intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của năng lực nhân sự và áp dụng Fintech tới khả năng đổi mới của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Ảnh hưởng của năng lực nhân sự và áp dụng Fintech tới khả năng đổi mới của các ngân hàng thương mại Việt Nam" nhằm đánh giá tác động của năng lực nguồn nhân lực đến việc áp dụng Fintech và xác định tác động của ứng dụng fintech đến khả năng thay đổi của ngân hàng trung ương Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 338 người, từ 94 chi nhánh ngân hàng thương mại để kiểm định giả thuyết trong mô hình nghiên cứu công bố. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của năng lực nhân sự và áp dụng Fintech tới khả năng đổi mới của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC NHÂN SỰ VÀ ÁP DỤNG FINTECH TỚI KHẢ NĂNG ĐỔI MỚI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Nguyệt Dung1, ThS. Nguyễn Bá Lâng2 Abstract : In the context of the 4.0 Industrial Revolution, the application of Fintech has helped commercial banks proactively adapt, create a competitive advantage and develop sustainably. However, the application of Fintech requires highly capable human resources to master technology, receive formulas and handle technological risks, and grasp changing trends. The goal of this study is to evaluate the impact of human resource capacity on Fintech adoption and determine the impact of fintech application on the ability of Vietnamese central banks to change. The study uses a linear structural model. The study is based on primary data collected from 338 people, from 94 commercial bank branches to test the hypothesis in the publication research model. Research results show that human capacity has a positive influence on Fintech adoption; Fintech adoption has a positive impact on banks’ ability to innovate. The application of Fintech can play a role in the relationship between human resource capacity and the bank’s ability to change. Research on promoting theoretical and practical understanding of appropriate directions to help Vietnamese commercial banks improve their ability to innovate in the context of digital transformation. Keywords: Fintech, innovation capability, human resource capability 1. GIỚI THIỆU Trong thời đại công nghệ số, Internet kết nối vạn vật và những thay đổi về các vấn đề kinh tế toàn cầu đã buộc các doanh nghiệp phải đổi mới để gia tăng năng lực cạnh tranh. Yếu tố góp phần không nhỏ trong quá trình đổi mới của nền kinh tế nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng, chính là công nghệ. Tốc độ phát triển công nghệ không những đã thay đổi cách thức và quy trình hoạt động của các doanh nghiệp, mà còn làm thay đổi nhu cầu của xã hội về các sản phẩm, dịch vụ. Do đó, để duy trì hoạt động, các doanh nghiệp phải tiến hành chuyển đổi số ở mọi cấp độ để phát triển hiện đại và có khả năng thay đổi liên tục (Garth & cộng sự, 2016). Chuyển đổi số là quá trình sử dụng công nghệ số để thay đổi các quy trình kinh doanh truyền thống và đem lại giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm việc sử dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, blockchain, big data để cải thiện quy trình kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, lĩnh vực tài chính ngân hàng đã có nhiều thay đổi đáng kể với ứng dụng chuyển đổi số, trong đó, việc áp dụng Fintech để đưa ra các dịch vụ kĩ thuật số mới đã giúp ngân hàng chủ động thích ứng với bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững. Đối với nền kinh tế nói chung, Fintech giúp phát triển tài chính toàn diện thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính với chi phí thấp, quy mô và mức độ tiếp cận tốt hơn, nhiều tiện ích trải nghiệm cho khách hàng, minh bạch, giảm nguy cơ rửa tiền, tiền giả, in và quản lý tiền mặt cho nhà quản lý. Tài chính toàn diện phát huy hiệu quả tối đa thông qua ứng dụng Fintech để giúp các đối tượng yếu thế trong xã hội, đặc biệt trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh. Việc ứng dụng fintech 1 Khoa Quản lý kinh doanh, trường đại học Công nghiệp Hà Nội, Email:dungntn@haui.edu.vn 2 Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Email: langnb@haui.edu.vn
  2. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 171 có thể giúp khách hàng nhận được các khoản hỗ trợ, tài trợ trực tiếp nhanh chóng và hiệu quả nhất thông qua cơ sở hạ tầng thanh toán kỹ thuật số; làm việc online để có thu nhập, hoặc tạo thu nhập thông qua tham gia vào các công việc vận chuyển hàng hóa; giao dịch mua sắm và thanh toán online cho hầu hết các nhu cầu; minh bạch hóa về tài chính, đảm bảo việc hỗ trợ đồng đều giữa những đối tượng yếu thế; vay khẩn cấp mà không cần đến ngân hàng do công cụ định danh khách hàng điện tử... Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Fintech có thể có tác động đáng kể đến việc tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính. Các ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ chuyển sang mô hình dựa trên nền tảng số, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Trước đây, khách hàng phải tự mình đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch. Giờ đây, nhờ tiến bộ công nghệ, khách hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch trên các nền tảng trực tuyến. Bên cạnh đó, sự tiến bộ của công nghệ thông tin, cũng như việc sử dụng rộng rãi máy tính, internet và điện thoại di động, đã có tác động đáng kể đến lĩnh vực tài chính ngân hàng, tạo ra những cách thức, công cụ và sản phẩm mới (OECD, 2019). Những đổi mới và tiến bộ trong ngành tài chính ngân hàng giúp giảm rủi ro, chi phí cho khách hàng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ, công cụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các bên liên quan so với trước đây. Việc số hóa ngành ngân hàng sử dụng một số công nghệ khác nhau. Các dự án Fintech đã nổi lên như một trong những bước phát triển quan trọng nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Fintech sử dụng nền tảng kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ thông minh khác để cải thiện tốc độ, giảm thiểu chi phí. Đặc biệt, fintech có thể giúp các NHTM cải tiến các dịch vụ truyền thống và sáng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới. Tuy nhiên, việc áp dụng Fintech đòi hỏi nguồn nhân lực cần có năng lực cao để không chỉ thuần thục trong thao tác nghiệp vụ mà còn làm chủ được công nghệ, nhận thức và xử lý được những rủi ro công nghệ, đồng thời nắm bắt được những xu hướng biến đổi trong tương lai. Do đó, nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lực nhân sự tới việc áp dụng Fintech và vai trò của việc áp dụng fintech tới khả năng đổi mới của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số, sẽ góp phần tạo ra những hiểu biết có giá trị cả về lý thuyết và thực tiễn về con đường dẫn đến đổi mới của các NHTM. Đồng thời, giúp các định chế tài chính có căn cứ khoa học để nâng cao năng lực đổi mới. Các phần tiếp theo của ngiên cứu bao gồm: Phần 2 là tổng quan nghiên cứu và mô hình nghiên cứu; Phần 3 trình bày về phương pháp nghiên cứu; phần 4 tập trung vào kết quả nghiên cứu; và cuối cùng là phần 5 là kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Năng lực nhân sự và việc áp dụng Fintech Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã làm xuất hiện thêm các vị trí công việc mới, có liên quan đến công nghệ thông tin, một số công việc mang tính lặp lại sẽ bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo và hệ thống tự động hóa, và nhiều vị trí công việc được chuyển hóa, gia tăng hàm lượng công nghệ trong quá trình ra quyết định và xử lý nghiệp vụ. Do vậy, để thích ứng với những tiến bộ trong công nghệ và yêu cầu của chuyển đổi số, nguồn nhân lực được coi là yếu tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng (Sana & cộng sự, 2023). Đối với các NHTM, việc áp dụng Fintech trong quá trình cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính đòi hỏi năng lực về nguồn nhân lực mạnh mẽ hơn bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến việc sử dụng công nghệ để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, việc ứng dụng Fintech của các NHTM là quá trình tự động hóa, do vậy, đòi hỏi nhân lực phải có năng lực để ứng
  3. 172 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM dụng Fintech, từ đó tạo ra sự thay đổi (Sana & cộng sự, 2023). Hay nói cách khác, năng lực nhân sự ngành ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng Fintech trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng. Để đánh giá về năng lực kỹ thuật số của nguồn nhân lực, Ủy ban Châu Âu xác định trên 5 lĩnh vực: Hiểu biết về thông tin và dữ liệu, giao tiếp và công tác, sáng tạo nội dung số, an toàn, giải quyết vấn đề (European Commission, 2013). Một số nhà nghiên cứu cũng như các nhà thực hành chính sách lại cho rằng, năng lực số cần thiết đối với nhân lực ngành ngành ngân hàng bao gồm các khả năng: giải quyết vấn đề trong môi trường số, phân tích nâng cao, quản trị cơ sở dữ liệu và phát triển phần mềm (Mazurchenko & cộng sự, 2022). Hay, các kỹ năng kỹ thuật số bao gồm quản trị tinh gọn, phân tích dữ liệu, mô hình kinh doanh kỹ thuật số, giao tiếp kỹ thuật số, công nghệ kỹ thuật số, tư duy hành trình, kiểm soát rủi ro (Sia & cộng sự, 2021). Cụ thể hơn, một số nhà khoa học cho rằng, năng lực nhân sự có liên quan đến việc áp dụng Fintech trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm 4 khía cạnh: (i) khả năng phân tích vấn đề vấn đề mới; (ii) việc thích ứng với những sự thay đổi; (iii) các quyết định hành động khi thực hiện nhiệm vụ mới; (iv) sự sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ mới (Sana & cộng sự, 2023). Áp dụng Fintech và năng lực đổi mới Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh đến việc sử dụng công nghệ để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Việc áp dụng và thích ứng với Fintech vừa là động lực, vừa là yêu cầu buộc các NHTM phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng (Sana & cộng sự, 2023). Fintech có thể hiểu là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại cho lĩnh vực tài chính, nhằm mang tới cho khách hàng các giải pháp/dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống (Schueffel, 2016). Fintech có thể giúp các ngân hàng có thể loại bỏ những rào cản địa lý, tiếp cận được với khách hàng với tốc độ nhanh hơn, hiệu quả hơn và chi phí rẻ hơn. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của của Fintech, các ngân hàng có thể cải thiện hoạt động cung ứng các dịch vụ tài chính truyền thống, cải tiến các sản phẩm cũ, đồng thời sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Điều này cho thấy, việc áp dụng Fintech có ảnh hưởng tích cực tới năng lực đổi mới của các NHTM. Trong đó, năng lực đổi mới đề cập đến khả năng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, quy trình làm việc, và quy trình quản lý mới để đạt được lợi thế cạnh tranh của tổ chức (Drucker, 2014). Năng lực đổi mới của một tổ chức có thể được mô tả thông qua khía cạnh đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình. Đổi mới sản phẩm phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc cung cấp các sản phẩm/dịch vụ mới để thu hút sự chú ý và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đổi mới quy trình phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc áp dụng các quy trình vận hành mới tốt hơn nhằm cải thiện hiệu suất hoạt động so với quy trình hiện có (Le & Lei, 2019). Hình 1. Mô hình nghiên cứu
  4. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 173 Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết H1(a-d): Năng lực nhân sự (sự sáng tạo, sự thích ứng, quyết định hành động, khả năng phân tích) của nhân sự các ảnh hưởng tích cực tới việc áp dụng Fintech. Giả thuyết H2: Việc áp dụng Fintech có ảnh hưởng tích cực tới đổi mới sản phẩm của ngân hàng. Giả thuyết H3: Việc áp dụng Fintech có ảnh hưởng tích cực tới đổi mới quy trình của ngân hàng. Giả thuyết H4(a-d): Việc áp dụng Fintech có vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa năng lực nhân sự (sự sáng tạo, sự thích ứng, quyết định hành động, khả năng phân tích) với đổi mới sản phẩm của ngân hàng. Giả thuyết H5(a-d): Việc áp dụng Fintech có vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa năng lực nhân sự (sự sáng tạo, sự thích ứng, quyết định hành động, khả năng phân tích) với đổi mới quy trình) của ngân hàng. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng phương pháp định lượng. Trong đó, dữ liệu nghiên cứu được thu thập trên cơ sở khảo sát đối tượng là cán bộ quản lý chủ chốt tại các chi nhánh NHTM. Quá trình khảo sát được thực hiện online. Phiếu khảo sát được thiết kế trên Google form. Toàn bộ kết quả nghiên cứu được phân tích và xử lý thông qua phần mềm SPSS và AMOS phiên bản 22. 3.1. Mẫu nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành dựa trên mẫu nghiên cứu gồm 94 chi nhánh NHTM, tương ứng với 338 phiếu khảo sát được sử dụng để phân tích. Thông tin khái quát về mẫu nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1: Thông tin về mẫu nghiên cứu Các tiêu chí Số lượng Tỷ lệ Giới tính Nữ 153 45,27% Nam 185 54,73% Độ tuổi Dưới 30 tuổi 12 3,55% 30 - 40 tuổi 93 27,51% 40 - 50 tuổi 138 40,83% Trên 50 tuổi 95 28,11% Học vấn Khác 23 6,80% Cao đẳng 72 21,30% Đại học 163 48,22% Sau đại học 80 23,67% Tổng số 338 100,00% (Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả) Mẫu nghiên cứu được nhóm tác giả thực hiện theo phương pháp thuận tiện. Tuy nhiên, sự đa dạng về mẫu nghiên cứu theo các khía cạnh như giới tính, độ tuổi, học vấn vẫn đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu. Người được lựa chọn trả lời phiếu khảo sát là trưởng/phó các bộ phận chủ chốt của chi nhánh ngân hàng. Mỗi chi nhánh được gửi tới 3-5 người. Kết quả thu được cuối cùng là, trong tổng số 400
  5. 174 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM phiếu phát ra, tương ứng với 95 chi nhánh NHTM. Số phiếu thu về và hợp lệ là 338 phiếu, tương ứng với 94 chi nhánh. Như vậy, nghiên cứu đảm bảo yêu cầu về kích thước mẫu để thực hiện các kiểm định nhân tố khám phá, nhân tố khẳng định và phân tích hồi quy đa biến. 3.2. Đo lường các biến Nhóm tác giả sử dụng 34 thang đo để đo lường 7 biến trong mô hình nghiên cứu. Các thang đo được nhóm tác giả tổng hợp từ các công trình khoa học trước đây và được lượng hóa bằng thang Likert 5 mức độ (bảng 2). Thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu được cụ thể trong phụ lục. Bảng 2: Thang đo của các biến trong mô hình Biến Số lượng thang đo Mã hóa Nguồn Sáng tạo 7 CR1 ÷ CR 7 Sana & cộng sự (2023) Thích ứng 5 AD1 ÷ AD5 Sana & cộng sự (2023) Quyết định hành động 4 DE1 ÷ DE4 Sana & cộng sự (2023) Phân tích 4 A1 ÷ A4 Sana & cộng sự (2023) Áp dụng Fintech 3 FA1 ÷ FA3 Nathan & cộng sự (2022) Đổi mới sản phẩm 6 PD1 ÷ PD6 Le (2021) Đổi mới quy trình 5 PC1 ÷ PD5 Le (2021) (Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả) 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Để kiểm định độ tin cậy của thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Anpha và hệ số tương quan biến tổng. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy, các biến trong có hệ số Cronbach’s Anpha trong khoảng 0.825 đến 0.943, lớn hơn 0.6. Kết quả kiểm định thang đo các nhóm yếu tố. Qua số liệu phân tích có thể thấy rằng, tất cả giá trị Crobach’s alpha đều lớn hơn 0.5. Điều này cho thấy 7 nhóm yếu tố trên đủ điều kiện để phân tích các bước tiếp theo. 4.2. Phân tích nhân tố khám phá Sau khi đánh giá các thang đo đạt chuẩn, cả 7 nhóm nhân tố đều đủ điều kiện để là cơ sở tiến hành phân tích EFA. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho kết quả giá trị trị số KMO = 0,927, giá trị sig Bartlett’s Test = 0.000. Kết quả này cho thấy, các biến có tương quan với nhau trong tổng thể và việc áp dụng phân tích nhân tố là thích hợp. Có 7 nhân tố được trích dựa vào tiêu chí Eigenvalue =1,154 > 1, và 7 nhân tố này tóm tắt thông tin của 34 biến quan sát đưa vào EFA một cách tốt nhất. Tổng phương sai mà 7 nhân tố này trích được là 73,067% > 50%, nên 7 nhân tố được trích giải thích 73,067% biến thiên dữ liệu của 34 biến quan sát tham gia vào EFA. Kết quả kiểm định với cỡ mẫu là 338 bằng phần mềm SPSS 22.0, các thang đo được xác định trong mô hình nghiên cứu lý thuyết đều đạt tiêu chuẩn, không có thành phần thang đo nào cần loại bỏ. Do đó các nhân tố đề xuất trong mô hình không có sự thay đổi, đồng thời giữ nguyên nội hàm của các khái niệm. Mô hình nghiên cứu chính thức không khác biệt so với mô hình đề xuất. Dựa vào kết quả này, ta tiến hành thực hiện CFA. 4.3. Phân tích nhân tố khẳng định Để phân tích nhân tố khẳng định CFA, nhóm tác giả sử dụng phần mềm AMOS với các hệ số P, Chi-square/df, hệ số GFI, CHI, TLI, RMSEA. Kết quả phân tích (hình 2) cho thấy, với mức giá
  6. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 175 trị GFI = 0,890 > 0,8, có thể chấp nhận được giới hạn về kích thước mẫu, đồng thời, hệ số Chi- square/df = 1,495 thỏa mãn điều kiện < 3, TLI = 0,965 thỏa mãn điều kiện > 0,9, CLI = 0.968 thỏa mãn điều kiện > 0,9, hệ số RMSEA = 0,038 thỏa mãn điều kiện < 0.08, hệ số PCLOSE = 1.000, thỏa mãn điều kiện ≥ 0,05. Như vậy, mô hình nghiên cứu được nhóm tác giả sử dụng là phù hợp với dữ liệu thị trường. Hình 2. Phân tích nhân tố khẳng định Để kiểm định độ tin cậy và tính đơn hướng, nghiên cứu đánh giá độ tin cậy tổng hợp (CR ≥ 0,7). Tiếp theo, để kiểm định tính hội tụ, nghiên cứu đánh giá dựa trên chỉ số AVE (≥ 0,5), ngoài ra, để đạt được tính phân biệt, các chỉ số MSV phải nhỏ hơn chỉ số AVE tương ứng; đồng thời, chỉ số SQRTAVE phải lớn hơn các chỉ số Inter-Construct Correlations. Kết quả phân tích độ tin cậy và tính đơn hướng của mô hình được thể hiện trong bảng 4. Bảng 4. Kết quả phân tích độ tin cậy và tính đơn hướng của mô hình CR AVE MSV MaxR(H) CR PD PC AD A DE FA CR 0,924 0,634 0,452 0,929 0,796 PD 0,944 0,739 0,452 0,946 0,672*** 0,860 PC 0,908 0,665 0,186 0,918 0,400*** 0,291*** 0,815 AD 0,899 0,641 0,380 0,903 0,447*** 0,617*** 0,432*** 0,801
  7. 176 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM CR AVE MSV MaxR(H) CR PD PC AD A DE FA A 0,857 0,604 0,229 0,890 0,387*** 0,479*** 0,182** 0,457*** 0,777 DE 0,848 0,583 0,257 0,852 0,414*** 0,507*** 0,339*** 0,398*** 0,388*** 0,764 FA 0,829 0,619 0,149 0,840 0,320*** 0,242*** 0,260*** 0,354*** 0,386*** 0,364*** 0,787 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu, AMOS 22.0 Kết quả phân tích cho thấy, hệ số độ tin cậy tổng hợp (CR) nằm trong khoảng từ 0,829 đến 0,924, đều lớn hơn 0,7. Hệ số phương sai trích (AVE) trong khoảng từ 0,583 đến 0,739, đều lớn hơn 0,5. Các chỉ số MSV phải nhỏ hơn chỉ số AVE tương ứng. Vì vậy, toàn bộ các thang đo trong mô hình nghiên cứu đều đáp ứng các tiêu chí về độ phân biệt, tính hội tụ và được sử dụng cho các bước nghiên cứu tiếp theo. 4.3. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính Kết quả phương trình cấu trúc tuyến tính được thể hiện thông qua hình 3, trong đó, hệ số Chi- square/df = 2,077 thỏa mãn điều kiện < 3, CFI = 0,930 > 0,9, TLI = 0.943 > 0,9, hệ số RMSEA = 0,057 < 0.08. Bởi vì sự giới hạn của cỡ mẫu nên chỉ số GFI = 0.861 vẫn chấp nhận Như vậy, mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thực tiễn. Hình 3. Mô hình cấu trúc tuyến tình Thông qua các chỉ tiêu thống kê, tác giả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất. Kết quả phân tích SEM cho tất cả các mối quan hệ đều có mang ý nghĩa thống kê và các mối quan hệ có tác động thuận chiều với nhau vì hệ số ước lượng dương. Bảng 5. Bảng trọng số hồi quy Giả thuyết Tương quan Ước lượng S.E C.R P H1a FA
  8. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 177 Từ bảng kết quả và kết luận các ý nghĩa của giá trị trên, tác giả tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đề xuất. Cụ thể, các giả thuyết là H1a, H1b, H1c, H1d, H2, H3 đều được chấp nhận (P-value FA --> PD 0,070 0,040 0,113 0,001 0,068*** H5a CR --> FA --> PC 0,056 0,031 0,087 0,001 0,066** H4b AD --> FA --> PD 0,022 -0,005 0,056 0,178 0.017 H5b AD --> FA --> PC 0,017 -0,004 0,043 0,186 0.017 H4c DE --> FA --> PD 0,037 0,011 0,072 0,022 0,028* H5c DE --> FA --> PC 0,029 0,009 0,058 0,021 0,027* H4d A --> FA --> PD 0,041 0,012 0,076 0,011 0,031* H5d A --> FA --> PC 0,033 0,011 0,060 0,012 0,030* Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu, AMOS 22.0 Bằng cách sử dụng Indirect effects, thu được kết quả như bảng trên, ta thấy các biến FA có vai trò trung gian ảnh hưởng lên mối quan hệ giữa CR, DE, A tới PD và CR, DE, A tới PC (vì p
  9. 178 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM cộng sự ở chỗ, trong bối cảnh NHTM Việt Nam, có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của từng khía cạnh năng lực nhân sự tới việc áp dụng Fintech. Cụ thể, quyết định hành động của nhân sự có ảnh hưởng mạnh nhất. Sự sáng tạo của nhân sự là yếu tố ảnh hưởng ít nhất trong số 4 yếu tố năng lực nhân sự. Thứ hai, việc áp dụng Fintech có ảnh hưởng tích cực tới năng lực đổi mới của các NHTM. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ 338 cán bộ quản lý cấp trung tại 94 chi nhánh NHTM Việt Nam đã 1 lần nữa khẳng định về vai trò của việc áp dụng của Fintech tới năng lực của các NHTM. Tuy nhiên, khác biệt của nghiên cứu này so với các công trình khoa học trước đó ở chỗ, nhóm tác giả đo lường năng lực đổi mới của NHTM trên hai khía cạnh là đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình. Trong đó, mức độ ảnh hưởng việc áp dụng Fintech tới năng lực đổi mới sản phẩm của NHTM mạnh hơn không đáng kể tới năng lực đổi mới quy trình. Thứ ba, việc áp dụng Fintech có vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa năng lực nhân sự và khả năng đổi mới của NHTM ở các khía cạnh sự sáng tạo, quyết định hành động và khả năng phân tích của nguồn nhân lực. Trong bối cảnh các NHTM Việt Nam, chưa có đủ cơ sở để khẳng định vai trò trung gian của việc áp dụng Fintech trong trong mối quan hệ giữa năng lực nhân sự và khả năng đổi mới của NHTM ở khía cạnh sự thích ứng của nhân sự ngân hàng. Các kết quả này là cơ sở giúp các NHTM có căn cứ trong việc nâng cao năng lực đổi mới thông qua việc áp dụng Fintech, đó là cần nâng cao năng lực của đội ngũ nhận sự, những người tham gia vào quá trình áp dụng Fintech trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Trong đó, nhấn mạnh đến sự sáng tạo, sự thích ứng, các quyết định hành động và khả năng phân tích của đội ngũ nhân sự. Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Thứ nhất, số lượng chi nhánh ngân hàng tham gia trả lời phiếu khảo sát mới chỉ bao gồm 94 chi nhánh, con số này là khá nhỏ so với tổng thể, điều này có thể dẫn tới sự khác biệt nhất định của kết quả nghiên cứu. Do vậy, các nghiên cứu trong tương lai nên được thực hiện với quy mô lớn hơn nhằm đưa ra những kết quả thực nghiệm có độ chính xác cao hơn. Hơn nữa, ở các quốc gia có nền kinh tế đang ở giai đoạn chuyển đổi như Việt Nam hiện nay, chiến lược đổi mới của các ngân hàng còn bị ảnh hưởng bởi nhiều các yếu tố khác thuộc về môi trường như văn hóa số, hay những hạn chế về tài nguyên và nguồn lực. Do vậy, các nghiên cứu tiếp theo nên khám phá vai trò điều tiết của các yếu tố này. Kết quả các công trình nghiên cứu như vậy chắc chắn sẽ mang lại những hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ giữa năng lực nhân sự, việc áp dụng Fintech và khả năng đổi mới của các NHTM, là cơ sở để các NHTM có thể đổi mới thành công.
  10. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 179 PHỤ LỤC Thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu Biến Thang đo Mã hóa Nguồn Tôi thường suy nghĩ về những rủi ro khi tiếp nhận những thông tin mới CR1 Tôi xem xét và thiết lập các phương pháp tiếp cận mới khi nhận các nhiệm vụ mới CR2 Tôi thích sự đa dạng và thay đổi CR3 Sana & cộng Sáng tạo Tôi luôn cân nhắc cả phương pháp hiện tại và phương pháp mới CR4 sự (2023) Tôi thường quan tâm đến các tính tổng thể hơn là chi tiết của 1 vấn đề mới CR5 Tôi xem xét các phương pháp tiếp cận mới khi thiết lập chiến lược CR6 Tôi nghĩ rằng mọi quy trình đều có thể thay đổi CR7 Tôi thích nghi với những sự thay đổi AD1 Tôi chấp nhận sự mơ hồ AD2 Tôi chấp nhận những ý tưởng mới và sáng kiến đổi mới AD3 Sana & cộng Thích ứng Tôi điều chỉnh phong cách cá nhân để phù hợp với những người hoặc tình huống sự (2023) AD4 khác nhau Tôi quan tâm đến những trải nghiệm mới AD5 Tôi quyết định một hành động rất nhanh chóng DE1 Tôi có quan điểm mạnh mẽ và cảm thấy thoải mái khi hành động độc lập DE2 Sana & cộng Quyết định hành động Tôi đặt trọng tâm vào việc đạt được những mục tiêu khó khăn DE3 sự (2023) Tôi cảm thấy thoải mái khi được phân công nhiệm vụ DE4 Tôi có khả năng đánh giá ở mức độ vừa phải nội dung của thông tin A1 Tôi hiểu được nhu cầu của những người khác A2 Sana & cộng Phân tích Tôi có thể đánh giá nghiêm túc đặc tính kỹ thuật của một số vấn đề mới A3 sự (2023) Tôi có thể phân tích các lỗi tiềm ẩn của vấn đề mới A4 Tổ chức của tôi sẽ tiếp tục sử dụng fintech FA1 Nathan & Áp dụng Fintech Tôi sẽ yêu cầu/khuyển nghị các bộ phận trong tổ chức của tôi sử dụng FA2 cộng sự Tôi sẽ giới thiệu dịch vụ fintech cho những người xung quanh FA3 (2022) Chúng tôi thường xuyên phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới theo nhu cầu thị PD1 trường Phẩm lớn lợi nhuận của chúng tôi được tạo ra bởi các sản phẩm/dịch vụ mới PD2 Đối thủ cạnh tranh hay bắt chước các sản phẩm/dịch vụ mới do chúng tôi phát triển PD3 Đổi mới sản phẩm Le (2021) Chúng tôi có thể tung ra các sản phẩm/dịch vụ nhanh hơn so với đối thủ cạnh tranh PD4 Chúng tôi có khả năng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm/dịch vụ tốt hơn so với PD5 đối thủ cạnh tranh Chúng tôi phát triển kỹ năng mới cho nhân viên có thể phát triển sản phẩm/dịch vụ PD6 Chúng tôi thường thử nghiệm các quy trình khác nhau để đẩy nhanh việc thực hiện PC1 các mục tiêu đặt ra Chúng tôi luôn tiếp thu các kỹ thuật mới để cải thiện quy trình cung cấp dịch vụ PC2 Đổi mới quy trình Chúng tôi có thể phát triển quy trình mới hiệu quả hơn trước PC3 Le (2021) Chúng tôi linh hoạt cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng PC4 Đối thủ cạnh tranh hay bắt chước các quy trình sản xuất/vận hành mới mà chúng tôi PC5 sử dụng
  11. 180 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. European Commission; 2022; Digcomp Framework, https://joint-research-centre.ec.europa.eu/ digcomp/digcomp-framework_en 2. Garth, A., Surabhi, K., & Richa, W.; 2016; Digital transformation in financial services A report from the Deloitte Center for Financial Services, www.deloittedigital.com. 3. Larjovuori, R.-L., Bordi, L., & Heikkilä-Tammi, K., 2018. Leadership in the digital business transformation. Paper presented at the Proceedings of the 22nd international academic mindtrek conference. 4. Lê Ba Phong (2021). Tăng cường khả năng đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam: Tác động điều tiết của văn hóa hợp tác và vai trò trung gian của năng lực quản trị tri thức. Tạp chí Khoa học thương mại, 153(2021), 96-104. 5. Mazurchenko, A., Zelenka, M., & Maršíková, K. (2022). Demand for employees’ digital skills in the context of banking 4.0, Ekonomie a Management, 25(2), 41-57 6. R.J. Nathan, B. Setiawan, M.N. Quynh. (2022), Fintech and financial health in Vietnam during the COVID-19 pandemic: in-depth descriptive analysis, J. Risk Financ. Manag, 15(3), 125. 7. OECD. (2019), Digital disruption in financial markets. 1–28. http://www.oecd.org.proxy.library.uu.nl/ daf/competition/digital-disruption-in-financial-markets.htm 8. Sana, A.B., Yasir, J., &Saif., U., (2023), FinTech adoption, HR competency potential, service innovation and firm growth in banking sector, Heliyon, https://www.sciencedirect.com/science/article/ pii/S240584402301174X 9. Sia, S. K., Weill, P., & Zhang, N. (2021), Designing a Future-Ready Enterprise: The Digital Transformation of DBS Bank, California Management Review, 63(3), 35-57.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2