Bài 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán<br />
<br />
BÀI 1<br />
<br />
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN<br />
<br />
Hướng dẫn học<br />
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:<br />
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia<br />
thảo luận trên diễn đàn.<br />
Đọc tài liệu hướng dẫn:<br />
<br />
<br />
GS.TS Nguyễn Văn Nam & PGS.TS Vương Trọng Nghĩa, Giáo trình thị trường<br />
chứng khoán, NXB Tài chính, 2002.<br />
<br />
Trần Đăng Khâm, Thị trường chứng khoán – Phân tích cơ bản, NXB ĐH Kinh tế<br />
Quốc dân, 2009.<br />
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc<br />
qua email.<br />
Trang Web môn học.<br />
Nội dung<br />
Cấu trúc của thị trường chứng khoán.<br />
Vai trò của thị trường chứng khoán.<br />
Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.<br />
Điều kiện phát triển thị trường chứng khoán.<br />
Mục tiêu<br />
Kết thúc bài 1, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau:<br />
Hiểu được các khái niệm cơ bản về thị trường chứng khoán; vị trí, vai trò của thị<br />
trường chứng khoán trong cấu trúc thị trường tài chính.<br />
Phân biệt được các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.<br />
Phân tích được xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian tới.<br />
<br />
<br />
TXNHCK01_Bai1_v1.0014109222<br />
<br />
1<br />
<br />
Bài 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán<br />
<br />
Tình huống dẫn nhập<br />
Vinashin phát hành trái phiếu quốc tế trên thị trường Singapore.<br />
Một trong những vai trò hết sức to lớn của thị trường chứng khoán là giúp các doanh nghiệp, tập<br />
đoàn lớn của Việt Nam có thể huy động vốn trên thị trường quốc tế. Vinashin là tập đoàn đã có<br />
lịch sử vay vốn trên thị trường nước ngoài từ rất lâu và hiện có một số khoản nợ đã đến hạn<br />
nhưng tập đoàn vẫn chưa thể trả. Vào ngày 11/10/2013, Vinashin đã phát hành thêm 600 triệu<br />
USD trái phiếu, niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore.<br />
<br />
1. Mục tiêu của đợt phát hành trái phiếu này là gì?<br />
2. Đơn vị nào đứng ra bảo lãnh cho Vinashin phát hành?<br />
3. Nghĩa vụ của nhà phát hành trong thương vụ phát hành trái phiếu vay vốn là gì?<br />
<br />
2<br />
<br />
TXNHCK01_Bai1_v1.0014109222<br />
<br />
Bài 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán<br />
<br />
1.1.<br />
<br />
Khái quát về thị trường chứng khoán<br />
<br />
1.1.1.<br />
<br />
Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán<br />
<br />
Đại cương về thị trường tài chính<br />
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tích lũy trong xã hội không ngừng<br />
tăng lên và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Trong xã hội xuất hiện<br />
những người cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tư, đồng thời lại có một số<br />
người có vốn nhàn rỗi tạm thời muốn cho vay để lấy lãi. Ban đầu những người này<br />
thường tìm gặp nhau một cách trực tiếp để trao đổi mua bán, nhưng khi cung và<br />
cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay và cho vay trực tiếp không đáp<br />
ứng được nữa, do đó đòi hỏi một thị trường cung cấp thị trường gắn kết cung và<br />
cầu vốn, đáp ứng nhu cầu tài chính của nhau. Đó là thị trường tài chính.<br />
Tài trợ gián tiếp<br />
<br />
Các trung gian tài chính<br />
Ngân hàng thương mại<br />
Vốn<br />
<br />
Bảo hiểm, quỹ hưu trí Tổ chức<br />
nhận tiền gửi và cho vay<br />
<br />
Vốn<br />
<br />
Người cho vay vốn<br />
<br />
Người đi vay vốn<br />
<br />
Hộ gia đình<br />
<br />
Hộ gia đình<br />
<br />
Doanh nghiệp<br />
<br />
Vốn<br />
<br />
Doanh nghiệp<br />
<br />
Chính phủ<br />
<br />
Chính phủ<br />
<br />
Nước ngoài<br />
<br />
Nước ngoài<br />
<br />
Thị trường tài chính<br />
Thị trường tiền tệ<br />
Vốn<br />
<br />
Thị trường vốn<br />
<br />
Vốn<br />
<br />
Tài trợ trực tiếp<br />
<br />
Các dòng vốn qua hệ thống tài chính<br />
<br />
TXNHCK01_Bai1_v1.0014109222<br />
<br />
3<br />
<br />
Bài 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán<br />
<br />
Như vậy, có thể nói chức năng cơ bản của thị trường tài chính là chuyển tiền từ<br />
những người có tiền sang những người cần tiền. Những người cần tiền hay có tiền<br />
có thể là Chính phủ, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước… Sự dịch chuyển<br />
tiền được thực hiện thông qua hai con đường: tài trợ trực tiếp và tài trợ gián tiếp.<br />
Tài trợ trực tiếp nghĩa là những người cần tiền huy động trực tiếp từ những người<br />
có tiền bằng cách bán các chứng khoán. Các chứng khoán này là các công cụ tài<br />
chính có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản đối với tổ chức phát hành.<br />
Cách thức thứ hai chuyển tiền là gián tiếp thông qua các trung gian tài chính như<br />
ngân hàng, tổ chức tín dụng, bảo hiểm…<br />
Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn, thị trường tài chính được chia thành thị<br />
trường tiền tệ và thị trường vốn.<br />
Thị trường tiền tệ: là thị trường trao đổi, mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn<br />
(thường có thời hạn dưới 1 năm). Thị trường tiền tệ có một số đặc điểm:<br />
o Giai đoạn luân chuyển vốn ngắn hạn.<br />
o Thị trường tiền tệ đặc trưng bởi hình thức tài chính gián tiếp, đóng vai trò trung<br />
gian tài chính giữa người vay và người cho vay là các ngân hàng thương mại.<br />
o Các công cụ của thị trường tiền tệ có độ an toàn tương đối cao.<br />
Thị trường vốn: Là thị trường mua bán, trao đổi các<br />
công cụ tài chính trung và dài hạn cho nền kinh tế.<br />
Một số đặc điểm của thị trường vốn:<br />
o Giai đoạn luân chuyển vốn dài hạn.<br />
o Các công cụ chủ yếu trên thị trường vốn gồm<br />
các công cụ vay nợ và các chứng khoán có kỳ<br />
hạn thanh toán trên 1 năm. Nhìn chung, so với<br />
các công cụ trên thị trường tiền tệ, các công cụ của thị trường vốn có độ rủi ro<br />
cao hơn nhưng lại mang đến lợi tức cao hơn cho nhà đầu tư.<br />
Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK)<br />
Trong lịch sử hình thành và phát triển của thị trường tài chính, thị trường tiền tệ<br />
được hình thành trước do ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân cư<br />
chưa cao và ban đầu nhu cầu chủ yếu về vốn là ngắn hạn. Sau đó, cùng với sự phát<br />
triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn dài hạn cho đầu tư phát triển thị trường ngày<br />
càng cao và thị trường vốn đã ra đời để đáp ứng những nhu cầu này. Để huy động<br />
vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián<br />
tiếp, Chính phủ và một số công ty còn thực hiện huy động vốn thông qua phát<br />
hành các chứng khoán. Khi một bộ phận các chứng khoán có giá nhất định được<br />
phát hành thì tất yếu nảy sinh nhu cầu về mua bán, trao đổi các chứng khoán đó.<br />
Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh<br />
tế hiện đại. Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển kinh tế qua diễn biến<br />
trên thị trường chứng khoán. Đến nay, hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển<br />
đều đã có thị trường chứng khoán.<br />
Tuy nhiên, hình thức sơ khai của thị trường chứng khoán đã xuất hiện cách đây<br />
hàng trăm năm. Đến nay đã có trên 160 thị trường chứng khoán lớn nhỏ hoạt động<br />
4<br />
<br />
TXNHCK01_Bai1_v1.0014109222<br />
<br />
Bài 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán<br />
<br />
trên khắp các châu lục. Một số TTCK lâu đời và quan trọng như TTCK New York<br />
(1792), TTCK Tokyo (1878), TTCK London (1793)…<br />
1.1.2.<br />
<br />
Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán<br />
<br />
Hiện nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về thị trường chứng khoán.<br />
Quan điểm thứ nhất cho rằng thị trường chứng<br />
khoán và thị trường vốn là một, chỉ là tên gọi khác<br />
nhau của cùng một khái niệm: Thị trường tư bản<br />
(Capital Market). Quan điểm trên đồng nhất TTCK<br />
và thị trường vốn căn cứ vào thời hạn cung cấp vốn<br />
cho doanh nghiệp là vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên<br />
khi đồng nhất hai thị trường này đã bỏ qua tính thanh<br />
khoản của các công cụ huy động vốn (cổ phiếu, trái phiếu, vay, thuê mua...).<br />
Quan điểm thứ hai của đa số các nhà kinh tế cho rằng: "Thị trường chứng khoán<br />
được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một". Như vậy,<br />
theo quan điểm này, TTCK và thị trường vốn là khác nhau, trong đó TTCK chỉ<br />
giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn như trái phiếu chính<br />
phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các công cụ tài chính ngắn hạn được giao dịch<br />
trên thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của TTCK.<br />
Quan điểm thứ ba lại cho rằng "Thị trường chứng khoán là thị trường cổ phiếu",<br />
hay là nơi mua bán các phiếu cổ phần được các công ty phát hành ra để huy động<br />
vốn. Quan điểm này xuất phát từ việc xem xét mức độ tác động của thị trường tới<br />
nền kinh tế khi có biến động thì cổ phiếu ảnh hưởng mạnh hơn.<br />
Các quan điểm trên đều được khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn và trong từng<br />
điều kiện lịch sử nhất định. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán được hiểu đơn giản là<br />
nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán hay các giấy tờ có giá. Việc trao đổi mua bán<br />
này được thực hiện theo những quy tắc ấn định trước.<br />
1.1.3.<br />
<br />
Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán<br />
<br />
Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành 4<br />
nhóm sau: chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư, các tổ chức cung ứng dịch vụ và cơ quan<br />
quản lý giám sát thị trường.<br />
1.1.3.1.<br />
<br />
Chủ thể phát hành<br />
<br />
Chủ thể phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hóa của thị trường<br />
chứng khoán. Đây là những người cần tiền và huy động vốn bằng cách phát hành<br />
chứng khoán và bán cho những nhà đầu tư hoặc những người kinh doanh chứng<br />
khoán. Các chủ thể phát hành bao gồm: Chính phủ, các doanh nghiệp và một số tổ<br />
chức khác như: các quỹ đầu tư; tổ chức tài chính trung gian...<br />
Chính phủ và chính quyền địa phương: Là chủ thể phát hành các chứng khoán:<br />
Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu địa phương, Trái phiếu công trình, Tín phiếu kho<br />
bạc. Nhà nước tham gia TTCK chủ yếu với tư cách là người vay nợ.<br />
<br />
TXNHCK01_Bai1_v1.0014109222<br />
<br />
5<br />
<br />