intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Áp suất không khí được tìm ra như thế nào?

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

108
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Evangelista Torricelli là người đầu tiên để ý và nghiên cứu về sức ép không khí, mở đường để Isaac Newton sau này phát triển sự hiểu biết của con người về lực hút của trái đất. Ngay từ khi sinh ra, con người đã sống trong sức ép của không khí. Điều đó khiến chúng ta không nhận ra rằng không khí có sức nặng và bầu khí quyển đang đè xuống chúng ta với một trọng lượng đáng kể. Cũng nhờ nghiên cứu về áp suất không khí mà Torricelli phát hiện ra chân không và tạo ra...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Áp suất không khí được tìm ra như thế nào?

  1. Áp suất không khí được tìm ra như thế nào? Evangelista Torricelli là người đầu tiên để ý và nghiên cứu về sức ép không khí, mở đường để Isaac Newton sau này phát triển sự hiểu biết của con người về lực hút của trái đất. Ngay từ khi sinh ra, con người đã sống trong sức ép của không khí. Điều đó khiến chúng ta không nhận ra rằng không khí có sức nặng và bầu khí quyển đang đè xuống chúng ta với một trọng lượng đáng kể. Cũng nhờ nghiên cứu về áp suất không khí mà Torricelli phát hiện ra chân không và tạo ra phong vũ biểu – thiết bị đo áp suất không khí không thể thiếu trong nghiên cứu thời tiết. Một ngày đẹp trời tháng 10/1640, nhà khoa học nổi tiếng Galileo Galilei thực hiện một thí nghiệm bơm hút không khí với sự trợ giúp của phụ tá Torricelli, lúc ấy 32 tuổi. Ông thả ống hút xuống một cái giếng công cộng ở gần một khu chợ ở Florence (Italy). Khi Torricelli bơm hút không khí ra khỏi ống, nước dần dần bị kéo theo lên khỏi mặt nước. Nhưng dù cho hai thầy trò có cố gắng thế nào, nước không bao giờ vượt quá được độ cao 9,7 m.
  2. Áp suất khí quyển (hai mũi tên đỏ bên ngoài) đẩy nước trong ống chân không (phần màu xanh) lên cao Ba năm sau Torricelli trở lại với điều bí mật chưa có lời giải này. Khi ông bơm hút để tạo ra chân không trong ống, mực nước sẽ lên cao 9,7 m. Ngày hôm sau, ông thực hiện lại thí nghiệm với mọi thứ như cũ, nhưng ông bất ngờ nhận ra mực nước dâng lên ngày hôm đó thâp hơn ngày hôm trước. Không phải trọng lượng của nước, cũng không phải chân không ở bên trên nó trong ống hút gây ra điều đó. Torricelli chợt nghĩ phải chăng là do sức nặng của không khí đã ép xuống khiến cho mực nước không thể dâng lên cao hơn? Ý nghĩ cách mạng đó đã giải được bài toán. Áp suất khí quyển trong ngày mưa thấp hơn, đè nhẹ hơn khiến mực nước trong ống dâng lên thấp hơn hôm trước
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2