intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Argentina: Khủng hoảng nợ chính phủ, ngân hàng và tiền tệ

Chia sẻ: Share For Share | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:8

155
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vào đầu thế kỷ 20, Argentina là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Với tài nguyên giàu có, Argentina xuất khẩu mạnh thực phẩm và nguyên vật liệu. Trong 4 thập kỷ từ sau thế chiến thứ hai đến cuối 80, Argentina áp dụng:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Argentina: Khủng hoảng nợ chính phủ, ngân hàng và tiền tệ

  1. Argentina: Khủng hoảng nợ chính phủ,  ngân hàng và tiền tệ Tài chính Phát triển Học kỳ Xuân 2002    
  2. Kinh tế Argentina Vào đầu thế kỷ 20, Argentina là một trong những quốc gia  giàu nhất thế giới. Với tài nguyên giàu có, Argentina xuất  khẩu mạnh thực phẩm và nguyên vật liệu. Trong 4 thập kỷ từ sau thế chiến thứ hai đến cuối 80,  Argentina áp dụng:  Chính sách phát triển hướng nội  Chính sách ngân sách mở rộng; thâm hụt ngân sách được  tài trợ bằng in tiền.  Từ 1976 đến 1989, hai cuộc siêu lạm phát và hai cuộc  khủng hoảng ngân hàng xảy ra.
  3. Thập niên 90 Tăng trưởng  GDP 91­02 (%/năm) Năm 1991, hội đồng  12 tiền tệ được thiết lập 10  1 Peso = 1 USD 8  Mức cung tiền = dự trữ  6 ngoại tệ 4  Đồng peso hoàn toàn  2 có thể chuyển đổi. 0 Kết quả ­2  Không còn lạm phát ­4  Dòng vốn nước ngoài  chảy vào ­6  Tăng trưởng GDP đạt  ­8 bình quân 6,1%/năm  97 99 91 92 93 94 95 96 98 '00 '01* '02+ giai đoạn 91­97. Nguồn: IMF  Ước tính; + Dự báo *
  4. Khủng hoảng 2001­02 Khoản nợ chính phủ 155 tỷ USD không có khả năng chi  trả. Người dân đồng loạt rút tiền khỏi ngân hàng; chính phủ ra  lệnh đóng băng tài khoản tiền gửi và đặt mức tối đa tiền  được rút là 1000$/tháng. Nhiều ngân hàng và doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá  sản. Cơ chế hội đồng tiền tệ được xóa bỏ; đồng peso bị phá giá  từ 1 peso/USD lên 4 peso/USD. Nguyên nhân???
  5. Tỷ giá hối đoái cố định và các cú sốc từ bên ngoài Cơ chế hội đồng tiền tệ  Tỷ giá hối đoái cố định một cách cứng nhắc  Không còn khả năng điều hành chính sách tiền tệ  Lãi suất được quyết định bởi Ngân hàng Trung ương Mỹ. Các cú sốc từ bên ngoài  Mêhicô phá giá đồng peso vào cuối năm 1994; Argentina  đứng vững, nhưng GDP giảm 4%.  Đồng đô la lên giá làm đồng peso Argentina lên giá theo.  Brazil, đối tác kinh tế chính yếu của Argentina, phá giá  đồng real vào năm 1999. Tác động  Tính cạnh tranh của xuất khẩu suy giảm  Lãi suất ở mức cao  Giảm phát xuất hiện và nền kinh tế rơi vào suy thoái.
  6. Chi tiêu quá mức ­ Thâm hụt giá tăng và được  tài trợ bằng vay nợ Tỷ lệ chi ngân sách/GDP tăng  từ 27% năm 1997 lên 30% vào  năm 2000. Nguyên nhân:  Tỷ lệ thất nghiệp (ở mức 12%)  không giảm do thành quả của  tăng trưởng kinh tế không  được chuyển đến các tỉnh  nghèo ở sâu trong nội địa.  Chính quyền địa phương tăng  chi trợ cấp thất nghiệp.  Cải cách lương hưu sang hệ  thống tự tài trợ buộc chính phủ  phải chịu chi phí lớn trong quá  trình chuyển đổi (3% GDP  trong năm 2000). Thâm hụt ngân sách được tài trợ bằng vay nợ thông qua việc phát  hành trái phiếu chính phủ. Nợ chính phủ tăng mạnh.
  7. Khủng hoảng xảy ra Tăng trưởng kinh tế suy giảm làm các nhà đầu tư nước ngoài lo  ngại về khả năng trả nợ của chính phủ Argentina  Việc bán trái phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài trở nên khó khăn, đồng  thời hàng loạt các khoản nợ đền kỳ đáo hạn. ⇒ Khủng hoảng nợ chính phủ Chính phủ tìm nguồn tài trợ khác:  Buộc các ngân hàng và quỹ lương hữu nội địa mua trái phiếu CP.  Đám phán để vay của IMF. Những sự kiện này làm người dân đổ đi rút tiền từ ngân hàng.  15 tỷ USD được rút ra khỏi ngân hàng từ T7 đến T11/2001.  Từ T12/2001, trần 1000 USD/tháng tiền gửi có thể rút ra được áp dụng. ⇒ Khủng hoảng ngân hàng Tòa án phủ quyết lệnh đóng băng tài khoản của chính phủ  Tiền tiếp tục được rút ra buộc ngân hàng trung ương phải in tiền để tạo tính  thanh khoản cho các ngân hàng thương mại.  Cơ chế hội đồng tiền tệ được huy bỏ và đồng peso được phá giá. ⇒ Khủng hoảng tiền tệ
  8. Khủng hoảng Argentina 2001­02 so với khủng  hoảng Đông Á 1997­98 Khủng hoảng Đông Á  Yếu kém trong hệ thống ngân hàng tạo  sức ép lên tỷ giá hối  đoái và kỳ vọng chính phủ phải chi ngân sách lớn để cứu giúp. Khủng hoảng Argentina  Khó khăn ngân sách làm suy yếu ngân hàng khi chính phủ  dùng dự trữ trong hệ thống ngân hàng để bù đắp cho thâm hụt  ngân sách, đồng thời tạo sức ép lên tỷ giá hối đoái. Trong khi khủng hoảng Đông Á lây lan nhanh chóng, thì  khủng hoảng Argentina được kiềm chế trong phạm vi của  quốc gia này. Nguyên nhân:  Khủng hoảng được thị trường dự đoán từ trước nên tác động  đến các nước khác được giảm nhẹ.  Sau khủng hoảng 97­99, các nước đã thực hiện chính sách tài  chính thân trọng hơn, giảm lạm phát, duy trì tỷ giá hối đoái linh  hoạt, tăng dự trữ ngoại tệ và giảm nợ ngắn hạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2