Bài 5: Tiêu chuẩn về chất lượng nước và một số kỹ thuật quan trắc chất lượng nước
lượt xem 12
download
Nội dung bài học này giúp sinh viên biết được các tiêu chuẩn chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và chất lượng nước thải; ý nghĩa, nguyên tắc và quy trình xác định một số chi tiêu cơ bản về chất lượng nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài 5: Tiêu chuẩn về chất lượng nước và một số kỹ thuật quan trắc chất lượng nước
- BÀI 5. TIÊU CHUẨN VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC VÀ MỘT SỐ KỸ THUẬT QUAN TRẮC CHẤT LƢỢNG NƢỚC Ths. Trầ n Thi ̣ Tuyế t Hạnh Thời gian: 8 tiế t Sau khi kết thúc bài học, sinh viên có thể: 1. Trình bày được các tiêu chuẩn chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và chất lượng nước thải 2. Trình bày được ý nghĩa, nguyên tắ c và qui trình xác định mô ̣t số chỉ tiêu cơ bản về chấ t lươ ̣ng nước. 3. Thao tác được chính xác một số kỹ thuật đo lường chất lượng nước 4. Nhâ ̣n đinh ̣ đươ ̣c kế t quả xét nghiệm và rèn luyện tác phong cẩn thận, tỉ mỉ và tính trung thực trong thực hiê ̣n xét nghiệm. I. MỘT SỐ QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN, HƢỚNG DẪN VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC Hiê ̣n nay ở Viê ̣t Nam , các bộ liên quan (Bô ̣ Y tế , Bô ̣ Tài nguyên Môi trường, Bô ̣ Nông nghiê ̣p Phát triể n Nông thôn ) đã ban hành các quy chuẩ n và tiêu chuẩ n liên quan đế n chấ t lươ ̣ng nước ăn uố ng , nước sinh hoa ̣t , nước mă ̣t, nước ngầ m , nước ven bờ và các quy chuẩ n về chấ t lươ ̣ ng nước thải . Mục này sẽ mô tả chi tiết tên các Quy chuẩn /Tiêu chuẩ n, đơn vi ̣ban hành , phạm vi áp dụng , đố i tươ ̣ng áp du ̣ng và các nhóm chỉ tiêu đánh giá chấ t lươ ̣ng nước và nước thải . Để biế t chi tiế t về các giá tri ̣quy đinh ̣ cu ̣ thể cho mỗi chỉ tiêu , phương pháp xét nghiê ̣m , chế đô ̣ giám sát và tổ chức thực hiê ̣n , sinh viên cầ n tham khảo bản toàn văn các quy chuẩ n /tiêu chuẩ n liên quan . Trích dẫn toàn văn các quy chuẩ n này đươ ̣c triǹ h bày chi ti ết ở phần Tài liệu tham khảo . Sinh viên có thể tài phầ n lớn các quy chuẩ n này ở trên internet . 1. Mô ̣t số quy chuẩ n về chấ t lƣơ ̣ng nƣớc ăn uố ng , sinh hoa ̣t , nƣớc bề mă ̣t và nƣớc ngầ m Mă ̣c dù hiê ̣n nay có nhiề u quy chuẩ n liên quan đến chất lượng nước . Trong mu ̣c này , tác giả chỉ đề cập đến một số quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước có ảnh hưởng trực tiế p tới sức khoẻ cô ̣ng đồ ng , cụ thể là Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lươ ̣ng Nước ăn uố ng, Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng Nước sinh hoạt , Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng Nước mặt và Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng Nước ngầ m . Để biế t chi tiế t về các giá tri ̣của từng chỉ tiêu quy đinh ̣ trong các quy chuẩ n này cũng như các phương pháp xác đinh ̣ các chỉ tiêu , sinh viên cầ n tham khảo bản toàn văn các quy chuẩ n này . 1.1. QCVN 01 – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng Nước ăn uống Quy chuẩn này do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 04/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009. Quy chuẩ n quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở để chế biến thực phẩm (gọi tắt là nước ăn uống) và áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao 1
- gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên (gọi tắt là cơ sở cung cấp nước). Về kỹ thuâ ̣t , Quy chuẩ n quy đinh ̣ các giá tri ̣giới ha ̣n tố i đa cho phép đố i với 109 chỉ tiêu, chia thành 6 nhóm: 32 chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ 24 chỉ tiêu thuộc nhóm hàm lượng của các chất hữu cơ 32 chỉ tiêu thuộc nhóm Hoá chất bảo vệ thực vật 17 chỉ tiêu nhóm Hoá chất khử trùng và sản phẩm phụ 2 chỉ tiêu về Mức nhiễm xạ 2 chỉ tiêu về Vi sinh vật Về chế đô ̣ giám sát , có 3 nhóm: các chỉ tiêu thuô ̣c mức đô ̣ A , mức đô ̣ B và mức đô ̣ C . Hình thức giám sát được chia thành 3 nhóm là giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử du ̣ng, giám sát định kỳ và giám sát đột xuất . Giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng yêu cầ u phải xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A, B, C do cơ sở cung cấp nước thực hiện. Giám sát định kỳ : Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A: a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tuần do cơ sở cung cấp nước thực hiện;b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tháng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B: a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện; b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ C: a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/02 năm do cơ sở cung cấp nước thực hiện; b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/02 năm do cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Giám sát đột xuất: Các trường hợp phải thực hiện giám sát đột xuất: a) Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm; b) Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước; c) Khi có các yêu cầu đặc biệt khác. Quy chuẩ n cũng nêu rõ công tác tổ chức thực hiê ̣n , trong đó phân công rõ trách nhiê ̣m của các bên liê n quan. Các cơ sở cung cấp nước có trách nhiệm b ảo đảm chất lượng nước và thực hiện việc giám sát theo quy định của Quy chuẩn này và c hịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp nước tham gia hoạt động khai thác, sản xuất và kinh doanh nước sử dụng cho mục đích ăn uống trên địa bàn tỉnh, thành phố. Bộ Y tế tổ chức chỉ đạo các đơn vị chức năng phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này. 1.2. QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng Nước sinh hoạt Quy chuẩ n này do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn , Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009, Quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (nước sinh hoạt ). Đối tượng áp dụng là các cơ quan , tổ chức, cá nhân và HGĐ khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm 2
- (cơ sở cung cấp nước) và các cá nhân và HGĐ tự khai thác nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Quy chuẩ n này quy đinh ̣ giá tri ̣giới ha ̣n tố i đa cho phép đố i với 14 chỉ tiêu liên quan tới: màu sắc, mùi vị, độ đục, clo dư, pH, hàm lượng Amoni, hàm lượng sắt tổng số , chỉ số pecmanganat , Độ cứng tính theo CaCO 3 (*),Hàm lượng Clorua(*),Hàm lượng Florua, Hàm lượng Asen tổng số , Coliform tổng số, E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt (xem Bảng 1). Trong số 14 chỉ tiêu thì có 10 chỉ tiêu có mức độ giám sát thuô ̣c nhóm A và 4 chỉ tiêu thuộc nhóm B. Chế đô ̣ giám sát chấ t lươ ̣ng nước sinh hoa ̣t đươ ̣c chia thành 3 nhóm: giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng, giám sát định kỳ và giám sát đột xuất . Đối với hoạt động giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng , Quy chuẩ n yêu cầ u xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A , B và hoa ̣t đô ̣ng này do cơ sở cung cấp nước thực hiện . Giám sát định kỳ: Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A: a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện; b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện, cụ thể như sau: lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý; lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B: a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện; b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 năm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, cụ thể như sau: lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý; lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Bảng 1. Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lƣợng TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn Phương pháp thử Mức tính tối đa cho phép độ giám I II sát 1 Màu sắc(*) TCU 15 15 TCVN 6185 - 1996 A (ISO 7887 - 1985) hoặc SMEWW 2120 2 Mùi vị(*) - Không có Không có Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 A mùi vị lạ mùi vị lạ B và 2160 B 3 Độ đục(*) NTU 5 5 TCVN 6184 - 1996 A (ISO 7027 - 1990) hoặc SMEWW 2130 B 4 Clo dư mg/l Trong - SMEWW 4500Cl hoặc US EPA A khoảng 300.1 0,3-0,5 5 pH(*) - Trong Trong TCVN 6492:1999 hoặc A khoảng 6,0 khoảng 6,0 SMEWW 4500 - H+ - 8,5 - 8,5 6 Hàm lượng mg/l 3 3 SMEWW 4500 - NH3 C hoặc A 3
- Amoni(*) SMEWW 4500 - NH3 D 7 Hàm lượng Sắt mg/l 0,5 0,5 TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 - B tổng số (Fe2+ + 1988) hoặc SMEWW 3500 - Fe Fe3+)(*) 8 Chỉ số mg/l 4 4 TCVN 6186:1996 hoặc ISO A Pecmanganat 8467:1993 (E) 9 Độ cứng tính theo mg/l 350 - TCVN 6224 - 1996 hoặc B CaCO3(*) SMEWW 2340 C 10 Hàm lượng mg/l 300 - TCVN6194 - 1996 A Clorua(*) (ISO 9297 - 1989) hoặc SMEWW 4500 - Cl- D 11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 - TCVN 6195 - 1996 B (ISO10359 - 1 - 1992) hoặc SMEWW 4500 - F- 12 Hàm lượng Asen mg/l 0,01 0,05 TCVN 6626:2000 hoặc B tổng số SMEWW 3500 - As B 13 Coliform tổng số Vi khuẩn/ 50 150 TCVN 6187 - 1,2:1996 A 100ml (ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222 14 E. coli hoặc Vi khuẩn/ 0 20 TCVN6187 - 1,2:1996 A Coliform chịu 100ml (ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc nhiệt SMEWW 9222 Giám sát đột xuất các trường hợp sau : a) Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm; b) Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước; c) Khi có các yêu cầu đặc biệt khác. Việc thực hiện giám sát đột xuất và lựa chọn mức độ giám sát do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Các chỉ tiêu có thể được xác định bằng phương pháp thử nhanh sử dụng bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường. Các bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành. Về tổ chức thực hiê ̣n , các cơ sở cung cấp nước có trách nhiệm b ảo đảm chất lượng nước và thực hiện việc giám sát theo quy định của Quy chuẩn này và c hịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp nước tham gia hoạt động khai thác, sản xuất và kinh doanh nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, thành phố. Bộ Y tế tổ chức chỉ đạo các đơn vị chức năng phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này. 1.3. QCVN 08 : 2008/BTNMT Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng Nước mặt 4
- Quy chuẩ n này do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường . Quy chuẩ n quy đinh ̣ giá trị giới hạn của các thông số về chất lượng nước mặt áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt và làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp. Nước mặt nói trong Quy chuẩn này là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất: sông, suối, kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm,…. Quy chuẩ n g ồm tấ t cả 32 chỉ tiêu về cảm quan, lý học, hóa học và vi sinh, với các giá tri ̣giới ha ̣ n khác nhau tuỳ vào mu ̣c đić h sử du ̣ng của nguồ n nước . Nguồ n nước A1 là những nguồn nước s ử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2. Nguồ n nước A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2. Nguồ n nước B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. Nguồ n nước B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. Qui chuẩn này áp dụng thay thế cho TCVN 5942:1995 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt trong Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới. 1.4. QCVN 09 : 2008/BTNMT Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng Nước ngầm QCVN 09 về Chấ t lươ ̣ng Nước ngầ m do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. QCVN 09 quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước ngầm, áp dụng để đánh giá và giám sát chất lượng nguồn nước ngầm, làm căn cứ để định hướng cho các mục đích sử dụng nước khác nhau. Nước ngầm trong Quy chuẩn này là nước nằm trong các lớp đất , đá ở dưới mặt đất. Quy chuẩ n này gồm 26 chỉ tiêu về cảm quan, lý học, hóa học và vi sinh. Qui chuẩn này áp dụng thay thế cho TCVN 5944:1995 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm trong Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới. 2. Mô ̣t số quy chuẩ n ky ̃ thuâ ̣t quố c gia về nƣớc thải Hiê ̣n nay Bô ̣ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành nhiề u tiêu chuẩ n kỹ thuâ ̣t quố c gia về chấ t lươ ̣ng nước thải như Quy chuẩ n Kỹ thuâ ̣t Quố c gia về nước thải công nghiê ̣p, Quy chuẩ n Kỹ thuâ ̣t Quố c gia về nước thải sinh hoa ̣t , Quy chuẩ n Kỹ thuâ ̣t Quố c gia về nước thải của baĩ chôn lấ p , Quy chuẩ n Kỹ thuâ ̣t Quố c gia về nước thải thuỷ sản , Quy chuẩ n Kỹ thuâ ̣t Quố c gia về nước thải dê ̣t may , Quy chuẩ n Kỹ thuâ ̣t 5
- Quố c gia về nước thải giấ y , Quy chuẩ n Kỹ thuâ ṭ Quố c gia về nước thải chế biế n cao su v.v. Phầ n này đề câ ̣p thông tin tóm tắ t về mô ̣t số quy chuẩ n kỹ thuâ ̣t quố c gia liên quan tới nước thải công nghiê ̣p, sinh hoa ̣t và nước thải baĩ chôn lấ p chấ t thải rắ n . 2.1. QCVN 24: 2009/BTNMT Quy chuẩ n Kỹ thuật Quố c gia về nước thải công nghiê ̣p Quy chuẩ n Kỹ thuâ ̣t Quố c gia về nước thải công nghiê ̣p (QCVN 24: 2009/BTNMT) do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận . Đối tươ ̣ng áp du ̣ng là các tổ chức , cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp vào nguồn tiếp nhận. Nước thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng. Về Quy đinh ̣ kỹ thuâ ̣t , giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được tính toán như sau: Cmax = C x Kq x Kf Trong đó: Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải, tính bằng miligam trên lít (mg/l); C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp. Kq là hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải. Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải. Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, pH, mùi, mầu sắc, coliform, tổng hoạt độ phóng xạ α, tổng hoạt độ phóng xạ β. Giá trị C của 36 thông số ô nhiễm (về vâ ̣t lý , hoá học và sinh học ) trong nước thải công nghiệp được quy định chi tiế t trong Quy chuẩ n . Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt . Ngoài ra, thông số clorua không áp dụng đối với nguồn tiếp nhận là nước mặn và nước lợ. Hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải Kq được quy định như sau: Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải là sông, suối, kênh, mương, khe, rạch được quy định tại Bảng 2 dưới đây: Bảng 2: Hệ số Kq của nguồn tiếp nhận nƣớc thải là sông, suối, kênh, mƣơng, khe, rạch Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q) Hệ số Kq Đơn vị tính: mét khối/giây (m3/s) Q 50 0,9 50 < Q 200 1 200 < Q 1000 1,1 Q > 1000 1,2 6
- Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch tiếp nhận nước thải vào 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). Trường hợp các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch không có số liệu về lưu lượng dòng chảy thì áp dụng giá trị Kq = 0,9 hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nguồn thải chỉ định đơn vị có chức năng phù hợp để xác định lưu lượng trung bình của 03 tháng khô kiệt nhất trong năm làm cơ sở chọn hệ số Kq. Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại Bảng 3 dưới đây: Bảng 3: Hệ số Kq của hồ, ao, đầm Dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (V) Hệ số Kq Đơn vị tính: mét khối (m3) V ≤ 10 x 106 0,6 10 x 106 < V ≤ 100 x 106 0,8 V > 100 x 106 1,0 V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). Trường hợp hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị Kq = 0,6 hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nguồn thải chỉ định đơn vị có chức năng phù hợp để xác định dung tích trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong năm làm cơ sở xác định hệ số Kq. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước thì lấy hệ số Kq = 1,3. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao và giải trí dưới nước thì lấy hệ số Kq = 1. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 dưới đây: Bảng 4: Hệ số lƣu lƣợng nguồn thải Kf Lưu lượng nguồn thải (F) Hệ số Kf Đơn vị tính: mét khối/ngày đêm (m3/24h) F ≤ 50 1,2 50 < F ≤ 500 1,1 500 < F ≤ 5.000 1,0 F > 5.000 0,9 Trường hợp nước thải được gom chứa trong hồ nước thải thuộc khuôn viên của cơ sở phát sinh nước thải dùng cho mục đích tưới tiêu thì nước trong hồ phải tuân thủ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6773:2000 về Chất lượng nước – Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi. Về tổ chức thực hiê ̣n , Quy chuẩn này thay thế việc áp dụng đối với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945:2005 về Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, 7
- giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới. 2.2. QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩ n Kỹ thuật Quố c gia về nước thải sinh hoạt Quy chuẩ n Kỹ thuâ ̣t Quố c gia về nước thải công nghiê ̣p (QCVN 14: 2008/BTNMT) do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số /2008/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoa ̣t khi thải ra môi trường. Không áp dụng quy chuẩn này đối với nước thải sinh hoạt thải vào hệ thống xử lý nước thải tâ ̣p trung. Đối tượng áp dụng là các cơ sở công cô ̣ng , doanh tra ̣i lực lươ ̣ng vữ trang , cơ sở dich ̣ vu ̣ , khu chung cư và khu dân cư , doanh nghiê ̣p thải nước thải sinh hoa ̣t ra môi trường. Đối với quy định kỹ thuật , giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau: Cmax = C x K Trong đó: Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l); C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại Bảng 5. K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư. Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho thông số pH và tổng coliforms. Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax trong nước thải sinh hoạt khi thải ra các nguồn nước tiếp nhận nước thải được quy định tại Bảng 5. 8
- Bảng 5 - Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nƣớc thải sinh hoạt TT Thông số Đơn vị Giá trị C A B 1. pH - 5-9 5-9 2. BOD5 (20 0C) mg/l 30 50 3. Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 (TSS) 4. Tổng chất rắn hòa tan mg/l 500 1000 5. Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1.0 4.0 6. Amoni (tính theo N) mg/l 5 10 7. Nitrat (NO3-)(tính theo mg/l 30 50 N) 8. Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10 20 9. Tổng các chất hoạt động mg/l 5 10 bề mặt 10. Phosphat (PO43-) mg/l 6 10 (tính theo P) 11. Tổng Coliforms MPN/ 3.000 5.000 100 ml Trong đó: - Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt). - Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ). Giá trị hệ số K: tuỳ theo loại hình, quy mô và diện tích sử dụng của cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp, giá trị hệ số K được áp dụng theo Bảng 6. 9
- Bảng 6: Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cƣ Loại hình cơ sở Quy mô, diện tích sử dụng của cơ Giá trị sở hệ số K 1. Khách sạn, nhà nghỉ Từ 50 phòng hoặc khách sạn được 1 xếp hạng 3 sao trở lên Dưới 50 phòng 1,2 2. Trụ sở cơ quan, văn Lớn hơn hoặc bằng 10.000m2 1,0 phòng, trường học, cơ sở Dưới 10.000m2 1,2 nghiên cứu 3. Cửa hàng bách hóa, siêu Lớn hơn hoặc bằng 5.000m2 1,0 thị Dưới 5.000m2 1,2 4. Chợ Lớn hơn hoặc bằng 1.500m2 1,0 Dưới 1.500m2 1,2 5. Nhà hàng ăn uống, cửa Lớn hơn hoặc bằng 500m2 1,0 hàng thực phẩm Dưới 500m2 1,2 6. Cơ sở sản xuất, doanh trại Từ 500 người trở lên 1,0 lực lượng vũ trang Dưới 500 người 1,2 7. Khu chung cư, khu dân cư Từ 50 căn hộ trở lên 1,0 Dưới 50 căn hộ 1,2 Qui chuẩn này áp dụng thay thế cho TCVN 6772:2000 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt trong Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thải nước thải sinh hoạt ra môi trường tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới. 2.3. QCVN 25: 2009/BTNMT Quy chuẩ n kỹ thuật quố c gia về nư ớc thải của bãi chôn lấ p chấ t thải rắ n Quy chuẩ n kỹ thuâ ̣t quố c gia về nước thải của baĩ chôn lấ p chấ t thải rắ n (QCVN 25: 2009/BTNMT) do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn khi xả vào nguồn tiếp nhận . Đối tượng áp dụng là các tổ chức , cá nhân nhân liên quan đến hoạt động chôn lấp chất thải rắn . Quy đinh ̣ kỹ thuâ ̣t : nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô 10
- nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn khi xả vào nguồn tiếp nhận được quy định trong Bảng 7. Bảng 7: Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải của bãi chôn lấp chất thải rắn Nồng độ tối đa cho phép (mg/l) STT Thông số A B1 B2 1 BOD5 (20 oC) 30 100 50 2 COD 50 400 300 3 Tổng nitơ 15 60 60 4 Amoni, tính theo N 5 25 25 Trong đó: Cột A quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn khi xả vào các nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; Cột B1 quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 khi xả vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; Cột B2 quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng mới kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 khi xả vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Ngoài 04 thông số quy định tại Bảng 7, tùy theo yêu cầu và mục đích kiểm soát ô nhiễm, giá trị của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định của QCVN 24: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp nhưng không áp dụng hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (Kq) và hệ số theo lưu lượng nguồn thải (Kf) để tính giá trị tối đa các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (Áp dụng Cmax = C). Quy chuẩn này quy định riêng cho nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn và thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945:2005 về Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới. II. MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐO LƢỜNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC 1. Giới thiêụ chung Theo Chuẩ n Quố c gia về Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) tỉnh, thành phố trực thuô ̣c trung ương (giai đoa ̣n 2008-2015), cán bộ của các Trung tâm Y tế dự phòng này có nhiệm vụ giám sát chất lượng nước theo quy định tại thông tư số 15/2006/TT-BYT ngày 30/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn kiểm tra , giám sát chất lươ ̣ng nước và nhà tiêu hô ̣ gia đin ̀ h . Theo đó , TTYTDP cầ n kiểm tra định kỳ hàng 11
- tháng đối với các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư từ 500 người trở lên ; Kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần đối với : các trạm cấp nước tập trung cho cụm dân cư dưới 500 người, các hình thức cấp nước hộ gia đình , nhà tiêu hộ gia đình. TTYTDP cũng cầ n thực hiê ̣n công tác kiểm tra đột xuất trong mô ̣t số trường hợp như khi bắt đầu khai thác , sử dụng nguồn nước , khi nguồn nước được khai thác có nguy cơ ô nhiễm và khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng . Về phạm vi kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm: TTYTDP kiểm tra định kỳ tình trạng vệ sinh chung 100% số nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, các hình thức cấp nước hộ gia đình và nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn; và l ấy mẫu nước làm xét nghiệm 100% số nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung. Tỷ lệ lấy mẫu nước làm xét nghiệm đối với các hình thức cấp nước hộ gia đình dựa vào kế hoạch và điều kiện thực tế của từng địa phương. Ngoài ra, TTYTDP tỉnh/thành phố cũng thực hiện kiểm tra đột xuất tình trạng vệ sinh chung và lấy mẫu nước làm xét nghiệm của nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung hoặc các hình thức cấp nước hộ gia đình được kiểm tra. Mục này sẽ giới thiệu với sinh viên kỹ thuật đo lường một số chỉ số vật lý , hoá học và sinh ho ̣c cơ bản trong giám sát chấ t lươ ̣ng nước . Sinh viên sẽ có cơ hô ̣i thực hành mô ̣t số kỹ thuật này trong phòng thí nghiệm để sinh viên làm quen với các bước của các quy trin ̀ h phân tić h mẫu , đánh giá kế t quả thí nghiê ̣m và rèn luyê ̣n tác phong cẩ n thâ ̣n , tỉ mỉ và tính trung thực trong xét nghiệm các mẫu m ôi trường nước . Để nắ m rõ phương pháp xác đinh ̣ toa ̀ n bô ca ̣ ́ c chi ̉ số đo lườ ng chấ t lươ ̣ng nước ăn uố ng , sinh hoa ̣t, hay nước thải , tác giả khuyến khích sinh viên đọc thêm các tiêu chuẩn quy định phương pháp xác đinh ̣ các chỉ số này. Ngoài ra , sinh viên cũng cầ n tham khảo thêm tiêu chuẩ n TCVN 5993: 1995 (ISO 5667-3) để nắm được những hướng dẫn chung về các việc cần làm khi lấy mẫu , bảo quản và vận chuyển mẫu nước . Những hướng dẫn trong tiêu chuẩ n nà y đă ̣c biê ̣t thić h hơ ̣p khi không thể phân tić h mẫu (mẫu đơn hoă ̣c mẫu tổ hơ ̣p) tại hiện trường mà phải vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích . Trước khi thực hiê ̣n các bài tâ ̣p trong phòng thí nghiê ̣m , sinh viên cầ n đo ̣c tr ước bài này và tham khảo thêm các tài liệu liên quan để nắm vững các kiến thức lý thuyết cần thiế t về bài thí nghiê ̣m. Sinh viên cũng cầ n tìm hiể u các thiế t bi ̣cầ n thiế t sử du ̣ng trong buổ i thực hành . Nế u thực hành theo nhóm thì các nhóm sinh viên cũng cần có kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của nhóm . Trong quá trin ̀ h thực hiê ̣n thí nghiê ̣m, sinh viên cầ n ghi chép các bước tiế n hành , những kế t quả thu đươ ̣c và những nhận xét bình luận. Sau khi buổ i thưc hành kỹ thuâ ̣t đo lươ ̣ng mô ̣t số chỉ tiêu về chấ t lươ ̣ng nước , sinh viên cầ n viế t bản báo cáo thí nghiê ̣m với các phầ n chin ́ h như : trang bià (ghi tên trường, môn ho ̣c, tên của bài thí nghiê ̣m , ngày thí nghiệm , điạ điể m , họ tên các thành viên trong nhóm… ), mục tiêu bài thí nghiệm , cơ sở lý thuyế t liên quan, mô tả tóm tắ t quy trình thực hiê ̣n thí nghiê ̣m , kế t quả thu đươ ̣c , bàn luận về kết quả thí nghiệm, kế t luâ ̣n và khuyến nghị (nế u có), tài liệu tham khảo, phụ lục… 2. Kỹ thuật xác định độ pH trong nƣớc 2.1. Mục đích Phương pháp này nhằ m xác định độ pH của nước (còn gọi là độ axit hay độ chua của nước). Sau khi thực hành xác đinh ̣ chỉ tiêu này, sinh viên cầ n trình bày đươ ̣c nguyên tắ c và phương pháp xác đinh ̣ đô ̣ pH của nước, cũng như thực hiện được các thao tác kỹ 12
- thuâ ̣t xác đinḥ đô ̣ pH của mẫu nước ta ̣i phòng thí nghiê ̣m . Sinh viên ho ̣c cách nhâ ̣n đinh ̣ kế t quả, rèn luyện tác phong cẩn thận, tỉ mỉ và tính trung thực trong xét nghiệm. 2.2. Cơ sở lý thuyế t pH là độ axit hay độ chua của nước. Giá trị pH của nước cất bằng 7 và khi nước chứa nhiều ion H+, thì pH có giá trị nhỏ hơn 7 (nước có tin ́ h axit́ ) và ngược lại, khi nước có - nhiều OH thì giá trị pH lớn hơn 7 (nước có tin ́ h kiề m ). Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. pH là mô ̣t trong các chỉ số quan tro ̣ng trong giám sát chấ t lươ ̣ng nước vì s ự thay đổi pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ chất hữu cơ, sự hoà tan của một số anion SO-24, NO-3, v.v... Độ pH của nước có thể xác định bằng phương pháp điện hoá, chuẩn độ hoặc các loại thuốc thử khác nhau. Để nắm rõ phương pháp xác định độ pH của nước , sinh viên nên tham khảo bản toàn văn Tiêu chuẩ n Viê ̣t Nam TCVN 6492: 1999 hoă ̣c ISO 10523:1994 về Chấ t lươ ̣ng nước – xác định pH . Mục này mô tả mô ̣t số nô ̣i dung chiń h của TCVN 6492:1999 về xác đinh ̣ pH áp dụng cho mọi loại mẫu nước và nước thải có pH từ 3 đến 10. Lưu ý khi xác đinh ̣ pH cho mẫu nước : nhiệt độ, một vài loại khí và chất hữu cơ gây cản trở khi đo pH. Huyền phù trong mẫu có thể gây sai số nghiêm trọng. Phải đợi cho đến khi chất lơ lửng lắng đọng hết rồi mới được nhúng điện cực vào phần dung dịch trong. Có thể dùng siêu lọc. Nước cống và một vài loại nước mặt có nguy cơ lớn làm bẩn điện cực hoặc ô nhiễm các màng do dầu mỡ. 2.3. Các bước thực hiện thí nghiệm Thiết bị dụng cụ cầ n thiế t Thiết bị dụng cụ cầ n thiế t để xác định độ pH của nước gồ m: (1) bình mẫu, dung tích tối thiểu 500 ml, đáy bằng và làm bằng thuỷ tinh kiềm thấp, thí dụ bosilicat. Các bình bằng chất dẻo phải không thấm khí. (2) Nhiệt kế, thang chia đến 0,50C. (3) pH - mét, với điện trở đầu vào lớn hơn 1012 , có bộ phận bù trừ nhiệt độ và điều chỉnh độ dốc theo milivôn trên đơn vị pH. PH-mét có khả năng đọc được đến 0,01 đơn vị pH hoặc tốt hơn (4) Điện cực thuỷ tinh và điện cực so sánh. Điện cực thuỷ tinh phải có điện thế Zêrô volt khoảng pH = 6,5 và pH = 7,5, dùng điện cực so sánh tương tự như điện cực so sánh bên cạnh màng thuỷ tinh (hệ điện cực đối xứng) Điện trở của điện cực thuỷ tinh Rm phải nhỏ hơn 109 .Bình đo có thể là loại tổ hợp điện cực (nghĩa là mạch đo một que đo). Lấy mẫu Giá trị pH có thể thay đổi nhanh chóng do các quá trình hoá học, vật lý, sinh học trong mẫu nước. Do đó, cần đo pH càng sớm càng tốt, không để quá 6 giờ sau khi lấy mẫu (xem ISO 5667-3).Nếu cần thì nối ống mềm từ vòi nước đến đáy bình lấy mẫu và cho nước vào bình từ dưới lên. Cũng có thể tráng bình bằng nước sẽ lấy mẫu rồi nhúng nó vào mẫu nước, nạp đầy nước, tránh xoáy mạnh. Đuổi hết bọt khí khỏi mẫu bằng cách lắc nhẹ rồi đậy bình lại. Phân tích ngay nếu như có thể được, không để lâu quá 24 giờ sau khi lấy mẫu. Tránh thay đổi nhiệt độ và trao đổi khí với khí quyển. Viê ̣c lấ y mẫu có thể được thực hiện bởi cán bộ của phòng thí nghiệm. Cách tiến hành 13
- Chuẩ n bi ̣: đo nhiệt độ của dung dịch đệm. Đặt núm điều chỉnh nhiệt độ trên pH-mét. Quan sát điểm đẳng thế. Nếu có thể thì dung dịch đệm và mẫu có cùng nhiệt độ. Chuẩn hoá và đo trực tiếp: đo nhiệt độ của mẫu nước và đặt núm điều chỉnh nhiệt độ trên pH - mét theo chỉ dẫn của hãng sản xuất. Rửa điện cực bằng nước và bằng mẫu rồi nhúng nó vào trong mẫu. Lắc nhẹ dung dịch và đọc giá trị pH khi không khuấy. Tráng điện cực bằng nước và nhúng nó vào nước để loại hết các vết của mẫu hoặc dung dịch đệm. Rửa điện cực bằng nước và nhúng nó vào dung dịch đệm D. Lắc tròn và nhẹ dung dịch và để cho dung dịch tiếp xúc hết với điện cực (khi đọc không khuấy). Đặc điểm không cho pH-mét khi đo dung dịch D. Phần bù điểm không phải là pH 0,5. Nếu không làm được điều đó thì một trong các điện cực bị hỏng. Tráng điện cực bằng nước và nhúng vào đệm C hoặc F. Lắc tròn dung dịch và đọc giá trị pH khi không khuấy. Điều chỉnh hệ số độ dốc (nút "slop") để đọc giá trị pH sao cho đúng với giá trị của C hoặc F ở nhiệt độ đã chọn. (Đối với khoảng cho phép của hệ số độ dốc, xem bảng A.1). Lặp lại cả hai bước chuẩn hoá đến khi không có sự biến động. Các dung dịch đệm B, C, F hoặc I cần được chọn để sao cho pH mẫu nước nằm trong khoảng các đệm đã dùng. Báo cáo kết quả xác đinh ̣ giá tri ̣pH của mẫu nước cần phải có những thông tin sau : trích dẫn tiêu chuẩn TCVN 6492 – 1999; nhận dạng mẫu, địa điểm, thời gian, phương pháp lấy mẫu và khoảng thời gian từ lấy mẫu đến phân tích; báo cáo kết quả pH đến hai số sau dấu phẩy và báo cáo nhiệt độ thực hiện phép đo . Ví dụ pH 7,25; đo ở 0 0 18,5 C. pH 6,34; đo ở 16,4 C trong phòng thí nghiệm 2 giờ sau khi lấy mẫu; những sai lệch khỏi phương pháp này và mọi tình huống có thể ảnh hưởng đến kết quả; đối với nước mưa cần nói rõ thời gian thu thập mẫu. 3. Xác định độ kiềm trong nƣớc sinh hoạt 3.1. Mục đích Phương pháp này giúp xác đô ̣ kiề m trong nước sinh hoa ̣t . Sau khi thực hành xác đinh ̣ chỉ tiêu này , sinh viên cầ n triǹ h bày đươ ̣c nguyên tắ c và phương pháp xá c đinḥ đô ̣ kiề m trong nước sinh hoa ̣t , cũng như thực hiện được các thao tác kỹ thuật xác định độ kiề m bằ ng phương pháp chuẩ n đô ̣ ngươ ̣c ta ̣i phòng thí nghiê ̣m . Sinh viên ho ̣c cách nhâ ̣n đinḥ kế t quả , rèn luyện tác phong cẩn thận, tỉ mỉ và tính trung thực trong xét nghiệm. Nô ̣i dung của phương pháp xác đinh ̣ đô ̣ kiề m của nước sinh hoa ̣t đươ ̣c trình bày dưới đây là dựa vào Thường quy kỹ thuật YHLD -VSMT-SKTH của Viện Y học lao đô ̣ng và vê ̣ sinh môi trường (2002). 3.2. Cơ sở lý thuyế t Độ kiềm trong nước là khả năng trung hòa axit của nước. Đối với nước thiên nhiên, độ kiềm chủ yếu gây ra do các ion cacbonat, bicacbonat, hydroxit. Cũng có thể do các ion borat, photphat, silicat... nhưng trong nước thiên nhiên hàm lượng các ion này thường không đáng kể. Độ kiềm là chỉ tiêu được quan tâm nhiều trong tưới tiêu và xử lý nước Độ kiềm được biểu thị bằng số ml đương lượng gam axit tiêu tốn ứng với một lít nước. 3.3. Các bước thực hiện thí nghiệm Nguyên tắc 14
- Dựa vào phản ứng trung hoà của các ion kiềm trong nước với axit chuẩn. Dùng chỉ thị màu hay đo pH để xác định điểm tương đương. Ảnh hưởng bởi : xà phòng, dầu hoả, cặn lơ lửng gây khó nhận biết điểm tương đương, nên dùng máy đo pH. Dụng cụ - thiết bị Pipet, Buret Cốc thủy tinh 100ml Bình tam giác 250ml Máy đo pH Hoá chất Dung dịch chuẩn axit H2SO4 0,1N hay HCl 0,1N: 2,8ml axit H2SO4 đậm đặc (d = 1,84) hay 8,3ml HCl đậm đặc pha thành 1 lít. Chuẩn lại bằng dung dịch NaOH 0,1N Dung dịch chỉ thị metyl da cam 0,5% Dung dịch phenolphtalein 0,5% Tiến hành Độ kiềm tự do: Lấy chính xác 100ml nước kiểm nghiệm vào bình nón 250ml, thêm vài giọt chỉ thị phenolphtalein, nếu nước có màu hồng, chuẩn bằng dung dịch axit đến mất màu. Ghi số ml dung dịch axit chuẩn độ (Vml). Nếu dùng máy đo pH thì kết thúc ở pH 8,3. Độ kiềm toàn phần: Lấy chính xác 100ml nước kiểm nghiệm vào bình nón dung tích 250ml, thêm 2 giọt chỉ thị metyl da cam. Chuẩn bằng dung dịch axit chuyển từ màu vàng sang hồng vàng. Nếu dùng máy đo pH thì kết thúc ở pH 4,5. Chú ý: Nước kiểm nghiệm không được pha loãng hay cô đặc, không lọc trước khi kiểm nghiệm Tính kết quả n x 0,1 x 50 x 1000 Độ kiềm tính ra mg CaCO3/l = 100 Trong đó: n: số ml dung dịch axit đã chuẩn hết 0.1: nồng độ đương lượng của axit 50: đương lượng gam của CaCO3 Nhận định kết quả Độ kiềm được phản ánh qua chỉ số pH và liên quan đến độ cứng một cách tỉ lệ thuận. Nói chung, trong nước thiên nhiên độ kiềm thường không cao quá 200mg CaCO3/lít, với nước khoáng thì độ kiềm có thể đạt cao hơn. 4. Kỹ thuật xác định độ cứng toàn phần của nƣớc bằ ng chuẩ n đô ̣ edta 4.1. Mục đích Phương pháp này giúp xác đinh ̣ tổ ng canxi và magiê trong nước. Sinh viên thực hiê ̣n xét ngh iê ̣m này nhằ m hiể u rõ được ý nghĩa , nguyên tắ c và qui trình xác định tổng 15
- canxi và magiê trong mẫu nước bằng chuẩ n đô ̣ edta. Sinh viên học cách thao tác chính xác kỹ thuật xác định độ chứng bằng phương pháp chuẩn độ tại phòng thí n ghiê ̣m, nhâ ̣n đinh ̣ kế t quả , rèn luyện tác phong cẩn thận, tỉ mỉ và tính trung thực trong xét nghiệm. Nô ̣i dung của phương pháp xác đinḥ đô ̣ cứng toàn phầ n bằ ng chuẩ n đô ̣ edta trình bày dưới đây được dựa vào Thường quy kỹ thuật YHLD-VSMT-SKTH của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (2002). 4.2. Cơ sở lý thuyế t Độ cứng của nước gây ra do sự có mặt của ion Ca2+ và Mg2+ là chủ yếu, ngoài ra còn do các ion đa hoá trị khác. Độ cứng có hai loại gồ m cứng cacbonat và cứng không cacbonat. Độ cứng của nước có liên quan chặt chẽ tới độ kiềm của nước và t ương tự độ kiềm, độ cứng của nước cũng được biểu thị bằng lượng CaCO3 tương ứng hoă ̣c bằ ng đô ̣ Đức . Tiêu chuẩn cho phép dùng cho nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT ngày 17/6/dung dịch Trilon B 0,02N). 4.3. Các bước thực hiện thí nghiệm Nguyên tắ c Tại pH = 10 0,2; ion Ca2+, Mg2+ tạo phức với chỉ thị màu eriocrom T đen có màu đỏ rượu. EDTA tạo phức bền hơn với Ca2+ và Mg2+ nên chiếm Ca2+, Mg2+ của phức trên. Khi phản ứng kết thúc, màu dung dịch chuyển từ màu đỏ rượu sang màu xanh lơ. Ảnh hưởng: ion sắt, mangan khi hàm lượng lớn thì cần loại bỏ bằng cách thêm 5ml Trietanolamin trước khi chuẩn độ. Có thể khi thêm dung dịch đệm vào, pH của dung dịch tăng gây kết tủa, khắc phục bằng cách pha loãng dung dịch mẫu hoă ̣c xá c định sơ bộ độ cứng trước, sau đó thêm khoảng 90% dung dịch chuẩn độ rồi mới thêm dung dịch đệm để tiến hành chuẩn độ tiếp, hoă ̣c axit hoá mẫu để đuổi CO2 trước khi chỉnh pH bằng dung dịch đệm. Lượng axit thêm vào tính theo độ kiềm của mẫu Dụng cụ - thiết bị cầ n thiế t Pipet loại 5ml Buret Bình định mức 25ml, 200ml, 1000ml Cốc thủy tinh 100ml Bình tam giác 125ml Hoá chất cầ n thiế t Dung dịch chuẩn Trilon B 0,1N: Cân chính xác 18,6g Trilon B pha trong nước cất vừa đủ 1000ml. Chuẩn lại bằng dung dịch Canxi chuẩn 0,1N Dung dịch chuẩn Trilon B 0,02N: Lấy chính xác 200ml dung dịch trên pha loãng thành 1000ml với nước cất. Trước khi làm cần chuẩn lại với dung dịch Canxi chuẩn Dung dịch Canxi chuẩn 1ml = 1mg CaCO3: Cân 1g bột CaCO3 hoà tan trong dung dịch HCl 1:1 đến tan hết. Thêm 200ml nước cất và đun sôi trong vài phút để đuổi hết CO2. Làm lạnh, điều chỉnh pH đến trung tính bằng dung dịch 16
- NH4OH3N hay dung dịch HCl 1:1 với chỉ thị metyl da cam. Thêm nước cất vừa đủ 1 lít. 1 ml dung dịch này tương đương 1ml dung dịch Trilon B 0,02N Dung dịch đệm pH = 10: Hoà tan 16,9g NH4Cl trong 143ml NH4OH đậm đặc, thêm 1,25g muối Mg của EDTA. Thêm nước vừa đủ 250ml. Nếu không có sẵn muối Mg của EDTA điều chế bằng cách hoà tan 1,17 g Trilon B và 780mg MgSO4 trong 50ml nước cất. Chuyển dung dịch này vào dung dịch có 16,9g NH4Cl và 143ml NH4OH đậm đặc. Thêm nước cất vừa đủ 250ml. Dung dịch này làm phân biệt màu tại điểm kết thúc rõ hơn Dung dịch chỉ thị màu Eriocrom T đen: Hoà tan 0,5g chỉ thị trong 100g trietanolamin (nếu không có trietanolamin có thể thay thế bằng cách pha như sau: 0,3g Eriocrom T đen, đệm amoniac 5ml, cồn 900 vừa đủ 100ml). Tiến hành Lấy 25ml mẫu nước (nếu độ cứng cao thì đong lượng mẫu ít hơn rồi pha loãng thành 25ml). Thêm 2,5ml dung dịch đệm, 3 - 4 giọt dung dịch chỉ thị lắc đều. Chuẩn độ bằng dung dịch Trilon B 0,02N. Tại điểm kết thúc màu chuyển hẳn từ đỏ rượu sang xanh lơ. Tính kết quả Theo CaCO3 = V x 1000/ ml mẫu (mg/l). 1ml dung dịch EDTA 0,02N = 1mg CaCO3. Theo độ Đức = V x 1,1235; Trong đó: V: thể tích dung dịch chuẩn Trilon B 0,02N phản ứng. Nhận định kết quả Mẫu nước có độ cứng tính theo CaCO3 > 150mg/l tương đương 8,40 Đức là nước cứng Hàm lượng CaCO3 > 300mg/l tương đương 16,80 Đức là nước rất cứng. 5. Kỹ thuật xác định chỉ tiêu tổ ng chấ t rắ n hoà tan (TDS) 5.1. Mục đích Sinh viên thực hiê ̣n xét nghiê ̣m này nhằ m hiể u rõ được ý nghĩa và qui trình xác định tổng chất rắn hòa tan trong mẫu nước thải bằng phương pháp khối lượng . Sinh viên có cơ hội thực hiện các bước của quy trình xác định này cũng như nhận định kết quả xét nghiệm, rèn luyện tác phong cẩn thận, tỉ mỉ và tính trung thực trong xét nghiệm. Nô ̣i dung của phương pháp xét nghiê ̣m tổ ng chấ t rắ n hoà tan trình bày dưới đây đươ ̣c dựa vào Thường quy kỹ thuật YHLD-VSMT-SKTH của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (2002). 5.2. Cơ sở lý thuyế t Tổng chất rắn hòa tan - Total Dissolved Solids (TDS) là tổng số các ion mang điện tích (khoáng chất, muối hoặc kim loại ) tồn tại trong một thể tích nước nhất định thường được biểu thị bằng mg/lít hoặc ppm (phần nghìn). Tổng chất rắn hòa tan thường được lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ sạch của nguồn nước. TDS trong mẫu nước được xác định bằng cách lọc một thể tích chính xác mẫu nước thải qua giấy lọc, phần nước trong thu được sau khi sau khi lọc mẫu được cho bay hơi cách thủy thu được phần cặn còn lại sau bay hơi. Khối lượng cặn này chính là lượng cặn 17
- hòa tan tổng số có trong thể tích nước lấy phân tích ban đầu, qui ra hàm lượng cặn lơ lửng trong 1 lít nước mẫu. 5.3. Các bước thực hiện Lấy mẫu và bảo quản mẫu Lấy mẫu nước theo nguyên tắc chung . Mẫu chứa trong chai thủy tinh cần phân tích càng sớm càng tốt. Bảo quản mẫu như mangan và sắt trong phụ lục của TCVN. Thể tích mẫu tối thiểu là 500 ml. Dụng cụ và hoá chất - Tủ sấy - Cân phân tích, độ chính xác 0,1 mg - Bếp cách thủy - Bình hút ẩm - Phễu lọc - Giấy lọc không tro Cách tiến hành Lấy một thể tích nước nghiên cứu từ 100 – 250 ml đem lọc. Phần nước lọc được cho vào một bát sứ đã sấy đến khối lượng không đổi và cân trước có khối lượng p, cho bay hơi trên nồi cách thuỷ rồi sấy ở nhiệt độ 103 – 1050C đến khối lượng không đổi. Để nguội ở bình hút ẩm. Cân bát có cặn được khối lượng p’. Cân ngay sau khi nguội càng sớm càng tốt. Tính kết quả Cặn hoà tan tổng số Y tính ra mg/l, theo công thức (p’ - p) * 1000 Y= V Trong đó: p’ - Khối lượng chén có cặn p - Khối lượng chén không có cặn V - Số ml nước lấy để phân tích Nhận định kết quả Theo các qui định hiện hành của WHO, US EPA và Việt nam, TDS không được vượt quá 1000 mg/l đối với nước ăn uống, sinh hoạt. TDS càng nhỏ chứng tỏ nước càng tinh khiết, tuy nhiên nguồn nước có TDS cao chưa chắc đã là không an toàn vì nó có thể chứa nhiều ion có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, các loại nước khoáng thường không bị giới hạn về TDS. Các nguyên nhân gây ra sai số bao gồ m : nhiệt độ sấy bát sứ cách thủy trước khi lọc mẫu và sau khi lọc mẫu khác nhau có thể gây sai số dương hoặc âm trong kết quả . Ngoài ra b át sứ không được sấy đến khối lượng không đổi, do vậy khi cân khối lượng bát sẽ thay đổi liên tục cũng là nguyên nhân gây sai số dương hoặc âm trong kết quả. 18
- 6. Kỹ thuâ ̣t xác định DO, BOD và COD 6.1. Mục đích Hoạt động này g iúp sinh viên hiểu rõ bản chất của các chỉ tiêu DO , BOD, COD trong đánh giá chấ t lươ ̣ng nước và mố i liên quan của các chỉ tiêu này . Bài thực hành giúp sinh viên xác định các chỉ tiêu DO , BOD và COD trong mẫu nước thải . Sinh viên có cơ hô ̣i thực hiê ̣n các bước của quy trình phân tích , đánh giá kế t quả phân tích và qua đó cũng rèn luyê ̣n tác phong cẩ n thâ ̣n , tỉ mỉ và tính trung thực trong xét n ghiê ̣m. Nô ̣i dung của các phương pháp triǹ h bày dưới đây đươ ̣c dựa vào Thường quy kỹ thuật YHLD-VSMT-SKTH của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (2002). 6.2. Cơ sở lý thuyế t DO (nồ ng đô ̣ ôxy hoà tan) là lượng ôxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật sống trong nước như cá , lưỡng cư, động thực vật thuỷ sinh , côn trùng v.v. DO cũng là yế u tố quyế t đinh ̣ quá trình phân huỷ sinh ho ̣c các chấ t hữu cơ theo phương thức háo khí (tạo ra các sản phẩm không đô ̣c ha ̣i ) hay yế m khí (thường ta ̣o ra các sản phẩm độc hại ). DO thường được tạo ra do sự hoà tan ôxy từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ ôxy hoà tan trong nước thường nằm trong khoảng 8-10 ppm. Tuy nhiên, nồng độ này thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ, lươ ̣ng ôxy khu sự phân huỷ các chất hữu cơ, sự quang hợp của tảo, ôxy hao hu ̣t do sự hô hấ p của đô ̣ng thực vâ ̣t sông trong nước v.v. Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật sống trong nước giảm hoạt động hoặc thậm chí có thể bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá cường đô ̣ nước thải cũng như sự ô nhiễm nước của các thủy vực. BOD (nhu cầ u oxy sinh ho ̣c hay cò n go ̣i là nhu cầ u ôxy sinh hoá ) là lượng ôxy cần thiết để vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ theo phản ứng . Trong môi trường nước, khi quá trình ôxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng ôxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD là chỉ tiêu duy nhấ t các đinh ̣ l ượng chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật. Đây là mô ̣t chỉ tiêu quan tro ̣ng đánh giá tính chấ t nước thải sinh hoa ̣t , nước thải công nghiệp; là cơ sở để chọn phương pháp xử lý , xác định kích thước của những thiế t bi ̣và để đánh giá hiê ̣u quả của từng đơn vi ̣trong hê ̣ thố ng xử lý nước thải. COD là lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật. Toàn bộ lượng ôxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ ôxy hoà tan trong nước (DO). Do đó, nếu nhu cầu ôxy hoá học và ôxy sinh học cao thì sẽ làm giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước, có hại cho sinh vật sống trong nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nông nghiệp là các tác nhân làm gia tăng giá trị BOD và COD của môi trường nước. 6.3. Các bước thực hiện thí nghiệm Ở hoạt động này , sinh viên sẽ đươ ̣c thực hàn h xá c đinh ̣ các giá tri ̣DO , BOD và COD của các mẫu nước thải (có thể do sinh viên tự lấy mẫu nước thải ở hộ gia đình hoặc lấy 19
- mẫu nước ở mô ̣t số con sông ở Hà Nô ̣i như sông Tô Lich ̣ , sông Kim Ngưu, hoă ̣c ở hồ Giảng Võ, Hồ Tây v.v.). Qua đó , sinh viên sẽ có đánh giá thực tế về mức đô ̣ ô nhiễm của nước thải trên địa bàn , hiể u rõ hơn ý nghiã của các thông số DO, BOD và COD cũng như có thể thao tác được xét nghiệm này và hiểu rõ các yếu tố ả nh hưởng tới kế t quả phân tích. 6.3.1. Xác định chỉ số DO bằng phương pháp Winkler Nguyên tắc: Dung dịch MnCl2 trong môi trường kiềm sẽ tạo thành hydroxyt Mn2+; ôxy hoà tan trong nước tác dụng với Mn2+ tạo thành Mn4+. Trong môi trường axit, Mn4+ phản ứng với thuốc thử KI và giải phóng ra I2. Chuẩn độ I2 bằng dung dịch chuẩn độ Natrithiosulfat. Từ lượng I2 giải phóng ra suy ra hàm lượng oxy hòa tan trong mẫu nước ban đầu. Yếu tố cản trở: Hàm lượng Nitrit cao, Fe2+, Fe3+, sulfat, thiosulfat gây cản trở khi xác định. Ngoài ra, hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ làm sai kết quả. Hoá chất và dụng cụ - Dung dịch A: NaOH và KI. Cách pha: NaOH: 33 gam KI: 10 gam Nước cất vừa đủ 100 ml - Dung dịch B: Mangan Clorua 50%. Cách pha: MnCl2: 44 gam Nước cất vừa đủ 100 ml - Axit HCl, d = 1,18 - Dung dịch Natri thiosulfat 0,1N - Dung dịch hồ tinh bột 1% - Chai Winkler hoặc chai nút mài 250ml - Bình nón, pipet, buret Tiến hành Cho nước xét nghiệm chảy từ từ vào miệng chai Winkler cầm hơi nghiêng, không được làm nước sủi bọt trong chai. Cho nước vào đầy tới miệng chai. Cố định ôxy hoà tan bằng hai dung dịch: Dung dịch A: 2ml Dung dịch B: 2ml Có thể đưa thuốc thử xuống tận đáy chai Winkler. Đậy nút, lắc đều, để yên cho tủa lắng (30phút); Cho thêm 2 - 3ml axit Clohydric đặc, lắc đều cho tan tủa; Sau đó chuyển sang bình nón. Cho thêm 1ml hồ tinh bột; Chuẩn độ bằng dung dịch Natrithiosulfat 0,1N cho đến khi mất màu. Ghi số (n) ml Natrithiosulfat đã tiêu thụ. Tính kết quả 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập về Nguyên lý thống kê kinh tế
17 p | 797 | 265
-
Tính chất độc đáo của proton
2 p | 122 | 10
-
Bài giảng Bài 5: Tiêu chuẩn về chất lượng nước và một số kỹ thuật quan trắc chất lượng nước
5 p | 119 | 9
-
Bài giảng Giải tích 2: Chương 5 - Trần Ngọc Diễm (Phần 1)
46 p | 88 | 5
-
Bài giảng Quản lý chất lượng trong CNTP: Chương 5 - Tiêu chuẩn hóa
8 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn