intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng bộ môn Dược lý: Tương tác thuốc

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:65

140
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng về "Tương tác thuốc" giúp người học có thể hiểu được: Một số khái niệm cơ bản, sự phối hợp thuốc dẫn tới tăng tác dụng - tương tác có tính hiệp đồng, sự phối hợp thuốc dẫn tới giảm tác dụng - tương tác có tính đối kháng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng bộ môn Dược lý: Tương tác thuốc

  1. BỘ MÔN DƯỢC LÝ HỌC VIỆN QUÂN Y  Tương tác thuốc Người soạn: Nguyễn Bích Luyện
  2.               Tương tác thuốc 1. Một số khái niệm cơ bản  Tương tác thuốc là hiện tượng xẩy  ra khi hai thuốc trở lên được sử  dụng đồng thời. Sự phối hợp làm  thay đổi tác dụng hoặc độc tính của  một trong những thứ thuốc đó.
  3. Khi phối hợp thuốc nhằm lợi dụng  tương tác thuốc theo hướng có lợi để  tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng  phụ hoặc để giải độc thuốc. Thế  nhưng, trong thực tế điều trị có những  tình huống hoàn toàn bất ngờ: cũng một  thuốc ở mức liều điều trị mà khi phối  hợp với thuốc này lại giảm hoặc mất  tác dụng, ngược lại, dùng với thuốc kia  thì lại xẩy ra ngộ độc.
  4. Tỷ lệ tương tác thuốc tăng theo cấp số  nhân với số loại thuốc phối hợp, có  nghĩa là nguy cơ rủi  ro, thất bại cũng  tăng theo. Do đó việc cho thuốc và phối hợp thuốc  trong điều trị là 1 vấn đề phức tạp, luôn  đặt ra cho người thầy thuốc phải cân  nhắc  và luôn phải quan tâm đến hiện  tượng tương tác thuốc có thể xảy ra. 
  5. Nhận định về tương tác thuốc để  hướng dẫn cho bênh nhân khi sử  dụng thuốc và có những lời khuyên  với bác sĩ khi gặp những đơn thuốc  phối hợp không đúng. Các tình huống có thể xảy ra khi  phối hợp thuốc được tóm tắt như  sau:
  6.       Tương tác thuốc ­ thuốc Tăng tác dụng = hiệp đồng  Giảm tác dụng = đối kháng  Dược lý   hoá học  dược lý Vật lý  Dược động học   Dược lực học     Dược động học     Dược lực học Sau đây chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu từng phần của  sơ đồ này: 
  7. 2. Sự phối hợp thuốc dẫn tới tăng tác  dụng ­ tương tác có  tính hiệp  đồng Sự phối hợp thuốc làm tăng hiệu quả  tác dụng là mục tiêu trong điều trị. Đó là  sự tương tác mang tính hiệp đồng  thuốc, nó xảy ra tại các receptor khác  nhau, nhưng có cùng đích tác dụng là:  làm tăng hiệu quả điều trị. Các khả năng có thể xảy ra với loại  tương tác này là:
  8. Hiệp đồng  Cộng Tăng cường   (Additive)   (Synergism)
  9. 2.1.Hiệp đồng cộng (Additive) * Khi phối hợp hai hay nhiều thuốc  với nhau mà tác dụng thu được  bằng tổng tác dụng của các chất  thành phần, ta có hợp đồng cộng.  Thí dụ:
  10. Streptomycin + Penicillin Oleandomycin   Viên Oletetrin 0,083 Tetraxyclin         0,167                     Aspirin          0,20 Viên APC     Paracetamol  0,05                       Cafein       0,02
  11. Nhờ có sự phối hợp này mà  Olcandomycin nới rộng được phổ tác  dụng, còn Tetraxyclin thì giảm được  liều, do đó giảm được độc tính. * Những tương tác có thể xảy ra  tại  các receptor khác nhau nhưng có cùng  đích tác dụng rất phổ biến trong điều  trị. Ví dụ:  Phối hợp thuốc lợi tiểu ­ an thần với  các thuốc chống tăng huyết áp để điều  trị bệnh huyết áp cao.
  12. Phối hợp kháng sinh với các thuốc giảm  tiết HCL để điều trị viên loét đường tiêu  hoá. Phối hợp kháng sinh có cơ chế tác dụng  khác nhau trong điều trị lao * Các phối hợp này thường được áp dụng  phổ biến  trong điều trị, tuy nhiên cũng  hay gặp những tương tác bất lợi do bác sĩ  vô tình phối hợp các thuốc có tên biệt  dược khác nhau, nhưng thực tế lại là cùng  một hoạt chất . 
  13. Ví dụ: Phối hợp các kháng sinh nhóm  Aminoglycozid: Gentamycin +  Streptomycin  ­> làm tăng suy thận và  điếc không hồi phục.
  14. 2.2. Hiệp đồng tăng cường  (Potencial) * Khi tác dụng phối hợp vượt tổng  tác dụng của các chất thành phần, ta  có hiệp đồng tăng cường. Loại hiệp  đồng này thường xảy ra khi các chất  thành phần tác dụng lên những khâu  khác nhau trên cùng một chuỗi phản  ứng:
  15. Ví dụ:  P.A.BA      FH2     FH4                   (­)       (­) Sulffamid      Trimethoprim     Pyrimetamin 
  16. Acid Folic là Coenzym  giúp vi khuẩn  tạo nên các base purin, thymin và các  acid amin cần tổng hợp ADN, ARN để  vi khuẩn phát triển. Sunfamid do cạnh tranh với P.A.B làm  giảm lượng FH2, còn các dẫn chất  Pirimidin (trimethoprim, pirimethamin)  lại ức chế enzym DHFR xúc tác cho quá  trình chuyển FH2 thành FH4, làm  giảm  lượng FH4.
  17.  Kết quả cuối cùng là thiếu acid Folic,  vì vậy ức chế sự phát triển vi khuẩn.  Hai loại thuốc đó dùng chung sẽ có tác  dụng hiệp đồng vượt mức (chứ không  phải một phép cộng thông thường),  mạnh hơn hẳn khi dùng đơn độc từng  loại, đó là nguyên tắc để tạo nên công  thức thuốc kháng khuẩn hoặc thuốc  chống sốt rét có hiệu lực cao.
  18. * Khi phối hợp lại hai thuốc tác dụng  kìm khuẩn như trong chế phẩm : Co ­  trimoxazol (Bactrim) gồm:  Sulfamethoxazol + Trimethoprim) , ta lại  thu được tác dụng diệt khuẩn. Chế  phẩm này có tác dụng rất tốt với những  vi khuẩn đã kháng các kháng sinh khác. Chế phẩm  Fansidar: (Sulfadoxin +  Pyrimethamin).
  19. Hiệp đồng vượt mức còn được tạo nên  khi chất chính ­ chất chủ vận, được  tăng tiềm lực nhờ chất phối hợp có thể  không tác dụng lên một cơ quan đích  với chất chính. Ví dụ: Clofibrat dùng chung với thuốc  kháng Vitamin K làm tăng tác dụng  chống đông máu, mặc dù Clofibrat  không có tác dụng chống đông.
  20.  Thuốc co mạch adrenalin sẽ làm  tăng tác dụng gây tê từng vùng của  novocain khi dùng phối hợp .  Khi điều trị cao huyết áp thường  phối hợp thuốc lợi tiểu với thuốc  giãn mạch, thuốc lợi tiểu làm giảm  lưu lượng tuần hoàn và thuốc giãn  mạch có tác dụng hạ huyết áp tốt  hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2