intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bài 6: Bệnh học hệ thần kinh

Chia sẻ: Nguyễn Đình Trọng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

104
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi hoàn thành Bài giảng "Bài 6: Bệnh học hệ thần kinh" người học có thể nêu được triệu chứng chính, điều trị một số bệnh thần kinh thường gặp: động kinh, suy nhược thần kinh, uốn ván, viêm não Nhật Bản,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bài 6: Bệnh học hệ thần kinh

  1. Bài 6. BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH Mục tiêu Nêu được triệu chứng chính, điều trị một số bệnh thần kinh thường gặp: động kinh, suy nhược  thần kinh, uốn ván, viêm não Nhật Bản… Nội dung I. ĐỘNG KINH 1. Đại cương Động kinh là tình trạng kích thích vỏ não biểu hiện bằng những cơn co giật ngắn có tính chất đột  ngột, cố định, có khuynh hướng chu kỳ tái phát. Có 2 loại động kinh ­ Động kinh triệu chứng: biểu hiện co giật thứ phát của một tổn thương tạm thời hay vĩnh viễn  của vỏ não như lún xương sọ, đụng dập não, abces não, u não, gôm giang mai, ấu trùng sán dây ở  não… ­ Bệnh động kinh: chiếm > 2/3 trường hợp, không thấy tổn thương não, thường do di truyền. 2. Triệu chứng lâm sàng cơn động kinh Thường khỏi đầu đột ngột bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào. Một số trường hợp có triệu chứng báo  trước như cảm giác kiến bò, đau ngoài da, buồn nôn. Cơn động kinh xảy ra qua 4 giai đoạn liên tiếp: ­ Giai đoạn co cứng: đột nhiên cơ hô hấp co làm bệnh nhân kêu lên một tiếng, ngã lăn ra, ngừng  thở, mặt tím tái, tim đập nhanh, toàn thân cứng, mình cong, mắt nhắm, nghiến chặt răng, sùi bọt  mép. Giai đoạn này kéo dài khoảng 20 giây. ­ Giai đoạn co giật: các cơ toàn thân bị co giật ngắt quãng, đầu tiên nhanh, sau thưa dần, mặt nhăn  nhó. Giai đoạn này kéo dài khoảng 2­3 phút. ­ Giai đoạn hôn mê: bệnh nhân nằm sõng sượt, hôn mê, mất cảm giác, mất ý thức. Giai đoạn này  thường kéo dài 5­10 phút. Có trường hợp kéo dài hàng giờ. ­ Giai đoạn hồi phục: bệnh nhân mở mắt, ú ớ, quờ quạng, ý thức u ám, mất định hướng, lăn ra  ngủ, khi tỉnh dậy không nhớ gì đã xảy ra.  3. Tai biến:  ­ Khi lên cơn động kinh, bệnh nhân có thể ngã vào nơi nguy hiểm như bếp lửa, nước, từ trên cao  xuống ­ Lên cơn liên tục gây phù não, ngạt thở. ­ Rối loạn tâm thần. 4. Điều trị ­ Trong cơn: không cần cho thuốc ngay. + Săn sóc bệnh nhân: không cho cắn vào lưỡi, đặc biệt là giai đoạn co cứng, co giật. + Đặt bệnh nhân nằm nơi yên tĩnh, nới rộng quần áo cho dễ thở. ­ Ngăn ngừa tái phát
  2. + Dùng Gardenal hoặc Hydantoin + Nếu lên cơn liên tục có thể tiêm Gardenal, Seduxen. ­ Điều trị căn nguyên như lấy máu tụ sau chấn thương sọ não, mảnh xương sọ chạm não, u não… ­ Phòng ngừa tai biến: không để bệnh nhân làm việc ở những nơi dễ xảy ra tai nạn như chèo  thuyền, nấu bếp, lái xe, làm việc trên cao… II. SUY NHƯỢC THẦN KINH 1. Đại cương Suy nhược thần kinh là bệnh phổ biến, thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, thành thị nhiều hơn nông  thôn, người lao động trí óc nhiều hơn người lao động chân tay. Bệnh thường xảy ra ở những người có loại hình thần kinh yếu và sau những sang chấn tinh thần  kéo dài 2. Triệu chứng lâm sàng 2.1. Triệu chứng chính ­ Tính tình thay đổi, hay cáu gắt. ­ Nhức đầu âm ỉ kéo dài, nhức toàn bộ đầu. ­ Ngủ kém, mất ngủ nhiều, ngủ không ngon, mơ gặp nhiều chiêm bao, ác mộng. 2.2. Triệu chứng phụ ­ Trí nhớ kém, kém tập trung tư tưởng, hay quên, ít chú ý. ­ Rối loạn vận động: run tay, ù tai, đau ngực lưng… ­ Rối loạn thần kinh thực vật: tim đập nhanh, khó thở, rối loạn tiêu hóa… 3. Điều trị ­ Dùng liệu pháp tâm lý, tùy theo từng nguyên nhân. ­ Điều trị triệu chứng: dùng thuốc an thần như Seduxen, Meprobamat, Gardenal, Calci Bromid, Cao  lạc tiên… ­ Chế độ sinh hoạt đầy đủ các chất và chú ý dùng thêm Vitamin nhóm B và Acid Glutamic. III. BỆNH UỐN VÁN 1. Đại cương Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Clostridium tetani gây bệnh. Đặc trưng của bệnh  là gây những cơn co cứng, co giật cơ vân làm bệnh nhân đau đớn. Trực khuẩn uốn ván là loại vi  khuẩn kỵ khí gram dương, có nha bào và rất bền vững với môi trường ngoại cảnh. Vi khuẩn này thường sống ở dưới đất, phân trâu, bò, gà, lợn… và xâm nhập vào cơ thể người qua  da, niêm mạc bị tổn thương. 2. Triệu chứng lâm sàng 2.1. Thời kỳ ủ bệnh Từ 7 ngày đến 14 ngày. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng. 2.2. Thời kỳ khởi phát
  3. Trong thời kỳ này, triệu chứng đặc hiệu là cứng hàm, làm cho bệnh nhân khó nói, khó há miệng,  khó nuốt. Sau đó lan sang cứng cổ và cứng gáy, uống nước sặc. 2.3. Thời kỳ toàn phát Bệnh nhân co cứng các cơ vân: cơ hàm, cơ mặt co cứng làm cho bệnh nhân nhăn mặt, nhe răng. Cơ  thân mình co cứng làm bệnh nhân ở tư thế ưỡn cong người. Đặc biệt cường độ co cứng tăng lên khi  có kích thích như tiếng động hoặc ánh sáng. Mỗi cơn co cứng thường từ 5­10 giây, có khi nửa phút  làm bệnh nhân đau đớn. Nếu co cứng các cơ hô hấp, bệnh nhân có thể sẽ ngạt thở. Toàn thân bệnh nhân biểu hiện hội chứng nhiễm khuẩn: sốt cao, mạch nhanh, lưỡi dơ, thiểu  niệu… Ý thức bệnh nhân vẫn bình thường. 3. Diễn biến:  ­ Bệnh thường tiến triển nặng và tử vong từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 do ngạt thở, suy hô hấp và  trụy tim mạch.  ­ Một số trường hợp tiến triển tốt, các cơn co cứng thưa dần và bệnh nhân khỏi bệnh. 4. Điều trị ­ Chế độ ăn uống – nghỉ ngơi: cách ly bệnh nhân ở nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng, tiếng động. Ăn  các chất dễ tiêu và thường phải cho ăn qua đường mũi vào dạ dày bằng sonde. ­ Thuốc điều trị: Penicillin từ 1­2 triệu đơn vị/ ngày ­ Huyết thanh chống độc tố uốn ván SAT 20.000 – 50.000 đơn vị, tiêm dưới da. Phải thử phản  ứng trước khi tiêm. ­ Giải độc tố uốn ván (VAT): 0,5 ml – 1 ml – 2 ml, cách nhau từ 7 đến 10 ngày. ­ Điều trị triệu chứng: + Chống co giật: Diazepam, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch ­ Xử lý vết thương nếu còn nhiễm trùng: rửa bằng dung dịch thuốc tím, oxy già… 5. Phòng bệnh ­ Tránh gây tổn thương da và niêm mạc. Nếu có tổn thương và nghi ngờ nhiễm trùng uốn ván phải  tiêm ngay SAT 15.000 đơn vị. ­ Tuyệt đối vô trùng trong phẫu thuật, tiêm chích và cắt rốn trẻ sơ sinh. ­ Tiêm phòng vaccin uốn ván cho trẻ em và phụ nữ có thai đủ liều, đúng thời gian. IV. VIÊM NÃO NHẬT BẢN 1. Đại cương Viêm não Nhật Bản còn được gọi là viêm não mùa hè hoặc viêm não B (nhằm phân biệt với viêm  não A), là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh do virus gây nên và được truyền bởi muỗi Culex. Đây  là tình trạng viêm não nặng có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn và tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh  tương đối phổ biến ở nước ta (vùng xảy ra dịch thường là những vùng có nhiều cây ăn quả như  nhãn, vải…) và thường gặp ở trẻ em từ 2 đến 7 tuổi 2. Triệu chứng lâm sàng ­ Thời kỳ ủ bệnh: từ 4 đến 8 ngày.
  4. ­ Thời kỳ khởi phát: từ 1 đến 4 ngày. Biểu hiện bằng: sốt nhẹ, sổ mũi, tiêu chảy, run, nhức đầu,  nôn ói, có thể rối loạn tâm lý, trẻ em thờ ơ, kém ăn. ­ Thời kỳ toàn phát: sau 2­3 ngày đến 1 tuần. Biểu hiện bằng: rối loạn ý thức, nôn ói, cứng gáy,  kích thích sảng (hoặc giảm động), ảo giác, co giật, động kinh, có thể dẫn đến rối loạn nhịp thở,  hôn mê. 3. Hậu quả:  ­ 30% bệnh nhân nhập viện bị tử vong. ­ 1/3­1/4 số trường hợp sống sẽ để lại di chứng thần kinh và tâm thần. ­ Có một số trường hợp các triệu chứng giảm dần và người bệnh có thể khỏi hẳn. 4. Điều trị: chủ yếu là điều trị triệu chứng ­ Hạ sốt: Paracetamol 0,5 g x 1 viên/ngày. ­ Chống co giật: Diazepam 5 mg x 1 viên/ngày. ­ Chống phù não: + Manitol 10­15%, 100­150 ml truyền tĩnh mạch trong 30 phút. + Glucose 30%, 1 ống 20 ml tiêm tĩnh mạch chậm. Trong giai đoạn phục hồi, cần luyện tập chống các dị ứng. 5. Phòng bệnh ­ Phun thuốc diệt muỗi và bọ gậy. ­ Tránh muỗi đốt bằng cách đi ngủ phải nằm màn. ­ Tiêm phòng vaccin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2