intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài Chính tả: Nhớ, viết: Ê-mi-li, con... - Giáo án Tiếng việt 5 - GV.Mai Huỳnh

Chia sẻ: Mai Huỳnh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

135
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong tiết học Chính tả hôm nay, các em sẽ nhớ và viết khổ 3 và 4 của bài thơ Ê-mi-li, con và làm các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài Chính tả: Nhớ, viết: Ê-mi-li, con... - Giáo án Tiếng việt 5 - GV.Mai Huỳnh

  1. Giáo án Tiếng việt 5 Chính tả Nhớ - viết: Ê-mi-li, con Luyện tập đánh dấu thanh (ở các tiếng chứa ươ / ưa) I. Mục tiêu 1. Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li, con 2. Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/uô. II. Đồ dùng dạy - học - Phấn màu để chữa lỗi bài viết của HS trên bảng. - Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi hai HS lên bảng viết những tiếng có - HS lên bảng thực hiện theo yêu nguyên âm đôi uô,ua: suối ruộng, tuổi, mùa, cầu của GV và nhận xét: lúa, lụa,... và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở + Các tiếng có ua nhưng không có những tiếng đó. âm cuối: dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua- chữ u. + Các tiếng có uô nhưng có âm cuối dấu thanh đặt ở chức cái thứ hai của âm chính uô - chữ ô. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - Trong tiết học Chính tả hôm nay, các em sẽ - HS lắng nghe. nhớ và viết khổ 3 và 4 của bài thơ Ê-mi-li, con và làm các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ.
  2. 2. Hướng dẫn HS nhớ - viết a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn - Gọi HS đọc thuộc lòng khổ 3 và 4 của bài Ê- - Hai HS đọc thuộc lòng thành tiếng. mi-li, con. Cả lớp đọc thầm theo. - GV hỏi: Chú Mo-ri-xơn có hành động tự thiêu - Bằng hành động tự thiêu của mình, để làm gì? chú Mo-ri-xơn muốn nhân dân Mĩ, và toàn thể nhân loại hiểu và góp phần ngăn chặn cuộc chiến tranh man rợ, tàn bạo do đế quốc Mĩ gây ra ở Việt Nam. b) Hướng dẫn cách trình bày và viết từ khó - GV đọc cho HS luyện viết các từ khó, dễ lẫn - Ba HS lên bảng viết, HS dưới lớp khi viết chính tả. viết vào vở nháp các từ : Oa-sinh- tơn, ngọn lửa, sáng lòa, nói giùm,... - Gọi HS trả lời miệng: Khi viết hai khổ thơ ta - Bài viết gồm hai khổ thơ theo thể cần chú ý trình bày như thế nào? thơ tự do. Khi viết các câu viết cách lề hai ô, câu trên thẳng câu dưới. Mỗi khổ cách nhau một dòng. c) Viết chính tả - GV nhắc HS tư thế ngồi đúng khi viết chính - HS lắng nghe và viết bài. tả và các hiện tượng chính tả cần lưu ý như: viết hoa danh từ riêng, chữ cái đầu câu,.... d) Soát lỗi và chấm bài - Yêu cầu HS tự soát lỗi. - HS viết xong dùng bút chì tự soát lỗi cho bài của mình. - GV chấm nhanh từ 5 - 7 bài của HS và nhận - Cả lớp theo dõi, lắng nghe, tự đối xét bài viết của các em. chiếu với SGK để sửa những lỗi sai. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 2 - Gọi một HS đọc toàn bài. - Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm. - Yêu cầu HS tự tìm các tiếng ưa, ươ và tìm - Một HS làm bài trên bảng lớp. HS
  3. hiểu cách ghi dấu thanh ở các tiếng đó. dưới lớp làm bài vào vở. - Gọi HS nêu kết quả bài làm của mình và nhận - HS thực hiện theo yêu cầu của xét, chữa bài trên bảng cho bạn (nếu sai). GV. Đáp án: - Các tiếng chứa ưa, ươ là: lưa, thưa, mưa, giữa; tưởng, nước, tươi, ngược. - Nhận xét cách ghi dấu thanh: + Trong tiếng giữa (không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái th ứ hai của âm chính. Tiếng lưa, thưa, mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang. + Trong tiếng tưởng, nước, ngược (có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính. Tiếng tươi không có dấu thanh vì mang thanh ngang. Bài tập 3 - Gọi một HS đọc to bài tập. - Một HS đọc to bài tập,cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK. - Yêu cầu HS tự làm bài tập. - HS làm bài tập vào vở. - Gọi HS đọc các câu thành ngữ, tục ngữ - HS lần lượt đọc kết quả bài làm của đã hoàn thiện và hỏi cách ghi dấu thanh ở mình, cả lớp theo dõi nhận xét. một vài tiếng mà HS đã lựa chọn để điền. - Tổ chức thi theo dãy lớp thuộc lòng và - HS thi đọc thuộc lòng và giải nghĩa các giải nghĩa các câu thành ngữ tục ngữ . câu thành ngữ, tục ngữ. (Nếu HS không giải nghĩa được thì GV nêu nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ để HS lựa chọn). Đáp án: + Cầu được ước thấy: đạt được đúng điều mình thường mong mỏi, ao ước. + Năm nắng mười mưa: trải qua nhiều vất vả, khó khăn. + Nước chảy đá mòn: kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công. + Lửa thử vàng, gian nan thử sức: khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luy ện con người. 3. Củng cố, dặn dò
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2