Bài giảng Chương 2: Kiểm toán doanh thu bán hàng & nợ phải thu
lượt xem 9
download
Bài giảng Chương 2: Kiểm toán doanh thu bán hàng & nợ phải thu trình bày các nội dung chính sau: Nội dung và đặc điểm của khoản mục nợ phải thu, kiểm soát nội bộ đối với nợ phải thu, các thủ tục kiểm toán nợ phải thu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chương 2: Kiểm toán doanh thu bán hàng & nợ phải thu
- 7/2/2019 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN CHƢƠNG 2 KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG & NỢ PHẢI THU Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 1
- 7/2/2019 2 KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU • Nội dung và đặc điểm của khoản mục nợ phải thu • Kiểm soát nội bộ đối với nợ phải thu • Các thủ tục kiểm toán nợ phải thu Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 2
- 7/2/2019 3 I. Nội dung và đặc điểm của khoản mục Nợ phải thu 1. Nội dung Nợ phải thu khách hàng được trình bày trên BCĐKT: phần A “Tài sản ngắn hạn” và phần B “Tài sản dài hạn”. Phản ánh số nợ phải thu thuần 2. Đặc điểm - Là tài sản nhạy cảm với những gian lận như bị nhân viên chiếm dụng hoặc tham ô. - Là khoản mục có liên quan đến kết quả kinh doanh, là đối tượng để thổi phồng doanh thu và lợi nhuận. - Được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được => nhiều sai sót và khó kiểm tra do dự phòng thường dựa vào sự ước tính. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 3
- 7/2/2019 4 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP - Chưa có sổ chi tiết theo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu. - Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ: chưa có quy định về số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán… - Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu công nợ không đầy đủ vào thời điểm lập Báo cáo tài chính. - Chênh lệch biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý. - Có những khoản công nợ thu hồi bằng tiền mặt với số tiền lớn, không quy định thời hạn nộp lại nên bị nhân viên chiếm dụng vốn, hoặc biển thủ. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 4
- 7/2/2019 5 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP - Hạch toán phải thu không đúng kì, khách hàng đã trả nhưng chưa hạch toán. - Ghi nhận sai công nợ giữa các khách hàng. - Không phân loại tuổi nợ, không có chính sách thu hồi, quản lý nợ hiệu quả. - Chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc lập dự phòng nhưng trích thiếu hoặc trích thừa, vượt quá tỉ lệ cho phép. - Hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủ theo quy định. - Không thành lập hội đồng xử lý công nợ khó đòi và thu thập đầy đủ hồ sơ các khoản nợ đã xóa nợ cho người mua. - Cuối kì chưa tiến hành đánh giá lại để hoàn nhập dự phòng hay trích thêm. - Cuối kỳ chưa đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 5
- 7/2/2019 6 4. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN Đảm bảo tất cả khoản phải thu KH ngắn hạn/dài hạn là có thực; thuộc quyền sở hữu của DN; được ghi nhận đầy đủ, chính xác, đúng niên độ và theo giá trị phù hợp; và trình bày trên BCTC phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 6
- 7/2/2019 7 II. KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NỢ PHẢI THU 1. Nhận đơn đặt hàng 4. Xét duyệt bán chịu 2 5. Lập phiếu xuất kho 3. Xác nhận khả năng cung ứng đơn hàng 6. Lập phiếu giao hàng 7. Lập hóa đơn 8. Lập bảng đối chiếu nợ phải thu hàng tháng 10. Kiểm tra điều chỉnh các khoản giảm 9. Theo dõi thanh toán doanh thu và nợ phải thu TÌM HIỂU CHU TRÌNH BÁN HÀNG Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 7
- 7/2/2019 8 KSNB ĐỐI VỚI BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN Xử lý yêu cầu mua hàng của khách hàng: Kiểm tra ĐĐH phải có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của DN mua. Trường hợp nhận ĐĐH qua điện thoại, email, fax, cần có những thủ tục để đảm bảo tính pháp lý về việc đã đặt hàng của KH. Bộ phận có thẩm quyền xét duyệt ĐĐH về số lượng, chủng loại, qui cách, mẫu mã. Việc chấp thuận ĐĐH cần được hồi báo cho KH biết để tránh các tranh chấp. Sau khi chấp nhận ĐĐH, cần ký kết HĐKT. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 8
- 7/2/2019 9 KSNB ĐỐI VỚI BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN Xét duyệt bán chịu : DN cần thiết lập chính sách bán chịu rõ ràng. Bộ phận xét duyệt bán chịu đánh giá về khả năng thanh toán của khách hàng. Lập danh sách KH thường giao dịch và luôn cập nhật các thông tin về tình hình tài chính, khả năng thanh toán và uy tín trong thanh toán ... của KH. Đối với khách hàng mới, có thể yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản hay ký quỹ. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 9
- 7/2/2019 10 KSNB ĐỐI VỚI BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN Lập PXK, phiếu giao hàng và hóa đơn: Kiểm tra các chứng từ liên quan: đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, phiếu xuất kho, chứng từ vận chuyển, thông báo điều chỉnh... Ghi giá vào hoá đơn dựa trên bảng giá hiện hành của đơn vị. Tính ra số tiền cho từng loại và cho cả HĐ. Hóa đơn cần có chữ ký của người lập, người đại diện theo pháp luật của DN và KH. Hoá đơn cần được kiểm tra trước khi gởi cho KH. Các hóa đơn có giá trị lớn cần được một người độc lập kiểm tra. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 10
- 7/2/2019 11 KSNB ĐỐI VỚI BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN Theo dõi việc thanh toán: Cần tách rời chức năng BH và thu tiền. Yêu cầu bộ phận xét duyệt bán chịu định kỳ lập báo cáo nợ phải thu theo từng nhóm tuổi để có biện pháp đòi nợ. Định kỳ gửi thư thông báo nợ cho KH. Khuyến khích KH nhận phiếu thu hoặc biên lai. DN cần qui định chính sách CKTM, xét duyệt hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán rõ ràng. Phân loại nợ phải thu quá hạn theo độ tuổi và trích lập dự phòng theo tỉ lệ qui định. Quy định chặt chẽ thủ tục xét duyệt xoá sổ các khoản nợ không thu hồi được. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 11
- 7/2/2019 12 III. KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU 1. Các tài liệu đề nghị khách hàng cung cấp 1. Bảng CĐKT; 2. Bảng CĐSPS; 3. Danh mục các khoản phải thu đến thời điểm khóa sổ; 4. Sổ Cái tài khoản phải thu ( TK 131, 136, 138); 5. Sổ Kế toán chi tiết tài khoản phải thu theo từng đối tƣợng (TK 131, 136, 138); 6. Sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu bằng ngoại tệ; 7. Sổ chữ T/tổng hợp đối ứng; 8. Biên bản đối chiếu hoặc xác nhận số dƣ các tài khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác); 9. Các chứng từ có liên quan 10. … Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 12
- 7/2/2019 13 KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU Tìm hiểu KSNB Chu trình bán hàng Đánh giá RRKS Chu trình bán hàng và thu tiền Xác định phạm vi thực hiện TNKS Thiết kế các TNCB đáp ứng mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm toán Cở mẫu, Phần tử lựa chọn Thời gian Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 13
- 7/2/2019 14 2. NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 2.1. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ: - Gồm các thủ tục kiểm soát trong việc tổ chức bán hàng và theo dõi nợ phải thu khách hàng, tức từ khi nhận đơn đặt hàng, xem xét phương thức thanh toán, vận chuyển, lập hóa đơn, ghi chép doanh thu, nợ phải thu khách hàng, khách hàng trả tiền và ghi tăng quỹ. - KTV cần dùng phép thử Walk – through để kiểm tra thực tế có vận hành đúng như mô tả của đơn vị hay không. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 14
- 7/2/2019 15 Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ NPT Trả lời Ghi Câu hỏi Có Không Yếu kém chú Quan Thứ trọng yếu 1. Các khoản bán chịu có được xét duyệt trước ghi gửi hàng hay không? 2. Các chứng từ gửi hàng có được đánh số liên tục trước khi sử dụng hay không? 3. Các hóa đơn bán hàng có được đánh số liên tục trước khi sử dụng hay không? 4. Có quy định bắt buộc kiểm tra để đảm bảo rằng mọi hàng hóa gửi đi đều đã được lập hóa đơn hay không? 5. Có bảng giá được duyệt làm cơ sở tính tiền trên hóa đơn hay không? Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 15
- 7/2/2019 16 Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ NPT Trả lời Ghi Câu hỏi Có Không Yếu kém chú Quan Thứ trọng yếu 6. Hóa đơn có được kiểm tra độc lập trước khi gửi đi hay không? 7. Hàng tháng có gửi bảng sao kê công nợ cho khách hàng hay không? 8. Việc ghi nhận hàng trả lại có sự phê duyệt của người có thẩm quyền không? 9. Đơn vị có thực hiện đối chiếu giữa tài khoản chi tiết các khoản phải thu khách hàng với tài khoản nợ phải thu khách hàng trên sổ cái? 10. …. 7/2/2019 Bộ môn Kiểm toán 16
- 7/2/2019 17 2. NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 2.2. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát: - Sự hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát. Rủi ro tiềm tàng Thủ tục KS Lập lệnh bán hàng sai: số lượng, chủng loại, đơn giá Lập lệnh bán hàng phải dựa vào đơn đặt hàng đã được kiểm tra Các nghiệp vụ bán chịu không được phê chuẩn thích hợp Phải có chính sách bán chịu rõ ràng Bán hàng không lập hóa đơn Lập hóa đơn ngay khi giao hàng, hóa đơn được đánh số liên tục Ghi nhận nghiệp vụ bán hàng không có thực Kiểm tra hóa đơn và các chứng từ giao hàng Ghi sai doanh thu trên hóa đơn Kiểm tra độc lập hóa đơn Ghi sổ nhằm khách hàng Đối chiếu nợ phải thu hàng tháng Doanh thu và NPT ghi sai niên độ Ban hành hướng dẫn về điều kiện ghi nhận doanh thu cho nhân viên Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 17
- 7/2/2019 18 2. NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 2.2. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát: - Sự hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát. Rủi ro tiềm tàng Thủ tục KS Hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán không được phê chuẩn Chính sách đối với hàng bán bị trả lại và giảm giá thích hợp Hàng bán trả lại và giảm giá hàng bán không ghi giảm nợ phải thu Hướng dẫn về ghi nhận của kế toán, đối chiếu công nợ thường hoặc ghi sai niên độ xuyên Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán bị tính toán sai Kiểm tra độc lập việc lập hóa đơn Tính toán sai, ghi nhận sai chiết khấu thanh toán Phải có chính sách chiết khấu rõ ràng Mức dự phòng lập không hợp lý hoặc không đầy đủ Hướng dẫn phương pháp xác định mức dự phòng cần lập Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 18
- 7/2/2019 19 2. NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 2.2. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát: Thủ tục kiểm soát Giới hạn phạm vi TNCB RRKS thấp hữu hiệu , thực hiện TNKS Thủ tục kiểm soát Thực hiện thử nghiệm RRKS cao Yếu kém cơ bản phù hợp Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 19
- 7/2/2019 20 2. NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 2.3. Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát: Thủ tục kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát - Có xét duyệt việc bán chịu Quan sát - Có xét duyệt hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán Phỏng vấn -Có thường xuyên cập nhật giá bán Kiểm tra tài liệu - Có bộ phận độc lập kiểm tra hóa đơn - Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, hoá đơn… trước khi ghi nhận nợ phải thu - Kiểm tra số tổng cộng của từng loại hàng, từng hóa đơn… Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - TS. Lê Văn Luyện
179 p | 2419 | 1374
-
Bài giảng Chương 2: Chứng từ kế toán và kiểm kê
24 p | 211 | 100
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Chương 2 Hệ thống kiểm soát nội bộ
35 p | 221 | 63
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Chương 2: Các tổ chức và hoạt động của các tổ chức kiểm toán
20 p | 291 | 62
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 2 - Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền
49 p | 358 | 50
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Phần 1 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
42 p | 169 | 13
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Chương 2
12 p | 144 | 9
-
Bài giảng Chương 2: Xây dựng kế hoạch kiểm toán
47 p | 134 | 9
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Chương 2 - TS. Lê Văn Luyện
35 p | 91 | 8
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Phần 2 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
50 p | 133 | 8
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán (Đinh Thế Hùng) - Chương 2: Đối tượng kiểm toán
27 p | 90 | 8
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính - Chương 2: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền (TS. Nguyễn Thị Thanh Phương)
37 p | 62 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 2 - Chương 2: Kiểm toán chi phí
18 p | 13 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính - Chương 2: Kiểm toán tài sản ngắn hạn
22 p | 25 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 1: Chương 2 - Kiểm toán nợ phải thu
38 p | 10 | 5
-
Bài giảng Tổng luận kiểm toán - Chương 2: Khuôn mẫu quốc tế về kiểm toán và dịch vụ đảm bảo
22 p | 20 | 2
-
Bài giảng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Chương 2: Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán
33 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn