intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 5 Văn bản TỨC NƯỚC VỠ BỜ

Chia sẻ: Kata_9 Kata_9 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

606
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954. - Quê huyện Từ Sơn - Bắc Ninh ( nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). - Xuất thân trong một gia đình nhà nho gốc nông dân. - Là nhà văn xuất sắc, nhà báo tiến bộ, đồng thời là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học. - Năm 1996 ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng HCM về Văn học nghệ thuật

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 5 Văn bản TỨC NƯỚC VỠ BỜ

  1. Bài 5 Văn bản TỨC NƯỚC VỠ BỜ Trích Tắt Đèn của Ngô Tất Tố I. SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ 1. Tác giả: - Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954. - Quê huyện Từ Sơn - Bắc Ninh ( nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). - Xuất thân trong một gia đình nhà nho gốc nông dân. - Là nhà văn xuất sắc, nhà báo tiến bộ, đồng thời là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học. - Năm 1996 ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng HCM về Văn học nghệ thuật. - Tác phẩm chính : các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940); các phóng s ự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940). 2. Tác phẩm: Ra đời 1939, trích trong chương 18 của tiểu thuyết Tắt đèn. - Tắt đèn là tác phẩ m có giá trị tiêu biểu trong sáng tác của ông. Tắt đèn là một bức tranhchân thực về cuộc sống cùng quẩn, thê thảm của ngườ i nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề; là một bản án đanh thép đối với xã hội thực dân phong kiến đầy rẫy cái ác, cái xấu. Giá trị nhân đạo đặc sắc của tác phẩm là khẳng
  2. định, ca ngợi phẩ chất đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân. đặc sắc nghệ thuật Tắt đèn là đã xây dựng đựơc nhiều tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Tức nước vỡ bờ là đoạn trích trong chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn, kể lại việc chị Dậu chống trả quyết liệt tên cai lệ và ng/ười nhà lí trưởng để bảo vệ chồng. II.TÓM TẮT TÁC PHẨM ''TẮT ĐÈN'' Bối cảnh của truyện là làng quê Đông Xá trong không khí căng thẳng của những ngày sưu thuế. Bọn hào lí trong làng ra sức sùng lục, tra khảo những người nông dân nghèo thiếu thuế. Gia đình chị Dậu thuộc loại nghèo nhất làng, phải chạy vạ y ngược xuôi đẻ có tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm nặng vẫn bị đánh trói và cụm kẹp ở ngoài đình làng. Chị Dậu đành phải dứt ruột đem cái Tí, đứa con gái lớn 7 tuổ i của chị, bán cho nhà Nghị Quế. Lợi dụng tình cảnhcủa chị, vợ chồng nhà Nghị Quế keo kiệt, độc ác đã ép chị bán cái Tí và bán cả ổ chó mới đẻ của chị với giá rẻ mạt. Cộng với mấy hào bán mấy gánh khoai, chị Dậu vừa đủ tiền để đóng suất sưu cho chồng. Không ngờ, bọn hào lí lại bắt chị phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu không được tha về; nhưng vì đang ốm nặng mà bị cùm trói hành hạ đến mức rũ ra như xác chết nên được khiêng trả về nhà. Sáng hôm sau, khi anh vừa mới tỉnh lại thì cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào định trói bắt mang đi lần nữa. Chị Dậu cố van xin thảm thiết nhưng không được, nên đã liều mạng chống trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai. Chị bắt giải lên huyện. Tên quan phủ Tư Ân lợi dụng cảnh ngộ của chị định giở trò bí ổi. Chị Dậu kiên quyết cự
  3. tuyệt, ném cả nắm giấy bạc vào mặt hắn và chạy thoát ra ngoài... Cuối cùng, để có tiền nộp thuế, chị đành gưỉ con để lên tỉnh ở vú cho nhà lão quan cụ. Lão ấy là một tên quan phủ già, dâm đãng. Trong một đêm '' tắt đền'', lão mò vào buồngchị... Chị Dậu gạt mạnh bàn tay bẩn thỉu của lão, vùng dậy chạy thoát ra ngaòi sân, giữa lúc trời tối đen như mực. III.. ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT 1. Nhân vật cai lệ Cai lệ là viên cai chỉ huy một tốp lính lệ- lính phục vụ hầu hạ nơi quan nha. Nhân vật cai lệ trong đạon trích này là người của quan trên về làng Đông Xá để thúc sưu. Như vậy, cũng có thể hiểu rằng: dù chỉ là tên tay sai mạt hạng, một thứ công cụ của bộ máy thống trị, nhưng lúc này đây, hắn đang là kẻ đại diện cho quyền lưc của bộ máy ấy. Và hắn đã thể hiện đúng tính cách của một tên tay sai tàn bạo không chút tình người. Tên cai lệ, với nghề đánh trói người một cách chuyên nghiệp, có mặt ở làng Đông Xá để trừng trị kẻ nào dám trốn tiền sưu của nhà nước. Cho nên hắn đến nhà anh Dậu với tư thế cảu một kẻ đại diện cho pháp luật trừng trị kẻ dám chống lại pháp luật. Dù anh Dậu vừa mới đựơc khiêng trả về nhà đêm qua trong tình trạng như môt xác chết, sáng hôm nay '' cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào vớ i những roi song, tay thước và dây thừng'' - nghĩa là đến với tư thế sẵn sàng trói người, đánh người. Thứ luật pháp bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến tàn
  4. bạo cho phép một tên tay sai hành động như thế đoói với những người dân thấp cổ bé họng. Ngô Tất Tố đã miêu tả nhân vật cai lệ bằng một ngòi bút hiện thực sắc sảo cùng với một thái độ phê phán rõ rệt. Nhiều chi tiết miêu tả có tính hài hước thể hiện ý đồ châm biếm của tác giả: tên cai lệ thét bằng giọng khà khàn của người hút nhiều xái cũ, đó là chi tiết chuẩn bị cho đoạn sau: sức lẻo khổe của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trót vợ chồng ket thiếu sưu. 2. Nhân vật chị Dậu + Chị Dậu là người vợ rất mực thương chồng. Khi chồng đau ốm, chị tận tâm lo lắng, chăm sóc. Náu cháo xong, chỉ ngả mâm múc ra la liệt rồi lấy quạt quạt cho cháo chóng nguội, sau đó rón rén bưng một bát lứon đến chổ chồng nằ m, dịu dàng nói: - Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo co đỡ xót ruột. Chị bế con ngồi bên cạnh chò chồng xem ăn có ngon miệng không. Đó là những cử chỉ thể hịên tình thương yêu giản dị mà chân thành. Vì thương chồng nên chị Dậu đã bằng mọi cách đối phó với bọn tay sai để bảo vệ cho chồng. Ban đầu chi cự lại bàng lí lẽ và van xin tha thiết. Về sau van xin mãi không được chị đành liều mạng cự lại để bảo vệ tính mạng cho chồng. III. MỘT SỐ CÂU HỎI
  5. Câu 1. Câu nói: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tối không chịu được, có ý nghĩa gì? Gợi ý: Câu nói của chị Dậu mang nhiều ý nghĩa. Trước hết nóthể hiện tính cách của một người phụ nnữ yêu thương chồng, dám hi sinh vì chồng, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng đồng thời lại có một tinh thần phản kháng mạnh mẽ, một sức sống kiên cường... Bên cạnh đó, nó còn nói lên một chân lí sâu xa của đời sống '' tức nước'' thì '' vỡ bờ'', có áp bức có đấu tranh, con đường sống duy nhất của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh chống áp bức để tự gải phóng mình. Cái kết thúc bế tắc của tác phẩm cho thấy nhà văn chưa hoàn toàn nhận thức được hàon toàn nhận thức được chân lí ấy, nhưng bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, nhà văn đã cảm nhận đựoc xu thế của hiện thực '' tức nước vỡ bờ'' và sức mạnh của sự '' vỡ bờ'' đó. Cho nên dù chưa chỉ ra được con đường đấu tranh cách mạng tất của qần chúng, nhưng nhà văn đã '' xui người nông dân nổi loạn'' ( Nguyễn Tuân). Nêu ngắn gọn giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm '' Tắt đèn''. Câu 2: + Về nội dung tư tưởng: - Tắt đèn giàu giá trị hiện thực. Tác giả đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế dẽa man của thưc dân Pháp, đã bầncùng hoá nhân dân ta; sưu thuế đánh vào cả người chết; có biết bao nmhiêu người pải bán vợ đợ con để trang trải '' món nợ Nhà nước''. Vụ thuế đến, xóm thôn
  6. rùng rợn trong tiếng trống ngũ liên thúc liên hồi suốt ngày đêm, bon cường hào bắt trói, đánh đập tàn nhẫn những kẻ thiếu sưu, thiếu thuế. Cái sân đình xôi thịt đã trở thành trại giam hành hạ những ngưòi nông dân nghèo khổ, hiền lành vô tội. Có thể nói Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực, một bản án đanh thép kết tội chế độ thực dân nửa phong kiến đã áp bức bóc lột, đã bần cùng hoá nhân dân ta. - Tắt đèn giàu giá trị nhân đạo. Tình vợ chồng, tình mẹ con, tình nghĩa xóm làng giữa những con người cùng khổ được nói đến một cách chân thực. Số phận người phụ nữ, những em bé, những người cùng đinh được tác giả nêu lên với bao xót thương nhức nhói và đau lòng. - Tắt đền đã xây dựng nhân vật chị Dậu - một hình tượng chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông thôn Việt Nam. Chị Dậu có bao phẩm chất tốt đẹp: cần ù, tần tảo, giàu tình thương, nhẫn nhục và dũng cảm chống cường hào, chống ap bức. Chị Dậu là hiện thân cảu người vợ, người mẹ vừa sắc sảo, vừa đôn hậu, trong sạch. + Về nghệ thuật: Tắt đèn, một cuốn tiểu thuyết quy mô khiếm tốn, trên dưới 200 trang, những có giá trị nghệ thuật đặc sắc. - Về kết cấu chặt chẽ, tập trung. Các chi tiết, tình tiết đan cài chặt chẽ, đầy ấn tượng làm nổi bật chủ đề. Hầu như nhân vật chị Dậu đã xuất hiện trong tác phẩm từ đầu chí cuối. Tính xung đột, tính bi kịch cuốn hút, hấp dẫn.
  7. - Khắc hoạ thành công nhân vật. Các hạng người từ người càynghoè khổ đến địa chủ, từ bon cường hào đến quan lại đều có những nét riêng rất chân thực, sống động. - Ngôn ngữ trong Tắt đèn từ miêu tả, tự sự đến ngôn ngữ nhân vật đều nhuần nhuyễn, đậm đà. Câu văn xuôi thanh thoát. Tóm lại, Tắt đèn một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội hàon toàn phụ sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác ( Vũ Trọng Phụng).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2