intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi số đối với nghề kế toán và giảng dạy kế toán

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi số đối với nghề kế toán và giảng dạy kế toán" xem xét các ứng dụng của công nghệ số vào lĩnh vực kế toán tại các doanh nghiệp hiện nay ra sao. Từ đó, đánh giá sự ảnh hưởng này tới việc giảng dạy kế toán trong quá trình chuyển đổi số, đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi số đối với nghề kế toán và giảng dạy kế toán

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỐI VỚI NGHỀ KẾ TOÁN VÀ GIẢNG DẠY KẾ TOÁN THE EFFECTS OF DIGITAL TRANSFORMATION PROCESS ON ACCOUNTING PROFESSION AND ACCOUNTING EDUCATION TS. Nguyễn Thị Thu Hằng, ThS. Vũ Thị Thanh Tâm Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng diễn ra sâu rộng, thế giới đã và đang chứng kiến sự thay đổi toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, phải kể đến sự thay đổi và phát triển của khoa học công nghệ. Vấn đề công nghệ số đang trở thành một xu thế tất yếu nhằm mục tiêu phát triển của các cơ quan tổ chức nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Điều đó đã đặt ra nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn công tác quản lý kinh tế, trong đó có công tác kế toán, kiểm toán. Để chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp trong tương lai, điều quan trọng chương trình đào tạo kế toán của các Trường đại học phải đưa các công cụ phần mềm liên quan sử dụng công nghệ số trong các ứng dụng kế toán. Từ khóa: công nghệ số, kế toán, chuyển đổi số trong kế toán ABSTRACT The trend of international economic integration and the industrial revolution 4.0 is taking place more and more deeply, the world has been witnessing comprehensive and profound changes in all fields, in which, the change and development of science and technology. Digital technology is becoming an inevitable trend for the development goals of agencies and organizations in general and businesses in particular. That has posed a need to learn, research and apply digital technology to the practice of economic management, including accounting and auditing. In order to prepare future graduates, it is important that the accounting training programs of Universities include relevant software tools using digital technology in accounting applications. Keywords: Digital technology, Accounting, Digital transformation in accounting 1. Giới thiệu Từ những năm 1990, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã phát triển rất nhanh nên thời đại của chúng ta được gọi là thời đại thông tin. Sự phát triển của công nghệ nhanh chóng tạo ra những thay đổi đáng kể ở cả cấp độ kinh tế vi mô và vĩ mô. Sự xuất hiện của CMCN 4.0 với xu hướng số hóa hay công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang thực sự xuất hiện mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực. Trọng tâm của CMCN 4.0 chính là CĐS, tích hợp của số hóa, kết nối hay siêu kết nối và xử lý dữ liệu thông minh. CĐS được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực và ngành kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp nghiệp thông minh cho đến dịch vụ số; từ sản xuất đến phân phối và lưu thông hàng hóa cho đến các hạ tầng hỗ trợ như giao thông vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng,... (Arraou, (2016)). Chính vì vậy, nội hàm của nền kinh tế số cũng dần trùng với nội hàm của nền kinh 737
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tế. Theo định nghĩa chung của nhóm cộng tác Kinh tế số của Oxford, kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet”. Sự phát triển của công nghệ, sự thay đổi của xã hội và tư duy đổi mới là tất yếu. Không nằm ngoài xu hướng phát triển của nền kinh tế số, kế toán đã và đang chuyển đổi sang công nghệ số. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã và đang đặt ra đòi hỏi nguồn nhân lực kế toán phải có tính chuyên nghiệp cao, đủ năng lực cạnh tranh với lao động của các nước khác trong khu vực cũng như dòng dịch chuyển nguồn nhân lực giữa các quốc gia. Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của thành tựu CMCN 4.0 gắn với trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Vạn vật kết nối (ITs), Sổ cái (Blockchain), Điện toán đám mây (Iclound)... dự báo sẽ làm thay đổi cơ bản phương thức thực hiện các công việc kế toán hiện nay bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu tự động, ghi sổ kế toán cũng như cho phép thực hiện các phương thức kiểm toán trong môi trường tin học hóa (Coyne và cộng sư, 2016). Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi số đối với nghề kế toán và giảng dạy kế toán tại các Trường Đại học tại Việt Nam. Nhóm tác giả đã tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về ảnh hưởng nghề kế toán và giảng dạy kế toán trong kỷ nguyên số. Bên cạnh đó xem xét các ứng dụng của công nghệ số vào lĩnh vực kế toán tại các doanh nghiệp hiện nay ra sao. Từ đó, đánh giá sự ảnh hưởng này tới việc giảng dạy kế toán trong quá trình chuyển đổi số, đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng hiện nay. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Nghề kế toán trong kỷ nguyên công nghệ số Với sự bùng nổ của công nghệ số, công việc của kế toán không còn thực hiện một cách thủ công như trước kia mà thay vào đó là sự tự động hóa, từ khâu nhập dữ liệu, kết nối dữ liệu, xử lý, lập báo cáo và phân tích báo cáo. Tác động của CMCN 4.0 làm thay đổi cơ bản phương thức thực hiện kế toán - kiểm toán hiện nay bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu trong môi trường tin học hóa, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như không bị giới hạn bởi không gian, khoảng cách địa lý (Coyne và cộng sư, 2016). Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực kế toán đang và sẽ làm thay đổi diện mạo của lĩnh vực này. Sự thay đổi đó xuất phát từ gia tăng nhu cầu phần mềm hóa các công việc liên quan đến kế toán của DN. Trong cuộc CMCN 4.0, nghề kế toán đã bước vào một quá trình thay đổi và phát triển quan trọng ở cấp độ toàn cầu với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông. Theo Gamage (2016), với sự phát triển của công nghệ thông tin, các hoạt động kế toán bắt đầu được thực hiện trên môi trường điện tử ở cả khu vực công và tư. Người ta thấy rằng sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông ảnh hưởng đến tư duy và thực hành kế toán. Ở thời điểm hiện tại, tùy theo sự phát triển của công nghệ thông tin, chứng từ, hóa đơn bằng giấy bút được thay thế bằng chứng từ, hóa đơn điện tử, kê khai điện tử, sổ sách điện tử. Nghiên cứu Gamage (2016), cũng cho rằng hiện nay cần cán bộ kế toán - kiểm toán có trình độ được đào tạo về kiểm toán độc lập để phát hiện gian lận, cạnh tranh không lành mạnh, trốn thuế, bảo mật thông tin trong nghề kế toán (Denise và cộng sự, 2020). Bên cạnh đó, thì Anadolu (2018) nghiên cứu sự tác động của công nghệ số đối với kế toán và việc ngăn chặn các gian lận kế toán có thể phát sinh trong các DN. Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát các chuyên gia kế toán và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc ứng dụng chuyển đổi sang công nghệ số với sự hỗ trợ của máy tính, các thiết bị và phần mềm công nghệ thì công việc của kế toán, kiểm toán sẽ được giảm bớt gánh nặng thuật tính toán, góp phần ngăn chặn và phát hiện gian lận kế toán, cạnh tranh 738
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 không lành mạnh, mất cơ sở thuế, bảo mật thông tin trong Nghề kế toán. Theo nghĩa này, nhân viên kế toán cần phải bắt kịp với sự chuyển đổi kỹ thuật số. Hơn nữa, do công nghệ số làm thay đổi quy trình kế toán, nên kéo theo những thay đổi trong việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên, rô bốt hay công nghệ hiện đại cũng không thể thay thế toàn bộ vai trò của con người trong lĩnh vực này. Theo Denise và cộng sự, (2020) kế toán viên tốt phải là người biết cung cấp và kiểm soát thông tin tốt, thông thạo các công cụ hỗ trợ để kiểm soát dòng dữ liệu và luôn nắm giữ thế chủ động. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các yếu tố tác động của công nghệ số đối với lĩnh vực kế toán là rất quan trọng, góp phần giúp lĩnh vực này vượt qua các thách thức và tận dụng cơ hội trong bối cảnh mới. 2.2. Giảng dạy kế toán tại các Trường Đại học trong kỷ nguyên số Trên thế giới đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về nghề kế toán và giảng dạy kế toán trong kỷ nguyên công nghệ số như Gaviria và cộng sự, (2015) cho rằng việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giảng dạy kế toán là một chiến lược để cải thiện được quá trình học tập và giảng dạy sinh viên của khoa Tài chính của Viện công nghệ Medellin. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đề xuất chương trình giảng dạy và học tập tốt hơn thông qua một không gian ảo. Trong nghiên cứu của Pan & Seow, (2016) đã tổng quan tài liệu nghiên cứu từ năm 2004 đến 2014. Kết quả, các chuyên gia cho rằng việc sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin tại các DN trong thời đại công nghệ số đã làm thay đổi bản chất của hoạt động kế toán. Kết quả nghiên cứu đóng một vai trò quan trọng trong việc sửa đổi các chương trình đào tạo kế toán hiện tại và tương lai. Nhóm tác giả Vendruscolo & Behar, (2015) với mục tiêu nghiên cứu xác định năng lực của giảng viên giảng dạy kế toán trong kỷ nguyên công nghệ số. Để tiến hành nghiên cứu, nhóm tác giả đã khảo sát các giảng viên đang giảng dạy các khóa học kế toán tại Trường đại học Brazil. Kết quả nghiên cứu thấy rằng các giảng viên cần thiết phải thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn để thích ứng được với sự phát triển của công nghệ số. Hiện nay cũng đã có nhiều trường đại học đã và đang thử nghiệm kết hợp các khóa học CNTT/phân tích nâng cao vào các chương trình giảng dạy kế toán của họ như: Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam (SWUFE) ở Thành Đô, Trung Quốc, đang tạo ra toàn bộ chương trình đại học theo định hướng xoay quanh phân tích kinh doanh trong kế toán. Chương trình nhấn mạnh đào tạo về toán học, thống kê và CNTT (khai thác dữ liệu, học máy, cơ sở dữ liệu) bên cạnh kiến thức kế toán cốt lõi. Chương trình bao gồm 2 khóa học đổi mới sáng tạo liên quan đến việc sử dụng phân tích dữ liệu để hoàn thành các nhiệm vụ kế toán, kiểm toán và quản lý rủi ro (Zhang và cộng sự, 2018). Đại học Quản lý Singapore đã thành lập bằng thạc sĩ đầu tiên về dữ liệu kế toán và phân tích ở châu Á, giúp sinh viên phát triển chuyên môn trong việc áp dụng công nghệ dữ liệu vào kế toán. Các nỗ lực tương tự cũng đã được thực hiện bởi các trường đại học ở Bắc Mỹ và Châu Âu như đại học Waterloo ở Canada tích hợp chương trình giảng dạy cơ bản về phân tích với các chương trình đào tạo đại học và sau đại học của mình và Đại học Queen Mary ở Vương quốc Anh dạy sinh viên đại học cách sử dụng toán học và thống kê để khám phá các mẫu trong lĩnh vực tài chính và kế toán. Nghiên cứu Berikol & Killi, (2021) cho rằng các cơ sở giáo dục cần phải cơ cấu lại chương trình giảng dạy cho sinh viên kế toán theo hướng chuyển đổi sang áp dụng công nghệ số. Sinh viên theo học kế toán không còn thực hiện một cách thủ công như trước kia mà thay vào đó là sự tự động hóa, từ khâu nhập dữ liệu, kết nối dữ liệu, xử lý, lập báo cáo và phân tích báo cáo, để có thể đáp ứng được trong quá trình chuyển đổi sang số hóa. Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng điều quan 739
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trọng nhất là các cơ sở đào tạo phải cung cấp các trang thiết bị công nghệ mới nhất cho sinh viên đang theo học ngành kế toán hiện nay. Như vậy, các phương thức giảng dạy truyền thống cần thay đổi, nội dung chương trình cần có sự cập nhật thường xuyên, phải nhận thức được xu hướng ứng dụng công nghệ số vào các quy trình công việc trong kế toán, là điều tất yếu trong quá trình hội nhập quốc tế. Các cơ sở đào tạo phải có chiến lược đào tạo đúng đắn, đảm bảo không ngừng cập nhật đổi mới chương trình giảng dạy đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tuyển dụng. Ngày nay, việc học kế toán là để làm kinh doanh chứ không đơn thuần chỉ làm công việc kế toán. Một kế toán giỏi phải là người có năng lực phân tích, dự báo dựa trên các số liệu đã được tổng hợp, báo cáo, từ đó có thể tư vấn cho doanh nghiệp có các quyết định tối ưu và phù hợp trong kinh doanh. Mỗi cơ sở đào tạo phải nhận thức được xu hướng ứng dụng công nghệ số vào các quy trình công việc trong lĩnh vực kế toán là điều tất yếu và để thích ứng với môi trường làm việc ngày càng thay đổi buộc các trường phải có chiến lược đào tạo đúng đắn, đảm bảo không ngừng cập nhật đổi mới đào tạo kế toán theo xu hướng đáp ứng được nhu cầu và dự báo được nhu cầu về thị trường lao động kế toán chuyên nghiệp. 2.3. Ứng dụng công nghệ số vào các doanh nghiệp Do sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các mô hình hoạt động kinh doanh cho các lĩnh vực truyền thống được thay thế bởi các công nghệ mới như công nghệ đám mây, AI, Big data. Nhiều công ty phần mềm truyền thống đã thay đổi mô hình kinh doanh của họ như đăng ký dịch vụ phần mềm online cho khách hàng thay vì bán phần mềm ofline. Mô hình này tạo ra một hệ thống hiệu quả và năng suất cho khách hàng. Các công ty phần mềm sẽ giảm được chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, chi phí vận hành và thực hiện các hoạt động giám sát và nhập dữ liệu một cách liền mạch từ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu với một thiết bị kết nối internet (Ma, 2007). Mặt khác, công nghệ AI và học máy cho phép các công ty tạo ra các dịch vụ như chatbot có thể tương tác với con người và hoạt động giống như một người vận hành con người. Chatbots có thể được định nghĩa là một phần mềm để giao tiếp với con người theo cách tự nhiên để hoàn thành nhiệm vụ như hỗ trợ cửa hàng hoặc lịch hẹn. Chatbots ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp vì nó có thể giảm chi phí vận hành và tăng sự hài lòng của khách hàng (Reshmi & Balakrishnan, 2016). Sự chuyển đổi công nghệ ngày càng vũ bão, bắt đầu một kỷ nguyên mới với các ý tưởng kinh doanh, sáng kiến dựa trên điện toán đám mây, chatbot và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo khác được các doanh nhân thế hệ mới xem là cơ hội quan trọng cho các doanh nghiệp mới nổi. 3. Tác động của công nghệ số đối với nghề kế toán Với sự bùng nổ của công nghệ số, công việc của kế toán không còn thực hiện một cách thủ công như trước kia mà thay vào đó là sự tự động hóa, từ khâu nhập dữ liệu, kết nối dữ liệu, xử lý, lập báo cáo và phân tích báo cáo. Tác động của CMCN 4.0 làm thay đổi cơ bản phương thức thực hiện kế toán - kiểm toán hiện nay bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu trong môi trường tin học hóa, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như không bị giới hạn bởi không gian, khoảng cách địa lý. Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực kế toán đang và sẽ làm thay đổi diện mạo của lĩnh vực này. Sự thay đổi đó xuất phát từ gia tăng nhu cầu phần mềm hóa các công việc liên quan đến kế toán của DN. Các nền tảng công nghệ phần mềm sở hữu nhiều cấp độ khác nhau của các chức năng và công việc mà các kế toán viên đánh giá cao nhất, ví dụ như quy trình tối ưu hóa và giảm thiểu tối đa các công việc đơn giản. Dựa trên ứng dụng về công nghệ số trong đời sống kinh tế - xã hội hiện nay nói chung và lĩnh vực kế toán nói riêng, có thể chỉ ra một số tác động cơ bản của công nghệ số nói chung và thành tựu CMCN 4.0 740
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nói riêng đối với lĩnh vực kế toán. Kế toán viên tại Việt Nam có thể thực hiện công việc kế toán ở bất cứ đất nước nào trên toàn thế giới. Cùng với đó, các kế toán viên ở quốc gia được chấp nhận hành nghề ở Việt Nam đều thực hiện công việc kế toán của DN, tổ chức tại Việt Nam. Hơn nữa, công nghệ số và CMCN 4.0 tác động đến nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực kế toán, khuyến khích các cá nhân nỗ lực học tập nâng cao trình độ khoa học công nghệ, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác chuyên môn, để bắt kịp với xu thế và không “loại mình hỏi cuộc chơi”. Tuy nhiên, hiện nay, theo khảo sát của Hội Kế toán viên hành nghề Việt Nam, thách thức lớn nhất mà ngành Kế toán hiện phải đối diện là yêu cầu về lao động có trình độ công nghệ thông tin. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguồn nhân lực kế toán của Việt Nam đã sẵn sàng hội nhập nhưng số lượng và chất lượng còn nhiều hạn chế nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán chưa đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng xét trên nhiều khía cạnh. Sinh viên ra trường có tỷ lệ thất nghiệp, làm không đúng chuyên ngành đào tạo cao, dù nhiều DN luôn có nhu cầu tuyển dụng vị trí kế toán, kiểm toán. Điều này đặt ra không ít thách thức cho các cơ sở giáo dục. Hội nhập quốc tế đã tạo ra “làn sóng” dịch chuyển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán trong khu vực; đồng thời, tạo ra một môi trường hợp tác, cạnh tranh lành mạnh và gay gắt trên thị trường lao động đòi hỏi nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. 4. Ảnh hưởng của giảng dạy kế toán trong quá trình chuyển đổi số Khi lĩnh vực kế toán đang dần CĐS - chuyển sang phương thức hoạt động dựa trên khoa học công nghệ cũng là lúc sinh viên chuyên ngành này cần được trang bị kiến thức và công cụ để thích ứng với công việc trong tương lai. Đặc biệt, khi bối cảnh Covid-19 chưa có hồi kết, giáo dục từ xa càng trở nên phổ biến thì CĐS càng đóng vai trò thiết yếu trong việc đào tạo lực lượng kế cận này. CĐS trong lĩnh vực kế toán đồng thời tạo ra cơ hội và đặt ra thách thức mới đối với những người người làm nghề kế toán. Việc đưa ra cái giải pháp tăng cường kỹ năng năng liên quan đến công nghệ số cho sinh viên chuyên ngành kế toán - lực lượng kế cận trong tương lai là nhu cầu vô cùng cấp thiết trong đào tạo hiện nay. Đối với giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng, CĐS mang lại cơ hội áp dụng công nghệ để tạo ra những thay đổi nhanh chóng về mô hình, cách thức tổ chức và phương pháp dạy - học. Nghiên cứu của Lê Ngọc Anh (2021) cho rằng theo truyền thống các học phần kế toán mang nặng việc ghi chép và xử lý các hoạt động kinh tế chiếm đến 50% thời gian, các hoạt động kiểm soát và lập báo cáo tài chính (30%), hoạt động phân tích và dự báo chưa được chú trọng nhiều (20%). Việc thực hiện các học phần này chủ yếu là được thực hành trên phần mềm đóng gói để ghi lại các giao dịch kinh tế phát sinh. Khi CĐS áp dụng các phần mềm sử dụng công nghệ điện toán đám mây giúp tự động hóa trong nhận dạng hoá đơn, chứng từ; tự động nhập liệu và định khoản; tự động đối chiếu ngân hàng; tự động phát hiện sai sót nghiệp vụ; phân tích dự báo tài chính DN. Bởi vậy quy trình kế toán có sự thay đổi lớn, thay vì 50% là ghi chép và xử lý số liệu thì kế toán dành 50% vào phân tích và dự báo tình hình hoạt động của DN. Đây là giải pháp có thể giúp người làm kế toán, giảng viên và sinh viên học ngành Kế toán trong bối cảnh làm việc, giảng dạy từ xa, đáp ứng nhu cầu làm việc, học tập mọi lúc, mọi nơi. Các lớp học truyền thống với những nhược điểm như chi phí tổ chức cao, không gian phục vụ hạn chế, thời gian cố định,... sẽ được thay thế bằng các lớp học trực tuyến, lớp học kế toán số. Cụ thể, dựa trên công nghệ điện toán đám mây cho phép sinh viên thực hành kế toán ở bất cứ đâu và trên nhiều thiết bị khác nhau, được phân quyền làm việc trên mô hình phòng kế toán số, SV được tiếp cận với các phần mềm tiên tiến nhất, thực hành trên môi trường làm 741
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 việc như tại doanh nghiệp số, tạo lợi thế khi sinh viên đi làm. Trong thế giới hiện đại, sự phát triển của công nghệ, sự thay đổi của xã hội và tư duy đổi mới là tất yếu. Không nghi ngờ gì nữa, tương lai của nghề kế toán sẽ chuyển đổi sang công nghệ số. Các phương pháp truyền thống (giấy, sổ séc, biên lai, v.v.) cuối cùng sẽ bị loại bỏ và công việc của kế toán sẽ được thực hiện dựa trên công nghệ số. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã và đang đặt ra đòi hỏi Việt Nam phải phát triển nguồn nhân lực kế toán có tính chuyên nghiệp cao, đủ năng lực cạnh tranh với lao động của các nước khác trong khu vực cũng như dòng dịch chuyển nguồn nhân lực giữa các quốc gia. Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của thành tựu CMCN 4.0 gắn với trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Vạn vật kết nối (ITs), Sổ cái (Blockchain), Điện toán đám mây (Iclound)... dự báo sẽ làm thay đổi cơ bản phương thức thực hiện các công việc kế toán hiện nay bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, bằng các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu tự động, ghi sổ kế toán cũng như cho phép thực hiện các phương thức kiểm toán trong môi trường tin học hóa (Arraou, (2016)). Để nghề kế toán không bị thụt lùi trước những thay đổi về công nghệ, các cơ sở giáo dục cần phải cơ cấu lại giảng dạy cho sinh viên kế toán theo hướng chuyển đổi sang áp dụng công nghệ số. Sinh viên theo học kế toán không còn thực hiện một cách thủ công như trước kia mà thay vào đó là sự tự động hóa, từ khâu nhập dữ liệu, kết nối dữ liệu, xử lý, lập báo cáo và phân tích báo cáo, để có thể đáp ứng được trong quá trình chuyển đổi sang số hóa. Nghề kế toán là một trong những nghề phải bắt kịp với sự thay đổi của thế giới đang trong quá trình số hóa nhanh chóng. Người ta cho rằng điều quan trọng là phải đảm bảo trang bị công nghệ mới nhất của sinh viên đang theo học ngành kế toán hiện nay. Như vậy, các phương thức giảng dạy truyền thống cần thay đổi, nội dung chương trình cần có sự cập nhật thường xuyên. 5. Kết luận Bối cảnh hội nhập quốc tế và CMCN 4.0 đã đưa đến nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho đào tạo nhân lực kế toán-kiểm toán Việt Nam. Trước đòi hỏi ngày càng cao về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục cần tận dụng những cơ hội và có các giải pháp ứng phó vượt qua thách thức để đào tạo ra thế hệ nhân lực kế toán, kiểm toán số phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Đổi mới phương pháp giảng dạy trong thời kỳ chuyển đổi số, gắn lý thuyết với thực hành nghề kế toán. Việc triển khai thực hiện mô hình phòng thực hành kế toán số tích hợp với nền tảng công nghệ số tại là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển chung của xu thế ứng dụng công nghệ số trong đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo ngành kế toán, khẳng định uy tín của các trường đại học và tạo sự khác biệt thực sự giữa các cơ sở đào tạo khác nhau. Hình thành nền tảng công nghệ số cho phép sinh viên thực hành từ xa, mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị kết nối mạng Internet vạn vật (IoT). 742
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Arraou , P. ((2016)). The certified accountant and digital economy. ordre des experts- comptables,. Retrieved from file:///C:/Users/Thu%20Hang/Downloads/B.Z.BerikolM.Killi- SpringerBookChapter.pdf [2] Assante , D., Castro , M., Hamburg , I., & Martin, S. (2016). The use of cloud computing in SMEs. In: Second International Workshop on Mobile Cloud Computing Systems, Management, and Security (MCSMS-2016). Procedia Computer Science, 1207-1212. [3] Berikol, B. Z., & Killi, M. (2021). The Effects of Digital Transformation Process on Accounting Profession and Accounting Education. In Ethics and Sustainability in Accounting and Finance (Vol. II, pp. 219-231). [4] Denise , J., Grant , M., & Rahat, M. (2020). The impact of technology on the desired skills of early career accountants. Australia: CPA Australia. [5] amage , P. (2016). Big Data: Are accounting educators ready? Journal of Accounting and Management Information Systems, 15(3), 588-604 . [6] Gaviria , D., Arangob, J., & Valenciac , A. (2015). Reflections about the use of information and communication technologies in accounting education. Procedia—Soc Behav Sci, 176, 992–997. [7] Islam , M. (2017). Future of accounting profession: three major changes and implications for teachingand research. Retrieved from https://doi.org/10.13140/RG.2.2.31024.66563 [8] Lê Ngọc Anh. (2021, 09 09). Chuyển đổi số và những định hướng phát triển hoạt động đào tạo kế toán tại các trường đại học của Việt Nam. Retrieved from https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chuyen-doi-so-va-nhung-dinh-huong-phat-trien-hoat- dong-dao-tao-ke-toan-tai-cac-truong-dai-hoc-cua-viet-nam-83559.htm [9] Ma, D. (2007). The business model of software-as-a-service. In: Services Computing, SCC 2007. IEEE International Conference (pp. 701-702). . . [10] Pan , G., & Seow , P. (2016). Preparing accounting graduates for digital revolution: a critical review of information technology competencies and skills development. J Educ Bus, 91(3), 166–175. [11] Quiggin , J. (2014). National accounting and the digital economy. Econ Anal Policy, 44, 136– 142. [12] Reshmi , S., & Balakrishnan, K. (2016). Implementation of an inquisitive chatbot for database supported knowledge bases. Sādhanā, 41(10), 1173-1178. [13] Vendruscolo , M., & Behar , A. P. (2015). Accounting professor qualification in digital age: a perception study on brazilian professors. 12th international conference on cognition and exploratory learning in digital age (CELDA 2015) Maynooth, (pp. 24–26). Greater Dublin, Ireland. 743
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2