Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN BỔ SUNG FRUCTO-OLIGOSACCHARIDE<br />
(FOS) LÊN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ CÁC THÔNG SỐ SINH LÝ<br />
CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon Fabricius, 1798)<br />
EFFECTS OF FRUCTO-OLIGOSACCHARITE ON GROWTH, SURVIVAL RATE<br />
AND PHYSIOLOGICAL PARAMETERS OF BLACK TIGER SHRIMP<br />
(Penaeus monodon Fabricius, 1798)<br />
Đặng Trần Tú Trâm1, Lục Minh Diệp2, Huỳnh Minh Sang3<br />
Ngày nhận bài: 30/10/2013; Ngày phản biện thông qua: 17/02/2014; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thí nghiệm được tiến hành trong 90 ngày tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản, Viện Hải dương học với 4<br />
nghiệm thức thức ăn có bổ sung các hàm lượng FOS khác nhau là 0,1%, 0,2%, 0,4%, 0,8% và nghiệm thức đối chứng<br />
không bổ sung FOS. Xác định tỷ lệ sống, tăng trưởng của tôm sau 30, 60 và 90 ngày nuôi. Các chỉ số sinh lý (TMI: chỉ số<br />
cơ thịt, HSI: chỉ số gan tụy, HM: độ ẩm gan tụy, TM: độ ẩm cơ thịt) được xác định khi kết thúc thí nghiệm. Kết quả cho<br />
thấy, tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng (SRGw) cao nhất ở nghiệm thức thức ăn có bổ sung 0,2% FOS (đạt 3,70 ±<br />
0,045 %/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức thức ăn có bổ sung 0,8% FOS (đạt 3,51 ± 0,045 %/ngày). Mức tăng khối lượng<br />
trung bình hàng tuần (AWG) cao nhất ở nghiệm thức 0,2% FOS (0,45 ± 0,017 g/tuần), thấp nhất ở nghiệm thức 0,8% FOS<br />
(0,38 ± 0,015 g/tuần. Tôm cho ăn thức ăn có bổ sung 0,4% FOS có HSIw và TMIw cao nhất và thấp nhất ở tôm không được<br />
bổ sung FOS vào thức ăn (p < 0,05) nhưng không có sự khác nhau về chỉ số sinh lý khác (TM, HM, HSId và TMId) giữa<br />
các nhóm tôm cho ăn các loại thức ăn có bổ sung các hàm lượng FOS khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung<br />
0,2 - 0,4% FOS vào thức ăn cải thiện sức khỏe của tôm sú nuôi.<br />
Từ khóa: tôm sú (P. monodon), prebiotic, fructo-oligosaccharide (FOS)<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The experiment was conducted for 90 days at Experimental Station, Institute of Oceanography with treatments:<br />
0.1% FOS, 0.2% FOS, 0.4% FOS, 0.8% FOS and control (0.0% FOS).The growth rate and survival were determined<br />
after 30, 60 and 90 days of study. Some physiological parameters (TMI:tail muscle index, HSI: hepatosomatic index, HM:<br />
hepatopancreas moisture, and TM: tail muscle moisture) were determined at the end of the experiment.The results showed<br />
that specific growth rate (SRGw) was highest in treatment of 0. % FOS (3.70 ± 0.045 % /day) and lowest in treatment of<br />
0.8% FOS (3.51 ± 0.045 %/day). The average weight (AWG) of shrimp was gained maximum value (0.45 ± 0.017 g/week)<br />
in treatment of 0.2% FOS and lowest value (0.38 ± 0.015 g/week) in treatment of 0.8% FOS. The HSIw of shrimps fed<br />
diets which supplemented with 0.4 % FOS were highest. However, the TMIw showed a lowest value when FOS is added to<br />
food (p < 0,05). There were no significant differences in other physiological indicators (TM, HM and TMId HSId) between<br />
groups when they fed with different concentrations of FOS. Results showed that the feed which supplemented of 0.2 - 0.4%<br />
FOS improved the health of shrimp farming.<br />
Keywords: shrimp, prebiotic, fructo-oligosaccharide (FOS)<br />
<br />
Đặng Trần Tú Trâm: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2011 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Lục Minh Diệp: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
3<br />
TS. Huỳnh Minh Sang: Viện Hải dương học Nha Trang<br />
1<br />
2<br />
<br />
190 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sử dụng kháng sinh liều lượng thấp trong nuôi<br />
trồng thủy sản kích thích sự tăng trưởng, tăng hiệu<br />
quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của các đối tượng<br />
nuôi (Rosen, 1996) nhưng cũng kích thích sự phát<br />
triển của vi khuẩn kháng thuốc (Genc và cs, 2007).<br />
Luật về cấm hoặc hạn chế sử dụng kháng sinh trong<br />
nuôi trồng thủy sản đã khuyến khích các nghiên<br />
cứu nhằm tìm ra các chất bổ sung vào thức ăn làm<br />
tăng cường sức khỏe của vật nuôi, có thể thay thế<br />
một phần hoặc toàn bộ kháng sinh trong nuôi thủy<br />
sản theo hướng thân thiện với môi trường sinh thái<br />
(Gatlin và cs, 2006). Các chất bổ sung áp dụng<br />
trong nuôi trồng thủy sản được chia thành 2 nhóm<br />
là chất bổ sung dinh dưỡng, cải thiện miễn dịch và<br />
chất kích thích hệ miễn dịch phụ thuộc vào cơ chế<br />
tác dụng của chúng. Một nhóm các chất thuộc chất<br />
kích thích miễn dịch đã chứng tỏ hiệu quả trong việc<br />
nuôi gia súc, gia cầm và các đối tượng nuôi thủy sản<br />
là prebiotic (Sang và Fotedar, 2011).<br />
Prebiotic được định nghĩa “là thành phần<br />
lên men có chọn lọc làm thay đổi tính đặc trưng<br />
về thành phần và hoạt động của hệ vi sinh vật<br />
đường ruột nhằm tăng sức khoẻ cho vật chủ một<br />
cách gián tiếp” (Gibson và cs, 2004). Thông qua<br />
việc cung cấp dinh dưỡng một cách có chọn lọc<br />
cho một hoặc một số vi sinh vật trong đường ruột,<br />
prebiotic làm thay đổi có chọn lọc hệ vi sinh vật đường<br />
ruột của vật chủ (Teitelbaum và Walker, 2002). Trong<br />
các loại prebiotic thông dụng được dùng trong nông<br />
nghiệp và thủy sản thì Inulin, Fructo-oligosaccharides<br />
(FOS), Galacto-oligosaccharides (GOS) và<br />
Mannan-oligosaccharide (MOS) đang được chú ý<br />
nhiều nhất.<br />
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu được thực hiện<br />
để đánh giá hiệu quả của FOS trên các loài cá nuôi<br />
như cá hồi (Rehulka và cs, 2011), cá tầm (Akrami và<br />
cs, 2009), cá bơn (Mahious và cs, 2006), cá Hồng<br />
Mỹ (Ai và cs, 2011), cá hồi Đại Tây (Grisdale-Helland<br />
và cs, 2008), cá tầm Siberia (Mahious, 2006). Tuy<br />
nhiên, chưa có kết quả nghiên cứu nào về hiệu quả<br />
của FOS trong nuôi giáp xác nói chung và tôm sú<br />
nói riêng. Do đó nghiên cứu này bước đầu cung cấp<br />
cơ sở khoa học cho việc sử dụng FOS bổ sung vào<br />
thức ăn nhằm tăng cường sức khỏe của tôm sú góp<br />
phần hạn chế sử dụng kháng sinh và định hướng<br />
kỹ thuật nuôi theo hướng bền vững, thân thiện với<br />
môi trường.<br />
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Vật liệu nghiên cứu<br />
1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 9<br />
năm 2012 đến tháng 12 năm 2012 tại Trạm thực<br />
<br />
Số 3/2014<br />
nghiệm Nuôi trồng thủy sản - Viện Hải dương học<br />
Nha Trang.<br />
1.2. Hệ thống bể nuôi<br />
Gồm 15 bể composite (100 x 50 x 100 cm, 500 L)<br />
được đặt trong nhà có mái che. Nước biển được<br />
bơm vào hệ thống bể lắng và bể lọc sau đó cung<br />
cấp trực tiếp cho bể nuôi. Mỗi bể thí nghiệm được<br />
bố trí 1 hệ thống lọc sinh học tuần hoàn độc lập và<br />
đảm bảo sục khí liên tục trong suốt quá trình nuôi.<br />
1.3. Nguồn tôm thí nghiệm<br />
Tôm sú giống (P15) được mua từ Trung tâm<br />
giống thủy sản của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy<br />
sản III và được ương nuôi tại Trạm thực nghiệm Nuôi<br />
trồng thủy sản - Viện Hải dương học. Tôm giống được<br />
ương trong 30 ngày, hằng ngày cho ăn 4 lần (7 giờ,<br />
11 giờ, 14 giờ, 17 giờ) bằng thức ăn của Lansy<br />
và Uni President tùy theo ngày tuổi đến 3 - 4 cm<br />
(khối lượng trung bình 0,21 ± 0,007 g) thì tiến hành<br />
thí nghiệm.<br />
1.4. Chuẩn bị thức ăn thí nghiệm<br />
Thức ăn gốc: sử dụng thức ăn thương mại của<br />
UP (Uni President) (Nuri N312: 40% đạm, 4% chất<br />
béo, 11% độ ẩm, 13% tro, 3% xơ thô) làm thức ăn<br />
đối chứng trong thí nghiệm.<br />
Chuẩn bị thức ăn thí nghiệm: Thức ăn UP<br />
được nghiền nát và bổ sung FOS (Anhui Minmetals<br />
Development Imp. & Exp. Co., Ltd, China, 95% Purify)<br />
với hàm lượng 0 g/kg (ĐC), 1 g/kg (FOS1), 2 g/kg<br />
(FOS2), 4 g/kg (FOS4) và 8 g/kg (FOS8) để được các<br />
hỗn hợp thức ăn tôm có bố sung 0,0; 0,1; 0,2; 0,4 và<br />
0,8% FOS. Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm được<br />
chế biến tại Phòng Thí nghiệm - Bộ môn Dinh dưỡng,<br />
Trường Đại học Nha Trang. Theo các bước sau:<br />
Phối trộn nguyên liệu → Trộn khô → Tạo hỗn<br />
hợp dẻo → Tạo sợi → Hấp 5 phút → Sấy ở 400C,<br />
12 giờ → Tạo viên → Bảo quản.<br />
1.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm<br />
Tôm sú được thả nuôi ở 15 bể thí nghiệm với<br />
mật độ ban đầu là 30 con/bể, khối lượng tôm: 0,21 ±<br />
0,007 g/con. Mỗi nghiệm thức thức ăn có 3 bể lặp,<br />
tôm được cho ăn 1 trong 5 công thức thức ăn có bổ<br />
sung hàm lượng FOS khác nhau và được nuôi trong<br />
90 ngày. Tôm được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 8:00<br />
giờ và 17:00 giờ với liều lượng 5% khối lượng thân.<br />
Định kỳ vệ sinh thức ăn thừa và chất thải của tôm<br />
trước khi cho ăn. Các số thông số môi trường (nhiệt<br />
độ, pH, độ mặn) được kiểm tra định kỳ hàng ngày.<br />
Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm được<br />
đánh giá sau 30, 60 và 90 ngày nuôi. Các thông số<br />
sinh lý của tôm được đánh giá sau 90 ngày nuôi.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 191<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
1.6. Thu thập, phân tích và xử lý số liệu<br />
- Các yếu tố môi trường<br />
Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế có độ chính xác đến<br />
0,50C;<br />
pH: đo bằng máy đo pH (Hanna) có độ chính<br />
xác đến 0,1;<br />
Độ mặn: đo bằng khúc xạ kế Atago có độ chính<br />
xác 1‰.<br />
- Tỷ lệ sống của tôm trong từng bể thí nghiệm<br />
được xác định theo công thức S = 100*(nt/n0), trong<br />
đó: nt là số tôm ở thời điểm t, n0 là số tôm ở thời<br />
điểm bắt đầu thí nghiệm.<br />
- Khối lượng của tôm được xác định bằng cân<br />
điện tử SHIMADZU AW 220 (LabCommerce Inc,<br />
USA) có độ chính xác 0,01g, khối lượng tôm dùng<br />
để xác định tốc độ tăng trưởng tương đối (SRG) và<br />
tăng trưởng bình quân hàng tuần (AWG).<br />
SRG =100*(lnWf - lnWo)/t<br />
AWG (g/tuần) = (Wf - Wo)/wk<br />
Trong đó: Wf: khối lượng của tôm tại thời điểm t;<br />
Wo: khối lượng của tôm tại thời điểm bắt đầu<br />
thí nghiệm;<br />
t: số ngày;<br />
Wk: số tuần.<br />
- Chỉ tiêu sinh lý của tôm nuôi được xác định<br />
theo phương pháp được mô tả bởi Sang và Fotedar<br />
(2004) sau khi kết thúc thí nghiệm. Mỗi nghiệm thức<br />
thu 3 cá thể tôm, giải phẫu lấy tuyến gan tụy và cơ<br />
thịt và xác định chỉ số gan tụy tươi (HSIw), chỉ số cơ<br />
thịt tươi (TMIw). Các chỉ tiêu này được xác định theo<br />
công thức sau:<br />
HSIw = Wh1 x 100/W<br />
TMIw = Wt1 x 100/W<br />
Trong đó:<br />
Wh1: khối lượng tươi của tuyến gan tụy (g);<br />
Wt1: khối lượng tươi của cơ thịt (g);<br />
W: khối lượng tôm (g).<br />
Sau đó tuyến gan tụy và cơ thịt của tôm được<br />
sấy đến khối lượng không đổi ở 105 0C trong 24 giờ<br />
và xác định độ ẩm của gan tụy (HM%), độ ẩm của<br />
cơ thịt (TM%), chỉ số gan tụy khô (HSId) và chỉ cơ<br />
đuôi khô (TMd) theo các công thức:<br />
HM % = 100 x (Wh1 - Wh2)/ Wh1<br />
TM % = 100 x (Wt1 - Wt2) /Wt 1<br />
HSId =Wh2 x 100/W<br />
TMId =Wt2 x100/W<br />
Trong đó:<br />
Wh1: khối lượng tươi của tuyến gan tụy (g);<br />
Wh2: khối lượng khô của tuyến gan tụy (g);<br />
Wt1: khối lượng tươi của cơ thịt (g);<br />
Wt2: khối lượng khô của cơ thịt (g).<br />
Sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel 2003<br />
và SPSS 16.0 để xử lý số liệu. Giá trị số liệu được<br />
<br />
192 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 3/2014<br />
thể hiện ở dạng trung bình ± SE. Sử dụng phép<br />
phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA)<br />
kiểm định sự khác nhau của các nhóm giá trị. Sử<br />
dụng phép so sánh sự sai khác của các giá trị trung<br />
bình sau phân tích phương sai (Post Hoc Test) bằng<br />
phương pháp kiểm định Least significant difference<br />
(LSD). Khác nhau giữa các giá trị được xác định có<br />
ý nghĩa ở mức p < 0,05.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Một số chỉ tiêu môi trường trong thời gian<br />
thí nghiệm<br />
Các yếu tố nhiệt độ, độ mặn và pH được kiểm<br />
tra trong thời gian thí nghiệm đều ở ngưỡng dao<br />
động thích hợp cho sự sinh trưởng bình thường của<br />
tôm sú nuôi (bảng 1), các bể nuôi trong điều kiện<br />
chăm sóc như nhau nên không có sự khác nhau về<br />
các thông số môi trường giữa các bể thí nghiệm.<br />
Bảng 1. Một số yếu tố môi trường<br />
trong thời gian thí nghiệm<br />
Yếu tố môi trường<br />
<br />
pH<br />
Nhiệt độ (0C)<br />
Độ mặn (‰)<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
7,7 - 8,2<br />
Sáng<br />
<br />
27 - 29 (27,76 ± 0,59)<br />
<br />
Chiều<br />
<br />
28 - 30 (28,46 ± 0,55)<br />
32 - 34 (32,33 ± 1,72)<br />
<br />
2. Ảnh hưởng của FOS đến tỷ lệ sống của tôm sú<br />
Sau 30 ngày nuôi, tỷ lệ sống của tôm ở các<br />
nghiệm thức thức ăn đạt rất cao và tương đối đều<br />
nhau, cao nhất ở FOS8 (100%), kế đến là FOS1<br />
(97,78 ± 1,11%), FOS2 (96,67 ± 3,33%), FOS4<br />
(95,56 ± 2,94%) và thấp nhất ở đối chứng (94,44 ±<br />
2,94%) nhưng đến 60 ngày nuôi thì tỷ lệ sống của<br />
tôm lại cao nhất ở nghiệm thức FOS4 (94,45 ±<br />
2,22%) và thấp nhât ở FOS1 (78,89 ± 13,89%) và<br />
xu thế này kéo dài đến 90 ngày nuôi, tỷ lệ sống đạt<br />
cao nhất ở FOS4 (90,00 ± 5,09%), FOS8 (87,88 ±<br />
7,29%), FOS2 (82,22 ± 9,09%), đối chứng (80,00<br />
± 10,18%) và thấp nhất ở FOS1 (71,11 ± 14,70%).<br />
Mặc dù tỷ lệ sống của tôm sú trong suốt quá trình<br />
nuôi ở nghiệm thức FOS4 có xu hướng cao hơn các<br />
mức bổ sung khác và ổn định trong suốt thời gian<br />
tiến hành thí nghiệm nhưng kết quả thí nghiệm cũng<br />
cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê<br />
về tỷ lệ sống giữa tôm được cho ăn bằng thức ăn<br />
đối chứng với tôm cho ăn bằng thức ăn có bổ sung<br />
FOS với các hàm lượng khác nhau (hình 1). Điều<br />
này được giải thích là do điều kiện môi trường và<br />
dinh dưỡng trong điều kiện thí nghiệm tương đối<br />
tốt, phù hợp với nhu cầu phát triển của tôm sú nuôi<br />
(Sang và cs, 2010a, 2010b, 2011).<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2014<br />
<br />
Hình 1. Tỷ lệ sống của tôm sú trong các nghiệm thức thí nghiệm<br />
<br />
3. Ảnh hưởng của FOS đến tăng trưởng của<br />
tôm sú<br />
Tăng trưởng về khối lượng của tôm (bảng<br />
2) cho thấy, sau 60 ngày nuôi không có sai khác<br />
đáng kể giữa tôm đối chứng và tôm được cho ăn<br />
<br />
thức ăn có bổ sung FOS. Sau đó, khối lượng<br />
tôm ở các nghiệm thức có bổ sung FOS đều<br />
tăng đáng kể, đạt cao nhất ở nghiệm thức FOS2<br />
(đạt 5,67 ± 0,23 g) và thấp nhất ở nghiệm thức<br />
FOS8 (4,77 ± 0,18 g).<br />
<br />
Hình 2. Tăng trưởng của tôm sú trong các nghiệm thức thí nghiệm<br />
<br />
Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng<br />
SRGw cao nhất ở FOS2 (3,70 ± 0,045%/ngày) và<br />
thấp nhất ở FOS8 (3,51 ± 0,045 %/ngày). Mức tăng<br />
khối lượng trung bình hàng tuần AWG cao nhất cũng<br />
ở FOS2 (0,45 ± 0,017 g/tuần) và thấp nhất ở FOS8<br />
(0,38 ± 0,015 g/tuần). Kết quả thí nghiệm cho thấy,<br />
sau 90 ngày nuôi, các thông số về khối lượng tôm,<br />
<br />
tốc độ tăng trưởng về khối lượng của tôm giữa các<br />
nghiệm thức thức ăn khác nhau đều không có sai<br />
khác có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, các thông số<br />
về tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi khi bổ<br />
sung FOS với hàm lượng dao động từ 0,2% - 0,4%<br />
vào thức ăn có xu hướng cao hơn tôm nuôi bằng<br />
các công thức thức ăn khác (bảng 2).<br />
<br />
Bảng 2. Các thông số tăng trưởng sau 90 ngày nuôi<br />
Nghiệm thức<br />
<br />
Thông số<br />
W (g)<br />
<br />
SRG (%)<br />
<br />
AWG (g/tuần)<br />
<br />
ĐC<br />
<br />
5,06 ± 0,02<br />
<br />
3,58 ± 0,003<br />
<br />
0,41 ± 0,003<br />
<br />
FOS1<br />
<br />
5,23 ± 0,87<br />
<br />
3,58 ± 0,191<br />
<br />
0,42 ± 0,072<br />
<br />
FOS2<br />
<br />
5,67 ± 0,23<br />
<br />
3,70 ± 0,045<br />
<br />
0,45 ± 0,017<br />
<br />
FOS4<br />
<br />
4,92 ± 0,07<br />
<br />
3,54 ± 0,015<br />
<br />
0,39 ± 0,006<br />
<br />
FOS8<br />
<br />
4,77 ± 0,18<br />
<br />
3,51 ± 0,045<br />
<br />
0,38 ± 0,015<br />
<br />
Hiệu quả không rõ ràng về tăng trưởng và<br />
tỷ lệ sống khi bổ sung FOS vào thức ăn cũng<br />
được quan sát thấy ở một số đối tượng nuôi thủy<br />
sản khác như trên cá hồi (Oncorhynchus mykis<br />
<br />
Rehulka et al, 2011) và hải sâm (Apostichopus<br />
japonicus) (Yancui, 2011). Kết quả tương tự khi nghiên<br />
cứu trên tôm chân trắng trong hệ thống nuôi tuần<br />
hoàn trong 6 tuần với các mức bổ sung 0; 0,1 và 0,8%<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 193<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2014<br />
<br />
frutooligosaccharide chuỗi ngắn (scFOS) cũng cho<br />
thấy không có sự cải thiện về hệ số chuyển đổi thức<br />
ăn cũng như tỷ lệ sống của tôm nuôi (Li., P và cs,<br />
2007). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác lại cho<br />
rằng bổ sung FOS vào thức ăn đã cải thiện đáng<br />
kể tỷ lệ sống và SGR của cá như cá dày (Rutilus<br />
rutilus Soleimani et al, 2012). Đối với tôm chân trắng,<br />
một nghiên cứu khác cho thấy, bổ sung 1,6 g FOS/ kg<br />
thức ăn đã cải thiện SGR (Zhigang, 2007). Theo<br />
tác giả này thì khi bổ sung 0,4% FOS chuỗi ngắn<br />
(sFOS) thì tôm chân trắng có tốc độ tăng trưởng cao<br />
hơn, hệ số thức ăn thấp hơn và cho rằng khoảng<br />
bổ sung FOS có thể xem xét khoảng 0,4% - 1,6%<br />
và kết luận bổ sung 0,4% FOS là phù hợp nhất cho<br />
tôm chân trắng. Sự khác nhau về hiệu quả của FOS<br />
đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của các đối tượng<br />
nuôi khác nhau là khác nhau. Điều này có thể do<br />
nhu cầu về mặt dinh dưỡng của các đối tượng nuôi<br />
khác nhau, tình trạng sức khỏe và tình trạng hoạt<br />
động của hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột của<br />
các đối tượng nuôi khác nhau cũng như điều kiện<br />
môi trường nuôi khác nhau.<br />
<br />
4. Ảnh hưởng của FOS đến các chỉ số sinh lý<br />
của tôm sú<br />
Các chỉ tiêu sinh lý như chỉ số tuyến gan tụy<br />
khô và ướt, chỉ số cơ thịt khô và ướt và hàm lượng<br />
nước đã được sử dụng để đánh giá tình trạng sức<br />
khỏe của các loài giáp xác (Jussila, 1997b). Chỉ số<br />
tuyến gan tụy cao cùng với hàm lượng nước thấp<br />
là chỉ thị của tình trạng sức khỏe tốt của giáp xác.<br />
Trong khi những biểu hiện về tăng trưởng và tỷ lệ<br />
sống chưa thể hiện thì các chỉ số sinh lý có thể dùng<br />
để đánh giá sức khỏe của giáp xác (Jussila, 1997b,<br />
Mannonen và Henttonen, 1995, McClain, 1995).<br />
Các chỉ số sinh lý như chỉ số gan tụy (HSI), chỉ số cơ<br />
thịt (TMI), độ ẩm gan tụy (HM) và độ ẩm cơ thịt (TM)<br />
là chỉ thị của sức khỏe và tình trạng sinh lý của tôm.<br />
Sau 90 ngày nuôi chỉ số gan tụy ướt (HSIw)<br />
của của tôm ăn thức ăn FOS4 là cao nhất (4,79 ±<br />
0,47b) và thấp nhất ở nghiệm thức tôm ăn thức ăn<br />
ĐC (3,65 ± 0,21a). Tuy nhiên kết quả cho thấy không<br />
có sự khác nhau về chỉ số sinh lý khác (TM%, HM%,<br />
HSId và TMId) giữa các các nghiệm thức có bổ sung<br />
các hàm lượng FOS khác nhau (bảng 3).<br />
<br />
Bảng 3. Một số chỉ tiêu sinh lý của tôm sú nuôi sau 90 ngày thí nghiệm<br />
Chỉ số sinh lý (%)<br />
<br />
Nghiệm thức<br />
ĐC<br />
<br />
FOS1<br />
<br />
FOS2<br />
<br />
FOS4<br />
<br />
FOS8<br />
<br />
TMIw<br />
<br />
43,73 ± 1,36a<br />
<br />
45,86 ± 2,12a<br />
<br />
47,30 ± 1,04a<br />
<br />
48,99 ± 0,82a<br />
<br />
47,21 ± 1,39a<br />
<br />
TMId<br />
<br />
11,92 ± 0,48a<br />
<br />
10,99 ± 0,73a<br />
<br />
12,02 ± 0,40a<br />
<br />
12,51 ± 0,42a<br />
<br />
11,69 ± 0,22a<br />
<br />
HSIw<br />
<br />
3,65 ± 0,21<br />
<br />
3,86 ± 0,24<br />
<br />
3,74 ± 0,34<br />
<br />
4,79 ± 0,47<br />
<br />
b<br />
<br />
4,18 ± 0,23ab<br />
<br />
HSId<br />
<br />
1,04 ± 0,15a<br />
<br />
1,01 ± 0,13a<br />
<br />
1,15 ± 0,23a<br />
<br />
1,35 ± 0,09a<br />
<br />
1,26 ± 0,10a<br />
<br />
TM<br />
<br />
75,05 ± 0,29<br />
<br />
76,08 ± 0,58<br />
<br />
74,60 ± 0,54<br />
<br />
74,46 ± 0,64<br />
<br />
a<br />
<br />
75,21 ± 0,45a<br />
<br />
HM<br />
<br />
71,80 ± 2,82a<br />
<br />
71,54 ± 1,35a<br />
<br />
69,96 ± 0,16a<br />
<br />
a<br />
<br />
a<br />
<br />
ab<br />
<br />
a<br />
<br />
73,96 ± 1,88a<br />
<br />
ab<br />
<br />
a<br />
<br />
69,89 ± 3,93a<br />
<br />
Số liệu cùng hàng có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)<br />
<br />
Kết quả về các chỉ số sinh lý cho thấy không có<br />
sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ số cơ thịt (TMI)<br />
giữa các nghiệm thức bổ sung FOS. Tuy nhiên ở<br />
nghiệm thức FOS4 tôm có chỉ số gan tụy (4,79 ±<br />
0,47%) cao hơn và sai khác có ý nghĩa thống kê so<br />
với các nghiệm thức còn lại và tôm nuôi bằng thức<br />
ăn có các hàm lượng bổ sung FOS khác.<br />
Giai đoạn lột xác của tôm có ảnh hưởng rất lớn<br />
đến các chỉ tiêu sinh lý (Jussila, 1997a). Trong nghiên<br />
cứu này, tôm đưa vào phân tích có cùng giai đoạn lột<br />
xác, vì thế sự khác nhau về các chỉ số này phụ thuộc<br />
vào FOS bổ sung vào thức ăn. Chỉ số sinh lý TSIw và<br />
HSIw của tôm sú ở FOS4 cao hơn ở ĐC, chứng tỏ<br />
FOS đã làm tăng sức khỏe của tôm sú nuôi. Điều này<br />
có thể do FOS đã cải thiện tốc độ tích lũy năng lượng<br />
trong gan tụy và cơ thịt của tôm nuôi (Fotedar và cs,<br />
1999). Kết quả tương tự về vai trò của prebiotic lên<br />
các chỉ số sinh lý của giáp xác cũng được quan sát<br />
ở MOS trên marron (Sang và Fotedar, 2010a), tôm<br />
hùm bông (Sang và Fotedar, 2010b).<br />
<br />
194 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
- Việc bổ sung FOS vào thức ăn không cải thiện<br />
tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm sú nuôi.<br />
- Với hàm lượng bổ sung 0,2 - 0,4% FOS cải<br />
thiện một số chỉ tiêu sinh lý của tôm sú nuôi.<br />
2. Kiến nghị<br />
- Cần có những nghiên cứu tiếp theo để làm<br />
rõ các cơ chế tác dụng của FOS lên các chức<br />
năng sinh lý, tiêu hóa, miễn dịch của tôm sú,<br />
tạo cơ sở khoa học để áp dụng vào thực tiễn<br />
sản xuất.<br />
- Các yếu tố miễn dịch, sự thay đổi hệ vi sinh<br />
vật trong đường ruột và khả năng kháng lại vi khuẩn<br />
cũng như điều kiện bất lợi của môi trường của tôm<br />
được cho ăn thức ăn có bổ sung FOS cần được<br />
quan tâm nghiên cứu.<br />
<br />