Hồ Ký Thanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
99(11): 39 - 43<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ NUNG SƠ BỘ ĐẾN QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP<br />
NITI XỐP BẰNG PHƯƠNG PHÁP SHS<br />
Hồ Ký Thanh1,2*; Trần Văn Dũng2; Nguyễn Đặng Thủy2; Trần Đức Thịnh2;<br />
Phương Văn Hiếu2; Nguyễn Huy Hoàng2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên,<br />
2<br />
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này trình bày một số kết quả khảo sát công nghệ tổng hợp hợp kim NiTi xốp bằng phương<br />
pháp SHS. Kết quả thực nghiệm cho thấy, nhiệt độ nung sơ bộ tối thiểu để phản ứng SHS xảy ra là<br />
Tp = 250°C. Khi tăng nhiệt độ nung sơ bộ, thời gian đánh lửa cần thiết giảm. Khi nhiệt độ nung sơ<br />
bộ Tp ≥ 450°C, phản ứng SHS có thể xảy ra ở chế độ đồng thời (tự phản ứng không đánh lửa). Kết<br />
quả phân tích XRD cho thấy, sau phản ứng SHS sản phẩm tồn tại pha NiTi mong muốn là chủ yếu.<br />
Độ xốp của sản phẩm thu được tương đối cao (trong khoảng 44% ÷ 58%), tỉ lệ lỗ xốp hở trên 80%.<br />
Kết quả chụp SEM cho thấy, hình dạng và sự phân bố lỗ xốp tương đối đồng đều theo cả mặt cắt<br />
ngang và mặt cắt dọc mẫu, kích thước các lỗ xốp trong khoảng từ 100 ÷ 500µm.<br />
Từ khóa: phương pháp SHS, NiTi xốp, áp lực ép ban đầu, nhiệt độ nung sơ bộ, hình dạng và sự<br />
phân bố lỗ xốp.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Hệ vật liệu NiTi đang được sử dụng rộng rãi<br />
ngày nay do nó có các tính chất đặc biệt, đó là<br />
khả năng siêu đàn hồi và nhớ hình, nhất là<br />
NiTi đặc. NiTi xốp không có khả năng đàn<br />
hồi và nhớ hình tốt như NiTi đặc nhưng<br />
chúng lại được ứng dụng rất rộng rãi trong<br />
công nghệ y sinh để làm các mô cấy ghép,<br />
xương nhân tạo… Sở dĩ như vậy là vì tính<br />
tương thích sinh học của NiTi, tổ chức xốp<br />
làm cho mô đun đàn hồi của nó giảm tránh<br />
gây căng cứng, tổn thương cho cơ thể và tạo<br />
điều kiện thuận lợi phát triển của mô cơ khi<br />
chúng được ghép vào cơ thể người [1].<br />
NiTi xốp có thể chế tạo bằng nhiều phương<br />
pháp khác nhau như phương pháp thiêu kết<br />
trong chân không (VS), phương pháp thiêu<br />
kết xung plasma (SPS), phương pháp ép nóng<br />
đẳng tĩnh với sự giãn nở của khí Ar (HIP) [1],<br />
phương pháp ép nóng đẳng tĩnh (CF-HIP),<br />
phương pháp phản ứng nhiệt độ cao tự lan<br />
truyền (SHS), phương pháp thiêu kết thông<br />
thường (CS) [2]. So sánh giữa các phương<br />
pháp này nhận thấy, một vài phương pháp cho<br />
kết quả độ xốp và kích thước lỗ xốp lớn như<br />
phương pháp CS, HIP, CF-HIP, SPS, VS.<br />
Tuy nhiên chúng thường bị giới hạn bởi các<br />
thiết bị đắt tiền. Phương pháp SHS cho kích<br />
*<br />
<br />
Tel: 0984 194198, Email: hkythanh@tnut.edu.vn<br />
<br />
thước lỗ xốp tương đối lớn (200÷600µm), độ<br />
xốp cao (đến 65%), tỉ lệ độ xốp hở cao (đến<br />
87%) nên vẫn được dùng để tổng hợp NiTi<br />
xốp phục vụ chế tạo các mô xương thay thế<br />
(ActiporeTM, Biorthex, Canada) [1]. Phương<br />
pháp SHS dựa trên tiền đề là các phản ứng tỏa<br />
nhiệt, nhiệt độ cao của phản ứng sẽ nung<br />
nóng các vùng chưa phản ứng tạo điều kiện<br />
để phản ứng tự duy trì và lan truyền (selfpropagated) [3].<br />
<br />
Hình 1. Quy trình công nghệ chung tổng hợp NiTi<br />
xốp bằng phương pháp SHS [5].<br />
<br />
Có rất nhiều các thông số công nghệ ảnh<br />
hưởng đến quá trình tổng hợp NiTi xốp bằng<br />
phương pháp SHS như: kích thước hạt ban<br />
đầu của các chất phản ứng, độ xốp ban đầu<br />
của mẫu ép trước phản ứng; sự thoát ra của<br />
các khí trong quá trình phản ứng, thành phần<br />
hóa học các chất tham gia phản ứng, nhiệt độ<br />
đánh lửa, sự hoạt hóa cơ học [4], nhiệt độ<br />
39<br />
<br />
Hồ Ký Thanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nung sơ bộ [5]. Những thông số này không<br />
chỉ ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp NiTi<br />
xốp mà một số thông số còn ảnh hưởng trực<br />
tiếp đến độ xốp, hình thái lỗ xốp của sản<br />
phẩm nhận được sau phản ứng SHS.<br />
Bài báo này trình bày các nghiên cứu về ảnh<br />
hưởng của nhiệt độ nung sơ bộ (TP), áp lực ép<br />
ban đầu (độ xốp ban đầu của mẫu) đến quá<br />
trình tổng hợp NiTi xốp bằng phương pháp<br />
SHS. Thêm vào đó ảnh hưởng của áp lực ép<br />
đến độ xốp, kích thước lỗ xốp của sản phẩm<br />
nhận được sau phản ứng SHS cũng được<br />
khảo sát.<br />
KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM<br />
Vật liệu ban đầu sử dụng trong quá trình tổng<br />
hợp NiTi xốp bằng phương pháp SHS (hình<br />
1) là bột thương mại Ni (độ sạch trên 99,9%;<br />
cỡ hạt trung bình khoảng 10µm) và Ti (độ<br />
sạch trên 99,9%; cỡ hạt trung bình khoảng<br />
100µm). Hỗn hợp bột Ni và Ti ban đầu được<br />
phối trộn theo tỉ lệ nguyên tử 50%Ni và<br />
50%Ti, tỷ lệ về nguyên tử được tính toán và<br />
chuyển đổi thành tỷ lệ về khối lượng và xác<br />
định bằng cân điện tử (SCIENTECH, Mỹ) với<br />
độ chính xác đến 10–4gr. Sau đó hỗn hợp bột<br />
Ni + Ti được hoạt hóa cơ học bằng máy<br />
nghiền bi đứng (tốc độ 720vòng/phút trong<br />
thời gian 2h) với tỉ lệ bi: bột được lựa chọn là<br />
10 : 1 trong môi trường khí Ar bảo vệ. Quá<br />
trình đóng khối sơ bộ hỗn hợp bột được thực<br />
hiện trên máy ép thủy lực 100tấn (STENH∅J,<br />
Đan Mạch) với áp lực trong khoảng<br />
(40÷120)MPa tạo thành các mẫu hình trụ có<br />
đường kính d = 16mm, chiều cao h = 45mm.<br />
Phản ứng SHS được thực hiện lần lượt với<br />
các mẫu ép trong lò nung điện trở ống ngang<br />
có khí Ar bảo vệ. Nhiệt độ nung sơ bộ được<br />
khảo sát thay đổi trong phạm vi Tp = 250°C ÷<br />
600°C. Khi nung đến nhiệt độ cần thiết, mẫu<br />
được đánh lửa bằng sợi dây W có nhiệt độ Tig<br />
= 2000°C được điều khiển bằng máy biến thế<br />
một chiều hiệu điện thế lớn nhất là 30V<br />
(LiOA DC.Power, Việt Nam). Kết thúc quá<br />
trình đánh lửa, mẫu được tôi trong nước. Để<br />
xác định thành phần pha sản phẩm sau khi<br />
đánh lửa sử dụng phương pháp phân tích phổ<br />
nhiễu xạ Rơnghen XRD (máy Siemens<br />
D5005, Đức). Độ xốp của mẫu và tỉ lệ độ xốp<br />
hở được xác định bằng phương pháp Ác-si40<br />
<br />
99(11): 39 - 43<br />
<br />
mét. Cấu trúc tế vi của mẫu được quan sát và<br />
soi chụp trên hiển vi điện tử quét SEM (máy<br />
QUANTA 200, FEI).<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Trước khi tiến hành thực nghiệm, các mẫu bột<br />
Ni và Ti được xác định kích cỡ hạt bằng<br />
phương pháp SEM (hình 2), phân tích<br />
thành phần hóa học bằng phương pháp<br />
XRD (hình 4a).<br />
<br />
Hình 2. Ảnh SEM các bột Ti (a) và Ni (b) được sử<br />
dụng để tổng hợp NiTi xốp.<br />
<br />
Sau khi hoạt hóa cơ học, mẫu được ép sơ bộ<br />
đạt độ xốp trong khoảng 21,9% ÷ 29,0% tùy<br />
thuộc áp lực ép sơ bộ (được xác định thông<br />
qua kích thước và khối lượng mẫu ở trạng<br />
thái xốp so với tỉ trọng đặc theo lý thuyết của<br />
NiTi). Độ xốp ban đầu ảnh hưởng lớn đến quá<br />
trình phản ứng SHS, nếu quá lớn hoặc nhỏ<br />
quá thường làm cho phản ứng không thể tự<br />
duy trì và lan truyền do sự truyền nhiệt kém<br />
hiệu quả, độ xốp ban đầu thường lựa chọn<br />