intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu xem xét tác động của quản trị doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2017 - 2021.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết tại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM THE EFFECT OF CORPORATE GOVERNANCE ON FIRM PERFORMANCE OF LISTED RETAIL ENTERPRISES IN VIETNAM Ngày nhận bài : 26.10.2022 ThS. Huỳnh Thị Thùy Dương Ngày nhận kết quả phản biện : 16.11.2022 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày duyệt đăng : 10.12.2022 TÓM TẮT Bài nghiên cứu xem xét tác động của quản trị doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2017 - 2021. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các biến liên quan đến quản trị doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành. Tính kiêm nhiệm và tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị có quan hệ nghịch biến với hiệu quả hoạt động; ngược lại, quy mô hội đồng quan trị lại có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành. Từ những kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà quản lý doanh nghiệp. Từ khóa: Quản trị doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động. ASTRACT This study examines the impact of corporate governance on firm performance of retail businesses in Vietnam. Research data includes retail enterprises listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE) and the Hanoi Stock Exchange (HNX) for 2015 - 2021. The regression analysis results show that the corporate governance related variables significantly influence on performance of businesses in the industry. The duality and the ratio of independent members in the board of directors are negatively related to the BOD; whereas, the board size has a positive effect on the performance of enterprises in the industry. From the research results, the author make some recommendations for business managers. Keywords: Corporate governance, firm performance. 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, các cú sốc kinh tế đã gây ra nhiều sự biến động trong hoạt động của các doanh nghiệp, làm nổi bật lên vai trò của quản trị doanh nghiệp (QTDN). QTDN là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức kinh tế, doanh nghiệp (DN) và các nhà nghiên cứu. Thật vậy, các cuộc khủng hoảng tài chính trong quá khứ đã cho thấy những thất bại trong QTDN có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các tập đoàn và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Điều này cho thấy nhu cầu QTDN tốt là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của các DN. QTDN được coi là các quy tắc, chính sách và quy trình chỉ đạo và điều hành một DN (Scherer và Voegtlin, 2020). Nói một cách toàn diện, QTDN xác định các cơ chế, chính sách, quy tắc và quy định do các cơ quan quản lý tạo ra để bảo vệ lợi ích của các cổ đông thiểu số và tất cả các bên liên quan, đồng thời đạt được mục tiêu 3
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN của tổ chức (Faroop và cộng sự, 2021). Theo lý thuyết chi phí đại diện, các nhà quản lý có khả năng hành động vì lợi ích riêng của họ, có thể không mang lại lợi ích hoặc gây thiệt hại cho DN và các cổ đông - là những người sở hữu DN. Vì vậy, việc QTDN nhằm giảm thiểu các vấn đề xung đột lợi ích của cổ đông với nhà quản lý, tối đa hóa giá trị của DN. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy QTDN làm thay đổi hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của các DN. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTDN và HQHĐ không có sự thống nhất ở các thị trường và các DN khác nhau. Tại Việt Nam, một số bài nghiên cứu cũng đồng nhất với lập luận rằng QTDN có ảnh hưởng đến HQHĐ của DN; tuy vậy, trong bối cảnh và thời gian khác nhau thì mối quan hệ này là không giống nhau về chiều tác động. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này chỉ tập trung vào các DN chung của Việt Nam chứ không phân tích về mối quan hệ giữa QTDN và HQHĐ trong một ngành nghề cụ thể. Vì thế, tác giả chọn ngành bán lẻ - là một trong những ngành quan trọng và thiết yếu của nền kinh tế để nghiên cứu về ảnh hưởng của QTDN lên HQHĐ của DN. 2. Các nghiên cứu thực nghiệm và giả thuyết nghiên cứu Một số lý thuyết đã thảo luận về tầm quan trọng của QTDN như lý thuyết chi phí đại diện (Agency Theory), lý thuyết quản lý (Steward Theory) và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory). Mỗi lý thuyết đều có quan điểm riêng trong hoạt động quản trị, nhưng đều đưa ra những luận điểm về cách quản trị hiệu quả trong DN. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên toàn thế giới đã kiểm tra mối quan hệ giữa QTDN và HQHĐ. Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào một hoặc một vài cơ chế của QTDN, chẳng hạn như các đặc tính của hội đồng quản trị (HĐQT) và cấu trúc sở hữu. Gần đây, một số nhà nghiên cứu đã chuyển từ việc sử dụng các cơ chế cụ thể sang sử dụng chỉ số QTDN (corporate governance index). Tuy nhiên, việc xây dựng chỉ số này khá phức tạp và khó thực hiện ở một số quốc gia. Vì vậy, các nhà nghiên cứu hiện nay vẫn sử dụng các cơ chế riêng lẻ của QTDN khi tìm hiểu ảnh hưởng của nó đến HQHĐ. Trong đó, các đặc tính của HĐQT đóng vai trò then chốt trong công tác QTDN. Các đặc tính của HĐQT bao gồm quy mô của HĐQT, sự kiêm nhiệm, tính độc lập của HĐQT, và số lượng các cuộc họp của HĐQT. 2.1. Quy mô của HĐQT và HQHĐ Quy mô HĐQT là tổng số thành viên trong HĐQT. Có nhiều lập luận khác nhau về mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và HQHĐ của DN. Sheikh và cộng sự (2013) cho rằng các DN sẽ được hưởng lợi từ quy mô HĐQT vì chuyên môn và kỹ năng của các thành viên sẽ được sử dụng để cải thiện HQHĐ của DN. Elmagrhi và cộng sự (2016) cũng cho rằng số lượng thành viên trong HĐQT lớn làm tăng khả năng giám sát, giảm bớt chi phí đại diện nên làm cho HQHĐ tăng lên. Trái ngược với các quan điểm trên, một số nhà nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực của quy mô HĐQT đến HQHĐ (G.C, 2016; Palaniappan, 2016; Teh, 2022; Jakpar và cộng sự, 2019). Quy mô HĐQT lớn dẫn đến hiệu suất công ty thấp do thiếu sự kết nối và phối hợp trong HĐQT (Jensen, 1993), do đó làm chậm quá trình ra quyết định và dẫn đến chi phí đại lý cao hơn (Cheng, 2008). Một số nghiên cứu tại thị trường Việt Nam cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô HĐQT và HQHĐ (Chu Thị Thu Thủy (2020), Thi Xuan Hong Nguyen and Hung Ngoc Dang (2022)). Dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tác giả đưa ra giả thuyết như sau: H1: Quy mô HĐQT có mối quan hệ đồng biến với HQHĐ. 2.2. Sự kiêm nhiệm và HQHĐ Sự kiêm nhiệm xảy ra khi chủ tịch HĐQT cũng đồng thời là giám đốc điều hành. Lý thuyết chi phí đại diện và lý thuyết quản lý có quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa sự kiêm nhiệm và HQHĐ. Lý thuyết chi phí đại diện cho rằng sự kiêm nhiệm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến HQHĐ bởi vì sự kiêm 4
  3. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN nhiệm sẽ làm nảy sinh xung đột lợi ích giữa cổ đông và người đại diện. Lý thuyết này cho rằng nên tách biệt giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT để tăng tính độc lập giữa HĐQT và ban quản lý, dẫn đến việc giám sát sẽ tốt hơn và do đó, tăng HQHĐ của DN (Jensen, 1993). Ngược lại, những người ủng hộ lý thuyết quản lý cho rằng tính kiêm nhiệm sẽ dẫn đến HQHĐ vượt trội của công ty. Stoeberl và Sherony (1985) lập luận rằng tính kiêm nhiệm của CEO cho phép định hướng lãnh đạo rõ ràng trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, điều này rất tốt cho DN. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Chu Thị Thu Thủy (2020) cho thấy sự kiêm nhiệm có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính của các 654 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2018. Trong khi đó, Thi Xuan Hong Nguyen and Hung Ngoc Dang (2022) sử dụng dữ liệu của 506 công ty niêm yết với khoảng thời gian nghiên cứu từ 2008 - 2020, lại cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa sự kiêm nhiệm của CEO/Chủ tịch HĐQT với HQHĐ. Trong trường hợp các DN ngành bán lẻ, tác giả kỳ vọng mối quan hệ giữa hai đại lượng này theo giả thuyết sau: H2: Sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT có mối quan hệ nghịch biến với HQHĐ. 2.3. Tính độc lập của HĐQT Tính độc lập của HĐQT được đo lường bằng số lượng thành viên độc lập trên tổng số thành viên trong HĐQT (Teh, 2022). Các thành viên độc lập là các thành viên không tham gia vào các vị trí giám đốc điều hành hàng đầu của một công ty. Các nghiên cứu trước đây đều cho thấy các kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa tính độc lập và HQHĐ. Quan điểm thứ nhất cho rằng các thành viên độc lập có thể đánh giá các vấn đề của HĐQT cũng như giám sát tốt hơn và hiệu quả hơn hoạt động của các giám đốc, do đó làm tăng HQHĐ chung của công ty. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa hai yếu tố này (Palaniappan, 2017; Jakpar và cộng sự, 2019; G.C, 2016; Habbash và Bajaher, 2015). Mặt khác, do các thành viên độc lập bị hạn chế quyền tiếp cận thông tin nội bộ của DN nên họ không thể đóng góp nhiều vào các quyết định quản lý. Do đó, một số nhà nghiên cứu cũng đã xác định được mối quan hệ tiêu cực giữa tính độc lập và HQHĐ của DN (Sheikh và cộng sự, 2013; Teh, 2022; Chu Thị Thu Thủy, 2020; Thi Xuan Hong Nguyen and Hung Ngoc Dang, 2022). Đối với các DN ngành bán lẻ, tác giả đưa ra giả thuyết như sau: H3: Tính độc lập của HĐQT có mối quan hệ nghịch biến với HQHĐ. 2.4. Số lượng các cuộc họp và HQHĐ Có hai lập luận trái ngược nhau về số lượng các cuộc họp HĐQT. Thứ nhất, khi các DN có nhiều cuộc họp hơn, chứng tỏ HĐQT càng có nhiều khả năng để tư vấn, giám sát và kỷ luật các nhà quản lý, và do đó HQHĐ của DN càng tốt. Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa hai yếu tố này (García-Ramos và GarcíaOlalla, 2011; Eluyela và cộng sự, 2018). Mặt khác, số lượng các họp HĐQT cao có thể gây ra tác động tiêu cực đến HQHĐ. Palaniappan (2017) cho rằng các công ty có HQHĐ kém có thể cố gắng tổ chức nhiều cuộc họp hơn để thảo luận về các vấn đề quan trọng như lý do hoạt động kém và điều kiện cải thiện HQHĐ. Quan điểm này được chứng minh bằng các nghiên cứu thực nghiệm cho các DN tại một số quốc gia (Teh, 2022; Chu Thị Thu Thủy, 2020; Palaniappan, 2017). Trong trường hợp các DN bản lẻ tại Việt Nam, giả thuyết sau đây được đề xuất: H4: Số lượng các cuộc họp có mối quan hệ nghịch biến với HQHĐ. 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Tác giả chọn mẫu nghiên cứu gồm các DN trong ngành bán lẻ niêm yết tại HOSE và HNX với thời gian nghiên cứu từ năm 2017 đến năm 2021. Các cổ phiếu được chọn phải có đầy đủ dữ liệu 5
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN liên quan đến các biến nghiên cứu. Như vậy, mẫu nghiên cứu gồm 26 DN trong thời kỳ 5 năm, tương ứng với 130 quan sát. Tác giả thu thập các báo cáo quản trị, báo cáo tài chính hàng năm và báo cáo thường niên của các DN từ website của Vietstock. Sau đó, tác giả tính toán các biến nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu thập được. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Để đo lường HQHĐ của DN, tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Các biến đại diện cho công tác QTDN bao gồm các đặc tính là: quy mô của HĐQT, sự kiêm nhiệm, tính độc lập của HĐQT, và số lượng các cuộc họp của HĐQT. Tác giả đưa thêm hai biến kiểm soát vào mô hình gồm là quy mô và đòn bẩy. Ngoài ra, để kiểm tra xem đại dịch COVID-19 xảy ra trong 2 năm cuối cùng của giai đoạn nghiên cứu có ảnh hưởng đến HQHĐ không, tác giả cũng đưa biến giả COVID-19 vào mô hình nghiên cứu. Các biến nghiên cứu được tổng hợp trong bảng sau đây: Bảng 1: Tổng hợp các biến nghiên cứu Tên biến Ký hiệu Công thức tính Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản Quy mô của HĐQT BSIZE Tổng số thành viên của HĐQT Sự kiêm nhiệm DUAL Nhận giá trị 1 nếu có sự kiêm nhiệm xảy ra, nhận giá trị 0 nếu không có sự kiêm nhiệm Tính độc lập của HĐQT BIND Số lượng thành viên độc lập trong HĐQT/Tổng số thành viên HĐQT Số lượng các cuộc họp HĐQT BMEET Số lượng các cuộc họp của HĐQT trong năm Quy mô SIZE Logarit của Tổng tài sản Đòn bẩy LEV Tổng nợ/Tổng tài sản COVID-19 COVID Nhận giá trị 1 nếu thời gian nghiên cứu là 2020 và 2021; nhận giá trị 0 trong các trường hợp còn lại. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu sau: ROAit = β0 + + β1BSIZEit + β2DUALit + β3BINDit + β4BMEETit + β5SIZEit + β6LEVit + β7COVIDit + εit (1) Với i là doanh nghiệp thứ i và t là năm thứ t. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để ước lượng các mô hình nghiên cứu trên. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả 4.1. Kết quả nghiên cứu 4.1.1. Thống kê mô tả Sau quá trình thu thập dữ liệu, tác giả tính toán và có được kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu như sau: Bảng 2: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 130 0,04415 0,06228 -0,24731 0,34467 BSIZE 130 5,35833 1,35842 3 11 6
  5. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN DUAL 130 0,225 0,41933 0 1 BIND 130 0,60187 0,190552 0 0,83 BMEET 130 13,03333 16,36913 1 156 SIZE 130 11,90296 0,68851 10,60572 13,79914 LEV 130 0,44983 0,236336 0,0112598 0,94388 Nhìn vào kết quả thống kê mô tả trong Bảng 2, ta thấy ROA trung bình khoảng 4,42%; trong đó, có những giá trị ROA âm chứng tỏ trong một vài năm, DN làm ăn thua lỗ dẫn đến lợi nhuận âm. Quy mô trung bình của HĐQT trong các DN bán lẻ khoảng 5 thành viên với số thành viên cao nhất là 11 người và thấp nhất là 3 người. Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT trung bình là 0,6; có những DN bán lẻ không có thành viên độc lập, nhưng có DN có số lượng lớn các thành viên trong HĐQT là những thành viên độc lập. Sự chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của số lượng các cuộc họp là rất lớn (với con số tương ứng là 156 và 1) với giá trị trung bình là 13 cuộc họp một năm. Dù quy mô tổng tài sản không chênh lệch nhiều giữa các DN trong ngành nhưng tỷ lệ sử dụng nợ lại có nhiều sự khác biệt lớn; tức là một số DN sử dụng nợ vay rất ít (với tỷ lệ nhỏ nhất là 1,13%), ngược lại có những DN dùng hơn 90% nợ trong cơ cấu vốn. 4.1.2. Phân tích hồi quy Để kiểm tra mối quan hệ giữa ROA với các biến độc lập theo mô hình nghiên cứu (1), tác giả thực hiện phân tích hồi quy dữ liệu bảng với mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM - Fixed Effect Model) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM - Random Effect Model). Tiếp theo, thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn giữa hai mô hình FEM và REM và kết quả mô hình REM phù hợp hơn. Sau đó, tác giả phát hiện mô hình REM được lựa chọn tồn tại hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Do đó, để khắc phục hai hiện tượng này, tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares -FGLS). Kết quả thu được từ mô hình FGLS được trình bày trong bảng 3 sau: Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy BSIZE DUAL BIND BMEET SIZE LEV COVID ROA 0,00526** -0,02054** -0,072908*** -0,00002 0,01376** -0,01794** -0,01083** **,*** tương ứng với các mức ý nghĩa 5%, 1%. Kết quả từ bảng 3 cho biết có 6 biến có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với ROA. Trong các yếu tố đại diện cho hoạt động QTDN, ROA có mối quan hệ đồng biến với BSIZE và có mối quan hệ nghịch biến với DUAL, BIND nhưng không có mối quan hệ nào với BMEET. Ngoài ra, ROA còn chịu tác động tích cực bởi SIZE và tác động tiêu cực bởi LEV và COVID. 4.2. Thảo luận kết quả Các kết quả nghiên cứu trên cho phép ta chấp nhận giả thuyết H1, H2, H3 nhưng không có cơ sở để chấp nhận giả thuyết H4. Giả thuyết H1 được chấp nhận chứng tỏ số lượng các thành viên trong HĐQT càng lớn thì HQHĐ của các DN ngành bán lẻ càng cao. Kết quả này đồng nhất với các nghiên cứu của Sheikh và cộng sự (2013), Elmagrhi và cộng sự (2016), Chu Thị Thu Thủy (2020), Thi Xuan Hong Nguyen and Hung Ngoc Dang (2022). Thật vậy, quy mô HĐQT lớn sẽ đảm bảo năng lực và trình độ chuyên môn cao để giám sát chặt chẽ hoạt động của ban giám đốc, đem lại lợi ích tốt nhất cho công ty. 7
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Việc chấp nhận giả thuyết H2 cho thấy tính kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT sẽ làm giảm HQHĐ của các DN bán lẻ. Một trong những lý do để giải thích kết qua này là do khi Chủ tịch (Giám đốc) có nhiều nhiệm vụ phải thực hiện thì họ bị phân tâm, không thể tập trung làm nhiệm vụ chính tốt (Thi Xuan Hong Nguyen and Hung Ngoc Dang, 2022). Hơn nữa, khi quyền lực quá lớn bị tập trung vào một người, có thể dẫn đến hành vi củng cố vị trí, làm suy yếu khả năng giám sát ban giám đốc, cuối cùng làm tổn hại đến lợi ích của DN. Đối với giả thuyết H3, kết quả cho biết khi tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng cao thì HQĐT càng thấp. Kết quả này nhất quán với nghiên cứu của Sheikh và cộng sự (2013), Teh (2022), Chu Thị Thu Thủy (2020), Thi Xuan Hong Nguyen and Hung Ngoc Dang (2022). Nguyên nhân có thể là do các thành viên độc lập thiếu kiến thức chuyên môn và bị hạn chế trong tiếp cận thông tin của DN nên có thể làm giảm đi vai trò giám sát của họ đối với ban giám đốc. Các cuộc họp của HĐQT là biến độc lập duy nhất không có ý nghĩa đối với HQHĐ. Điều này có thể là do ngoài các cuộc họp định kỳ, các cuộc họp còn lại của HĐQT phần lớn được tổ chức trong các trường hợp khẩn cấp, không thể đoán trước và không thể kiểm soát được. Do đó, không có mối quan hệ đáng kể nào giữa yếu tố này với kết quả hoạt động của DN. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy trong ngành bán lẻ, DN nào có tổng tài sản càng lớn và tỷ lệ nợ càng thấp sẽ đem lại HQHĐ cao. Cuối cùng, đại dịch COVID-19 thực sự đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các DN bán lẻ. Thực tế cho thấy trong hai năm xảy ra COVID-19, dưới các biện pháp phòng chống sự lây lan của dịch bệnh, nhu cầu tiêu thụ giảm, một số DN buộc phải đóng cửa, gián đoạn chuỗi cung ứng,... đã ảnh hưởng xấu đến doanh thu, lợi nhuận và HQHĐ của các DN bán lẻ. 5. Kết luận Nhằm cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa QTDN và HQHĐ của các DN tại Việt Nam, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của các DN ngành bán lẻ trong giai đoạn 2017 – 2021 để thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố đặc trưng của HĐQT điện diện cho công tác QTDN đã có ảnh hưởng đến HQHĐ của các DN ngành bán lẻ. Cụ thể, trong khi quy mô HĐQT có mối quan hệ đồng biến thì tính kiêm nhiệm và tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT lại có quan hệ nghịch biến với HQHĐ của các DN trong ngành; số lượng các cuộc họp HĐQT không có mối quan hệ gì với HQHĐ. Ngoài ra, tổng tài sản, đòn bẩy và COVID-19 đều có ảnh hưởng đến HQHĐ của DN. Từ các kết quả nghiên cứu, tác giả cho rằng các DN ngành hàng bán lẻ nếu muốn nâng cao HQHĐ thì nên xem xét các yếu tố liên quan đến công tác QTDN. Các DN trong ngành có thể cân nhắc một số giải pháp như: các DN nên tăng số lượng thành viên trong HĐQT (nhưng trong giới hạn quy định của pháp luật) nhằm tận dụng kiến ​​ thức và kỹ năng của họ, đồng thời, có thể tăng cường sự giám sát của họ đối với ban giám đốc để hỗ trợ sự tồn tại và phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh của DN; tách riêng chức năng chủ tịch HĐQT và giám đốc để tránh việc lạm quyền và có thể phát huy được hết năng lực trong từng nhiệm vụ của họ; giảm bớt số lượng thành viên độc lập trong HĐQT nhưng phải đảm bảo mức tối thiểu theo quy định của Nghị định 155/2020/NĐ-CP hoặc lựa chọn các thành viên độc lập có chuyên môn, nắm được tình hình hoạt động của DN. Ngoài ra, các DN cũng nên xem xét đến mối tương quan giữa quy mô, tỷ lệ nợ vay và đại dịch COVID -19 với HQHĐ để có các chính sách linh hoạt. Bài nghiên cứu có hạn chế là chỉ sử dụng mẫu gồm các DN ngành bán lẻ niêm yết trên HOSE và HNX và chỉ sử dụng bốn yếu tố đặc trưng của HĐQT để đại diện cho công tác QTDN. Trong những nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ mở rộng nghiên cứu cho các ngành nghề khác và bổ sung thêm một số yếu tố liên quan đến QTDN. 8
  7. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cheng, S. (2008). Board Size and the Variability of Corporate Performance. Journal of Financial Economics, 87(1), 157–176. 2. Chu Thị Thu Thủy (2020). Tác động của đặc trưng hội đồng quản trị đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, 3(2020), 43-60. 3. Elmagrhi, M.H., Ntim, C.G. and Wang, Y. (2016), “Antecedents of voluntary corporate governance disclosure: a post-2007/08 financial crisis evidence from the influential UK Combined Code”, Corporate Governance: The International Journal of Business in Society, Vol. 16 No. 3, pp. 507-538. 4. Eluyela, D. F., Akintimehin, O. O., Okere, W., Ozordi, E., Osuma, G. O., Ilogho, S. O., & Oladipo, O. A. (2018). Board meeting frequency and firm performance: examining the nexus in Nigerian deposit money banks. Heliyon, 4(10), 850-868. 5. Farooq, M., Noor, A., & Ali, S. (2021). Corporate governance and firm performance: empirical evidence from Pakistan. Corporate Governance: The International Journal of Business in Society. 6. García-Ramos, R. and García-Olalla, M. (2011). Board characteristics and firm performance in public founder- and nonfounder-led family Business. Journal of Family Business Strategy, 2(4): 220-231. 7. GC, S. B. (2016). Corporate governance and firm performance: Empirical evidence from India. Journal of Business and Management Research, 1(1). 8. Jakpar, S., Tinggi, M., Hui, T., Johari, A., & Myint, K. T. (2019). Analysis of corporate governance and firm performance: Evidence from Malaysian listed companies. International Journal of Business and Social Science, 10(1), 118-133. 9. Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (1976). Theory of The Firm: Managerial Behavior, Agency Costs, and Ownership Structure. Journal of Financial Economics, 3(4), 305–360. 10. Jensen, M. C. (1993). The modern industrial revolution, exit, and the failure of internal control systems. Journal of Finance, 48(3), 831–880. 11. Habbash, M. and Bajaher, M. (2015). An empirical analysis of the impact of board structure on the performance of large Saudi firms. Arab Journal of Administrative Sciences, 22 (1): 91-105. 12. Palaniappan, G. (2017). Determinants of corporate financial performance relating to board characteristics of corporate governance in Indian manufacturing industry: An empirical study. European Journal of Management and Business Economics, 26 (1): 67-85 13. Thi Xuan Hong Nguyen and Hung Ngoc Dang (2022). . Impact of corporate governance and ownership on business performance: A case study of Vietnam. Problems and Perspectives in Management, 20(2), 96-106. 14. Scherer, A. G., & Voegtlin, C. (2020). Corporate governance for responsible innovation: Approaches to corporate governance and their implications for sustainable development. Academy of Management Perspectives, 34(2), 182-208. 15. Sheikh, N.A., Wang, Z. and Khan, S. (2013). The impact of internal attributes of corporate governance on firm performance: Evidence from Pakistan. International Journal of Commerce and Management, 23(1): 38-55. 16. Stoeberl, P. A., & Sherony, B. C. (1985). Board efficiency and effectiveness. Handbook for corporate directors. New York, NY: McGraw-Hill. 17. Teh, B. B. G. (2022). Impact Of Corporate Governance On Firm Performance: Panel Data Evidence From Top 100 Bursa Malaysia Listed Companies (Doctoral dissertation, UTAR). 18. Website: https://vietstock.vn/ 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2