intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 2 - Chương 4: Tổng hợp kết quả kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán

Chia sẻ: Lý Hàn Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 2 - Chương 4: Tổng hợp kết quả kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức tổng quan bao gồm: xem xét các vấn đề liên quan; tổng hợp và đánh giá các phát hiện kiểm toán; trao đổi với các nhà quản lý và ban quản trị đơn vị được kiểm toán; báo cáo kiểm toán;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 2 - Chương 4: Tổng hợp kết quả kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán

  1. Chương 4 Tổng hợp kết quả kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán Bộ môn: Kiểm toán Trường ĐH Thương Mại LOG O
  2. NỘI DUNG 4.1 Xem xét các vấn đề liên quan 4.2 Tổng hợp và đánh giá các phát hiện kiểm toán 4.3 Trao đổi với các nhà quản lý và ban quản trị đơn vị được kiểm toán 4.4 Báo cáo kiểm toán
  3. 4.1 Xem xét các vấn đề liên quan 4.1.1 Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán * Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán gồm các sự kiện trong 3 giai đoạn: ❖ Các sự kiện phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán; ❖ Các sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố báo cáo tài chính; ❖ Các sự kiện được phát hiện sau ngày công bố báo cáo tài chính
  4. 4.1.1 Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán a/ Các sự kiện phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán ❖ KTV phải xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định tất cả những sự kiện đã phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán xét thấy có thể ảnh hưởng đến BCTC ❖ KTV phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong BCTC. ❖ Tuy nhiên, KTV không bắt buộc phải xem xét tất cả các vấn đề mà những thủ tục kiểm toán trong năm đã đưa ra kết luận thoả đáng.
  5. 4.1.1 Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán b/ Các sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố BCTC ❖ KTV phải cân nhắc xem có nên sửa lại BCTC và báo cáo kiểm toán hay không. ❖ Trường hợp đơn vị được kiểm toán chấp nhận sửa đổi BCTC thì KTV sẽ thực hiện những thủ tục cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế và sẽ cung cấp cho đơn vị được kiểm toán một báo cáo kiểm toán mới dựa trên BCTC đã được sửa đổi.
  6. 4.1.1 Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán b/ Các sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố BCTC ❖ Trường hợp đơn vị được kiểm toán không chấp nhận sửa đổi BCTC, và báo cáo kiểm toán chưa được gửi đến đơn vị được kiểm toán thì KTV sẽ lập lại báo cáo kiểm toán với ý kiến ngoại trừ hoặc trái ngược. ❖ Trường hợp báo cáo kiểm toán đã được gửi đến đơn vị được kiểm toán mới phát hiện có sự kiện ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, thì KTV phải yêu cầu người đứng đầu đơn vị được kiểm toán không công bố BCTC và báo cáo kiểm toán cho bên thứ ba.
  7. 4.1.1 Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán c/ Các sự kiện được phát hiện sau ngày công bố BCTC ❖ Sau ngày công bố BCTC và báo cáo kiểm toán, KTV không bắt buộc phải xem xét, kiểm tra bất cứ số liệu hay sự kiện nào có liên quan đến BCTC đã được kiểm toán. ❖ Nếu kiểm toán viên nhận thấy vẫn còn sự kiện xẩy ra đến ngày ký báo cáo kiểm toán cần phải sửa đổi báo cáo kiểm toán, thì KTV phải cân nhắc xem có nên sửa lại BCTC và báo cáo kiểm toán hay không;
  8. 4.1.2 Xem xét giả thuyết hoạt động liên tục Việc xem xét giả thuyết hoạt động liên tục phụ thuộc vào các dấu hiệu cảnh báo như: ❖ Dấu hiệu về mặt tài chính ❖ Dấu hiệu về hoạt động ❖ Dấu hiệu khác
  9. 4.1.3 Xem xét các khoản nợ tiềm tàng Thủ tục kiểm toán cần thực hiện: ❖ Trao đổi với ban quản lý của đơn vị được kiểm toán vè khả năng có những khoản nợ tiềm tàng và việc trình bày chúng lên BCTC. ❖ KTV thực hiện rà soát các tài liệu có liên quan để đánh giá khả năng xảy ra các khoản nợ này ❖ KTV có thể gửi thư xác nhận đến luật sư bào chữa hoặc tư vấn pháp lý của đơn vị
  10. 4.2 Tổng hợp và đánh giá các phát hiện kiểm toán 4.2.1. Đánh giá lần cuối về trọng yếu và rủi ro kiểm toán - KTV tập hợp toàn bộ bằng chứng đã thu thập về tính trọng yếu và rủi ro cho toàn bộ cuộc kiểm toán. - KTV xác định số cộng dồn các sai phạm chưa được điều chỉnh để đánh giá tính trọng yếu của chúng - Nếu số lũy kế sai phạm chưa được điều chỉnh là trọng yếu, KTV cần xem xét mở rộng phạm vi thực hiện thủ tục kiểm toán hoặc yêu cầu nhà quản lý đơn vị điều chỉnh BCTC
  11. 4.2 Tổng hợp và đánh giá các phát hiện kiểm toán 4.2.2. Đánh giá về sự đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng đã thu thập - KTV cần kiểm tra lại chương trình kiểm toán để đảm bảo công việc đã hoàn thành đúng đắn và hồ sơ kiểm toán đã được lập đầy đủ. - KTV kiểm tra chương trình kiểm toán đã được điều chỉnh và các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đối với những phát hiện trong cuộc kiểm toán
  12. 4.2 Tổng hợp và đánh giá các phát hiện kiểm toán 4.2.3. Đánh giá tổng thể về trình bày và công bố BCTC theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán và yêu cầu của pháp luật ❖ KTV đánh giá 2 nội dung quan trọng là nguyên tắc và phương pháp kế toán được đơn vị lựa chọn, áp dụng để lập BCTC và các thông tin thuyết minh cụ thể về tình hình tài chính, kết quả hoạt động của đơn vị.
  13. 4.2 Tổng hợp và đánh giá các phát hiện kiểm toán 4.2.4. Hình thành kết luận của kiểm toán viên về BCTC và dự thảo báo cáo kiểm toán - Khi kết thúc kiểm toán, kết quả của riêng từng phần hành được tổng hợp và đánh giá nhằm hình thành nên ý kiến về tổng thể BCTC được kiểm toán - Trách nhiệm thực hiện những công việc này thuộc về chủ phần hùn đã ký hợp đồng kiểm toán. Trong một số trường hợp, chủ nhiệm kiểm toán đưa ra kết luận ban đầu sau đó chủ phần hùn kiểm toán xem xét lại các kết luận này - Trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, ktv cần gặp gỡ và thảo luận với nà quản lý của đơn vị được kiểm toán.
  14. 4.3. Trao đổi với các nhà quản lý và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán 4.3.1. Trao đổi các phát hiện về sự không tuân thủ luật pháp - KTV có thể thảo luận những phát hiện với ban quản trị đơn vị được kiểm toán khi ban quản trị có thể cung cấp thêm bằng chứng kiểm toán. - Nếu ban giám đốc đơn vị hoặc ban quản trị không cung cấp đầy đủ thông tin cho ktv để chứng minh việc tuân thủ pháp luật, ktv có thể xem xét tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật. - KTV cần đánh giá ảnh hưởng của hành vi không tuân thủ tới các khía cạnh khác của cuộc kiểm toán.
  15. 4.3. Trao đổi với các nhà quản lý và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán 4.3.2. Trao đổi về các hạn chế trọng yếu của KSNB - KTV cần mô tả khiếm khuyết và giải thích những ảnh hưởng tiềm tàng của chúng. - Việc trao đổi bằng văn bản với ban quản trị đơn vị được kiểm toán về những khiếm khuyết nghiêm trọng cho thấy tầm quan trọng của những khiếm khuyết này và giúp ban quản trị thực hiện trách nhiệm giám sát của họ. - KTV cần sử dụng xét đoán chuyên môn trong từng trường hợp để xác định mức độ chi tiết của những khiếm khuyết nghiêm trọng được trao đổi. - Việc trao đổi không loại bỏ sự cần thiết phải trao đổi lại nếu hành động sửa chữa không được thực hiện.
  16. 4.3. Trao đổi với các nhà quản lý và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán ❖ 4.3.3. Thư quản lý - Đưa ra những lưu ý của ktv về những vấn đề giúp cho nhà quản lý có thể quản lý tốt hơn. - Thư quản lý không nên có những vấn đề mâu thuẫn với thư giải trình của nhà quản lý. - Thư quản lý không phải là một nội dung bắt buộc, ktv được khuyến khích đưa ra các đề xuất cần thiết về hoạt động nói chung và hoạt động kiểm soát nói riêng của công ty khách hàng.
  17. 4.4 Báo cáo kiểm toán 4.4.1. Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần - Khi KTV cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành về lập và trình bày BCTC TH1: BCTC có thể vẫn tồn tại sai sót nhưng không trọng yếu. TH2: BCTC có những sai sót trọng yếu nhưng đã được KTV phát hiện và đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của KTV TH3: Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần có thêm đoạn nhấn mạnh vấn đề
  18. 4.4 Báo cáo kiểm toán 4.4.2. Báo cáo kiểm toán không chấp nhận toàn phần Gồm 3 loại ❖ Báo cáo có ý kiến ngoại trừ ❖ Báo cáo có ý kiến trái ngược ❖ Báo cáo có ý kiến từ chối đưa ra ý kiến
  19. 4.4.2. Báo cáo kiểm toán không chấp nhận toàn phần KTV lựa chọn báo cáo kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phần dựa vào: ❖ Theo bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, KTV kết luận là tổng thể báo cáo tài chính vẫn còn sai sót trọng yếu; ❖ KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kết luận rằng tổng thể báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu ❖ Xét đoán của KTV về ảnh hưởng lan tỏa hoặc những ảnh hưởng có thể có của các vấn đề đối với báo cáo tài chính
  20. 4.4.2. Báo cáo kiểm toán không chấp nhận toàn phần Ảnh hưởng lan tỏa đối với BCTC là những ảnh hưởng mà theo xét đoán của KTV: ❖ Những ảnh hưởng không chỉ giới hạn đến 1 số yếu tố, tài khoản hay khoản mục cụ thể của BCTC ❖ Ảnh hưởng chỉ giới hạn đến 1 số yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của BCTC nhưng ảnh hưởng vẫn đại diện hoặc có thể đại diện cho 1 phần quan trọng trong BCTC. ❖ Ảnh hưởng này là vấn đề căn bản liên quan đến các thuyết minh, để người sử dụng hiểu được BCTC.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2