intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ba nguyên tắc lãnh đạo thường bị bỏ quên

Chia sẻ: Ko Can | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

152
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nhà lãnh đạo luôn biết làm gì để tạo động lực và giữ chân nhân viên giỏi. Tuy nhiên, đôi khi trong những giây phút căng thẳng, hầu hết họ lại quên mất một số điều thiết yếu… Bài viết sau sẽ tóm tắt ba điểm quan trọng mà các nhà lãnh đạo nên ghi nhớ. Nhân viên muốn làm việc. Douglas MacGregor, nhà tâm lý học ở Harvard, đã hướng dẫn cho nhiều thế hệ lãnh đạo biết cách đối xử với nhân viên để tạo ra sự khác biệt. Xem cấp dưới như kẻ tôi tớ, họ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ba nguyên tắc lãnh đạo thường bị bỏ quên

  1. Ba nguyên tắc lãnh đạo thường bị bỏ quên Các nhà lãnh đạo luôn biết làm gì để tạo động lực và giữ chân nhân viên giỏi. Tuy nhiên, đôi khi trong những giây phút căng thẳng, hầu hết họ lại quên mất một số điều thiết yếu… Bài viết sau sẽ tóm tắt ba điểm quan trọng mà các nhà lãnh đạo nên ghi nhớ. Nhân viên muốn làm việc. Douglas MacGregor, nhà tâm lý học ở Harvard, đã hướng dẫn cho nhiều thế hệ lãnh đạo biết cách đối xử với nhân viên để tạo ra sự khác biệt. Xem cấp dưới như kẻ tôi tớ, họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ nhưng hiệu quả không cao. Trái lại, nếu đối xử bình đẳng, ngang hàng với họ, họ sẽ làm việc hết mình. Hay cư xử bình đẳng Nhân viên sẽ làm việc hết mình Nguồn: leadershiplistings.com Hầu hết các nhà quản lý đều nghĩ rằng nếu đánh giá cao nhân viên thì họ sẽ lên mặt, tự cao. Điều đó có thể đúng với một số ít người, còn đa số lại không như vậy. Nhân viên khi được khen ngợi sẽ cảm thấy công việc tiến triển tốt đẹp. Người lãnh đạo phải có nhiệm vụ quan tâm đến nhân viên và công ty. Liệu có trường hợp ngoại lệ không? Tất nhiên là có, nhưng bất cứ ai đọc những lá đơn xin nghỉ việc cũng sẽ thấy những nhân viên hài lòng với công việc thường rời bỏ công ty chỉ vì cho rằng sếp không quan tâm đến họ. Nhân viên cũng có cảm xúc. Bạn trải qua một ngày tồi tệ? Bộ phận kế toán chưa hoàn tất đúng báo cáo phí tổn khiến bạn lao đao? Sếp của bạn cứ bám sát sau lưng?
  2. Hãy cố gắng vượt qua những chuyện đó. Nếu không thể kiềm chế cũng đừng "giận cá chém thớt", trút tức giận lên đầu nhân viên. Đừng bắt họ phải gánh chịu thêm vấn đề của riêng cá nhân bạn. Những nghiên cứu về sự bất mãn của cấp dưới cho thấy nhân viên bị xáo trộn, bối rối khi sếp trở nên cục cằn. Và nếu bạn lỡ phát cáu với họ thì hãy lập tức xin lỗi. Điều đó sẽ giúp bạn có được sự tin cậy. Nhân viên có cuộc sống của họ. Có thể bạn dành toàn tâm toàn ý cho công việc; có thể mọi nguồn vui trong cuộc sống của bạn bắt nguồn từ công việc. Nhưng nhân viên không hẳn cũng có tư tưởng giống bạn. Đối với một số người, làm việc chỉ để kiếm tiền. Cũng Thái độ khuyến khích và khen ngợi có vài người cho rằng công việc là niềm vui nhưng luôn tạo hứng khởi làm việc không phải điều quan trọng độc nhất. Nguồn: bedbathandbeyond.com Bạn hãy tôn trọng ranh giới giữa công việc và cuộc sống. Vì thế hãy suy nghĩ kỹ trước khi giao một núi công việc của cả tuần cho nhân viên vào chiều cuối tuần với mệnh lệnh “Hãy hoàn thành nó vào thứ hai!”. Bạn có thể nghĩ đến nhiều nhiều nguyên tắc hơn, nhưng chúng chỉ dành cho những người mới chập chững trong vai trò lãnh đạo. Và bởi vì chúng ta đang thiết lập những nguyên tắc, còn những nguyên tắc nào khác nữa? Nguyên tắc quan trọng, chúng không chỉ mang đến lợi ích cho cấp trên mà còn là tiêu chuẩn xử sự của họ. Bạn có thể liều lĩnh phá bỏ nguyên tắc, nếu vậy một lần nữa bạn phải đối mặt với chuyện mất đi nhân tài và phải bắt tay lại từ đầu trong tất cả các quy trình, từ tuyển dụng, lựa chọn và đào tạo. Đó là những công việc rất tốn kém.
  3. Nguyên tắc lãnh đạo cũng là nguyên tắc ứng xử của bạn Nguồn: businesscardalert.com Theo nghiên cứu của tổ chức Right Management, chi phí cho quy trình trên cao gấp hai lần mức lương cần phải trả cho các nhân viên. Thế nên, nếu bạn không tin vào những nguyên tắc này thì hãy nhớ nguyên tắc quan trọng của các Giám đốc Điều hành: Tài chính. Nếu bạn phá vỡ nguyên tắc, chỉ có thể giảm bớt thiệt hại bằng cách lấy chính đồng lương của bạn bù vào những khoản tổn thất! Bạn nghĩ người lãnh đạo thường quên đi những nguyên tắc nào? - Trích chuyên mục “Conversation Starter” của John Baldoni trên trang Harvard Business Online - Ý kiến độc giả Harvard Business Online Ý kiến của AK Handa, Chủ tịch Công ty dược Centaur Đúng là những người lãnh đạo thường quên ba nguyên tắc vàng nêu trên: Nhân viên muốn làm việc, có cuộc sống và cảm giác của riêng họ. Có hai lý do đơn giản khiến nhân viên không thực hiện công việc. Thứ nhất, họ không biết làm thế nào. Thứ hai, họ không muốn làm. Nếu xảy ra nguyên nhân thứ nhất, điều người lãnh đạo cần làm là trang bị kiến thức và kỹ năng cho cấp dưới. Hướng dẫn và đào tạo tốt có thể lấp đầy sự yếu kém. Và nếu
  4. nhân viên vẫn gặp khó khăn thì nên thay đổi công việc phù hợp năng lực của họ. Tuy nhiên điều này hiếm khi xảy ra, trừ khi bạn phạm sai lầm trong quá trình tuyển dụng. Khi gặp phải lý do thứ hai, nhân viên không muốn làm việc vì mất đi nguồn động lực, có nghĩa là đã nảy sinh trục trặc giữa nhân viên với môi trường làm việc, công việc hay lãnh đạo. Nhân viên mong muốn một môi trường làm việc lành mạnh. Nếu không, họ cần được thuyết phục rằng một môi trường có vẻ không thân thiện sẽ rèn luyện cho bản thân họ. Bất cứ ai cũng cần một người lãnh đạo truyền nhiệt huyết, gây dựng, tiếp thêm sinh lực và giúp đỡ nhân viên đạt được mục tiêu. Lãnh đạo làm việc tích cực, am hiểu vấn đề, có giải pháp đối với khó khăn của nhân viên và quan tâm đến họ chính là điểm mấu chốt để nhân viên sốt sắng đáp lại nguyện vọng của sếp một cách tích cực và năng nổ. Niềm tin đó sẽ xóa đi những than phiền, giúp phát triển công việc. Kiến thức liên quan đến đầu óc, kỹ năng liên quan đến tay chân, còn nhiệt huyết liên quan đến trái tim. Bí quyết nằm ở chỗ phải quan tâm đến cả ba yếu tố trên. Hầu hết các vị lãnh đạo đều quên mất rằng nhân viên muốn làm việc, muốn tiếp tục gánh vác nhiều trọng trách hơn, cần được đánh giá cao và không muốn lãnh đạo hưởng công trạng từ thành quả của mình. Và những người lãnh đạo quên mất điều quan trọng nhất: Trước đây, họ cũng từng là cấp dưới như các nhân viên hiện nay. Những mong ước và nguyện vọng của chính họ ngày xưa cũng là những nguyện vọng và mong ước của nhân viên ngày nay. Ý kiến của Radhika Handa Ông đã nêu bật ba nguyên tắc thiết yếu và cốt lõi mà những người lãnh đạo thường lãng quên khi đối xử với nhân viên. Phản hồi của AK Handa chỉ ra hai nguyên nhân cơ bản khiến nhân viên gây ra sai lầm trong công việc mà người lãnh đạo cần biết. Khi ứng xử với nhân viên, tất cả chúng ta thường quên rằng không phải chúng ta chỉ đối diện với một con người mà phải đối diện với cả bốn điều sau: Thứ nhất là thể chất. Khi phân công nhiệm vụ và đưa ra mệnh lệnh cho nhân viên, người lãnh đạo nên cân nhắc đến các yếu tố như stress, bệnh tật, sức khỏe và khả năng chịu đựng của mỗi cá nhân. Thứ hai là quan hệ xã hội. Ai cũng cần được tôn trọng, yêu thương và quan tâm. Người lãnh đạo nên xem xét bản thân bằng lý trí và đối đãi với nhân viên bằng tình cảm. Làm như vậy sẽ tăng cường thêm nguồn động viên, khích lệ đối với các nhân viên. Thứ ba là tinh thần. Mỗi người có một trình độ trí tuệ và khả năng riêng nên lãnh đạo cần bền bỉ, kiên nhẫn trong việc đào tạo. Cuối cùng là tâm linh. Chúng ta nên tôn trọng những hệ thống giá trị, luân thường đạo lý của riêng từng người. • HBV-TVN
  5. Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2