intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng đầu tư công nghệ thông tin tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Ảnh hưởng đầu tư công nghệ thông tin tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam" phân tích tác động của việc đầu tư vào công nghệ thông tin (CNTT) tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình tác động cố định (FEM) dựa trên dữ liệu của 30 ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng đầu tư công nghệ thông tin tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ẢNH HƯỞNG ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM EFFECT OF INVESTMENTS IN INFORMATION TECHNOLOGY ON BANK PROFITABILITY: EMPIRICAL EVIDENCE FROM VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS ThS.NCS. Vũ Thị Huyền Trang1, PGS.TS. Trần Trung Tuấn2, ThS. Nguyễn Phi Long3 1 Trường Đại học Thủy lợi, 2,3Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Bài viết phân tích tác động của việc đầu tư vào công nghệ thông tin (CNTT) tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình tác động cố định (FEM) dựa trên dữ liệu của 30 ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng (giảm) thay đổi mức độ đầu tư CNTT dẫn tới tăng (giảm) việc thay đổi hiệu quả khả hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc đầu tư CNTT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Từ khóa: công nghệ thông tin, khả năng sinh lời, ngân hàng thương mại. ABSTRACT The paper analyses the impact of investment in information technology (IT) on the perfomance of Vietnamese commercial banks. The study applies the fixed-effects model (FEM) to the data of 30 Vietnam’s commercial banks in the period from 2016 to 2020. The results show that an increase (decrease) in IT investment leads to an increase (decreased) perfomance of Vietnamese commercial banks. Based on the findings, the authors give some recommendations to Vietnamese commercial banks in case of investments in IT to improve perfomance. Keywords: Information technology, profitability, commercial banks. 1. Đặt vấn đề Gunasekaran & cộng sự (2001) cho rằng toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin kích thích và tăng cường thiết lập cạnh tranh toàn cầu. Vì vậy, các doanh nghiệp buộc phải chi hàng tỷ đô la vào các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng CNTT mới để duy trì tính bền vững và tính cạnh tranh trên thị trường (Nustini, 2003). Tuy nhiên, cuộc suy thoái kinh tế năm 2008, đã buộc các công ty phải đánh giá lại các khoản đầu tư cho CNTT so với lợi ích có thể thu được trong các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng CNTT (Alves, 2010; Creswell, 2004; Czerwinski, 2008; Gunasekaran & cộng sự, 2001; Tynan, 2005). Nhiều công ty đã phản ứng với môi trường kinh doanh thay đổi đột ngột bằng cách chuyển đổi chiến lược CNTT và đầu tư một khoản tiền đáng kể vào cơ sở hạ tầng CNTT mới để cải thiện hiệu quả và duy trì tính cạnh tranh. Tuy nhiên, lợi nhuận từ các khoản chi tiêu cho CNTT này rất khó đo lường (Dehning & Richardson, 2002; Gunasekaran & cộng sự, 2001; Nustini, 2003). 1693
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Lloyd-Walker & Cheung (1998) đã chỉ ra rằng trong ngành ngân hàng, CNTT có thể giúp cung cấp các dịch vụ khách hàng cao cấp bằng cách cung cấp một dịch vụ nhanh chóng, chính xác và đáng tin cậy. Kim & Davidson (2004) đã tuyên bố rằng môi trường ngành ngân hàng đã trở nên chuyên sâu về CNTT. Porter & Millar (1985) nhấn mạnh rằng ngành ngân hàng có hàm lượng CNTT cao trong cả sản phẩm và quy trình cũng giống như ngành báo chí và hàng không. Như vậy, ngành ngân hàng là một trong những ngành sử dụng hệ thống thông tin kế toán (AIS) có hàm lượng CNTT rất cao đã góp phần vào hoạt động ngân hàng, giảm chi phí, thời gian và cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, việc đầu tư vào công nghệ thông tin là một quá trình tốn kém, đòi hỏi nỗ lực, thời gian và tiền bạc đáng kể ở mọi giai đoạn (lập kế hoạch, phân tích, thiết kế, phát triển, thực hiện và nâng cấp). Nhiều nghiên cứu đã cố gắng chỉ ra tác động trực tiếp của hệ thống thông tin kế toán mà cụ thể là đầu tư cho công nghệ thông tin đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng kết quả của những nghiên cứu này khác nhau. Nghiên cứu được thực hiện vào nửa đầu những năm 1990 của Strassmann (1990), Weill (1992), Brynjolfsson (1993) và Landauer (1995) chỉ ra rằng không có mối liên hệ nào giữa các khoản đầu tư vào CNTT và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu được tiến hành vào nửa cuối những năm 1990 của Brynjolfsson (1995), Dewan (1997), Hitt (1996) đã kết luận rằng tổn tại mối quan hệ thuận chiều dương giữa đầu tư cho CNTT và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vì kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa đầu tư cho CNTT và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thế giới cho thấy nhiều kết quả khác nhau vì vậy nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra mối liên hệ trực tiếp giữa đầu tư CNTT và hiệu quả hoạt động mà cụ thể là khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu 2.1. Nghịch lý năng suất Nghịch lý năng suất (Productivity paradox) hay còn được gọi là nghịch lý Solow đề cập đến sự tăng trưởng chậm lại của năng suất trong khi tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Mỹ và những quốc gia đã phát triển trong giai đoạn từ những năm 1970 đến 1980 và từ những năm 2000 cho đến hiện nay. Nghịch lý năng suất giai đoạn 1970 đến 1980 Trong giai đoạn 1970 – 1980 nghịch lý năng suất được hiểu là “chênh lệch giữa các thước đo đầu tư vào công nghệ thông tin và các thước đo sản lượng ở cấp quốc gia”. Khái niệm này được gán cho Robert Solow (1987) liên quan đến câu nói của ông “Bạn có thể thấy thời đại máy tính ở khắp mọi nơi ngoại trừ trong thống kê hiệu quả” Erik Brynjolfsson (1993) nhấn mạnh lại khi cho rằng: đầu tư ngày càng tăng vào CNTT tuy nhiên tốc độ tăng trưởng hiệu quả tăng chậm lại. Tại Mỹ, việc đầu tư vào công nghệ thông tin tăng gấp trăm lần từ những năm 1970 đến những năm 1980, tuy nhiên năng suất lao động lại giảm từ 3% những năm 1960 xuống còn 1% vào những năm 1980. Theo Brynjolfson (1993) có ba cách giải thích chính cho nghịch lý năng suất: đo lường sai đầu vào và đầu ra, độ trễ do học hỏi và điều chỉnh, quản trị kém công nghệ thông tin. Nghịch lý năng suất giai đoạn 2000 đến hiện nay Trong giai đoạn từ những năm 2000 đến nay nghịch lý năng suất được xác định là tồn tại ở những nước đã phát triển và đặc biệt là tại Mỹ khi tốc độ tăng năng suất giảm mạnh so với giai đoạn 1940 – 1970 và giai đoạn 1994 – 2004 trong khi đó đầu tư vào CNTT hiện đại tăng trưởng 1694
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 mạnh. Các giả thuyết giải thích về nghịch lý năng suất gia đoạn 2000 đến nay vẫn phù hợp với nghịch lý năng suất hiện đại. 2.2. Tổng quan nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu tổng quan, tác giả nhận thấy có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa đầu tư CNTT và hiệu quả hoạt động và các nghiên cứu này cho kết quả khác nhau và không đồng nhất. Một số nghiên cứu kiểm tra mối tương quan giữa đầu tư CNTT và ROA (Shin, 2001; Rai & cộng sự, 1997; Hitt & Brynjolfsson, 1996; Weill, 1992; Strassmann, 1997), giữa chi tiêu cho CNTT và ROE (Shin, 2001; Rai & cộng sự, 1997; Hitt & Brynjolfsson, 1996), và giữa đầu tư cho CNTT và các biến trung gian của hiệu quả hoạt động - biến làm tăng lợi nhuận (Markus & Soh, 1993; Barua & cộng sự, 1995). Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào các ngành khác mà ít có nghiên cứu trong ngành ngân hàng. Brynjolfsson và Hitt (1994) tiếp tục phát triển nghiên cứu của mình năm 1993. Tác giả đã tách biệt lợi ích khi đầu tư vào công nghệ thông tin thành ba lĩnh vực riêng biệt: tăng năng suất, cải thiện hiệu quả kinh doanh và tăng giá trị cho người tiêu dùng mà trước đây các nhà nghiên cứu gọi chung là năng suất. Mẫu nghiên cứu bao gồm 367 công ty sản xuất và dịch vụ trong danh sách Fortune 500 trong các cuộc khảo sát do International Data Group thực hiện và từ ngồn Statdard and Poor’s Compustat. Các phân tích được tác giả dựa trên nền tảng là lý thuyết sản xuất, lý thuyết lợi thế cạnh tranh và lý thuyết người tiêu dùng. Các biến phụ thuộc đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được tác giả sử dụng là: giá trị gia tăng, tổng lợi nhuận cổ đông, ROA, ROE. Biến độc lập đo lường đầu tư vào công nghệ thông tin được tác giả sử dụng giống trong nghiên cứu của chính tác giả năm 1993 bao gồm: nhân sự hệ thống thông tin, nhân sự không thuộc hệ thống thông tin, vốn đầu tư hệ thống máy tính, vốn không đầu tư vào hệ thống máy tính, năm, ngành. Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng cho từng tập dữ liệu khác nhau là: phân tích hồi quy OLS, phương pháp ước lượng seemingly unrelated regressions (ISUR), phương pháp hồi quy 2 giai đoạn (2SLS). Tác giả phát hiện có nhiều mâu thuẫn xung quanh vấn đề Nghịch lý năng suất, chi tiêu dành cho CNTT tác động thuận chiều đến năng suất và tạo ra giá trị đáng kể cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, chi tiêu cho CNTT có tác động thuận chiều rất ít hoặc không tác động đến hiệu quả kinh doanh, thậm chí có thể có tác động ngược chiều. Brynjolfsson và Hitt (1996) sử dụng 1000 quan sát trong khoảng thời gian từ năm 1987 đến năm 1991 được xuất hiện đồng thời trong nguồn dữ liệu International Data Group (IDG) và Standard and Poor’s Compustat II. Biến độc lập đo lường chi tiêu cho CNTT trong nghiên cứu là cổ phiếu CNTT - giá trị thị trường của hệ thống CNTT của một công ty cộng với ba lần chi tiêu của công ty cho nhân sự CNTT. Biến phụ thuộc đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: ROA, ROE. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa cổ phiếu CNTT và ROA trong ba năm liên tiếp nhưng không thấy mối liên hệ nào giữa cổ phiếu CNTT và ROE. Nghiên cứu của Shin (1997) nghiên cứu về mối quan hệ giữa đầu tư CNTT và chi phí điều phối (coordination costs) – chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trừ đi chi phí không không phải chi phí quản lý (ví dụ như chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu và phát triển). Kết quả nghiên cứu của Shin trái ngược với kết quả nghiên cứu của Mitra và Chaya (1996) khi cho thấy chi tiêu CNTT có mối quan hệ ngược chiều với chi phí điều phối. từ hai nghiên cứu trên có thể suy luận ra rằng mối quan hệ thuận chiều giữa chi tiêu CNTT và chi phí bản hàng và quản lý doanh nghiệp theo Mitra và Chaya (1996) là do chi phí quản lý, mặc dù Shin (1997) phát hiện rằng chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu và phát triển có liên quan tích cực đến chi phí điều phối. Hai nghiên cứu 1695
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 này có sự khác biệt trong thiết kế nghiên cứu, Mitra và Chaya (1996) sử dụng thang đo là doanh số bán hàng còn Shin (1997) sử dụng thang đo theo số lượng nhân viên. Ngoài ra, Shin (1997) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu CNTT, chi phí điều phối với chi phí vốn, chi phí lao động và chi phí nghiên cứu và phát triển, để giải thích cho các kết quả hoạt động đầu ra của doah nghiệp (doanh thu cộng với sự thay đổi trong hàng tồn kho). Ông nhận thấy chi tiêu cho CNTT, chi phí điều phối, vốn, chi phí lao động, chi phí nghiên cứu và phát triển đều có mối quan hệ thuận chiều đến kết quả đầu ra của công ty. Nghiên cứu của Rai & cộng sự (1997) đã bổ sung cho nghiên cứu của Kivijarviarid & Saarinen (1995) đều ủng hộ ý kiến các khoản đầu tư vào CNTT có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Rai & cộng sự (1997) sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 497 công ty từ nguồn 1994 Information Week và 1994 Compustat. Các công ty được chọn nằm trong số 500 công ty có dữ liệu chi phí dành cho CNTT cao nhất. Các biến độc lập được tác giả sử dụng để đo lường đầu tư vào CNTT bao gồm: vốn dành cho CNTT, ngân sách cho CNTT, chi phí cho hệ thống/khách hàng, chi phí cho nhân viên hệ thống thông tin, chi phí phần cứng, chi phí phần mềm, chi phí viễn thông. Biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả bao gồm: đầu ra của công ty (doanh thu bộ phận lao động trực tiếp, tổng doanh thu), hiệu quả hoạt động (ROA, ROE), hiệu quả hoạt động trung gian (năng suất lao động trực tiếp, năng suất quản lý). Biến kiểm soát: quy mô công ty và lĩnh vực công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư CNTT có tác động mạnh thuận chiều đến đầu ra của doanh nghiệp nhưng tác động rất ít đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (chỉ có biến vốn dành cho CNTT và chi phí đầu tư cho hệ thống và khách hàng là ảnh hưởng đến ROA còn lại không ảnh hưởng). Đầu tư CNTT ảnh hưởng thuận chiều đến năng suất lao động trực tiếp nhưng ảnh hưởng ngược chiều đến năng suất của nhà quản lý. Hạn chế của nghiên cứu này đó là sử dụng dữ liệu cắt ngang tại một thời điểm chứ không sử dụng nghiên cứu tại nhiều thời điểm. Theo hiểu biết của tác giả có một số nghiên cứu sau nghiên cứu về mối liên hệ giữa đầu tư CNTT và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tác giả tập trung vào các nghiên cứu có sử dụng phương pháp nghiên cứu giống trong nghiên cứu của mình. Nghiên cứu của Beccalli (2007) đã mở rộng hơn những nghiên cứu trước đó về đầu tư CNTT và hiệu quả hoạt động của 737 ngân hàng ở Châu Âu (cụ thể ở các nước Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh) trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2000. Biến độc lập: Đầu tư CNTT phần cứng, phần mềm, và dịch vụ CNTT khác. Biến phụ thuộc: ROA, ROE, hiệu quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận. Tác giả sử dụng phương pháp: hồi quy OLS, hồi quy hai giai đoạn (2SLS) và SFA. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mặc dù các ngân hàng đầu tư lớn vào CNTT những có mối quan hệ nhỏ giữa tổng đầu tư CNTT và hiệu quả hoạt động tại ngân hàng như khẳng định cho sự tồn tại của nghịch lý năng suất. Tác động của các loại hình đầu tư CNTT là khác nhau: trong khi đầu tư vào phần cứng, phần mềm làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thì các dịch vụ CNTT từ các nhà cung cấp bên ngoài có ảnh hưởng tích cực đến ROA, ROE và hiệu quả lợi nhuận. Nghiên cứu này của tác giả đã khắc phục được một số hạn chế của các nghiên cứu trước đó là sử dụng cả thước đo lợi nhuận kế toán truyền thống là (ROA, ROE) và một thước đo hiệu quả hoạt động tiên tiến hơn được gọi là X-efficiency. Hơn nữa, tác giả không nghiên cứu đầu tư vào CNTT là một biến duy nhất giống như các nghiên cứu trước mà đã chia ra cụ thể ba thành phần đầu tư CNTT là phần cứng, phần mềm và dịch vụ CNTT để xem xét việc đầu tư vào các lĩnh vực CNTT khác nhau có ảnh hưởng khác nhau như thế nào đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 1696
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nghiên cứu của Karim & Hamdan (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của đầu tư CNTT tới hiệu quả hoạt động của 15 ngân hàng Jordan giai đoạn 2003-2007. Biến độc lập về đầu tư CNTT trong bài bao gồm: đầu tư phần cứng, đầu tư phần mềm, ngân hàng trực tuyến, ngân hàng qua điện thoại, số lượng máy ATM, sử dụng các chi nhánh trực tuyến ngân hàng qua tin nhắn SMS. Biến phụ thuộc về hiệu quả hoạt động bao gồm: hiệu quả tài chính như giá trị gia tăng thị trường (MVA), lợi tức đầu tư (ROI) và lợi tức trên mỗi cổ phiếu (EPS) và hiệu quả hoạt động bao gồm biên lợi nhuận thuần (NPM), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và khả năng sinh lời của nhân viên (PE). Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy CNTT ảnh hưởng đến giá trị gia tăng thị trường (MVA), lợi tức trên mỗi cổ phiếu (EPS) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và biên lợi nhuận ròng (NMP), nhưng CNTT không ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Nghiên cứu của Kabiru, Farouk (2012) nghiên cứu tác động của đầu tư CNTT đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Nigeria trong giai đoạn 2000-2010. Biến độc lập về đầu tư CNTT bao gồm đầu tư phần cứng, phần mềm và số lượng máy ATM. Biến phụ thuộc về hiệu quả hoạt động là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư vào phần mềm, đầu tư phần cứng và số lượng máy ATM có tác động đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bởi vì các kết quả thống kê t đều có ý nghĩa ở mức 1 phần trăm. Nghiên cứu Bilkisu & Kabiru (2015) nghiên cứu tác động của đầu tư CNTT tới hiệu quả hoạt động của 10 ngân hàng ở Nigeria trong giai đoạn từ năm 2006 – 2010. Biến độc lập đầu tư CNTT bao gồm đầu tư phần cứng, phần mềm và máy ATM. Biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận ròng (NPM) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Biến kiểm soát: tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí (TC). Nghiên cứu dử dụng phương pháp hồi quy, kết quả cho thấy đầu tư CNTT có ảnh hưởng âm đến ROA, ROE và EPS với mức ý nghĩa 5%, nhưng không có ý nghĩa thống kê với NPM với mức ý nghĩa 5% và 10%. Như vậy có nghĩa là đầu tư CNTT tăng lên dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Nigeria, do đó tồn tại nghịch lý năng suất CNTT trong ngành ngân hàng Nigeria. Nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi tiêu CNTT và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu còn thiếu sự thống nhất trong kết quả nghiên cứu và tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước có những hạn chế như sau: - Nhiều nghiên cứu sử dụng nghiên cứu tại 1 thời điểm nên không thể chỉ ra rõ ràng mối quan hệ nhân quả của bất kỳ mối quan hệ nào. Cần có nhiều hơn các nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu theo chuỗi thời gian. - Các biến được lựa chọn để đại diện cho đầu tư CNTT và hiệu quả hoạt động còn khác nhau. - Ba vấn đề sau chưa được giải quyết đó là: (1) Tất cả các công ty đều được giả định chuyển đổi khoản đầu tư vào CNTT thành đầu ra hiệu quả với cùng mức độ thành công, (2) Tất cả đầu tư vào CNTT đều được đối xử như nhau, (3) Đã bỏ qua độ trễ thời gian giữa đầu tư và hiệu suất. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng thông tin về đầu tư CNTT tại các ngân hàng trên các khía cạnh hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực, ứng dụng CNTT nội bộ ngân hàng và dịch vụ trực tuyến ngân hàng từ 1697
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 báo cáo chỉ số CNTT Việt Nam ICT cũng như dữ liệu từ báo cáo tài chính của 30 ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ năm 2016-2020. Sau khi loại bỏ một số ngân hàng không tham gia khảo sát trong báo cáo chỉ số CNTT Việt Nam ICT và một số ngân hàng không công bố thông tin báo cáo tài chính, chúng tôi có dữ liệu bao gồm 138 quan sát được trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Danh mục ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2016 -2020 STT Ngân hàng Ký hiệu Số quan sát 1 Ngân hàng Tiên Phong TBP 4 2 Ngân hàng TMCP Nam Á NAB 5 3 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BID 5 4 Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam TCB 5 5 Ngân hàng Quân Đội MBB 5 6 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam VCB 5 7 Ngân hàng Việt Nam Thương Tín VBB 3 8 Ngân hàng Phương Đông OCB 5 9 Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB 5 10 Ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín STB 5 11 Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP HCM HDB 5 12 Ngân hàng TMCP Bắc Á BAB 5 13 Ngân hàng Đông Nam Á SSB 5 14 Ngân hàng An Bình ABB 5 15 Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPB 5 16 Ngân hàng Kiên Long KLB 4 17 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB 5 18 Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam MSB 3 19 Ngân hàng Bản Việt BVB 5 20 Ngân hàng xăng dầu Petrolimex PGB 4 21 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam AGB 5 22 Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội SHB 5 23 Ngân hàng Á Châu ACB 5 24 Ngân hàng TMCP Việt Á VAB 4 25 Ngân hàng Đại Chúng Việt Nam PVB 5 26 Ngân hàng Sài Gòn – Công Thương SGB 4 27 Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam EIB 5 28 Ngân hàng Công thương Việt Nam CTG 5 29 Ngân hàng Bảo Việt BAO 4 30 Ngân hàng Quốc Dân NCB 3 Nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA để tiến hành phân tích tương quan giữa các biến, xây dựng mô hình hồi quy và kiểm định mô hình. Nghiên cứu giải thích mức độ tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc từ kết quả nghiên cứu. Cuối cùng đưa ra mô hình dự báo từ mẫu nghiên cứu. 1698
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 3.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy để kiểm tra mối liên hệ giữa đầu tư CNTT và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam liệu có tuân theo nghịch lý năng suất. Tác giả sử dụng mô hình phân tích mối quan hệ giữa các khoản đầu tư CNTT và hiệu quả hoạt động theo Strassmann (1990), Beccalli (2007) như sau: Pj, t = β0 + βjtITjt + Ɛjt Trong đó: Pj, t+i: Hiệu quả hoạt động hàng năm ITjt: Đầu tư vốn cho CNTT hoặc tỷ lệ CNTT (CNTT so với các thước đo khác) Ɛjt: Phần dư Mỗi biến là số liệu của mỗi ngân hàng thương mại j tại thời điểm t. Trong nghiên cứu thước đo hiệu quả hoạt động của ngân hàng được sử dụng là thước đo tài chính truyền thống (ROA, ROE) Trong nghiên cứu của mình, tương tự như nghiên cứu của Beccalli (2007), tác giả không sử dụng duy nhất một biến CNTT tổng thể mà tác giả sẽ chia biến CNTT thành bốn biến thành phần là: hạ tầng kỹ thuật (HT), hạ tầng nhân lực (NL), ứng dụng CNTT nội bộ ngân hàng (UD) và dịch vụ ngân hàng trực tuyến (DV). Trong đó: - Hạ tầng kỹ thuật (HT) là hệ số tổng hợp từ 5 chỉ tiêu: Hạ tầng máy chủ, máy trạm; Hạ tầng truyền thông, Hạ tầng ATM/POS; Triển khai các giải pháp an ninh thông tin và an toàn dữ liệu; Trung tâm dữ liệu và trung tâm dự phòng thảm họa. - Hạ tầng nhân lực (NL) là hệ số tổng hợp từ 3 chỉ tiêu: Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về CNTT, Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin, Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT có chứng chỉ quốc tế chuyên ngành CNTT/Tổng số cán bộ chuyên trách CNTT. - Ứng dụng CNTT nội bộ ngân hàng (UD) là hệ số tổng hợp từ 3 chỉ tiêu: Triển khai Core banking, Triển khai các ứng dụng cơ bản, Triển khai thanh toán điện tử. - Dịch vụ trực tuyến ngân hàng (DV) là hệ số tổng hợp từ 5 chỉ tiêu: Website của ngân hàng, Internet Banking cho khách hàng cá nhân, Internet Banking cho khách hàng doanh nghiệp, Các dịch vụ ngân hàng điện tử khác, Các dịch vụ ngân hàng điện tử khác. Tác giả lựa chọn biến đầu tư CNTT như vậy để khắc phục hai hạn chế tại các nghiên cứu trước. Thứ nhất: các nghiên cứu trước đều giả định tất cả các công ty đều được chuyển đổi khoản đầu tư vào CNTT thành đầu ra kết quả với cùng mức độ thành công (Huang, 2002). Các nghiên cứu trước dựa trên dữ liệu chi phí đầu tư CNTT tuy nhiên kết quả của quá trình đầu tư CNTT thì không thể làm rõ. Do đó, việc sử dụng các chỉ tiêu kết quả đầu tư CNTT sẽ khắc phục hạn chế này. Đây là các chỉ tiêu tổng hợp được Bộ thông tin và truyền thông Việt Nam xây dựng để đánh giá chung cho các ngân hàng nên các chỉ tiêu có tính tổng hợp các khía cạnh CNTT khá đầy đủ và tính tin cậy khá cao. Thứ hai: nhiều nghiên cứu trước giả định rằng tất cả đầu tư vào CNTT đều được đối xử như nhau do chỉ sử dụng một biến CNTT tổng hợp (Huang, 2002). Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng bốn biến CNTT là hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực CNTT, ứng dụng CNTT nội bộ ngân hàng và dịch vụ trực tuyến ngân hàng nên sẽ đo lường ảnh hưởng cụ thể của từng loại đầu tư CNTT tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 1699
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Để xem xét tác động của các hạng mục đầu tư CNTT khác nhau, phương trình ước tính là: Pj, t = β0 + βjtHTjt + βjtNLjt + βjtUDjt + βjtDVjt +Ɛjt Trong đó: HTjt= Hạ tầng kỹ thuật; NLjt= Hạ tầng nhân lực CNTT; UDjt= Ứng dụng nội bộ CNTT ngân hàng; DVjt= Dịch vụ trực tuyến ngân hàng Thông qua việc nghiên cứu tổng quan, tác giả đưa thêm các biến kiểm soát bao gồm: tỷ lệ cho vay/tổng tài sản (CVKH), tỷ lệ tiền gửi/tổng tài sản (TGKH), tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (RISK). 4. Kết quả nghiên cứu Thống kê mô tả các biến độc lập và các biến phụ thuộc thể hiện trong bảng 1 cho thấy giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của các biến. Kết quả cho thấy các giá trị dị biệt đã loại khỏi mẫu nghiên cứu. Bảng 2. Thống kê mô tả các biến Trung Độ lệch Tên biến Ký hiệu Tối đa Tối thiểu bình chuẩn Lợi nhuận trên tài sản ROA 0.0078 0.0068 0.0001 0.0286 Lợi nhuận trên vốn chủ sở ROE 0.0991 0.0715 0.0008 0.2583 hữu Hạ tầng kỹ thuật CNTT HTC 0.4583 0.1198 0.1535 0.7586 Hạ tầng nhân lực CNTT NLC 0.3876 0.2376 0.0000 1.0000 Ứng dụng nội bộ CNTT UDC 0.4913 0.2174 0.0000 1.0000 ngân hàng Dịch vụ trực tuyến ngân TTC 0.5809 0.1949 0.0150 1.0000 hàng Tiền gửi khách hàng trên TGKH 0.6969 0.1024 0.4611 0.8959 tài sản Cho vay khách hàng trên CVKH 0.6205 0.0923 0.3539 0.8006 tài sản Vốn chủ sở hữu trên tài sản RISK 0.0770 0.02920 0.0262 0.1845 Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata Tiếp theo, nghiên cứu sẽ kiểm định để đánh giá xem tác động cố định (FEM) hay tác động ngẫu nhiên (REM) là mô hình phù hợp cho việc đo lường ảnh hưởng của đầu tư CNTT đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nếu phần dư và các biến độc lập không có mối tương quan gì với nhau thì chọn mô hình tác động ngẫu nhiện (REM) và ngược lại sẽ chọn mô hình tác động cố định (FEM) Thực hiện kiểm định Hausman với giả thuyết như sau: H0: Mô hình REM là mô hình phù hợp H1: Mô hình FEM là mô hình phù hợp Với kết quả chạy kiểm định Hausman theo hình 3 thì prob.=0,0017 < 0,05 nên bác bỏ giả thiết H0, vậy mô hình tác động cố định FEM phù hợp. 1700
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 3. Kết quả kiểm định Hausman test Chi2(7) = 23.01 Prob > chi2 = 0,0017 Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata Kết quả hồi quy theo FEM được thể hiện trong bảng 4 Bảng 4. Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định (FEM) ROA ROE Biến độc lập Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa (Coef.) (P>|t|) (Coef.) (P>|t|) Hạ tầng kỹ thuật CNTT 0.0079* 0.001 0.0769** 0.011 - HTC Ứng dụng nội bộ CNTT -0.0024 0.113 -0.0383*** 0.066 ngân hàng - UDC Dịch vụ trực tuyến ngân 0.0037* 0.002 0.0427** 0.021 hàng - TTC Hạ tầng nhân lực CNTT 0.0031* 0.005 0.0368** 0.035 - NLC Cho vay khách hàng 0.0212* 0.009 0.2902* 0.007 trên tài sản - CVKH Tiền gửi khách hàng -0.0225* 0.003 -0.2004** 0.045 trên tài sản - TGKH Vốn chủ sở hữu trên tài 0.0898* 0.000 -0.3764 0.292 sản - RISK _cons -0.0025 0.742 -0.0322 0.753 Số quan sát 138 138 R-Squared 40.56% 23.75% F(7,29) 16.41 8.04 p-value 0.0000 0.0000 (*) Mức ý nghĩa thống kê 1% (**) Mức ý nghĩa thống kê 5% (***) Mức ý nghĩa thống kê 10% Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata Kết quả hồi quy theo FEM được thể hiện trong bảng 4. Trong bốn biến độc lập về CNTT thì có ba biến là hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ trực tuyến ngân hàng và hạ tầng nhân lực CNTT có giá trị 1701
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 p_value < 0.01 cho thấy các biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, tức là có tác động đến biến phục thuộc ROA, dấu của các hệ số hồi quy mang dấu dương. Chỉ có một biến độc lập còn lại là ứng dụng nội bộ CNTT ngân hàng có giá trị p_value > 0,05 nên không có ý nghĩa thống kê. Kết quả tương tự, có ba biến độc lập về CNTT là hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ trực tuyến ngân hàng và hạ tầng nhân lực CNTT có giá trị p_value < 0.05 cho thấy các biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, tức là có tác động đến biến phục thuộc ROE, dấu của các hệ số hồi quy mang dấu dương. Có một biến độc lập còn lại là ứng dụng nội bộ CNTT ngân hàng có giá trị p_value < 0,1 cho thấy biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, dấu của các hệ số hồi quy mang dấu âm. Từ bảng kết quả hồi quy, nghiên cứu xác định mô hình hồi quy phản ánh mức độ của các nhân tố đến hiệu quả hoat động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. ROA = -0,0025 + 0,0079HTC – 0,0024UDC + 0,0037TTC + 0,0031NLC + 0,0212CVKH – 0,0225TGKH + 0,0898 RISK (1) ROE = -0,0322 + 0,0769HTC – 0,0383UDC + 0,0427TTC + 0,03681NLC + 0,2902CVKH – 0,2004TGKH - 0,3764 RISK (2) 5. Kết luận Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích ảnh hưởng của đầu tư CNTT tới hiệu quả hoạt động (ROA, ROE) của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba nhân tố CNTT là Hạ tầng kỹ thuật CNTT, dịch vụ trực tuyến ngân hàng và hạ tầng nhân lực CNTT có ảnh hưởng đến ROA và ROE với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1% và 5%. Dấu của các hệ số hồi quy mang dấu dương cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa đầu tư CNTT và ROA, ROE trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chỉ có một nhân tố CNTT là ứng dụng nội bộ CNTT ngân hàng thì không ảnh hưởng tới ROA và ảnh hưởng tới ROE với mức ý nghĩa thống kê 10%. Dấu của hệ số hồi quy mang dấu âm cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa ứng dụng nội bộ CNTT ngân hàng với ROA, ROE tức là tồn tại nghịch lý năng suất giữa đầu tư ứng dụng nội bộ CNTT ngân hàng với hiệu quả hoạt động. Dựa vào kết quả này, tác giả đưa ra khuyến nghị cho các ngân hàng nên đẩy mạnh đầu tư vào CNTT ở các khía cạnh hạ tầng kỹ thuật CNTT, dịch vụ trực tuyến ngân hàng và hạ tầng nhân lực CNTT vì nó làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu và xem xét kỹ việc đầu tư vào ứng dụng nội bộ CNTT ngân hàng vì tồn tại nghịch lý năng suất, việc đầu tư vào ứng dụng nội bộ CNTT ngân hàng có thể làm giảm ROA và ROE. Ngân hàng nhà nước và bộ thông tin và truyền thông cũng cần có quy định, xây dựng chính sách, chiến lược nhằm thúc đẩy việc áp dụng công nghệ thông tin trong các ngân hàng Việt nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ali, B. J., Bakar, R., & Omar, W. A. W. (2016). "The Critical Success Factors of Accounting Information System (AIS) And It’s Impact on Organisational Performance of Jordanian Commercial Banks." International Journal of Economics, Commerce and Management, United Kingdom IV(4): 658-677. [2] Alves, M. C. G. (2010). "Information technology roles in accounting tasks: A multiple case study." International Journal of Trade, Economics and Finance 1(1)(103-106). [3] Barua, A., Kriebel, C. H., & Mukhopadhyay, T. (1995). "Information technologies and business value: An analytic and empirical investigation." Information Systems Research 1702
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 6(1):. [4] Brynjolfsson, E., & Hitt, L (1993). Is information systems spending productive? New evidence and new results. Proceedings of the Fourteenth International Conference on Information Systems. Orlando: 47-64. [5] Brynjolfsson, E. (1993). "The productivity Paradox of information technology." Association for Computing Machinery. Communications of the ACM 36(12): 67-78. [6] Brynjolfsson, E., & Hitt, L. (1994). Computers and Economic Growth: Firm-Level Evidence. Technical Report, Center for Coordinating Science, Sloan School of Management, MIT Cambridge, MA. [7] Brynjolfsson, E. (1995). Some Estimates of the Contribution of Report. Center for Coordinating Science, Sloan School of Management, MIT, Cambridge, MA. [8] Brynjolfsson, E., & Hitt, L. (1996). "Firm-level evidence on the returns to information systems." Management Science 42: 541-558. [9] Creswell, A. M. (2004). Return on investment in information technology: A guide for managers. Center for Technology in Government, University at Albany, SUNY. [10] Czerwinski, D. S. (2008). Return on investment as an indicator of success: An analysis of information technology project management outcomes, Capella University, Minnesota, United States. Doctoral Dissertation. [11] Dehning, B., & Richardson, V. J. (2002). "Returns on investments in information technology: A research synthesis." Journal of Information Systems 16(2): 7-20. [12] Dewan, S., & Min, C. K. (1997). "The substitution of information technology for other factors of production: A firm level analysis." Management Science 43(12): 1660-1675. [13] Gunasekaran, A., Love, P. E. D., Rahimi, F., Miele, R (2001). "A model for investment justification in information technology projects." International Journal of Information Management, 2(1): 349-364. [14] Hitt, L., & Brynjolfsson, E. (1996). "Productivity, profit and consumer welfare: Three different measures of information technology value." MIS Quarterly 20(2): 121-142. [15] Kim, S., & Davidson., L. (2004). "The effects of IT expenditures on banks' business performance: using a balanced scorecard approach." Managerial Finance 30(6): 28-45. [16] Landauer, T. (1995). The Trouble with Computers: Usefulness. Usability, and Productivity. MIT Press, Cambridge, MA. [17] Lloyd-Walker, B., & Cheung, P. (1998). "IT to support service quality excellence in the Australian banking industry." Managing Service Quality 8(5): 350-358. [18] Markus, L., Soh, C (1993). "Banking on Information Technology: Converting IT Spending into Firm Performance." [19] Mitra, S., & Chaya, A. K. (1996). "Analyzing cost effectiveness of organizations: The impact of information technology spending." Journal of Management Information Systems 13(2): 29-57. [20] Nustini, Y. (2003). "Dupont analysis of an information technology-enabled competitive advantage." Jurnal Akuntansi dan Auditing Indonesia 7(2): 1410-2420. [21] Porter, M. E., & Victor, E. M. (1985). "How information Gives you Competitive Advantage." Harvard business review 14(2): 149-174. [22] Rai, A., Patnayakuni, R., & Patnayakuni, N. (1997). "Technology investment and business 1703
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 performance." Communications of the ACM 40(7): 89-97. [23] Shin, N. (1997). The impact of information on coordination costs: Implications for firm productivity. 18th International Conference on Information Systems Proceedings. [24] Solow, R. (1987). "We'd better watch out." New York Times Book Review: 36. [25] Strassmann, P. (1990). The Business Value of Computers: An Executive’s Guide. The Information Economic Press, New Canaan, Connecticut. [26] Strassmann, P. (1997). "Will big spending on computers guarantee profitability? Datamation." The Information Economic Press 43(2): 75-82. [27] Tynan (2005). "Proving your project's worth." InfoWorld 27(47): 24-49. [28] Weill, P. (1992). "The relationship between investment and information technology and firm performance: A study of the valve in manufacturing sector." Information Systems Research 3(4): 307-333. 1704
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2