Bài giảng Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ: Rối loạn dịch ối: đa ối, thiểu ối
lượt xem 4
download
Sau khi học xong, học viên có khả năng: Trình bày được nguồn gốc dịch ối và quá trình tạo ối, biết được nguyên tắc quản lý trường hợp thiểu ối, biết được nguyên tắc quản lý trường hợp đa ối.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ: Rối loạn dịch ối: đa ối, thiểu ối
- Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài TBL 4-3 Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan nữa sau thai kỳ RỐI LOẠN DỊCH ỐI : ĐA ỐI, THIỂU ỐI Huỳnh Nguyễn Khánh Trang 1, Thân Trọng Thạch 2 Mục tiêu: Sau khi học xong, học viên có khả năng 1. Trình bày được nguồn gốc dịch ối và quá trình tạo ối 2. Biết được nguyên tắc quản lý trường hợp thiểu ối 3. Biết được nguyên tắc quản lý trường hợp đa ối Nguồn gốc nước ối trong tam cá nguyệt đầu tiên? Nguồn gốc nước ối trong tam cá nguyệt đầu tiên không chắc chắn. Có hai giả thuyết thường nhắc đến: (1) dịch thấm từ huyết tương mẹ xuyên qua màng đệm/màng ối và (2) dịch thấm của huyết tương thai xuyên qua da thai nhi trước khi bị sừng hóa. Nguồn gốc và động học của nước ối trong tam cá nguyệt thứ hai và ba của thai kỳ Nước ối là sự kết hợp của nước tiểu thai nhi và dịch phổi. Thể tích ối là sự cân bằng giữa sự thải dịch và sự hấp thu dịch của thai. Hấp thu dịch là sự kết hợp của việc nuốt dịch của thai và sự chảy dịch qua màng thai để vào thai hoặc vào tuần hoàn mẹ. Lúc gần sinh, phổi thai nhi sản xuất khoảng 300 - 400 mL dịch phổi/ngày. Lượng dịch này duy trì độ căng cho phổi và đảm bảo phổi phát triển. Lúc chuyển dạ, nhiều hormone tác động làm giảm dịch phổi và cho phép chuyển sang giai đoạn thở tự nhiên. Nước tiểu thai nhi là nguồn cung cấp dịch ối chính. Lúc gần sinh, thai nhi sản xuất 400 - 1200 mL nước tiểu/ngày. Sự sản xuất này tùy thuộc vào độ trưởng thành của thận thai nhi. Nước tiểu thai nhi nhược trương so với huyết tương thai nhi hay huyết tương mẹ. Dịch ối được hấp thu chủ yếu là nhờ thai nhi nuốt dịch vào. Lúc gần sinh, thai nhi nuốt khoảng 200 - 500 mL dịch/ngày, chủ yếu trong các giai đoạn ngủ chủ động. Một ít dịch ối chảy từ khoang tử cung vào mạch máu nhau thai cũng góp phần hấp thu dịch ối. Xu hướng chung của thể tích nước ối trong suốt thai kỳ? Thể tích ối trung bình tăng từ 250 tới 800 mL giữa tuần 16 và tuần 32. Thể tích này ổn định cho tới tuần 36; dịch ối sau đó giảm còn 500 mL lúc sinh. Sự thay đổi thể tích dịch ối có sự khác biệt lớn ở mỗi người. Thể tích nước ối đo như thế nào? Thường dùng 3 kỹ thuật để đo thể tích nước ối; chỉ số dịch ối (AFI), đo xoang ối lớn nhất (single deepest pocket) và đo xoang ối 2 đường kính (two-diameter pocket). Chú ý rằng dây rốn và các chi của thai không nằm trong xoang ối đo. Đo AFI bằng cách chia bụng mẹ ra 4 góc tư. Rốn chia tử cung làm nửa trên và nửa dưới và đường đen chia tử cung thành nửa phải và nửa trái. Với đầu dò đặt vuông góc với sàn nhà, sẽ xác định được xoang ối sâu nhất ở mỗi góc tư. AFI là tổng của các số đo thu thập được ở mỗi góc tư. Đo xoang ối lớn nhất là xác định xoang ối có chiều sâu dọc lớn nhất. Đo xoang ối 2 đường kính là xác định xoang ối có tích số chiều sâu và chiều rộng lớn nhất. Dịch ối bất thường có tầm quan trọng thế nào? Cả thiểu ối và đa ối đều có liên quan đến gia tăng bệnh suất và tử suất của mẹ và con. Nước tiểu thai nhi là nguồn sản xuất dịch ối chính và sự nuốt dịch của thai là nguồn hấp thu dịch ối chính Định nghĩa thiểu ối? Có 4 định nghĩa thiểu ối và đang tranh cãi xem định nghĩa nào là phù hợp nhất. Các định nghĩa là AFI < 5 cm, AFI < 5% lượng nước ối chuẩn cùng tuổi thai, xoang ối lớn nhất < 2 cm, xoang ối 2 đường kính < 15 cm2 . Thiểu ối có thể do bất thường thận/hệ niệu của thai, suy nhau, PROM hoặc mất nước ở mẹ 1.Phó giáo sư, phó trưởng bộ môn Phụ Sản, khoa Y, Đại học Y Dược tp HCM. Mail: tranghnk08@gmail.com 2.Giảng viên bộ môn Phụ Sản, khoa Y, Đại học Y Dược tp HCM. Mail: thachdc2002@yahoo.com
- Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài TBL 4-3 Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan nữa sau thai kỳ Các nguyên nhân liên quan gây thiểu ối. Bất thường nhiễm sắc thể/bẩm sinh của thai nhi Thiếu oxy thai mạn tính (đưa tới giảm thể tích huyết tương thai nhi và giảm độ lọc cầu thận. Thai quá ngày Mất nước ở mẹ Vỡ hay rỉ ối Bất thường bẩm sinh thai nhi gây thiểu ối Bất sản thận và các bệnh lý tắc nghẽn đường niệu - sinh dục (như van niệu đạo sau và teo niệu đạo) gây thiểu ối. Hậu quả của thiểu ối ở tam cá nguyệt thứ hai Thiểu ối ở tam cá nguyệt thứ hai có thể đưa đến giảm sản phổi thai nhi Nếu có tình trạng thiểu ối ở thai đủ tháng, đây là chỉ định cho sinh. Khi thiểu ối nhưng thai còn non tháng, tùy thuộc vào nguyên nhân, khả năng chăm sóc và nuôi dưỡng thai non tháng của cơ sở y tế sẽ quyết định phương cách và thời điểm cho sinh. Định nghĩa đa ối? Có 4 định nghĩa đa ối: AFI > 24 cm, AFI > 95% lượng ối chuẩn cùng tuổi thai, xoang ối lớn nhất > 8 cm, xoang ối 2 đường kính > 50 cm2. Đa số các trường hợp đa ối là vô căn, kế đến là đi kèm với tình trạng đái tháo đường ở mẹ và phù thai nhi (fetal hydrops) Các bất thường của thai gây đa ối gây cản trở sự nuốt dịch của thai, hoặc là nguyên nhân thần kinh hoặc là tiêu hóa. Chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân gây đa ối Vô căn Bất thường bẩm sinh Đái tháo đường ở mẹ (trước hoặc trong thai kỳ) Hội chứng truyền máu trong song thai Phù miễn dịch và phù không do miễn dịch Khoảng 2/3 trường hợp đa ối là vô căn. Có vài bằng chứng cho thấy đa ối vô căn có liên quan với gia tăng nguy cơ dị bội nhiễm sắc thể. Các bất thường bẩm sinh liên quan với đa ối Liên quan tới hệ thần kinh trung ương (CNS) và hệ tiêu hóa. Các bất thường chính ở hệ thần kinh bao gồm thai vô sọ (anencephaly) và bệnh thần kinh - cơ nguyên phát. Các bất thường ở hệ tiêu hóa bao gồm teo thực quản và tá tràng. Đa ối cũng có thể gặp kèm theo thoát vị hoành, sang thương ở van tim và loạn nhịp tim. Đa ối có thể gây ra các biến chứng sản khoa: Đa ối có thể làm sinh non và vỡ ối non trên thai non tháng do căng giãn tử cung quá mức hoặc tăng thể tích tử cung nhiều. Giải áp nhanh tình trạng đa ối bằng chọc hút hoặc làm vỡ màng thai có thể gây nhau bong non. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brace RA, Resnik R: Dynamics and disorders of amniotic fluid. In Creasy R, Resnik R (eds): Maternal Fetal Medicine, 4th ed. Philadelphia, W.B. Saunders, 1999. 2. Called PW: Amniotic fluid: Its role in fetal health and disease. In Callen PW (ed): Ultrasonography in Obstetrics and Gynecology, 4th ed. Philadelphia, W.B. Saunders, 2000. 3. Magann EF, Sanderson M, Martin JN, Chauhan S: The amniotic fluid index, single deepest pocket, and two-diameter pocket in normal human pregnancy. Am J Obstet Gynecol 182:1581-1588, 2000. 4. Ross MG, Ervin MG, Novak D: Placental and fetal physiology. In Gabbe SG, Niebyl JR, Simpson JL (eds): Obstetrics-Normal and Problem Pregnancies, 4th ed. New York, Churchill Livingstone, 2002. 1.Phó giáo sư, phó trưởng bộ môn Phụ Sản, khoa Y, Đại học Y Dược tp HCM. Mail: tranghnk08@gmail.com 2.Giảng viên bộ môn Phụ Sản, khoa Y, Đại học Y Dược tp HCM. Mail: thachdc2002@yahoo.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hình ảnh chấn thương bụng kín: Gan
34 p | 138 | 23
-
Bài giảng Vấn đề thường gặp ở vú - cơ quan sinh dục - PGS.TS. Ngô Thị Kim Phụng
38 p | 113 | 14
-
Bài giảng Chăm sóc trẻ đẻ nhẹ cân
33 p | 97 | 10
-
Bài giảng Các vấn đề chăm sóc người lớn mắc bệnh tim mạch
135 p | 12 | 7
-
Bài giảng Những vấn đề đạo đức trong chăm sóc người nhiễm HIV
16 p | 88 | 6
-
Bài giảng Những vấn đề đạo đức trong chăm sóc người nhiễm HIV: Bài 8
12 p | 113 | 6
-
Bài giảng Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ: Thai nghén thất bại sớm
4 p | 39 | 5
-
Bài giảng Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ: Vấn đề liên quan đến các thuật ngữ: Thai nhỏ so với tuổi thai (SGA), thai với tăng trưởng trong tử cung bị giới hạn (FGR)(IUGR)
2 p | 38 | 4
-
Bài giảng Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ: Thai nghén thất bại sớm và các vấn đề có liên quan
4 p | 43 | 4
-
Bài giảng Các vấn đề chăm sóc người lớn mắc bệnh hệ tiêu hoá - CĐ Y tế Hà Nội
26 p | 9 | 3
-
Bài giảng Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ: Các khái niệm chính yếu về vai trò cốt lõi của siêu âm trong nửa đầu thai kỳ
5 p | 37 | 3
-
Bài giảng Những vấn đề trong gãy đầu dưới xương quay - BS. Nguyễn Văn Quang
83 p | 62 | 3
-
Bài giảng Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ: Làm mẹ an toàn: Từ khái niệm làm mẹ an toàn đến thực hành
4 p | 56 | 3
-
Bài giảng Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ: Công cụ tầm soát lệch bội: độ dầy khoảng thấu âm sau gáy, chỉ báo huyết thanh, chỉ báo mềm, test tiền sản không xâm lấn
4 p | 44 | 3
-
Bài giảng Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ: Bệnh lý tim mạch trong thai kỳ
3 p | 31 | 3
-
Bài giảng Chuyển dạ bình thường: Sinh lý chuyển dạ
0 p | 83 | 3
-
Bài giảng Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ: Tầm soát dị tật bào thai. Vai trò của phương pháp khảo sát hình ảnh. Lịch thực hiện tầm soát dị tật
3 p | 38 | 3
-
Bài giảng Sản khoa: Phần 1
218 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn