Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 74 – 78<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ SẤY ĐẾN HÀM LƯỢNG POLYPHENOL TỔNG SỐ VÀ<br />
KHẢ NĂNG KHÁNG OXI HÓA CỦA ĐÀI HOA BỤP GIẤM (HIBISCUS SABDARIFFA L.)<br />
Nguyễn Quang Vinh1, Nguyễn Thị Minh Hiếu1, Trịnh Xuân Cảnh1, Nguyễn Ngọc Hữu2<br />
1<br />
<br />
ThS. Viện Công nghệ Sinh học & Môi trường, Trường Đại học Tây nguyên<br />
Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây nguyên<br />
<br />
2<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 25/06/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
05/09/14<br />
Ngày chấp nhận đăng:<br />
22/10/14<br />
Title:<br />
An effect of drying temperature<br />
on total polyphenolic content<br />
and antioxidant activity of<br />
roselle calyxes (Hibiscus<br />
Sabdariffa L.)<br />
Từ khóa:<br />
Đài hoa bụp giấm, kháng oxy<br />
hóa, tổng polyphenol, nhiệt độ<br />
sấy<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The calyxes of the Roselle plant have long been recognized as a source of<br />
antioxidants. The objectives of this study were to investigate the effect of drying<br />
temperatures (60oC, 80oC, 100oC và 120oC) on total polyphenol content and<br />
antioxidant activities of Roselle calyxes via reducing power and DPPH radical<br />
scavenging activity. The different drying temperatures showed significant<br />
differences in total polyphenol content and antioxidant activities.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đài hoa bụp giấm từ lâu đã được xem là nguồn cung cấp các chất có khả năng<br />
kháng oxy hóa. Nghiên cứu này tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ sấy<br />
60oC, 80oC, 100oC và 120oC đến hàm lượng polyphenol tổng số và khả năng<br />
kháng oxi hóa (gồm khả năng khử và khả năng dập tắt gốc tự do DPPH) của đài<br />
hoa bụp giấm trồng tại tỉnh Đắk Lắk. Kết quả cho thấy, hàm lượng polyphenol<br />
tổng số và khả năng kháng oxy hóa của đài hoa bụp giấm sấy ở các nhiệt độ khác<br />
nhau là không giống nhau.<br />
<br />
Keywords:<br />
Calyxes of Roselle,<br />
antioxidant, total polyphenol<br />
content, drying temperature<br />
<br />
cấp chất chống oxy hóa. Về tính chất dược lí, đài<br />
hoa bụp giấm có tính chống co thắt cơ trơn, làm<br />
hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm<br />
họng. Trong y học dân gian hoa bụp giấm được<br />
dùng để kiểm soát cao huyết áp, bệnh gan và làm<br />
thức uống ở nhiều quốc gia. Dịch chiết từ đài hoa<br />
bụp giấm có tác dụng làm giảm mỡ/cholesterol<br />
trong máu và chống xơ vữa động mạch (Alaa G.<br />
A., 2012). Do vậy, bụp giấm là loại thảo dược với<br />
các hợp chất sinh học quý. Hiện nay có nhiều<br />
nghiên cứu cho thấy, khả năng kháng oxy hóa và<br />
tổng hàm lượng polyphenol trong các cây thảo<br />
dược phụ thuộc rất lớn vào điều kiện sấy nguyên<br />
liệu. Nghiên cứu của Monica và cs, 2009 cho<br />
thấy, khả năng kháng oxy hóa cũng như hàm<br />
lượng polyphenol trong quả mơ Cafona cao ở<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Cây bụp giấm (Hibicus sabdariffa L.) là một<br />
nguồn quan trọng cung cấp vitamin, khoáng chất<br />
và các hợp chất có hoạt tính sinh học chẳng hạn<br />
như axit hữu cơ, phytosterol và polyphenol, một<br />
trong số các hợp chất trên có đặc tính chống oxy<br />
hóa. Hàm lượng phenolic trong loài cây này bao<br />
gồm chủ yếu là anthocyanins như delphinidin-3glucoside,<br />
sambubioside<br />
và<br />
cyanidin-3sambubioside; flavonoid khác như gossypetin,<br />
hibiscetin và glycoside; axit protocatechuic,<br />
eugenol và sterol như β-sitoesterol và ergoesterol<br />
(Azza A. A., Ferial M. A. & Esmat A. A., 2011;<br />
Mahadevan. N, Shivali and Pradeep K., 2009).<br />
Chiết xuất từ đài hoa bụp giấm là một nguồn cung<br />
74<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 74 – 78<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
nhiệt độ sấy cao, trong khi đó, giá trị này không<br />
đổi khi sấy mơ Pelese ở cùng điều kiện (Monica<br />
A. Madrau, Amalia Piscopo, Anna M.<br />
Sanguinetti, Alessandra Del Caro, Marco Poiana,<br />
Flora V. Romeo & Antonio Piga., 2009); nhiệt độ<br />
cũng ảnh hưởng đến khả năng kháng oxy hóa và<br />
hàm lượng polyphenol có trong chuối sấy, công<br />
bố của Sandra Sagrin và Chong, 2013. Trong<br />
nghiên cứu này sẽ tiến hành khảo sát ảnh hưởng<br />
của nhiệt độ sấy đến hàm lượng polyphenol tổng<br />
số và khả năng kháng oxi hóa của đài hoa bụp<br />
giấm từ đó xác định nhiệt độ thích hợp để tiến<br />
hành sấy nhằm giữ lại các thành phần có hoạt tính<br />
sinh học cao nhất trong đài hoa.<br />
<br />
để đánh giá khả năng kháng oxi hóa. Giá trị IC50<br />
càng thấp thì khả năng kháng oxi hóa càng cao.<br />
Để tính toán giá trị IC50 ta xây dựng phương trình<br />
hồi quy thể hiện mối tương quan giữa nồng độ<br />
dịch trích ly của mẩu sấy ở các nhiệt độ khác nhau<br />
và phần trăm ức chế gốc tự do DPPH.<br />
2.3 Xử lý số liệu<br />
Kết quả thí nghiệm được tiến hành với 3 lần lặp<br />
lại và xử lý thống kê trên phần mềm Stagraphic<br />
Centurion XV. Các số liệu biểu diễn giá trị trung<br />
bình của 3 lần lặp lại ± độ lệch chuẩn với mức ý<br />
nghĩa p< 5%.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
<br />
3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến thời gian<br />
sấy<br />
<br />
2.1 Vật liệu nghiên cứu và phương pháp chuẩn<br />
bị<br />
<br />
25<br />
Thời gian sấy (h)<br />
<br />
- Đài hoa bụp giấm mua tại thôn 1, xã Cư Êbur,<br />
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk được<br />
tiến hành tách lấy đài hoa, rửa sạch để ráo và đem<br />
đi sấy ở các nghiệm thức 60oC, 80oC, 100oC và<br />
120oC để đạt độ ẩm 6%, mỗi nghiệm thức được<br />
tiến hành với 3 lần lặp lại. Đài hoa sau khi sấy<br />
được bảo quản trong bao PE và giữ trong tủ đông<br />
-30oC hoặc sử dụng ngay.<br />
<br />
20<br />
15<br />
10<br />
5<br />
0<br />
60<br />
<br />
80<br />
100<br />
Nhiệt độ ( 0C)<br />
<br />
120<br />
<br />
Hình 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến thời<br />
<br />
- Hóa chất sử dụng cho nghiên cứu: Na2CO3,<br />
thuốc thử Folin, DPPH (1,1-diphenyl-2-picryl<br />
hydrazyl), gallic acid của hãng Sigma-Aldrich (St<br />
Louis, MO, USA), dung môi và các hóa chất khác<br />
có xuất xứ Trung Quốc.<br />
<br />
gian sấy<br />
<br />
Quá trình sấy khô đóng một vai trò quan trọng<br />
trong việc bảo quản các sản phẩm nông nghiệp.<br />
Nó giúp tăng cường sức đề kháng của các sản<br />
phẩm có độ ẩm cao chống lại suy thoái bằng cách<br />
giảm hoạt độ nước của chúng; những tổn thất của<br />
các loại trái cây và rau quả trong nước đang phát<br />
triển được ước tính được 30-40% sản lượng<br />
(Shilpi G., Sabrina, C. & Nissreen, A., 2011). Vì<br />
vậy, ở nhiều quốc gia nông nghiệp, số lượng lớn<br />
các sản phẩm thực phẩm được sấy khô để nâng<br />
cao tuổi thọ, giảm chi phí đóng gói, khối lượng<br />
thấp hơn, giữ lại hương vị ban đầu và duy trì giá<br />
trị dinh dưỡng (Norhaizan, M., Fong, S.H., Amin,<br />
I. & Chew L.Y. 2010).<br />
<br />
2.2 Phương pháp nghiên cứu<br />
Đài hoa sấy khô được nghiền nhỏ sau đó trích ly 3<br />
lần ở nhiệt độ phòng bằng ethanol với tỉ lệ nguyên<br />
liệu/dung môi 1:10 trên máy lắc trong thời gian<br />
24h. Sau khi trích ly, tiến hành cô đặc bằng máy<br />
cô quay chân không, cao trích ly thu được tiến<br />
hành sấy đến khi khô hoàn toàn ở nhiệt độ 60oC<br />
(Nguyen và Eun, 2011).<br />
Xác định hàm lượng polyphenol tổng số theo<br />
phương pháp của Folin-Ciocalteu (1927).<br />
Xác định khả năng kháng oxi hóa thông qua khả<br />
năng khử sắt và khả năng dập tắt gốc tự do DPPH<br />
theo phương pháp cải tiến của Nguyen và Eun,<br />
2011.<br />
<br />
Trong thí nghiệm này chúng tôi khảo sát thời gian<br />
sấy tại các nhiệt độ sấy 60oC, 80oC, 100oC và<br />
120oC thông qua đường cong sấy biểu diễn theo<br />
độ ẩm trung bình của mẫu theo thời gian. Kết quả<br />
được trình bày trong Hình 1. Từ kết quả Hình 1<br />
cho thấy, khi nhiệt độ sấy tăng thì thời gian sấy<br />
<br />
IC50 được định nghĩa là nồng độ tối thiểu ức chế<br />
50% gốc tự do DPPH, đây là thông số quan trọng<br />
75<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 74 – 78<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
càng giảm. Ở nhiệt độ 600C thì thời gian sấy rất<br />
dài 22h nhưng khi tăng lên 1200C thì thời gian chỉ<br />
còn lại 3.5h. Qua đó cho thấy nhiệt độ sấy ảnh<br />
hưởng đến thời gian sấy rất nhiều, điều này đã<br />
được công bố bởi nhiều nghiên cứu trước đây<br />
(Saeed I.E., Sopian, K. & Zainol, A.Z., 2008;<br />
Trịnh Thanh Tâm, Nguyễn Quốc Cường, Từ Phan<br />
Nam Phương & Đống Thị Anh Đào, 2011).<br />
<br />
nhiệt độ sấy khác nhau là khác nhau. Hàm lượng<br />
polyphenol tổng số cao nhất được tìm thấy trong<br />
mẫu sấy ở nhiệt độ 80oC là 25.196 mg GAE/g.<br />
Khi nhiệt độ sấy tăng từ 60oC đến 80oC thì hàm<br />
lượng polyphenol tổng số cũng tăng, cụ thể là từ<br />
21.073 mg GAE/g đến 25.196 mg GAE/g. Tuy<br />
nhiên, khi nhiệt độ tăng quá cao thì hàm lượng<br />
polyphenol lại giảm như ở 1000C và 1200C lần<br />
lượt là 18.461 mg GAE/g và 16.845 mg GAE/g.<br />
Điều này cho thấy hàm lượng polyphenol tổng số<br />
của đài hoa bụp giấm phụ thuộc vào nhiệt độ sấy.<br />
Trong giới hạn nào đó nhiệt độ sấy tăng thì sự tổn<br />
thất hàm lượng polyphenol tổng số giảm nhưng<br />
nhiệt độ sấy quá thấp thì thời gian sấy kéo dài dẫn<br />
đến sự oxi hóa các hợp chất polyphenol bởi không<br />
khí xảy ra nhanh hơn do đó tổn thất polyphenol<br />
tăng. Bên cạnh đó, khi nhiệt độ sấy quá cao hàm<br />
lượng polyphenol tổng số cũng giảm có thể do sự<br />
biến đổi của các hợp chất polyphenol dưới tác<br />
động nhiệt. Kết quả này tương tự như các nghiên<br />
cứu đã công bố trước đây (Shilpi G., Sabrina, C.<br />
& Nissreen, A., 2011).<br />
<br />
3.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hàm lượng<br />
polyphenol tổng số<br />
<br />
Hàm lượng polyphenol tổng<br />
số (mgGAE/g cao trích ly)<br />
<br />
Trong những năm gần đây có nhiều công trình<br />
nghiên cứu cho thấy polyphenol có nhiều hoạt<br />
tính sinh học tốt đối với sức khỏe con người như<br />
hoạt tính kháng oxi hóa, kháng ung thư, kháng<br />
viêm… Vì vậy, nghiên cứu này tiến hành khảo sát<br />
ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hàm lượng<br />
polyphenol tổng số trong đài hoa bụp giấm.<br />
30<br />
25<br />
<br />
b<br />
<br />
a<br />
c<br />
<br />
d<br />
<br />
20<br />
<br />
3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến khả năng<br />
khử của đài hoa bụp giấm<br />
Khả năng khử có thể được sử dụng để đánh giá<br />
tiềm năng của hoạt tính kháng oxi hóa và xác định<br />
thông qua độ hấp thu tại bước sóng 700 nm, độ<br />
hấp thu càng cao thì khả năng khử càng lớn.<br />
Trong thí nghiệm này, chúng tôi tiến hành nghiên<br />
cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến khả năng khử<br />
của dịch trích ly từ đài hoa bụp giấm. Kết quả<br />
được thể hiện Bảng 1.<br />
<br />
15<br />
<br />
10<br />
5<br />
0<br />
60<br />
<br />
80<br />
100<br />
Nhiệt độ sấy( oC)<br />
<br />
120<br />
<br />
Hình 2: Hàm lượng polyphenol tổng số có<br />
trong các cao trích ly từ đài hoa bụp giấm ở<br />
các nhiệt độ sấy khác nhau<br />
a , b, c, d: Biểu diễn sự khác nhau có ý nghĩa<br />
của các mẫu cao trích ly từ đài hoa bụp giấm ở<br />
các nhiệt độ sấy khác nhau với độ tin cậy là<br />
95% và CV% là 6.24<br />
<br />
Khi tăng nồng độ chất trích ly của tất cả các mẫu<br />
thì khả năng khử cũng tăng theo. Tuy nhiên, sự<br />
thay đổi khả năng của các mẫu sấy ở các nhiệt<br />
khác nhau là khác nhau.<br />
<br />
Từ kết quả trong Hình 2 cho thấy, hàm lượng<br />
polyphenol tổng số của đài hoa bụp giấm ở các<br />
<br />
Bảng 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến khả năng khử của đài hoa bụp giấm ở các nồng độ cao chiết khác nhau<br />
Nhiệt độ sấy (0C)<br />
<br />
Độ hấp thu tại bước sóng 700 nm<br />
Nồng độ cao chiết (mg/ml)<br />
0.5<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
60<br />
<br />
1.211± 0.001aA<br />
<br />
1.303± 0aB<br />
<br />
1.389± 0.008aC<br />
<br />
80<br />
<br />
1.252± 0.004bA<br />
<br />
1.366± 0.002bB<br />
<br />
1.510± 0.003bC<br />
<br />
100<br />
<br />
1.244± 0cA<br />
<br />
1.307± 0.001cB<br />
<br />
1.447± 0.006cC<br />
<br />
120<br />
<br />
1.214± 0.001aA<br />
<br />
1.304± 0.001acB<br />
<br />
1.414± 0.018aC<br />
<br />
a, b, c: Biểu diễn sự khác nhau có ý nghĩa về khả năng khử của các cao trích ly từ đài hoa bụp giấm ở các nhiệt độ sấy khác<br />
nhau ở cùng một nồng độ với độ tin cậy là 95%<br />
A, B, C: Biểu diễn sự khác nhau có nghĩa về khả năng khử của các cao trích ly từ đài hoa bụp giấm ở cùng nhiệt độ sấy với<br />
các nồng độ khác nhau với độ tin cậy là 95%.<br />
<br />
76<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 74 – 78<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
Trong các mẫu khảo sát thì mẫu đài hoa sấy ở<br />
80oC có khả năng khử cao nhất (đánh giá thông<br />
qua độ hấp thu tại bước sóng 700 nm) dao động<br />
khoảng từ 1.252 đến 1.510 ở nồng độ 0.5 mg/ml<br />
đến 2 mg/ml. Trong khi đó, ở cùng nồng độ này, ở<br />
nhiệt độ sấy 60oC, 100oC và 120oC khả năng khử<br />
tương ứng dao động từ 1.211 đến 1.389, 1.244<br />
đến 1.447 và 1.214 đến 1.414. Kết quả này có thể<br />
cho thấy rằng các hợp chất polyphenol góp phần<br />
đáng kể vào khả năng chống oxy hóa của đài hoa<br />
bụp giấm. Kết quả này phù hợp với những phát<br />
hiện của nhiều nhóm nghiên cứu đã báo cáo sự<br />
<br />
tương quan tích cực giữa tổng hàm lượng<br />
phenolic và hoạt động chống oxy hóa (Shilpi G.,<br />
Sabrina, C. & Nissreen, A., 2011).<br />
3.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến khả năng<br />
dập tắt gốc tự do DPPH<br />
Hoạt tính kháng oxi hóa của các mẫu cao trích ly<br />
sấy tại các nhiệt độ khác nhau của đài hoa bụp<br />
giấm được thể hiện qua khả năng dập tắt gốc tự do<br />
DPPH được trình bày trong Bảng 2.<br />
<br />
Bảng 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến khả năng ức chế gốc tự do DPPH ở các nồng độ khác nhau<br />
% ức chế gốc tự do DPPH<br />
Nhiệt độ sấy<br />
<br />
Nồng độ (µg/ml)<br />
60oC<br />
<br />
80oC<br />
<br />
100oC<br />
<br />
120oC<br />
<br />
200<br />
<br />
3.248±0.462aA<br />
<br />
10.290±0.306bA<br />
<br />
5.075±0.947cA<br />
<br />
4.202±1.150acA<br />
<br />
400<br />
<br />
8.311± 1.400aB<br />
<br />
20.903±0.666bB<br />
<br />
10.176±0.213cB<br />
<br />
7.489±0.038aB<br />
<br />
600<br />
<br />
13.063±0.500aC<br />
<br />
23.816±0.353bC<br />
<br />
21.136±0.242cC<br />
<br />
12.083±0.372dC<br />
<br />
1000<br />
<br />
21.415±1.411aD<br />
<br />
28.548±0.071bD<br />
<br />
25.910±2.469cD<br />
<br />
21.752±0.325aD<br />
<br />
2000<br />
<br />
36.668±2.186aE<br />
<br />
53.577±0.056bE<br />
<br />
40.082±1.118cE<br />
<br />
37.850±0.587aE<br />
<br />
3000<br />
<br />
54.804±0.369aF<br />
<br />
59.334±0.133bF<br />
<br />
45.389±0.659cF<br />
<br />
46.654±0.541dF<br />
<br />
a, b, c, d: Biểu diễn sự khác nhau có ý nghĩa về khả năng dập tắt gốc tự do của các cao trích ly từ đài hoa bụp giấm ở các<br />
nhiệt độ sấy khác nhau ở cùng một nồng độ với độ tin cậy là 95%.<br />
A, B, C, D, E, F: Biểu diễn sự khác nhau có nghĩa về khả năng dập tắt gốc tự do của các cao trích ly từ đài hoa bụp giấm ở<br />
cùng nhiệt độ sấy với các nồng độ khác nhau với độ tin cậy là 95%.<br />
<br />
Từ kết quả trong Bảng 2 cho thấy, khả năng dập<br />
tắt gốc tự do của cao trích ly từ các mẫu đài hoa<br />
sấy ở nhiệt độ khác nhau là không giống nhau.<br />
Khi tăng nồng độ chất trích ly của tất cả các mẫu<br />
thì % ức chế gốc tự do cũng tăng theo, điều đó<br />
cho thấy đài hoa bụp giấm có chứa các chất có<br />
khả năng ức chế gốc tự do DPPH.<br />
<br />
3500<br />
<br />
Giá trị IC50(µg/ml)<br />
<br />
3000<br />
<br />
Trong các mẫu đài hoa sấy ở nhiệt độ khác nhau,<br />
mẫu sấy ở 80oC có hoạt tính cao nhất với phần<br />
trăm ức chế dao động từ khoảng 10.290% đến<br />
59.334% ở nồng độ 200 µg/ml đến 3000 µg/ml. Ở<br />
nhiệt độ sấy thấp hoặc quá cao đều làm giảm khả<br />
năng dập tắt gốc tự do DPPH của đài hoa bụp<br />
giấm. Điều này có thể do ở nhiệt độ sấy thấp, thời<br />
gian sấy kéo dài nên khả năng tiếp xúc giữa<br />
nguyên liệu và không khí lâu làm oxy hóa các<br />
chất có trong đài hoa bụp giấm; đồng thời, ở nhiệt<br />
độ sấy quá cao làm cho các hợp chất có khả năng<br />
kháng oxy hóa bị phân hủy nên làm giảm khả<br />
năng kháng oxy hóa của chúng.<br />
<br />
a<br />
<br />
a<br />
<br />
b<br />
<br />
2500<br />
<br />
c<br />
<br />
2000<br />
1500<br />
1000<br />
500<br />
0<br />
60<br />
<br />
80<br />
100<br />
Nhiệt độ sấy (˚C)<br />
<br />
120<br />
<br />
Hình 3. So sánh giá trị IC50 hoạt tính kháng<br />
gốc tự do DPPH của các mẫu thử.<br />
a, b, c: Biểu diễn sự khác nhau có ý nghĩa về khả<br />
năng dập tắt gốc tự do (IC50) của các cao trích ly<br />
từ đài hoa bụp giấm ở các nhiệt độ sấy khác nhau<br />
với độ tin cậy là 95% và CV% 1.26<br />
<br />
77<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 74 – 78<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
Kết quả IC50 được thể hiện trong Hình 3. Giá trị<br />
IC50 thấp nhất được tìm thấy trong cao trích ly từ<br />
mẫu sấy ở nhiệt độ 80oC (2200.173 µg/ml), cao<br />
nhất là cao trích ly từ mẫu sấy ở 120oC (3017.371<br />
µg/ml). Từ kết quả này một lần nữa khẳng định<br />
nhiệt độ sấy thích hợp nhất cho các hợp chất có<br />
hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH từ đài hoa bụp<br />
giấm là 80oC.<br />
<br />
Mahadevan. N, Shivali & Pradeep K. (2009). Hibiscus<br />
sabdariffa Linn.-An overview. Natural Product<br />
Radiance, 8(1), 77-83.<br />
Monica A. Madrau, Amalia Piscopo, Anna M.<br />
Sanguinetti, Alessandra Del Caro, Marco Poiana,<br />
Flora V. Romeo & Antonio Piga. (2009). Effect of<br />
drying temperature on polyphenolic content and<br />
antioxidant activity of apricots. European Food<br />
Research and Technology , 228, 441–448<br />
Norhaizan, M., Fong, S.H., Amin, I., Chew L.Y.<br />
(2010). Antioxidant activity in different parts of<br />
roselle (Hibiscus sabdariffa L.) extracts and<br />
potential exploitation of the seeds. Food Chemistry,<br />
122, 1055- 1060.<br />
Quang-Vinh Nguyen & Jong-Bang Eun. (2011).<br />
Antioxidant activity of solvent extracts from<br />
Vietnamese medicinal plants. Journal of Medicinal<br />
Plants Research, 5(13), 2798-2811.<br />
Saeed I.E., Sopian, K. & Zainol, A.Z. (2008). ThinLayer Drying of Roselle (I): Mathematical<br />
Modeling and Drying Experiments. Agricultural<br />
Engineering International: CIGR Journal, 10, 415457.<br />
Sandra SagrinM. & Chong G.H. (2013). Effects of<br />
drying temperature on the chemical and physical<br />
properties of Musa acuminata Colla (AAA Group)<br />
leaves. Industrial Crops & Products, 45, 430-434<br />
Shilpi G., Sabrina, C., Nissreen, A. (2011). Effect of<br />
different drying temperatures on the moisture and<br />
phytochemical constituents of Edible Irish Brown<br />
Seaweed. LWT - Food Science and Technology, 44<br />
(5), 1266–1272.<br />
Trịnh Thanh Tâm, Nguyễn Quốc Cường, Từ Phan Nam<br />
Phương, & Đống Thị Anh Đào. (2011). Nghiên<br />
cứu ảnh hưởng của điều kiện sấy đối lưu đến thành<br />
phần dinh dưỡng của bột nấm mèo Auricularia<br />
auricula-judae. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 49<br />
(6A), 176-182.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Từ những kết quả trên có thể kết luận cao trích ly<br />
từ đài hoa bụp giấm có hàm lượng polyphenol và<br />
hoạt tính kháng oxy hóa cao nhất ở nhiệt độ sấy<br />
800C. Như vậy, nhiệt độ thích hợp để sấy đài hoa<br />
bụp giấm là 800C.<br />
Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình sấy<br />
và xác định thành phần các chất có hoạt tính sinh<br />
học trong đài hoa bụp giấm tại Daklak; đồng thời<br />
nghiên cứu điều kiện thích hợp để sản xuất trà từ<br />
đài hoa bụp giấm.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Alaa G. A. (2012). Antioxidant and antibacterial<br />
activities of Hibiscus sabdariffa L. extracts. African<br />
Journal of Food Science, 6 (21), 506-511.<br />
Azza A. A., Ferial M. A. & Esmat A. A. (2011).<br />
Physico- chemical properties of natural pigments<br />
(anthocyanin) extracted from Roselle calyces<br />
(Hibiscus subdariffa). Journal of American Science,<br />
7(7), 445- 456.<br />
Folin O, Ciocalteu V (1927). On tyrosine and<br />
tryptophane determination in proteins. The Journal<br />
of Biological Chemistry, 27, 627-650.<br />
<br />
78<br />
<br />