intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Chương 2: Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán

Chia sẻ: Lý Hàn Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Chương 2: Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức về: quy định chung và các nguyên tắc đạo đức cơ bản; áp dụng các nguyên tắc đạo đức;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Chương 2: Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán

  1. CHƯƠNG 2 CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN
  2. NỘI DUNG 1. Quy định chung và các nguyên tắc đạo đức cơ bản 2. Áp dụng các nguyên tắc đạo đức
  3. 1. Quy định chung và các nguyên tắc đạo đức cơ bản (1) Tại sao cần phải có CM Đạo đức nghề Kế toán Kiểm toán? (2) Những đối tượng nào cần phải tuân thủ CM này? (3) Những Nguyên tắc cơ bản của CM Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán là gì? (4) Các nhóm áp dụng CM này như thế nào?
  4. 1.1. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán (1) Tại sao cần phải có CM Đạo đức nghề Kế toán Kiểm toán? Nhằm để: • Nâng cao sự tín nhiệm của xã hội đối với hệ thống thông tin của kế toán và kiểm toán; • Tạo lập sự công nhận của xã hội về tính chuyên nghiệp của người làm kế toán và người làm kiểm toán, đặc biệt là người hành nghề kế toán và kiểm toán viên hành nghề; • Đảm bảo chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán đạt được các chuẩn mực cao nhất; • Tạo ra sự tin cậy của người sử dụng dịch vụ kế toán, kiểm toán về khả năng chi phối của chuẩn mực đạo đức đối với việc cung cấp các dịch vụ đó.
  5. 1. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán (2) Ai phải tuân thủ? • Người làm kế toán • Người làm kiểm toán • Những người hoạt động trong lĩnh vực khác có chứng chỉ kiểm toán hoặc chứng chỉ hành nghề kế toán • Doanh nghiệp kế toán kiểm toán • Đơn vị sử dụng người làm kế toán, người làm kiểm toán; tổ chức cá nhân có liên quan đến công tác kế toán kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết
  6. 1. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán (3) Những Nguyên tắc cơ bản? • Độc lập; • Chính trực; • Khách quan; • Năng lực chuyên môn và tính thận trọng; • Tính bảo mật; • Tư cách nghề nghiệp; • Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.
  7. 1. Đạo đức nghề Kế toán - Kiểm toán (4) Các nhóm áp dụng? • Phần A: Áp dụng cho tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán; • Phần B: Áp dụng cho kiểm toán viên hành nghề, nhóm kiểm toán và công ty kiểm toán; • Phần C: Áp dụng cho người có Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán đang làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức.
  8. 2. Áp dụng đạo đức nghề nghiệp • Phần A : Áp dụng cho tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán : • Cách tiếp cận • Các nguy cơ • Biện pháp bảo vệ • Những vấn đề cụ thể
  9. 2. Áp dụng đạo đức nghề nghiệp Phần A : Áp dụng cho tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán : Cách tiếp cận Môi trường làm việc có thể tạo ra một số nguy cơ trong việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực đạo đức.  Đòi hỏi người làm kế toán và người làm kiểm toán phải xác định, đánh giá và xử lý các nguy cơ đe dọa sự tuân thủ các nguyên tắc cơ bản chứ không chỉ đơn thuần tuân thủ các quy định một cách máy móc.  Nếu các nguy cơ được xác định là đáng kể, người làm kế toán và người làm kiểm toán cần áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp để loại bỏ hay làm giảm nhẹ các nguy cơ này xuống mức có thể chấp nhận được để việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản không bị ảnh hưởng.
  10. 2. Áp dụng đạo đức nghề nghiệp Phần A : Áp dụng cho tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán : Các nguy cơ • Nguy cơ do tư lợi Bản thân or thành viên trong g/đình có các lợi ích tài chính hay lợi ích khác. • Nguy cơ tự kiểm tra Bản thân phải xem xét lại các đánh giá trước đây do mình chịu trách nhiệm • Nguy cơ về sự bào chữa Bản thân ủng hộ một quan điểm hay ý kiến tới mức độ mà tính khách quan có thể bị ảnh hưởng; • Nguy cơ từ sự quen thuộc Do quen thuộc, bản thân trở nên quá đồng tình đối với lợi ích của những người khác • Nguy cơ bị đe dọa Bản thân có thể bị ngăn cản không được hành động một cách khách quan do các đe dọa
  11. 2. Áp dụng đạo đức nghề nghiệp Phần A : Áp dụng cho tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán Biện pháp bảo vệ: hai nhóm lớn như sau: • Các biện pháp bảo vệ do pháp luật và chuẩn mực quy định; + Yêu cầu về học vấn, đào tạo và kinh nghiệm làm nghề kế toán và kiểm toán. + Các yêu cầu về cập nhật chuyên môn liên tục. + Các quy định về bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp. + Các chuẩn mực nghề nghiệp và quy định về thủ tục soát xét. + Các quy trình kiểm soát của Hội nghề nghiệp hay của cơ quan quản lý nhà nước và các biện pháp kỷ luật. + Kiểm soát từ bên ngoài do một bên thứ ba được ủy quyền hợp pháp đối với các báo cáo, tờ khai, thông báo hay thông tin do người làm kế toán và người làm kiểm toán lập. + ... • Các biện pháp bảo vệ do môi trường làm việc tạo ra.
  12. 2. Áp dụng đạo đức nghề nghiệp Phần A : Áp dụng cho tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán Những vấn đề cụ thể: • Tính chính trực và tính khách quan • Xung đột về đạo đức • Năng lực chuyên môn và tính thận trọng • Tính bảo mật • Tư vấn thuế hoặc làm bản khai thuế • Hoạt động chuyên nghiệp xuyên quốc gia • Quảng cáo (Đoạn 49-76.CMĐĐ)
  13. 2. Áp dụng đạo đức nghề nghiệp Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT • Tính độc lập • Nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập • Các biện pháp bảo vệ • Áp dụng nguyên tắc độc lập trong các trường hợp cụ thể.
  14. 2. Áp dụng đạo đức nghề nghiệp Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Tính độc lập: Độc lập - nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Mọi kiểm toán viên hành nghề và thành viên nhóm kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán, công ty kiểm toán phải độc lập với các khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán. Tuy nhiên, độc lập không phải là tuyệt đối, không đòi hỏi phải hoàn toàn độc lập về các quan hệ kinh tế, tài chính và các mối quan hệ khác. Các mối quan hệ đó cần được đánh giá thỏa đáng xem có ảnh hưởng đến tính độc lập hay không. Khi thông tin nhận được xét thấy có ảnh hưởng đến tính độc lập thì các mối quan hệ đó không chấp nhận được .
  15. 2. Áp dụng đạo đức nghề nghiệp Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Nguy cơ ảnh hưởng đếnTính độc lập: • Tư lợi • Tự kiểm tra • Sự bào chữa • Quan hệ ruột thịt • Bị đe doạ
  16. 2. Áp dụng đạo đức nghề nghiệp Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Nguy cơ do tư lợi: Có lợi ích tài chính từ khách hàng hoặc xung đột lợi ích cá nhân khác với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo Ví dụ: • Quá phụ thuộc vào phí dịch vụ của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; • Lo lắng về khả năng mất hợp đồng; • Có quan hệ kinh doanh mật thiết với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; • Có khả năng trở thành nhân viên của khách hàng sử dụng dịch vụ bảo đảm trong tương lai; • Phát sinh phí bất thường liên quan đến dịch vụ đảm bảo.)
  17. 2. Áp dụng đạo đức nghề nghiệp Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Nguy cơ do tự kiểm tra diễn ra khi • Bất kỳ sản phẩm hay đánh giá từ một hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo hoặc phi đảm bảo nào trước đây cần được đánh giá lại để có được kết luận của hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo; • Khi một thành viên của nhóm kiểm toán trước đây đã từng là Giám đốc của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, hoặc là nhân viên có chức vụ, có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo. Ví dụ: • Ghi sổ kế toán hoặc lập báo cáo tài chính là đối tượng của hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo. • Một thành viên của nhóm kiểm toán gần đây đã hoặc đang là Giám đốc hoặc nhân viên có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo.
  18. 2. Áp dụng đạo đức nghề nghiệp Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Nguy cơ về sự bào chữa Xảy ra khi xúc tiến, hoặc nhận thức được việc xúc tiến các giao dịch của một khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo hoặc ý kiến có thể được hiểu là vi phạm tính khách quan. Đây là trường hợp công ty kiểm toán hoặc một thành viên của nhóm kiểm toán bị phụ thuộc vào khách hàng trong việc đưa ra ý kiến. Ví dụ • Là người trung gian giao dịch hoặc xúc tiến bán các loại cổ phiếu, các chứng khoán khác của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; và • Đóng vai trò là người bào chữa đại diện cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo trong vụ kiện hoặc khi giải quyết các tranh chấp với bên thứ ba.
  19. 2. Áp dụng đạo đức nghề nghiệp Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Nguy cơ về quan hệ ruột thịt xảy ra khi công ty kiểm toán hoặc thành viên của nhóm kiểm toán thông cảm với lợi ích của khách hàng vì có quan hệ ruột thịt với khách hàng (như thành viên Ban Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị, kế toán trưởng và tương đương của khách hàng) sử dụng dịch vụ đảm bảo. Ví dụ: • Một thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình ruột thịt với Giám đốc hoặc thành viên Ban Giám đốc của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; • Một thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình ruột thịt với nhân viên giữ chức vụ có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo;
  20. 2. Áp dụng đạo đức nghề nghiệp Phần B : Áp dụng cho KTV HN, nhóm kiểm toán và C.ty KT Nguy cơ bị đe doạ xảy ra khi một thành viên của nhóm kiểm toán bị đe dọa (đe dọa thật hoặc cảm thấy bị đe doạ) nhằm ngăn cản hành động theo đúng nguyên tắc khách quan và hoài nghi nghề nghiệp cần thiết từ phía Giám đốc, thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên giữ chức vụ có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. Ví dụ: • Đe dọa sẽ thay thế khi có bất đồng về việc áp dụng một nguyên tắc kế toán; và • Áp lực làm giảm phạm vi của dịch vụ đã cam kết nhằm giảm phí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2