intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 1: Điện tích. Định luật Cu-lông - Giáo án Vật lý 11 - GV:L.N.Trinh

Chia sẻ: Lê Ngọc Trinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

517
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là bài soạn giáo án Điện tích. Định luật Cu-lông giúp các bạn học sinh trình bày được khái niệm, điện tích, điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 1: Điện tích. Định luật Cu-lông - Giáo án Vật lý 11 - GV:L.N.Trinh

GIÁO ÁN VẬT LÝ 11

BÀI 1: ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT COULOMB

I.MỤC TIÊU:

1) Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung chính của định luật Coulomb, ý nghĩa của hằng số điện môi.

- Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật điện được coi là điện tích điểm.

- Biết cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.

2) Kỹ năng:

- Xác định được phương chiều của lực Coulomb

- Giải được bài toán về tương tác điện.                                 

- Làm cho vật nhiễm điện do cọ xát.

II.CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

  • Đọc SGK 7 và lớp 9 để biết học sinh đã được học gì về điện tích và tương tác điện.
  • Đọc trước bài và các tài liệu có liên quan.
  • Chuẩn bị các thiết bị dạy học cần thiết (nếu có): (Máy phát tĩnh điện, dụng cụ thí nghiệm theo hình 1.1; 1.2 …)
  • Một số câu hỏi và câu trắc nghiệm theo từng chủ đề của bài.

DỰ KIẾN NỘI DUNG GHI BẢNG:

 

Bài 1: Điện tích – Định luật Coulomb

1) Sự nhiễm điện của các vật:

-  Một vật có khả năng hút được các vật nhẹ như mẩu giấy, sợi bông, … ta nói vật đó bị nhiễm điện.

- Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách: cọ xát với vật khác, tiếp xúc với vật đã nhiễm điện.

2) Điện  tích, Điện tích điểm:

- Điện tích: vật nhiễm điện (vật mang điện)

- Điện và điện tích tương tự như khối lượng và quán tính của vật.

- Điện tích điểm: tương tự như chất điểm.

3) Định luật Coulomb. Hằng số điện môi

a/ Định luật:

  • Nội dung: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối 2 điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn của 2 điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Biểu thức: \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)

Trong đó: k là hệ số tỉ lệ, phụ thuộc vào hệ đơn vị

               (trong hệ SI, k = \({9.10^9}\frac{{N.{m^2}}}{{{C^2}}}\)  )

               q1 và q2: các điện tích (C)

               r: Khoảng cách giữa q1 và q2 (m2)

4) Tương tác của hai điện tích trong điện môi: 

-  Điện môi là chất cách điện.

-  Trong điện môi có hằng số điện môi là \(\varepsilon \) : \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\) (giảm đi  \(\varepsilon \) lần so với trong chân không)

- Hằng số điện môi của một môi trường cho biết: khi đặt các điện tích trong môi trường đó thì lực tương tác giữa chúng giảm đi bao nhiêu lần so với khi chúng đặt trong chân không.

 

2. Học sinh:

  • Đọc lại SGK 7 và lớp 9 để ôn lại các kiến thức đã học.
  • Xem trước bài mới và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: giấy vụn, thước mica…

 

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự nhiễm điện – Điện tích, tương tác điện:

Hoạt động của học sinh

Trợ giúp của giáo viên

 Trả lời các câu hỏi:

-  Cọ xát với vật khác.

- Có thể hút được các vật nhẹ như mẩu giấy, sợi bông…

- Làm thí nghiệm. Khẳng định lại kiến thức.

- Đọc SGK và trả lời.

Nêu một số câu hỏi:

- Người ta có thể làm gì để nhiễm điện cho vật?

- Biểu hiện của một vật bị nhiễm điện?

- Hướng dẫn học sinh làm một vài thí nghiệm dơn giản để chứng minh điều đó.

- Điện tích là gì? Có mấy loại điện tích? Tương tác của chúng như thế nào?

Hoạt động 2: Tìm hiểu tương tác giữa hai điện tích điểm:

- Quan sát hình vẽ và trả lời.

- Nêu các kết quả thí nghiệm của Coulomb tìm được về sự phụ thuộc của lực tương tác giữa hai điện tích và khoảng cách giữa chúng

- Nêu nội dung định luật và ý nghĩa, đơn vị của các đại lượng trong biểu thức.

- Vẽ hình biểu diễn tương tác của hai điện tích cùng dấu, trái dấu.

- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 1.3 và tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng của cân xoắn.

- Hướng dẫn học sinh phân tích các kết quả thí nghiệm của Coulomb. Khái quát hóa để đi đến nội dung và biểu thức định luật.

- Yêu cầu học sinh phát biểu nội dung định luật dựa vào dạng của biểu thức.

- Hướng dẫn học sinh vẽ hình.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tương tác giữa hai điện tích trong điện môi:

- Lấy ví dụ về chất cách điện.

- Giới thiệu kết quả thực nghiệm.

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa hằng số điện môi.

- Giới thiệu điện môi là chất cách điện.

- Tìm hiểu kết quả thực nghiệm về tương tác giữa các điện tích trong điện môi đồng chất.

- Tìm hiểu ý nghĩa của hằng số điện môi.

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Điện tích. Định luật Cu-lông. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 1 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 11 - Bài 1:  Điện tích. Định luật Cu-lông

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 11 bài 2: Thuyết Êlectron và định luật bảo toàn điện tích

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0