BÀI 5: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 30-31 VÀ SỰ PHỤC HỒI CÁCH MẠNG.
lượt xem 43
download
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và sâu sắc nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản. Nó đã chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chủ nghĩa tư bản trong những năm 20.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI 5: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 30-31 VÀ SỰ PHỤC HỒI CÁCH MẠNG.
- BÀI 5: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 30-31 VÀ SỰ PHỤC HỒI CÁCH MẠNG. NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CỦA PHONG TRÀO I. (VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI). Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và sâu sắc nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản. Nó đã ch ấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chủ nghĩa tư bản trong những năm 20. Tháng 10/1929, khủng hoảng nổ ra ở Mĩ rồi lan sang các nước tư bản khác. Mức sản xuất của toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa giảm 42%, trong đó về tư liệu sản xuất giảm 53%. Khủng hoảng diễn ra ở tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và tài chính. Tuy nhiên ở các nước khác nhau, mức độ và thời gian diễn ra khủng hoảng cũng khác nhau, tiêu bi ểu là ở các n ước t ư bản phát triển như Mĩ, Anh, Đức, Pháp… Cuộc khủng hoảng ở các nước chủ nghĩa tư bản lan sang các sứ thuộc địa. Tại Việt Nam, thực dân Pháp đã tìm cách trút gánh n ặng của cuộc khủng hoảng lên vai nhân dân Việt Nam làm cho tình hình kinh t ế chính trị, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Về kinh tế: Việt Nam vốn là nước nông nghiệp lạc hậu, vì vậy cuộc kh ủng hoảng bắt đầu trước tiên từ nông nghiệp: giá lúa bị hạ thấp trầm trọng do không xuất khẩu được (hạ 68%). Ruộng đất bị bỏ hoang, cả nước có tới 500 nghìn ha không cầy cấy, giá nông sản chỉ bằng 2 hoặc 3/10 trước khủng hoảng. Hầu hết các ngành công nghiệp bị đình đốn nhất là ngành công nghiệp khai khoáng, xuất nhập khẩu bị đình trệ dẫn đến hang hóa khan hiếm giá cả đắt đỏ. Về xã hội: Hậu quả nặng lề nhất mà cuộc khủng hoảng thế giới đem lại là làm tăng them mức nghèo khổ cho những người lao động, chịu hậu quả nặng lề nhất là nông dân và công nhân. Công nhân mất việc làm trở lên phổ biến: Ở Bắc Kì có tới 25 nghìn công nhân thất nghiệp. Số người còn việc làm thì tiên lương bị cắt giảm từ 30 đến 50%. Nông dân do bị chiếm đoạt ruộng đất lại phải chịu sưu cao thuế nặng gấp 2 đến 3 lần trước đây, cho lên họ lâm vào tình trạng bần cùng hóa. Tiểu tư sản, hầu hết là đời sống khó khăn, nhà buôn thì b ị phá s ản, thợ thủ công thì bị đóng cửa, công chức bị sa thải.
- Về chính trị: Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại thực dân Pháp đã ra sức đẩy mạnh khủng bố trắng làm cho mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng thêm sâu sắc, nó thổi bùng lên ngọn lửa căm thù và quy ết tâm đứng lên giành quyền sống của cả dân tộc. Đúng lúc đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và trực tiếp lãnh đạo quần chúng đứng lên với hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc và ru ộng đ ất dân cày” khẩu hiệu này đã đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng nhân dân lôi cuốn được đông đảo quần chúng đi theo cách mạng, tạo thành một phong trào mạnh mẽ đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Sự áp bức bóc lột vô nhân đạo của thực dân Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng, có cách mạng thì sống, không có cách m ạng thì ch ết, chính vì vậy mà phong trào cách mạng ngày càng phát triển mạnh mẽ. II. DIỄN BIẾN CỦA PHONG TRÀO. 1. Giai đoạn từ tháng 2 đến 4/1930. Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng Sản, phong trào công nhân, nông dân nửa đầu 1930 đã diễn ra sôi nổi khắp 3 kì. Mở đầu là cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng đòi tăng lương giảm giờ lam, chống tư bản 2/1930. Tháng 4/1930, diễn ra cuộc bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, hơn 400 công nhân nhà máy cưa, diêm Bến Thủy. Phong trào đấu tranh của nông dân diễn ra ở nhiều địa phương: Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà tĩnh… Như vậy, từ tháng 2 đến tháng 4/1930 phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra mạnh mẽ với vai trò tiên phong c ủa giai c ấp công nhân, một điểm mới là truyền đơn cờ đỏ búa liềm đã xuất hiện trong các cuộc đấu tranh đây là màn mở đầu cho cao trào cách mạng mới ở Vi ệt Nam do Đảng Cộng Sản tổ chức và lãnh đạo. 2. Giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 8/1930. Bước sang tháng 5 phong trào ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Trong ngày Quốc tế lao động 1/5, quần chúng nhân dân Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng lần đầu tiên công khai kỉ liệm ngày Quốc tế lao động để biểu dương lực lượng của mình, để tỏ dấu hiệu đoàn kết với giai cấp công nhân thế giới. Trên khắp cả 3 kì từ nông thôn đến thành thị đều diễn ra các cuộc đấu tranh của quần chúng dưới nhiều hình thức: Bãi công, mít tinh, biểu tình, tuần hành của quần chúng với truyền đơn biểu ngữ và có cờ Đảng dẫn đường. Riêng ở Nghệ Tĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nghệ An công nhân nhà máy diêm, cưa Bến Thủy cùng nông dân các vùng lân c ận đã mít
- tình biểu tình thị uy đòi quyền lợi kinh tế và các m ục đích chính tr ị. Cùng ngày 3000 nông dân huyện Thanh Trương đã biểu tình kéo đến phá đồn điền, đốt văn tự nghi nợ, cắm cờ đỏ trên lóc nhà tên địa chủ kí viện. Riêng trong thánh 5 cả nước có 16 cuộc đấu tranh của công nhân và 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 4 cuộc đấu tranh của tiểu tư sản. Ngày 1/8, nhân ngày Quốc tế chống chiến tranh đế quốc, công nhân khu công nghiệp Vinh-Bến Thủy đã tổ chức tổng bãi công, cuộc đấu tranh này đã đánh dấu thời kì đấu tranh quyết liệt chống đế quốc và tư sản. Nông dân cũng tổ chức nhiều cuộc đấu tranh với quy mô lớn dưới nhiều hình thức quyết liệt hơn: Biểu tình có vũ tranh để phá nhà giam giải phóng tù nhân của nông dân huyện Nam Đàn (30/8/1930), bao vây để đốt tru sở huyện (1/9/1930) của nông dân huyện Thanh Trương, biểu tình đòi giảm thuế (4/9/1930) ở Can Lộc. 3. Giai đoạn từ tháng 9 trở đi. Ngay từ đầu tháng 9 phong trào công nhân phát triển đến đỉnh cao, kết hợp khẩu hiệu đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị, hình thức đấu tranh quyết liệt hơn, tự vệ vũ tranh, biểu tình thị uy, khởi nghĩa vũ trang để tiến công vào cách cơ quan chính quyền của địch ở nhiều địa ph ương, tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của hơn 2 vạn của nông dân huy ện H ưng Nguyên nổ ra vào ngày 12/9/1930 để hưởng ướng cuộc đấu tranh của công nhân Vinh-Bến thủy. Thực dân Pháp đàn áp dã man đoàn biểu tình: 5 máy bay đ ược đi ều tới ném bom và sả súng vào đoàn biểu tình làm 217 người ch ết và 125 người bị thương, 277 lóc nhà bị đốt, 2 làng bị triệt hạ hoàn toàn. Như lửa đổ thêm dầu ngay hôm sau một đoàn biểu tình lại kéo đ ến phá huyện lị Nam Đàn, cắt dây điện tín và xung đột với lính khố xanh. Tháng 9 và tháng 10 nông dân các huyện Thanh Trương, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hương Sơn đã khởi nghĩa vũ trang phá huy ện lị, phá nhà giam, phá ga xe lửa, phá đồn điền… Trước sức mạnh vùng dậy nh ư vũ bão c ủa quần chúng, chính quyền địch ở nhiều nơi bị tê liệt, chính quy ền đ ế quốc tay sai gần như bị tan dã. Quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng tự đứng ra thành lập chính quyền tự quản lấy đời sống của mình dưới hình thức chính quyền Xô Viết ở Nga, lần đầu tiên nhân dân ta thực sự lắm chính quyền. Từ tháng 9 trở đi phong trào đã dấy lên ở đỉnh cao, tiến tới đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa vũ trang cướp chính quy ền-thành l ập chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh. 4. Chính quyền Xô Viết. Chính quyền cách mạng ở Nghệ An, Hà Tĩnh khi ra đời đã làm chức năng như chính quyền Xô Viết ở Nga nên gọi là chính quy ền Xô Vi ết
- Nghệ Tĩnh, đây là chính quyền công nông, với hai chức năng cơ b ản: B ảo vệ và xây dựng chính quyền. Chính trị: Chính quyền Xô Viết đã kiên quy ết ch ấn áp b ọn ph ản cách mạng, trừng trị bọn lưu manh chộm cắp, giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân. Xã hội: lãnh đạo nhân dân xây dựng các cơ sở quần chúng và đoàn thể xã hội như: Công hội, nông hội, hội thanh niên, hội phụ nữ… Thực hiện các quyền lợi dân chủ nhân dân, nam nữ bình quyền, dân tộc bình đẳng. Đã xây dựng các trường học để dậy chữ quốc ngữ, tuyên truy ền giáo dục bài trừ tệ nạn xã hội. Kinh tế: Tiến hành tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân nghèo, tuyên bố xóa nợ, giảm tô, bãi bổ những thứ thuế vô lí. Quân sự: Xây dựng ở mỗi làng một đơn vị tự vệ đỏ, trang bị mọi thứ vũ khí sẵn có, luyenj tập ngày đêm, đào làng để chuẩn bị chiến đấu. Những hoạt động của chính quyền xô viết tuy ngắn ngủi, thành tựu đạt được mới chỉ là bước đầu nhưng đã thể hiện bản chất tốt đẹp và th ể hiện tính ưu việt của nó, đó là chính quyền th ực s ự c ủa dân, do dân và vì dân, đây là hình thức chính quyền sơ khai đầu tiên ở Việt Nam. Hoảng sợ trước ảnh hưởng và tác động của chính quy ền xô vi ết và sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, thực dân Pháp đã dùng mọi thủ đoạn để đàn áp phong trào cách mạng, thủ tiêu chính quyền xô viết như: Đàn áp, khủng bố, bắn giết quần chúng, triệt hạ làng mạc, đồng thời dụ dỗ chia rẽ và mua chuộc. Vì vậy, nhiều cơ quan lãnh đạo của đảng b ị phá vỡ, nhiều cán bộ đảng viên bị bắt, bị giết hoặc bị tù đầy. Phong trào cách mạng đã tạm thời lắng xuống, cách mạng đi vào giai đoạn thoái trào. Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. II. 1. Ý nghĩa lịch sử. Cao trào cách mạng 30-31 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là một sự kiện trọng đại trong lịch sử nước ta. Nó đã dáng một đòn m ạnh m ẽ quyết liệt đầu tiên vào nền thống trị th ực dân phong ki ến k ể t ừ khi Đ ảng ra đời. Qua thực tiễn phong trào ta có thể th ấy rõ dưới sự lãnh đ ạo c ủa Đảng, quần chúng đã chứng minh được sức mạnh phi thường và khả năng cách mạng to lớn của mình, tỏ rõ tinh th ần yêu n ước và s ự đoàn k ết ch ặt chẽ giữa công nhân và nông dân tạo lên sức mạnh to lớn cho vi ệc hình thành mặt trận dân tộc thống nhất sau này. Qua cao trào 30 – 31 uy tín của Đảng không ngừng được nâng cao, Quốc Tế Cộng Sản đã công nhận Đảng Cộng Sản Đông Dương là một
- chi bộ củ Quốc Tế Cộng Sản, là bước chuẩn bị thứ hai, là cu ộc di ễn t ập đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền tháng 8/1945. 30 năm sau sự kiện này, Hồ Chí Minh đã viết: “tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu, nhưng Xô vi ết Ngh ệ - Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này”. 2. Bài học kinh nghiêm. Qua thực tiễn đấu tranh giành chính quyền ở Hà Tĩnh, Đảng, nhân dân ta đã trưởng thành từng bước tích lũy bài học kinh nghi ệm quý báu v ề giành và bảo vệ chính quyền. Cách mạng muốn thành công phải có sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản. Phải dùng bạo lực cách mạng với kẻ thù, có nghĩa là phải kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ tranh, tiến t ới kh ởi nghĩa vũ tranh, muốn vậy chúng ta phải chuẩn bị cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Muốn tiến hành khởi nghĩa vũ trang thắng lợi thì ph ải đúng th ời c ơ chín muồi, chuẩn bị lực lượng để đón thời cơ… SỰ PHỤC HỒI LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG 1931- III. 1935. Cuối năm 1931, phong trào cách mạng ở Việt Nam tạm thời lắng xuống. Chính quyền thực dân Pháp vẫn tiếp tục chính sách khủng bố nhằm tiêu diệt tận gốc Đảng Cộng sản và lực lượng yêu nước. Hàng vạn người bị bắt. Các nhà tù Hỏa Lò (Hà N ội), Khám L ớn (Sài Gòn), nhà tù Côn Đảo, các nhà ngục Công Tum, Lao B ảo, Sơn La và trại giam ở nhiều nơi khác đầy trật tù chính trị. Ở Bắc Kì, trong 2 năm 1930-1931, thực dân pháp mở 21 phiên tòa đại hình, xử 1094 vụ, trong đó có 164 án tử hình, 114 án kh ổ sai chung than, 420 án đầy biệt xứ. Từ năm 1930 đến năm 1933, Hội đồng đề hình và tòa án phong kiến bù nhìn đã xử 6.902 vụ, trong đó 188 người bị kết án tử hình. Ở Nam Kì, Tòa án đại hình Sài Gòn tháng 5/1933 k ết án 8 ng ười t ử hình, 19 người tù chung thân, 79 người bị tù từ 5-20 năm. Trong bối cảnh đó, những người cộng sản vẫn kiên trì chiến đấu trên vị trí của mình. Với khẩu hiệu biến nhà tù đ ế qu ốc thành tr ường h ọc cách mạng, những cán bộ của đảng đã tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo phong trào, hoặc biên soạn tài liệu lí luận, chính trị để giảng d ạy, t ổ ch ức các lớp hoch văn hóa, ra báo tường…
- Những đảng viên cộng sản trong tù còn đấu tranh ch ống quan đi ểm sai lầm của tù nhân Việt Nam quốc dân đảng và b ọn tơr ốtkít và giác ng ộ nhiều người yêu nước trở thành người cộng sản. Ở những nơi có điều kiện, chi bộ đảng trong tù đã tổ chức cho đảng viên vượt ngục để ra xây đựng cơ sở Đảng và quần chúng ở bên ngoài. Trong thời gian này, một số đảng viên ở Trung Quốc và Thái Lan tìm cách trở về nước hoạt động như ở Cao Bằng-Lạng Sơn… Các cơ sở cách mạng dần dần được phục hồi. Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản, Lê Hồng Phong và một số các đồng chí thành lập Ban lãnh đạo trung ương của Đ ảng. Tháng 6/1932, Chương Trình Hành Động của Đảng được soạn thảo. Nội dung đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng, như đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động, đòi trả tự do cho tất cả tù chính trị, bỏ các thứ thuế bất công vô lí, các độc quyền rượu, muối, c ủng c ố và phát tri ển các đoàn thể cách mạng của quần chúng, tăng cường xây dựng Đảng. Đến cuối năm 1933, các tổ chức của đảng dần dần được xây dựng và củng cố lại. Đầu năm 1934, Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng Sản Đông Dương được thành lập, do Lê Hồng Phong đứng đầu. Đầu năm 1935, khi hệ thống tổ chức của Đảng được xây dựng và chắp lối lại, Ban lãnh đạo hải ngoại quyết định tri ệu t ập Đ ại h ội đ ại biểu lần thứ nhất. Đại hội tiến hành trong các ngày từ 27 đến 31/3/1935 tại Ma Cao (Áo Môn, Trung Quốc). Tham dự Đại Hội có 13 đ ại bi ểu thay mặt cho 600 đảng viên thuộc các đảng bộ ở trong nước và các tổ chức của Đảng đang hoạt động ở nước ngoài. Đại hội đảng lần th ứ nh ất đánh dấu sự phục hồi lực lượng và phong trào cách mạng của Việt Nam và chủ động chuẩn bị đón một cao trào cách mạng mới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 5
20 p | 543 | 77
-
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - BÀI 5 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
25 p | 252 | 63
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 5 - GV. Lê Thị Ái Nhân
54 p | 133 | 29
-
Giải pháp thúc đẩy phong trào sinh viên 5 tốt cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
3 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn