intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạch linh

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

96
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Còn gọi là phục linh Tên khoa học Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae) Bộ phận dùng làm thuốc Quả thể của nấm Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae). A. Mô tả cây Thể quả nấm Phục linh khô: hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Thể nặng, rắn chắc. Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, số ít có màu hồng nhạt. Có loại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạch linh

  1. Bạch linh Còn gọi là phục linh Tên khoa học Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae) Bộ phận dùng làm thuốc Quả thể của nấm Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae). A. Mô tả cây
  2. Thể quả nấm Phục linh khô: hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Thể nặng, rắn chắc. Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, số ít có màu hồng nhạt. Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thông (Phục thần). Nấm phục linh không mùi, vị nhạt, cắn dính răng Phục linh bì: Là lớp ngoài Phục linh tách ra, lớn, nhỏ, không đồng nhất. Mặt ngoài từ nâu đến nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất tương đối xốp, hơi có tính đàn hồi Phục linh khối: sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại được thái, cắt thành phiến hay miếng, lớn nhỏ không đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt. Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài, hơi hồng hoặc nâu nhạt. Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng. Phục thần: Là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong. B. Phân bố, thu hái và chế biến Một số rừng thông ở vùng khí hậu mát của nước ta cũng có loại nấm này nhưng chưa được nuôi trồng và khai thác, vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
  3. Thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9, loại bỏ đất cát, chất đống cho ra mồ hôi rồi rải ra chỗ thoáng gió cho se bề mặt, tiếp tục chất đống, ủ vài lần cho đến khi khô nước và xuất hiện nhăn nheo bề mặt, phơi âm can đến khô. Hoặc Phục linh tươi thái miếng và phơi âm can nơi thoáng gió. Tuỳ theo các phần thái và màu sắc của Phục linh mà có tên gọi khác nhau: Bạch phục linh, Phục linh bì, Xích phục linh, Phục linh khối, Phục linh phiến. C. Tác dụng dược lý: Thuốc có tác dụng lợi tiểu, Thuốc có tác dụng tăng miễn dịch, tăng chỉ số thực bào của phagocyte ở chuột. Thuốc có tác dụng kháng ung thư (do thành phần polysacharide của thuốc) do làm tăng miễn dịch cơ thể. Thuốc có tác dụng an thần, có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và chống lóet bao tử. Nước sắc Phục linh có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn biến dạng. Cồn ngâm kiệt thuốc có tác dụng giết chết xoắn khuẩn. D.Thành phần hoá học
  4. Đường (trong đó có pachymose là đường đặc hiệu), chất khoáng, các hợp chất triterpenoid. Đường (trong đó có pachymose là đường đặc hiệu), chất khoáng, các hợp chất triterpenoid. E. Công dụng và liều dùng Phục linh bì: Lợi tiểu, trị phù thũng. Xích phục linh: Chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm bàng quang, tiểu vàng, đái rắt). Bạch phục linh: Chữa ăn uống kém tiêu, đầy chướng, bí tiểu tiện, ho có đờm, ỉa chảy. Phục thần: Trị yếu tim, hoảng sợ, hồi hộp, mất ngủ. Ngày 6-12g. Dạng thuốc sắc, hoàn, tán. Phối hợp trong nhiều phương thuốc khác nhau. Bào chế: Ngâm Phục linh vào nước, rửa sạch, đồ thêm cho mềm, gọt vỏ, thái miếng hoặc thái lát lúc đang mềm và phơi hoặc sấy khô. Kiêng kỵ: âm hư mà không thấp nhiệt thì không nên dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2