tây sông Hậu mô hình canh tác tổng hợp: tôm sú – khóm, với thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn huyện có diện tích diện tích gần 1.700 ha. Riêng đối với xã Vĩnh đất tự nhiên 43.951 ha, trong đó diện tích đất Phước A có diện tích khóm 2.800 ha và diện sản xuất nông nghiệp chiếm 88,18% (38.754 tích tôm trong mương khóm 1.563ha. Định ha) diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2025 Huyện có 10 xã và 01 thị trấn. Thế mạnh của của huyện là tăng diện nuôi tôm trong mương vùng là nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là nuôi khóm lên 2.000 ha [5]. tôm – lúa. Ngoài ra, huyện có diện tích trồng Mô hình nuôi tôm sú trong mương khóm là khóm là 4.300 ha, mỗi ha khóm có diện tích một trong những mô hình sản xuất đặc trưng mặt nước (các mương giữa các liếp khóm) 0,5 và có hiệu quả, được người dân đầu tư sản ha. Chính sách tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn xuất nên phát triển liên tục qua các năm tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 3
  2. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 2/2024 Gò Quao – Kiên Giang. Với hình thức nuôi monodon (Fabricius, 1798) tôm sú quảng canh cải tiến (QCCT), người - Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được nuôi không sử dụng thức ăn trong quá trình thực hiện từ tháng 3/2018 đến tháng 6/2018. nuôi tôm sú nên sản phẩm tôm thu được là - Địa điểm nghiên cứu: Hợp tác xã Tôm – tôm sạch, tự nhiên và mang yếu tố sinh thái. Khóm Phước An, xã Vĩnh Phước A, huyện Gò Mô hình nuôi tôm trong mương khóm mang Quao, Kiên Giang. lại hiệu quả kinh tế cao so với độc canh cây 2. Phương pháp nghiên cứu khóm trên cùng đơn vị diện tích. Mật độ thả 2.1 Bố trí thí nghiệm nuôi dao động 1 – 2 con/m2. Thời gian thả Bố trí đồng thời 2 thí nghiệm để xác định nuôi tôm từ tháng 2 đến tháng 3 dương lịch ảnh hưởng của mật độ và độ sâu mương khóm hàng năm (khi vào mùa khô, xuất hiện xâm đến tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế nhập mặn) và thu hoạch vào khoảng tháng 6, của mô hình nuôi tôm sú trong mương khóm. 7 dương lịch. Năng suất tôm dao động 40 – 60 Tôm thí nghiệm: tôm sú Postlarval 25 kg/ha, với kích cỡ tôm 20 – 25 con/kg, nông được mua từ công ty sản xuất tôm giống ở địa dân thu lãi từ nuôi tôm là 20 – 30 triệu đồng/ phương, chọn tôm giống khỏe mạnh, các bộ ha/năm. Trên mặt liếp lợi nhuận từ khóm đạt phụ đầy đủ, màu sắc tươi sáng, không nhiễm 70 – 80 triệu đồng/ha/năm. Nông dân thu “lợi bệnh, không xây xát, tôm có khối lượng 1,3 – nhuận kép” từ mô hình tôm – khóm trung bình 1,7 g/con. khoảng 100 triệu đồng/ha/năm. Ưu điểm của Nguồn nước: nguồn nước cấp vào ao thí hình thức nuôi này là chi phí đầu tư thấp, ít bị nghiệm được lấy từ sông, kiểm tra chất lượng áp lực dịch bệnh, cỡ tôm thu hoạch lớn, giá nước trước khi cấp vào ao. Các thông số môi tôm cao [10]. trường nước trước khi thả tôm thí nghiệm: độ Tuy nhiên, việc nuôi tôm trong mương mặn: 5,5‰; nhiệt độ: 28,5oC; pH: 7,2. Định kỳ khóm của huyện phát triển chưa tương xứng bón vôi để ổn định pH. Thay nước để duy trì độ với tiềm năng và lợi thế, vẫn còn nhiều hạn chế mặn trong khoảng 5 – 6‰. như: chưa khai thác hết tiềm năng diện tích mặt Thời gian thí nghiệm: 81 ngày. nước của mương khóm để tăng hiệu quả mô  Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của mật độ hình và thử nghiệm việc bổ sung thức ăn, tăng nuôi đến tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả mật độ nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế; việc kinh tế mô hình nuôi tôm sú trong mương khóm xác định độ sâu của mương nuôi như thế nào là Mật độ nuôi thí nghiệm: Thí nghiệm được phù hợp cho mô hình vẫn chưa được người dân bố trí với 4 mật độ: 2 con/m2 (mật độ nuôi đang quan tâm. Từ đó dẫn đến hiệu quả của mô hình được áp dụng phổ biến tại địa phương), 3 con/ chưa được phát huy tối đa. m2, 4 con/m2 và 5 con/m2. Mỗi mật độ bố trí 4 Xuất phát từ những vấn đề trên, nghiên cứu lần lặp, cùng thời điểm. này được thực hiện nhằm xác định khả năng Ao thí nghiệm: Ao thí nghiệm là mương tăng mật độ nuôi kết hợp với bổ sung thức ăn nước giữa các liếp khóm, diện tích mỗi ao và ảnh hưởng của độ sâu mương nuôi đến hiệu khoảng 500 m2, độ sâu ao 1 m. quả kinh tế của mô hình nuôi tôm – khóm. Từng Thí nghiệm được bố trí tại 4 hộ nuôi lân cận bước góp phần phát triển nghề nuôi tôm trong nhau, mỗi hộ 4 ao (mương) nuôi (Hình 1), 4 mô hình tôm sú - khóm trên địa bàn huyện Gò mật độ tôm thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên Quao, tỉnh Kiên Giang một cách hiệu quả và ở 4 ao của từng hộ. bền vững. Thức ăn thí nghiệm: Tôm thí nghiệm ở các II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ao được cho ăn thức ăn công nghiệp có hàm NGHIÊN CỨU lượng protein 40%. Khẩu phần ăn từ 3 – 8% 1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên khối lượng thân/ngày tùy theo khối lượng cứu trung bình của tôm thí nghiệm (Bảng 2.1). Cho - Đối tượng nghiên cứu: tôm sú Penaeus tôm ăn 2 lần/ngày (8h và 16h). 4 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  3. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 2/2024 ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ Ao nuôi Ao nuôi Ao nuôi Ao nuôi Khóm Khóm Khóm Khóm Khóm tôm tôm tôm tôm ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ ++++ Hình 1. Mô phỏng bố trí thí nghiệm tại 1 hộ nuôi (1 block) Bảng 1. Khẩu phần cho tôm ăn STT Khối lượng tôm (g/con) Ngày nuôi Khẩu phần cho ăn (% khối lượng thân/ngày) 1 1–5 01 – 30 6,0 – 8,0 2 5 – 10 30 – 45 5,0 – 4,0 3 10 – 15 45 – 60 4,0 – 3,8 4 15 – 20 60 – 75 3,8 – 3,5 5 20 – 25 75 – 90 3,5 – 3,0  Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của độ sâu số môi trường nước như nhiệt độ (đo bằng của mương khóm đến tăng trưởng, tỷ lệ sống nhiệt kế thủy ngân, độ chính xác: 1oC), độ mặn và hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú trong (máy đo RHSN-10 ATC – Trung Quốc, 0,1‰), mương khóm pH (bút đo pH-2 – Trung Quốc, 0,1) và DO Ao thí nghiệm: các ao thí nghiệm được bố (test HI3810-Trung Quốc, 0,1 mg/l). trí như thí nghiệm 1 nhưng với độ sâu của ao  Xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống (mương) khác nhau, lần lượt là 0,6 m; 0,8 m; của tôm thí nghiệm 1,0 m; 1,2 m. Mỗi mức độ sâu được bố trí lặp Định kỳ 10 ngày/lần tiến hành thu mẫu tôm lại 4 lần, cùng thời điểm. để xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống ở Mật độ tôm thí nghiệm: 2 con/m2 cho tất cả các nghiệm thức. các nghiệm thức (đây là mật độ nuôi đang được - Cách thu mẫu tôm: dùng chài để thu mẫu áp dụng phổ biến cho mô hình nuôi tôm sú – tôm, mỗi ao thí nghiệm chài 3 lần với diện tích khóm tại địa phương). mỗi lần chài là 4 m2, cho tôm vào trong thau có Trong suốt quá trình thí nghiệm không bổ chứa nước ao nuôi, sau đó tiến hành cân tôm. sung thức ăn cho tôm sú. Cân ngẫu nhiên 30 con trong mẫu thu của mỗi 2.2 Các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp ao để tính khối lượng trung bình của tôm ở xác định từng nghiệm thức.  Các yếu tố môi trường nước - Xác định tỷ lệ sống: đếm số lượng tôm ở Định kỳ 10 ngày/lần kiểm tra một số thông mỗi lần chài để tính toán tỷ lệ sống theo công thức: Số tôm trung bình/chài x diện tích ao (m2) Tỷ lệ sống (%) = x 100 Diện tích chài (m2) x số tôm ban đầu  Đánh giá hiệu quả kinh tế vào kích cỡ tôm thu hoạch ở các nghiệm thức Phương pháp xác định giá bán: Giá bán tôm thí nghiệm. được xác định theo giá thị trường tại thời điểm Tổng thu = Khối lượng tôm thu hoạch x giá thu hoạch (kết thúc thí nghiệm) và tùy thuộc bán TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 5
  4. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 2/2024 Tổng chi = Tiền con giống + nhân công + III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO khấu hao tài sản + chi phí khác. LUẬN Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi 1. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến hiệu Tỷ suất lợi nhuận = lợi nhuận/tổng chi phí x quả nuôi tôm sú trong mương khóm có bổ 100 sung thức ăn  Phương pháp xử lý số liệu 1.1. Các thông số môi trường nước ao nuôi Sử dụng phần mền Microsoft Excel 2003 thí nghiệm và SPSS 16.0 để xử lý số liệu, sử dụng phân Trong quá trình thí nghiệm, các yếu tố môi tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA) trường nước ở các ao nuôi đo được phổ biến để đánh giá ảnh hưởng của mật độ nuôi và độ đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát sâu của mương đến tăng trưởng, tỷ lệ sống của triển của tôm sú. Các ao thí nghiệm có độ sâu tôm. So sánh sự sai khác của các giá trị trung như nhau, chế độ quản lý nước tương tự nhau bình sau phân tích phương sai (Post Hoc Test) nên các yếu tố môi trường nước ở các nghiệm bằng phương pháp kiểm định Duncan với P < thức thí nghiệm không có sai khác. 0,05. Bảng 2. Một số yếu tố môi trường nước ở các ao thí nghiệm STT Yếu tố môi trường Giá trị thực tế Khoảng thích hợp (theo mô hình nuôi QCCT) 1 Nhiệt độ (oC) 25 – 31 [2, 8, 11] 2 Độ mặn (‰) 5 – 5,6 [2, 8] 3 pH 6,5 – 7,4 7,2 – 8,35 [8, 12, 13] 4 DO (mgO2/l) > 5 [15] Các thông số môi trường nước đo được phổ của tôm ở các nghiệm thức thí nghiệm dao biến trong quá trình thí nghiệm phù hợp với động từ 21,75 ± 0,29 đến 34,18 ± 0,28 g/con và khuyến cáo về các thông số môi trường ở ao có sự sai khác ở các mật độ nuôi khác nhau (P nuôi tôm sú QCCT tại huyện An Biên, tỉnh Kiên < 0,05). Trong các mức mật độ nuôi thí nghiệm Giang của Phù Vĩnh Thái và cộng sự (2015) và (2 – 5 con/m2), mật độ nuôi càng cao thì khối phù hợp với nghiên cứu về các thông số môi lượng trung bình tôm đạt được sau 81 ngày trường nước ở ao nuôi tôm QCCT của Nguyễn nuôi càng thấp. Tỷ lệ sống của tôm thí nghiệm Thị Kim Liên và Vũ Ngọc Út (2018), Boyd đạt cao nhất ở nghiệm thức 2 con/m2 (55,08 (1998), Whetstone (2002), Chanratchkool và ± 0,92%), tiếp theo là nghiệm thức 3 con/m2 cộng sự (1995), Briggs và cộng sự (1994) [2, 8, (50,83 ± 0,50%), nghiệm thức 4 con/m2 (48,25 11, 12, 13, 15]. Tuy nhiên, có một vài thời điểm ± 0,41%) và thấp nhất là nghiệm thức 5 con/m2 nhiệt độ nước đo được thấp nhất là 26oC, độ (45,43 ± 0,89%) (P < 0,05, Bảng 3). mặn thấp nhất 4‰, pH thấp nhất là 6,5 (Bảng Tăng trưởng của tôm thí nghiệm theo thời 2), do thời gian thu mẫu những đợt cuối là vào gian nuôi được thể hiện ở Hình 2. Sau 11 ngày mùa mưa, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự nuôi, khối lượng trung bình của tôm đã bắt đầu biến động nhiệt độ nói trên. Việc bón vôi trong có sự sai khác giữa 4 mức mật độ thí nghiệm, quá trình nuôi thí nghiệm đã giúp tăng pH lên mật độ càng cao thì tăng trưởng của tôm càng mức thích hợp cho sự phát triển của tôm. chậm (P < 0,05). Kết quả cũng gần như tương 1.2 Tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm ở các tự ở các lần thu mẫu tiếp theo cho đến khi kết mật độ nuôi thí nghiệm thúc thí nghiệm (81 ngày), ngoại trừ kết quả Kết thúc thí nghiệm, khối lượng trung bình ở thời điểm thu mẫu ngày thứ 31 và 71, giữa 6 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  5. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 2/2024 Bảng 3. Tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm ở các mật độ thí nghiệm Chỉ tiêu 2 con/m2 3 con/m2 4 con/m2 5 con/m2 Khối lượng ban đầu (g/con) 1,43 ± 0,08a 1,48 ± 0,05a 1,43 ± 0,06a 1,50 ± 0,08a Khối lượng cuối (g/con) 34,18 ± 0,28d 28,55 ± 0,38c 26,18 ± 0,37b 21,75 ± 0,29a Tỷ lệ sống (%) 55,08 ± 0,92d 50,83 ± 0,50c 48,25 ± 0,41b 45,43 ± 0,89a Ghi chú: Số liệu cùng hàng có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Hình 2. Khối lượng trung bình của tôm ở các mật độ nuôi khác nhau theo thời gian thí nghiệm. nghiệm thức 3 con/m2 và 4 con/m2 không có sự thấy, việc tăng mật độ nuôi và bổ sung thức ăn sai khác về khối lượng trung bình của tôm thí cho tôm sú trong mô hình tôm – khóm đã mang nghiệm (P > 0,05). lại hiệu quả về tăng trưởng trung bình theo Đặc điểm của mô hình nuôi tôm trong ngày của tôm ở tất cả các mật độ thí nghiệm. mương khóm là độ mặn thấp (chủ yếu dao Ngoài ra, việc bổ sung thức ăn cho tôm nuôi động trong khoảng 5 – 6‰), do đó khi nuôi ở theo mô hình tôm – khóm khi độ mặn thấp phù mật độ thấp (2 con/m2) thì tốc độ tăng trưởng hợp với các kết quả nghiên cứu cho rằng tôm của tôm cao hơn so với nuôi mật độ cao (3 – sú có khả năng điều chỉnh hoạt động sinh lý cơ 5 con/m2). Mô hình nuôi có độ mặn thấp, khi thể nhằm hạn chế sự mất năng lượng để thích tăng mật độ, tôm cần lượng chất khoáng lớn nghi với độ mặn thấp. Khi nuôi tôm ở độ mặn cung cấp cho quá trình lột xác, do vậy, có thể thấp thì cần tăng tần suất cho ăn trong ngày việc không cung cấp thêm khoáng chất ở thí nhiều hơn ở độ mặn cao [7]. nghiệm này đã làm cho tôm tăng trưởng. Theo Theo thời gian thí nghiệm, tỷ lệ sống của Nguyễn Thanh Phương và cộng sự (2004), mật tôm ở các nghiệm thức đều giảm dần. Tuy độ thả tôm trong mô hình QCCT không vượt nhiên, tỷ lệ sống của tôm ở nghiệm thức 2 con/ quá 7 con/m2 [6]. m2 luôn cao hơn và sai khác có ý nghĩa thống Mô hình nuôi tôm sú theo hình thức tôm kê với tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức – khóm không bổ sung thức ăn đang được áp còn lại (P < 0,05). Kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ dụng tại địa phương cho thấy, với mật độ tôm sống của tôm chỉ đạt từ 45,43 – 55,08% ở các từ 1 – 2 con/m2 và không bổ sung thức ăn cho nghiệm thức (Hình 3). Nguyên nhân là do càng tôm, sau thời gian nuôi trung bình 121 ± 11 về cuối vụ nuôi thời tiết chuyển mùa. Vào thời ngày, tôm đạt khối lượng trung bình 30,6 ± điểm này xuất hiện những cơn mưa với tầng 3,33 g/con, tương đương với mức tăng trưởng suất lớn đã làm điều kiện môi trường thay đổi trung bình 0,25 g/ngày (theo số liệu điều tra nhiều, nhất là pH, độ mặn giảm, nhiệt độ dao năm 2018) [4]. Trong nghiên cứu này, khi tăng động làm cho sức đề kháng của tôm bị suy mật độ nuôi lên 3 – 5 con/m2 và có bổ sung thức giảm. Mặc dù vậy, kết quả này cao hơn nghiên ăn thì tôm đạt khối lượng trung bình từ 21,75 cứu của Võ Nam Sơn và cộng sự (2018), tỷ – 28,55 g/con sau 81 ngày nuôi, tăng trưởng lệ của tôm nuôi quảng canh tôm – lúa chỉ đạt trung bình 0,29 – 0,35 g/ngày). Điều này cho 24,24 ± 8,17% [7]. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 7
  6. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 2/2024 Hình 3. Tỷ lệ sống của tôm sú ở các mật độ nuôi theo thời gian thí nghiệm. 1.3 Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế Bảng 4. Hạch toán kinh tế các ao nuôi tôm sú trong mương khóm với các mật độ khác nhau Mật độ nuôi (con/m2) Chỉ tiêu 2 3 4 5 Sản lượng tôm (kg/ao) 18,83±0,76 21,75±0,60 25,25±0,59 24,73±1,31 Giá bán tôm (đồng/kg) 262.000±14.000 227.000±11.000 190.000±7.000 161.000±11.000 Tổng chi (đồng/ao) 1.903.000±17.000a 2.376.000±44.000b 2.847.000±62.000c 3.370.000±78.000d Tổng thu (đồng/ao) 4.937.000±134.000b 4.954.000±171.000b 4.793.000±110.000b 3.898.000±210.000a Lợi nhuận (đồng/ao) 3.033.000±127.000d 2.577.000± 137.000c 1.945.000± 80.000b 619.000± 147.000a Tỷ suất lợi nhuận (%) 159,38 108,46 68,32 18,37 Ghi chú: Số liệu cùng hàng có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Sản lượng tôm thu được trung bình ở các ao Có sự sai khác về hiệu quả kinh tế khi nuôi bố trí thí nghiệm lần lượt là 18,83 ± 0,76 kg/ tôm với các mật độ khác nhau kết hợp với cho ao (2 con/m2) 21,75 ± 0,60 kg/ao (3 con/m2); ăn bổ sung trong mô hình tôm – khóm (P < 25,25 ± 0,59 kg/ao (4 con/m2) và 24,73 ± 1,31 0,05). Trong 4 mật độ thí nghiệm (2, 3, 4 và 5 kg/ao (5 con/m2). con/m2), khi nuôi tôm với mật độ thấp, mặc dù Khi kết thúc thí nghiệm, cỡ tôm thu hoạch sản lượng tôm thu hoạch thấp hơn nhưng do từ các mật độ nuôi khác nhau nên giá bán khác chi phí thấp, tôm có kích thước lớn, giá bán nhau. Giá bán tôm trung bình ở các ao nuôi với cao nên lợi nhuận cao hơn, hiểu quả kinh tế cao mật độ 2, 3, 4 và 5 con/m2 lần lượt là 262.000 hơn so với nuôi mật độ cao. ± 14.000; 227.000 ± 11.000; 190.000 ± 7.000 Số liệu khảo sát của Danh thị Trúc Mai và 161.000 ± 11.000 đồng/kg. Lợi nhuận trung (2018) điều tra hiện trạng nghề nuôi tôm sú bình đối với các ao nuôi thí nghiệm ở các mật – khóm tại Gò Quao cho thấy, đối với hình độ khác nhau dao động từ 619.000 – 3.033.000 thức nuôi tôm – khóm mật độ thấp (1 – 2 con/ đồng/ao (tương đương 12,38 – 60,66 triệu m2), không bổ sung thức ăn, năng suất chỉ đạt đồng/ha/vụ). 174,59 ± 36,80 kg/ha/vụ, lợi nhuận trung bình Bảng 4 cho thấy, tổng chi phí nuôi tôm ở từ nuôi tôm là 18,80 ± 10,40 triệu đồng/ha/ các ao thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt giữa các vụ. Năng suất tôm thấp hơn nhiều so với năng ao có mật độ nuôi khác nhau, những ao nuôi suất tôm thu hoạch ở nghiên cứu này đối với mật độ cao hơn thì chi phí lớn hơn (P < 0,05). tất cả các mật độ nuôi (năng suất dao động từ Ngoài ra, cỡ tôm thu hoạch ở những ao nuôi 376,67 – 505,00 kg/ha/vụ), lợi nhuận thấp hơn mật độ cao nhỏ hơn cỡ tôm thu hoạch ở những lợi nhuận nuôi tôm trong nghiên cứu này khi ao nuôi mật độ thấp, nên giá bán tôm cũng thấp nuôi với mật độ từ 2 – 4 con/m2 (38,90 – 60,66 hơn, do đó lợi nhuận cũng thấp hơn. triệu đồng/ha/vụ). Như vậy, khi nuôi tôm sú 8 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  7. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 2/2024 trong mương khóm với mật độ từ 2 – 4 con/ không bổ sung thức ăn) [4]. m2 kết hợp với bổ sung thức ăn mang lại hiệu 2. Ảnh hưởng của độ sâu mương khóm quả kinh tế cao hơn và thời gian nuôi ngắn hơn đến hiệu quả nuôi tôm sú so với mô hình nuôi đang được áp dụng tại Gò 2.1. Các thông số môi trường nước ao nuôi Quao – Kiên Giang (mật độ 1 – 2 con/m2 và thí nghiệm Bảng 5. Một số yếu tố môi trường nước ở các ao thí nghiệm có độ sâu khác nhau Độ sâu mương (m) 0,6 0,8 1,0 1,2 Nhiệt độ (oC) Độ mặn (‰) pH 7,0 – 7,8 6,8 – 7,7 7,1 – 7,5 6,8 – 7,5 DO (mgO2/l) Trong quá trình thí nghiệm, giá trị pH và nhất vào thời gian cuối của thí nghiệm, từ ngày DO ở các nghiệm thức thí nghiệm gần như nuôi thứ 51 trở đi, do thời điểm lấy mẫu đúng tương tự nhau và đều nằm trong khoảng thích vào những ngày mưa. Sự chênh lệch nhiệt độ hợp cho sinh trưởng của tôm sú. Bảng 5 cho lớn nhất cũng xảy ra ở ngày nuôi thứ 51, giữa thấy, có sự chênh lệch nhiệt độ nước giữa các nghiệm thức có độ sâu 0,6 m (30,5oC) và 1,0 ao nuôi có độ sâu khác nhau, nhiệt độ nước m (27,8oC) (Hình 4). Độ mặn của các ao thí trung bình tỷ lệ nghịch với độ sâu của ao nuôi. nghiệm trung bình từ 5,1 – 5,4‰, dao động từ Nhiệt độ ở các ao thí nghiệm biến động lớn 3,7 – 6,3‰, hầu như đều giảm dần theo thời Hình 4. Biến động nhiệt độ và độ mặn ở các ao nuôi theo các độ sâu khác nhau Hình 4. Khối lượng trung bình của tôm sú ở các ao nuôi có độ sâu khác nhau TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 9
  8. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 2/2024 gian thí nghiệm và giảm mạnh vào cuối vụ 0,46 và 24,28 ± 0,18 g/con. Ở các ao nuôi có nuôi (do ảnh hưởng của trời mưa). Tuy nhiên, độ sâu 0,6 m, khi kết thúc thí nghiệm tôm chỉ chênh lệch độ mặn giữa các ao nuôi có độ sâu đạt khối lượng trung bình 17,08 ± 0,66 g/con, khác nhau tại cùng thời điểm thu mẫu là không thấp hơn nhiều so với 3 nghiệm thức còn lại (P lớn (chênh lệch nhiều nhất 0,6‰) (Bảng 5 và < 0,05). Ở các ao nuôi có độ sâu thấp (0,6 m), Hình 4). các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ và độ 2.2. Ảnh hưởng của độ sâu của mương lên mặn dễ biến động. Độ sâu ao (mương khóm) tăng trưởng của tôm sú thích hợp nhất cho nuôi tôm sú trong mô hình Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ sâu của tôm – khóm là 1,0 m. ao nuôi tôm sú trong mô hình tôm – khóm có 2.3 Ảnh hưởng của độ sâu mương lên tỷ lệ ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm (P < 0,05). sống của tôm sú thí nghiệm Trong suốt quá trình nuôi, khối lượng trung Trong suốt quá trình thí nghiệm, tỷ lệ sống bình của tôm sú ở các ao có độ sâu 1 m nước của tôm giảm dần ở tất cả các nghiệm thức. luôn đạt cao nhất, tiếp theo là các ao có độ sâu Kết quả sau 81 ngày nuôi, tỷ lệ sống trung bình 0,8 và 1,2 m, khối lượng trung bình của tôm của tôm ở nghiệm thức ao nuôi có độ sâu 1 m ở các ao nuôi có độ sâu 0,6 m luôn thấp nhất. nước đạt cao nhất (46,73 ± 0,69%) và sai khác Khi kết thúc thí nghiệm (81 ngày), khối lượng với tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức khác trung bình của tôm ở nghiệm thức ao nuôi có (P < 0,05). Ở các ao nuôi có độ sâu 0,6 m, tỷ lệ độ sâu 1 m đạt 26,98 ± 0,61 g/con và sai khác sống trung bình của tôm chỉ đạt 31,33 ± 0,48%. có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại (P < Tôm nuôi ở các độ sâu còn lại (0,8 và 1,2 m) tỷ 0,05). Khối lượng trung bình của tôm ở nghiệm lệ sống trung bình đạt lần lượt 38,75 ± 0,41 và thức ao nuôi có độ sâu 0,8 và 1,2 m không sai 39,35 ± 0,66% (Hình 5). khác nhau (P > 0,05) và đạt lần lượt là 23,90 ± Nuôi tôm sú trong mô hình tôm – khóm với Hình 5. Tỷ lệ sống của tôm sú theo thời gian thí nghiệm. ao nuôi có độ sâu 1 m nước cho kết quả tăng nuôi thí nghiệm, tôm sú nuôi trong các ao có trưởng và tỷ lệ sống của tôm đều cao hơn so với độ sâu 1 m tăng trưởng nhanh hơn và tỷ lệ các mức độ sâu còn lại. Kết quả này tương tự với sống cao hơn tôm nuôi ở các ao còn lại, do đó nghiên cứu về mô hình nuôi tôm QCCT của Lê sản lượng tôm thu hoạch cao hơn, giá bán tôm Quốc Việt và cộng sự (2015). Các tác giả cho cao hơn và lợi nhuận cũng cao hơn. Lợi nhuận rằng độ sâu mực nước ao nuôi tôm sú phù hợp trung bình thu được từ các ao nuôi tôm với độ là 1,1 m và 1,16m [9]. Trong khi đó, nghiên cứu sâu 1 m nước là 1,424 triệu đồng/ao, tỷ suất của Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương lợi nhuận 146,80%, gần như gấp đôi lợi nhuận (2009) cho rằng, để giảm tác động về nhiệt độ trung bình của các ao nuôi 0,8 và 1,2 m. Kết và tạo điều kiện tự nhiên phù hợp cho tôm sú thì quả nghiên cứu cũng cho thấy, nuôi tôm sú ao nuôi cần đào sâu 1,2m [1]. trong mương khóm có độ sâu 0,6 m là không 2.4 Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế hiệu quả (Bảng 6). Với chi phí đầu tư gần như nhau ở các ao Độ sâu mương khóm ảnh hưởng rõ rệt đến 10 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  9. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 2/2024 Bảng 6. Hạch toán kinh tế các ao nuôi tôm sú trong mương khóm với độ sâu khác nhau Độ sâu ao nuôi (m) Chỉ tiêu 0,6 0,8 1,0 1,2 Sản lượng tôm (kg/ao) 5,35 ± 0,24 9,26 ± 0,90 12,63 ± 0,21 9,58 ± 0,21 Giá bán tôm (đồng/kg) 163.000 ± 3.000 177.000 ± 1.000 201.000 ± 4.000 179.000 ± 2.000 Tổng chi (đồng/ao) 925.000 ± 32.000a 921.000 ± 27.000a 970.000 ± 29.000a 911.000 ± 23.000a Tổng thu (đồng/ao) 924.000 ± 28.000a 1.669.000 ± 76.000b 2.392.000 ± 19.000c 1.671.000 ± 38.000b Lợi nhuận (đồng/ao) -9.000 ± 53.000a 748.000 ± 57.000b 1.424.000 ± 27.000c 760.000 ± 62.000b Tỷ suất lợi nhuận (%) - 0,97 81,22 146,80 83,42 Ghi chú: Số liệu cùng hàng có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm nuôi và hiệu lên 3, 4 và 5 con/m2. quả của mô hình nuôi tôm – khóm. Với các Nuôi tôm với mật độ từ 3 – 4 con/m2 và bổ mức độ sâu nghiên cứu, mương khóm có độ sung thức ăn đã cho kết quả về tăng trưởng của sâu 1 m cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Các kết tôm và hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với kết quả nuôi mật độ thấp (1 – 2 con/m2) và không cho nghiên cứu về đánh giá các tác động của biến ăn đang được áp dụng tại địa phương. đổi khí hậu và giải pháp ứng phó trong mô hình Trong mô hình tôm – khóm, độ sâu mương nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ở ĐBSCL. Độ khóm có ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sâu mực nước ao bình quân 1,1 – 1,18 m; cỡ sống của tôm sú nuôi. Nuôi tôm sú ở mương tôm thu hoạch trung bình 30,9 ± 6,10 g/con; khóm có độ sâu 1m (với mật độ 2 con/m2 và năng suất bình quân 0,47 ± 0,38 tấn/ha/năm; không bổ sung thức ăn) tôm tăng trưởng nhanh, lợi nhuận bình quân 21,3 ± 35,0 triệu đồng/ha/ tỷ lệ sống cao, hiệu quả kinh tế cao hơn so với năm [3]. các mức độ sâu thí nghiệm khác (0,6; 0,8 và IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1,2 m). 4.1 Kết luận 4.2 Kiến nghị Tôm sú nuôi trong mương khóm có bổ sung Có thể nuôi tôm sú trong mương khóm với thức ăn công nghiệp với mật độ 2 con/m2 tăng mật độ từ 2 – 4 con/m2 và bổ sung thức ăn công trưởng nhanh hơn, tỷ lệ sống cao hơn và hiệu nghiệp để tăng hiệu quả kinh tế và rút ngắn thời quả kinh tế cao hơn so với khi tăng mật độ nuôi gian nuôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2009), “Nguyên lý và kỹ thuật nuôi tôm sú”. Tp HCM: Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 203 trang. 2. Nguyễn Thị Kim Liên, Vũ Ngọc Út (2018), “Thành phần thức ăn tự nhiên của tôm sú (Penaeus monodon) ở ao nuôi quảng canh cải tiến”. Tạp chí khoa học - Trường Đại học Cần Thơ. 3. Lê Thị Phương Mai, Dương Văn Ni, Trần Ngọc Hải và Võ Nam Sơn (2016), “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó trong mô hình tôm sú quảng canh cải tiến ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ, (42), 28-39. 4. Danh Thị Trúc Mai (2018), “Số liệu điều tra hiện trang nghề nuôi tôm sú Penaeus monodon (Fabricius, 1798) trong mương khóm tại Gò Quao – Kiên Giang và đánh giá ảnh hưởng của mật độ tôm đến hiệu quả mô hình. Số liệu nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ, Đại học Nha Trang. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 11
  10. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 2/2024 5. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang (2018), Báo cáo tình hình nuôi thủy sản trên địa bàn huyện 2018. 6. Nguyễn Thanh Phương, Trương Hoàng Minh, Nguyễn Anh Tuấn (2004), “Tổng quan về các mô hình nuôi tôm sú ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Hội nghị phát triển nguồn lợi thuỷ sản ven bờ”. Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Võ Nam Sơn, Bành Văn Nhẫn, Lý Văn Khánh, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương (2018), “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến và tôm - lúa tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau”. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ. 8. Phù Vĩnh Thái, Trương Hoàng Minh, Trần Hoàng Tuân, Trần Ngọc Hải (2015), “So sánh hiệu quả sản xuất giữa nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng luân canh với lúa ở tỉnh Kiên Giang”. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ. 9. Lê Quốc Việt, Võ Nam Sơn, Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2015), “Phân tích khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp với cua biển ở huyện Năm Căn Tỉnh Cà Mau”. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, Số 37, Tr. 89-96. 10. http://khuyennongkiengiang.com.vn/tin-tuc/chi-tiet/hieu-qua-cao-tu-mo-hinh-khom--tom/303 (truy cập 20/12/2018). Tiếng Anh 11. Boyd E B (1998), “Water Quality for Pond Aquaculture”. Research anh Development Series No. 3. International Center for Aquaculture Fisheries Management 24, 789-811. 12. Briggs, M.R.P., Funge-Smith, S.J., 1994. A nutrient budget of some intensive marine shrimp ponds in Thailand. Aquaculture and Fisheries Management 25, 789–811. 13. Chanratchakool, P., J.F. Turnbull, S.J. Funge-Smith, I.H. Macrae và C. Limsuwan. (1995), “Quản lý sức khoẻ tôm trong ao nuôi”. Tái bản lần thứ 4. Người dịch: Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Ngọc Hải. Bộ Thuỷ Sản. 2003- 153p. 14. Saifullah A.B.M., Masood S.H., Nikzad M. và Brandt M. (2016), An Investigation on Fabrication of Conformal Cooling Channel with Direct Metal Deposition for Injection Moulding, in: Reference Module in Materials Science and Materials Engineering, Elsevier. 15. Whetstone, J.M., G. D. Treece, C. L. B and A. D. Stokes (2002), “Opportunities and Contrains in Marine Shrimp Farming”. Southern Regional Aquaculture Center (SRAC) publication No. 2600 USDA. 12 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2