Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 2 - Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền
lượt xem 50
download
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 2 - Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền với mục tiêu nhằm giá mức đ̣ộ hiệu lực hay yếu kém của HTKSNB chu kỳ BH-TT; xác nhận đ̣ộ tin cậy- tính trung thực hợp lý của các thông tin doanh thu, phải thu, tiền thu từ hoạt động bán hàng, các khoản giảm trừ của chu kỳ BH-TT. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 2 - Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền
- KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Chƣơng 2 KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN
- NỘI DUNG CHƢƠNG 2 2.1: Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ BH-TT 2.2: Khảo sát về kiểm soát nội bộ chu kỳ BH-TT 2.3: Khảo sát cơ bản chu kỳ BH-TT 2.4: Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ BH-TT
- 2.1 MỤC TIÊU VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG -THU TIỀN 2.1.1. Mục tiêu kiểm toán chu kỳ BH-TT 2.1.2. Căn cứ kiểm toán chu kỳ BH-TT
- 2.1.1. Mục tiêu kiểm toán chu kỳ BH-TT 2.1.1.1 Các thông tin tài chính có liên quan 2.1.1.2 Mục đích kiểm toán
- 2.1.1.1 Các thông tin tài chính có liên quan đến chu kỳ BH-TT Chu kỳ thƣờng đƣợc bắt đầu bằng việc nhận một đơn đặt mua hàng và kết thúc là việc chuyển giao hàng hóa cho khách hàng và ghi sổ nghiệp vụ các h.động b.hàng. Các thông tin liên quan đến hoạt động bán hàng là: doanh thu, phải thu, các khoản giảm trừ, tiền thu về, giá vốn, các chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng… Thông tin chủ yếu mà KTV cần phải đƣa ra ý kiến xác nhận và đi sâu kiểm toán là thông tin về doanh thu, phải thu, các khoản giảm trừ. Các thông tin khác sẽ đƣợc đề cập ở các chƣơng liên quan.
- 2.1.1.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ BH-TT * Mục tiêu kiểm toán tổng quát chu kỳ BH-TT: + Đánh giá mức độ hiệu lực hay yếu kém của HTKSNB chu kỳ BH-TT + Xác nhận độ tin cậy- tính trung thực hợp lý của các thông tin doanh thu, phải thu, tiền thu từ hoạt động bán hàng, các khoản giảm trừ của chu kỳ BH-TT
- 2.1.1.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ BH-TT * Mục tiêu cụ thể cần phải thu thập bằng chứng để chứng minh: + Thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp về sự thiết kế và vận hành của các chính sách, quy chế KSNB, bao gồm: - Đánh giá việc xây dựng (thiết kế) các quy chế kiểm soát nội bộ trên các khía cạnh tồn tại, đầy đủ, phù hợp; - Đánh giá việc thƣc hiện (vận hành) các quy chế kiểm soát nội bộ trên các khía cạnh hiệu lực và hiệu lực liên tục. + Thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp về các khía cạnh CSDL của nghiệp vụ và số dƣ tài khoản bao gồm: - Các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ trên các khía cạnh: Phát sinh; Đánh giá; Sự tính toán; Đầy đủ; Đúng đắn; Đúng kỳ - Các thông tin liên quan đến số dƣ PTKH trên các khía cạnh: Sự hiện hữu; Quyền lợi ; Đánh giá; Sự tính toán; Đầy đủ; Đúng đắn; Cộng dồn (Tổng hợp); Công bố
- 2.1.2. Căn cứ kiểm toán chu kỳ BH-TT (1) BCTC (chủ yếu là BCĐKT, BCKQKD) (2) Sổ hạch toán (sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, sổ tác nghiệp liên quan đến doanh thu, phải thu và giảm trừ). -> Mẫu sổ, loại sổ tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp và hình thức kế toán doanh nghiệp. (3) Các chứng từ kế toán có liên quan đến chu kỳ này nhƣ: HĐBH, chứng từ vận chuyển, phiếu xuất kho, chứng từ thu tiền, các chứng từ liên quan đến giảm trừ (chứng từ nhập lại kho, chứng từ liên quan đến chiết khấu) (4) Các hồ sơ tài liệu liên quan khác: (liên quan đến hoạt động bán hàng nhƣ ĐĐH, HĐTM) (5) Các chính sách, quy định về thủ tục kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động bán hàng (6) Các tài liệu khác nhƣ: sơ đồ chu kỳ BH-TT (quá trình bán hàng), sơ đồ tài khoản kế toán (do đơn vị hoặc KTV phác hoạ ra)
- 2.2 KHẢO SÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU KỲ BÁN HÀNG -THU TIỀN 2.2.1 Các bƣớc công việc và chức năng kiểm soát 2.2.2 Khảo sát về Kiểm soát nội bộ
- 2.2.1. Các bƣớc công việc và chức năng kiểm soát Bán hàng là 1 quy trình có mục đích thống nhất, song phƣơng thức thực hiện mục đích rất đa dạng. => Với mỗi phƣơng thức này, trình tự quá trình bán hàng diễn ra khác nhau -> các thủ tục giao nhận, thanh toán, tổ chức công tác kế toán cũng khác nhau. Do đó quá trình KSNB của DN khác nhau => nội dung và cách thức kiểm toán cụ thể cũng khác nhau. => Với mỗi loại hình DN, cơ cấu các chức năng và chứng từ về bán hàng và thu tiền cũng có những điểm khác nhau và đòi hỏi phải cụ thể hóa trong từng cuộc kiểm toán. => Vì vậy việc nắm vững các chức năng của chu kỳ bán hàng, thu tiền ở doanh nghiệp cho phép KTV hiểu biết về quy trình KSNB trong chu kỳ này cũng nhƣ thiết lập các thử nghiệm tuân thủ (kiểm tra chi tiết về kiểm soát0 và thử nghiệm cơ bản (kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dƣ tài khoản) đối với các khoản mục có liên quan. Trong chu kỳ BH-TT, Kiểm soát của DN phải thực hiện qua các khâu, các bƣớc công việc nhất định. Trong từ khâu, các bộ phận có liên quan đều phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ để đảm bảo hàng hoá, thành phẩm đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng.
- 2.2.1. Các bƣớc công việc và chức năng kiểm soát Các bƣớc công việc (chức năng) cơ bản của chu kỳ bán hàng và thu tiền là: - Xử lý đơn đặt hàng của ngƣời mua; - Kiểm soát tín dụng, phê chuẩn việc bán chịu và ký kết HĐTM; - Chuyển giao hàng hoá (cung cấp dịch vụ); - Phát hành và giao hoá đơn cho khách hàng và phản ánh nghiệp vụ vào các sổ liên quan; - Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền bán hàng; - Xử lý và ghi sổ các khoản giảm doanh thu bán hàng; - Trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi; - Xoá sổ các khoản nợ phải thu không có khả năng thu đƣợc.
- 2.2.1. Các bƣớc công việc và chức năng kiểm soát Xử lý đơn đặt hàng:? - Bộ phận bán hàng- Phòng kdoanh và Mar đảm nhiệm chức năng này -> Đơn đặt hàng là hình thức để bày tỏ sự sẵn sàng mua hàng theo những điều kiện xác định (số lƣợng, chủng loại, quy cách, phẩm chất, giá bán, điều kiện giao hàng, phƣơng thức thanh toán, vận chuyển...). Đây là khởi điểm của chu kỳ bán hàng và thu tiền. -> Đơn đặt hàng của ngƣời mua có thể là đơn đặt hàng, là phiếu yêu cầu mua hàng, là yêu cầu qua thƣ, fax, điện thoại -> Ngƣời bán nhận đơn đặt hàng phải xem xét nhu cầu của ngƣời mua và khả năng đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng trong đơn đặt hàng cũng nhƣ các điều kiện nhằm đáp ứng việc giao hàng theo đúng địa điểm, thời gian. - Công việc cụ thể: Bộ phận bán hàng căn cứ vào đơn đặt mua hàng của ngƣời mua để xem xét khả năng cung cấp hàng hoá của DN; Tiếp đến, bộ phận bán hàng phải làm việc với phòng kế hoạch, bộ phận sản xuất và thủ kho để xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu của ngƣời mua; bộ phận bán hàng xem xét giá cả của ngƣời đặt hàng có phù hợp với chính sách giá của DN hay không.
- 2.2.1. Các bƣớc công việc và chức năng kiểm soát Kiểm soát tín dụng, phê chuẩn việc bán chịu và ký kết HĐTM:? - Do bộ phận tín dụng, ban giám đốc và bộ phận bán hàng của đơn vị - Kiểm soát tín dụng thể hiện: Đánh giá và phân tích lịch sử tín dụng của khách hàng; Phân tích khả năng thanh toán của khách hàng; Phân tích hạn mức tín dụng bán chịu; Phân tích về khả năng thanh toán dựa trên các chỉ tiêu trên BCTC đã đƣợc kiểm toán của ngƣời mua - Tiếp đến là việc ra quyết định bán hàng: (quyết định trên các khía cạnh: phƣơng thức bán hàng, phƣơng thức trả chậm, thời hạn thanh toán và mức tín dụng trả chậm...). -> Việc xét duyệt có thể đƣợc tính toán trên lợi ích của cả hai bên, theo hƣớng khuyến khích ngƣời mua trả tiền nhanh, qua tỉ lệ giảm giá khác nhau theo thời hạn thanh toán (đƣợc thể hiện trong hợp đồng kinh tế). Bỏ qua chức năng này dẫn đến nợ khó đòi. (cont) - Cuối cùng là ký kết hợp đồng: Bộ phận bán hàng có nhiệm vụ soạn thảo hợp đồng và trình ban giám đốc ký duyệt. Hợp đồng bán hàng chỉ có hiệu lực khi có đầy đủ chữ ký của người mua và người bán. Khi ký hợp đồng bán hàng phải lưu ý đến các điều khoản sau: ngày ký hợp đồng, tên sản phẩm, chất lượng, chủng loại, giá cả, phương thức thu tiền, phương thức giao hàng…
- 2.2.1. Các bước công việc và chức năng kiểm soát Vận chuyển hàng hoá, cung cấp dịch vụ:? + Do bộ phận vận chuyển và thủ kho thực hiện + Trƣờng hợp giao hàng theo phƣơng thức giao hàng tại kho của ngƣời mua thì bộ phận bán hàng phải chuẩn bị phƣơng tiện vận tải để vận chuyển hàng hoá đến kho ngƣời mua. + Chức năng này bao gồm các thủ tục về xuất hàng hoá và vận chuyển hàng hoá thuộc các quy trình xử lý phiếu xuất kho, chứng từ vận chuyển hoặc hợp đồng vận chuyển (thuê ngoài). -> Các chứng từ này đƣợc lập khi đã có bằng chứng là doanh nghiệp đã nhận tiền (trƣờng hợp bán hàng thu tiền ngay) hoặc sau khi đã có phê chuẩn việc bán chịu. + Thủ kho căn cứ vào HĐBH hay hoá đơn kiêm phiếu xuất kho để xuất hàng lên các phƣơng tiện vận tải theo đúng số lƣợng ghi trên hoá đơn.
- 2.2.1. Các bƣớc công việc và chức năng kiểm soát Phát hành hoá đơn bán hàng và ghi sổ doanh thu, nợ phải thu:? + Chức năng này do bộ phận kế toán đảm nhiệm. + Kế toán căn cứ vào hợp đồng mua hàng hay đơn đặt hàng đã được phê duyệt để viết hoá đơn bán hàng hay hoá đơn kiêm phiếu xuất kho theo đúng tên hàng, số lượng, chủng loại và giá bán trong hợp đồng chi phí vận chuyển, bảo hiểm, phương thức thanh toán và các yếu tố khác theo Luật thuế GTGT. + Sau đó chuyển hoá đơn cho thủ kho để làm căn cứ xuất kho + Kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng đã có đầy đủ chữ ký và số hàng thực tế đã giao cho người mua để ghi các sổ chi tiết doanh thu hay sổ nhật ký bán hàng (trong trường hợp bán chịu đồng thời phải ghi sổ theo dõi công nợ phải thu). + Thủ kho căn cứ vào HĐBH và phiếu xuất kho, sau khi xuất hàng, ghi vào thẻ kho (sổ kho) và thường chỉ ghi vào cột số lượng + Trường hợp người mua trả tiền hàng trước khi xuất hàng thì kế toán viết phiếu thu và chuyển cho thủ quỹ để thủ quỹ thực hiện việc thu tiền. Căn cứ vào phiếu thu thì thủ quỹ ghi sổ quỹ và kế toán ghi vào sổ kế toán tiền.
- 2.2.1. Các bƣớc công việc và chức năng kiểm soát Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền:? + Chức năng này thường do bộ phận kế toán đảm nhiệm. + Căn cứ vào hình thức thanh toán để xử lý chứng từ - Xử lý các khoản thu tiền mặt hoặc gửi tiền vào ngân hàng. - Xử lý các thủ tục liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt + Căn cứ vào chứng từ để thực hiện chức năng ghi sổ các nghiệp vụ thu tiền và nghiệp vụ thanh toán. -> Tiền mặt: căn cứ vào phiếu thu -> Tiền gửi ngân hàng: căn cứ vào giấy báo Có kèm theo các bảng sao kê. Xử lý và ghi sổ các khoản chiết khấu, giảm giá, doanh thu hàng đã bán bị trả lại:? + Xảy ra trong trường hợp xuất hàng theo vận đơn, hợp đồng mà không đúng về chủng loại... + Chức năng này liên quan đến các công việc xử lý, tính toán và ghi sổ các khoản giảm trừ.
- 2.2.1. Các bƣớc công việc và chức năng kiểm soát Tính toán, trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu:? Cuối niên độ, căn cứ vào quy chế tài chính và chính sách của doanh nghiệp về lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và phân tích thực tiễn về khả năng thanh toán của khách hàng (lập bảng phân tích tuổi nợ của các khoản phải thu và các khoản phải thu quá hạn và có đủ điều kiện để lập dự phòng), bộ phận kế toán thanh toán phải tính toán và trích lập dự phòng phải thu khó đòi trình chủ tịch hội đồng quản trị, ban giám độc để xét duyệt làm căn cứ hạch toán dự phòng nợ phải thu. Xóa sổ các khoản nợ phải thu khó đòi:? . Trong niên độ, trường hợp khách hàng đã thực sự mất khả năng thanh toán (bị phá sản, lâm vào tình trạng phá sản hoặc những nguyên nhân bất khả kháng khác), doanh nghiệp cần phải lập bảng kê hoặc báo cáo đề xuất xóa bỏ các khoản nợ đó ra khỏa khoản phải thu để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. (doanh nghiệp phải có chứng từ gốc hoặc giấy báo xác nhận của đối tượng về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: HĐKT, kế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ.
- 2.2.1. Các bƣớc công việc và chức năng kiểm soát Một số thủ tục kiểm soát nội bộ chủ yếu:? Mục tiêu: Đảm bảo cho các nghiệp vụ bán hàng - thu tiền ghi sổ là có căn cứ hợp lý Thủ tục: Quy định và kiểm tra việc thực hiện các quy định về: Đánh số chứng từ, hợp đồng TM; Tính liên tục của Hóa đơn bán hàng. Nội dung và trách nhiệm phê chuẩn bán hàng. Có các chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ bán hàng - thu tiền (XK, VC, …) Mục tiêu: Đảm bảo cho các khoản doanh thu bán hàng được phê chuẩn đúng đắn Thủ tục: Doanh thu bán chịu phải được phê chuẩn phù hợp với chính sách bán hàng của công ty => Xem xét hồ sơ gốc của khách hàng để xđịnh Mục tiêu: Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lý của nghiệp vụ bán hàng ghi sổ kế toán Thủ tục: Cơ sở dùng để tính toán DTBH, GVHB, … phải đảm bảo đúng đắn, hợp lý. Đơn vị cần kiểm tra, so sánh số liệu trên Hóa đơn với số liệu trên sổ xuất hàng, giao hàn; Kiểm tra việc quy đổi tỷ giá ngoại tệ (với doanh thu
- 2.2.1. Các bƣớc công việc và chức năng kiểm soát Tóm lại: Quá trình kiểm soát nội bộ gắn với từng bƣớc công việc và từng chức năng trong chu kỳ BH-TT. Do đó: + Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nói chung và KSNB nói riêng cho khâu công việc cụ thể trong bán hàng và thu tiền. Những quy định này có thể chia thành 2 loại: - Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của ngƣời hay bộ phận có liên quan đến xử lý công việc… - Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ thông qua trình tự thủ tục thực hiện xử lý công việc, nhƣ: trình tự, thủ tục xét duyệt đơn đặt hàng, trình tự thủ tục phê duyệt xuất giao hàng, … + Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát nói trên: tổ chức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ; kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định; …
- 2.2.2. Khảo sát về kiểm soát nội bô - Thủ tục khảo sát về KSNB phổ biến Khảo sát việc thiết kế các chính sách, quy chế và các thủ tục kiểm soát nội bộ Mục đích: Đánh giá sự đầy đủ, chặt chẽ và thích hợp của các chính sách, quy chế và thủ tục kiểm soát đã đƣợc thiết lập. Thủ tục thực hiện: - Yêu cầu đơn vị cung cấp các văn bản có liên quan đến KSNB nhƣ: quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận, cá nhân thực hiện các chức năng trong chu kỳ; - Đọc, nghiên cứu và đánh giá các quy chế và thông tin về kiểm soát mà đơn vị cung cấp…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 4 - Kiểm toán chu kỳ hàng tồn kho và chi phí
48 p | 338 | 52
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 5 - Kiểm toán các thông tin tài chính khác trên báo cáo tài chính
48 p | 259 | 44
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 3 - Kiểm toán chu kỳ mua hàng - thanh toán
31 p | 265 | 41
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 1 - Khái quát Về kiểm toán báo cáo tài chính
43 p | 326 | 38
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính - Chuyên đề 4: Kiểm toán hàng tồn kho
47 p | 158 | 21
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính - Chuyên đề 4: Kiểm toán nợ phải thu khách hàng
34 p | 188 | 20
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính (Bộ môn Kiểm toán)
79 p | 15 | 11
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 6 - ĐH Thương Mại
0 p | 105 | 9
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 1 - ĐH Thương Mại
0 p | 223 | 9
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 2 - ĐH Thương Mại
0 p | 96 | 8
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 2 - Chương 2: Kiểm toán chi phí
18 p | 13 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 2 - Chương 1: Kiểm toán doanh thu và thu nhập
16 p | 13 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 3 - ĐH Thương Mại
0 p | 117 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính - Chương 1: Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính
19 p | 33 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 2 - Chương 5: Hồ sơ kiểm toán và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
6 p | 13 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính nâng cao - Chương 3: Vận dụng hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế trong kiểm toán báo cáo tài chính
32 p | 40 | 3
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính nâng cao - Chương 1: Báo cáo tài chính theo các mô hình kế toán và sự vận dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính
15 p | 48 | 3
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 2 - Chương 4: Tổng hợp kết quả kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán
20 p | 21 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn