intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 14 - Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

370
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi học xong "Bài 14 - Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật" học sinh phải có khả năng thực hiện các thí nghiệm: Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự thải CO2; phát hiện hô hấp ở thực vật qua sự hút O2. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 14 - Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật

  1. BÀI  14 ­ THỰC HÀNH: PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT (Sinh học 11 cơ bản Tr 59) I­MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh phải có khả năng thực hiện các thí nghiệm:            ­ Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự thải CO2 ­ Phát hiện hô hấp ở thực vật qua sự hút O2 II­CHUẨN BỊ - Mỗi nhóm 5 ­ 6 học sinh cùng chuẩn bị dụng cụ và tiến hành thí nghiệm. + Mẫu vật : Hạt mới nhú mầm (hạt lúa, ngô hay các loại đậu). ­  Dụng cụ : Bình thuỷ tinh có dung tích 1 lít, nút cao su có khoan 2 lỗ vừa khít với  ống thuỷ tinh hình chữ U  ­  Phễu thuỷ tinh, ống nghiệm, cốc có mỏ. ­ Bình thuỷ tinh có cỡ  vừa nêu và có nút cao su không khoan lỗ + Hoá chất : Nước bari [Ba (OH)2] hay nước vôi trong [Ca(OH)2], diêm III­NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH   Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2 Công việc này phải tiến hành trước thí nghiệm ít nhất từ 1,5 ­ 2 giờ (chuẩn bị theo  nhóm). Do hô hấp của hạt, CO2 tích luỹ lại trong bình CO2 nặng hơn không khí nên nó  không thể tự khuếch tán qua ống và phễu vào không khí xung quanh. B1­ Cho vào bình thuỷ tinh 50g các hạt mới nhú  mầm. Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thuỷ tinh  hình chữ U và phễu (hình 14.1). B2­ Cho đầu ngoài của ống hình chữ U vào ống  nghiệm có chứa nước bari (hay nước vôi) trong suốt. Sau  đó, rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt.  Nước sẽ đẩy không khí ra khỏi bình vào ống nghiệm. Vì  không khí đó giàu CO2 nước bari sẽ bị vẩn đục. B3­  Để so sánh, lấy 1 ống nghiệm có chứa nước  bari (hay nước vôi trong suốt) và thở bằng miệng vào đó  qua 1 ống thuỷ tinh hay ống nhựa. Nước vôi trong trường  hợp này cũng bị vẩn đục. Học sinh tự rút ra kết luận về  hô hấp của cây. B4­Kết luận về hô hấp của cây: ­Hô hấp là quá trình ôxy hoá sinh học của cơ thể sống, khi đó các chất hữu cơ bị ôxy hoá  để giải phóng năng lượng đồng thời giải phóng ra nước, khí CO2.  ­Quá trình hô hấp ở động vật và thực vật và thực vật đều giống nhau là: quá trình ôxy hoá  sinh học của các chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật đẻ giải phóng năng lượng sử dụng cho  các hoạt động sống và thải ra nước, CO2;  Phương trình tổng quát của sự hô hấp: C6H12O6 +  6O2 ­> 6CO2 + 6H2O +  Năng lượng.  Thí nghiệm 2: Phát hiện hô hấp qua sự hút O2  B1­Lấy 2 phần hạt mới nhú mầm (mỗi  phần: 50g). B2­ Đổ nước sôi lên một trong 2 phần hạt  đó để diết chết hạt. Tiếp theo, cho mỗi phần hạt  vào mỗi bình và nút chặt (Thao tác được tiến hành  trước giờ lên lớp từ 1,5 ­2 giờ). 1
  2. B3­Mở nút bình chứa hạt sống (bình a) và  nhanh chóng đưa nến (que diêm) đang cháy vào  bình.  B4­ Mở nút của bình chứa hạt chết (bình b)  và lại đưa nến hay diêm đang cháy vào bình. B5­Quan sát ngọn nết cháy ở 2 bình, nhận  xét kết quả và giải thích hiện tượng ở mỗi  bình ­Trong bình A ngọn nến bị tắt nhanh chứng tỏ trong bình không còn ô xy, hạt nảy  mầm đã hút ô xy trong bình và thải ra khí CO2 làm nến tắt nhanh. ­Trong bình B ngọn nến vẫn tiếp tục cháy chứng tỏ trong bình còn ô xy, hạt đã bị  làm chết không nảy mầm, không hút ô xy trong bình nên nến vẫn tiếp tục cháy. B6­Kết luận: ­Khi hạt nảy mầm đã hút ô xy và thải khí CO2, khi đó hạt đang hô hấp mạnh. ­Hạt đã làm chết không có khả năng hô hấp. ­ Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình  sinh hóa  diễn ra ngược nhau trong cơ thể thực  vật, Quang hợp dùng CO2, H2O để tổng hợp tạo ra các chất hữu cơ, thải ra O2  còn hô hấp  thì dùng O2  để ô xy hóa chất hữu cơ thải ra CO2.  Có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau     Hô hấp: C6H12O6 + 6O2 ­> 6CO2 + 6H2O    Quang hợp: IV­CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG  1­Hô hấp và lên men ở thực vật giống và khác nhau ở điểm nào? 2­Khi nồng độ CO2 quá cao thì quá trình hô hấpở cây diễn ra mạnh hay yếu, vì sao? 3­Hô hấp và quang hợp có quan hệ với nhau như thế nào trong cơ thể thực vật? 4­Dựa vào đặc điểm  của sự hô hấp ở thực vật hãy nêu những  biện pháp bảo quản nông  sản? 5­ Giai đoạn nào sau đây chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí: a­Chu trình Crep b­Chuỗi chuyển êlectron c­Đường phân d­Khử axit piruvic thành axit lactic.  ?HỎI KHÓ ­ ĐÁP HAY  Bao bì bảo quản rau quả bằng điều chỉnh  CO2 như thế nào?   Đây là sản phẩm của TS Lê Văn Tố và các cộng sự thuộc Viện Cơ điện nông  nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT mới nghiên cứu thành công. Trong kỹ  thuật bảo quản, biện pháp điều chỉnh lại thành phần không khí chung quanh sản phẩm  bằng cách giảm nồng độ oxy, tăng nồng độ khí CO2 để giảm cường độ hô hấp của rau  quả, giảm khả năng hoạt động của các enzym, các vi sinh vật gây hại.  Mỗi loại rau quả có một nồng độ oxy và CO2 thích hợp để không gây ảnh hưởng  đến quá trình sinh lý bình thường của rau quả trong khi bảo quản. Để áp dụng biện pháp  này, các nhà khoa học đã sử dụng loại bao bì có độ thấm khí thích hợp nhằm đạt đến sự  cân bằng về nồng độ khí oxy và CO2 sao cho phù hợp với từng loại quả, đồng thời ngăn  chặn sự mất nước của rau quả. Điều chỉnh CO2 để bảo quản  2
  3. Do yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao nên hiện nay có xu hướng  thay thế việc dùng hóa chất bảo quản quả bằng những phương pháp ít hoặc không độc  hại, Trung tâm Sinh học thực nghiệm thuộc Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ đã triển  khai nghiên cứu màng LDPE.  LDPE có độ dầy mỏng khác nhau được pha  trộn với một số chất có chức năng điều hòa  CO2 và O2 để làm chậm quá trình chín của  quả. Loại màng này đã được áp dụng bảo  quản vải thiều Lục Ngạn, chuối tiêu vùng ven  sông Hồng và xoài cát Hòa Lộc. Những kết  quả bước đầu cho thấy có thể kéo dài thời  gian bảo quản 4­5 tuần mà quả vẫn bảo đảm  chất lượng. Dự án đang được tiếp tục triển  khai nhằm hoàn thiện quá trình công nghệ, góp  Rau quả sạch được bọc bằng bao bì phần tạo ra một phương pháp bảo quản một  số loại quả tươi có giá trị của Việt Nam nhằm  phục vụ việc xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.  3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2