intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chương 5: Công ty chứng khoán và Quỹ đầu tư chứng khoán - ThS. Đỗ Văn Quý

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

30
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chương 5: Công ty chứng khoán và Quỹ đầu tư chứng khoán được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Công ty chứng khoán; Quỹ đầu tư chứng khoán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chương 5: Công ty chứng khoán và Quỹ đầu tư chứng khoán - ThS. Đỗ Văn Quý

  1. CHƯƠNG V CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Nội dung: I. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN II. QŨY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 1
  2. I. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1. Khái niệm và đặc điểm của công ty chứng khoán 1.2. Các loại hình tổ chức và cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán 1.3. Điều kiện và thủ tục thành lập CTCK 1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK 1.5. Chức năng và vai trò của CTCK 1.6. Một số sản phẩm chính của CTCK Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 2
  3. 1.1. Khái niệm và đặc điểm của công ty chứng khoán * Khái niệm Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 121/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 quy định về hoạt động của công ty chứng khoán có quy định như sau: “Công ty chứng khoán là doanh nghiệp được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện một, một số nghiệp vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 72, các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 86 Luật Chứng khoán” Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 3
  4. Điều 72. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán 1. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây: a) Môi giới chứng khoán; b) Tự doanh chứng khoán; c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán; d) Tư vấn đầu tư chứng khoán. Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 4
  5. Điều 86. Hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và chi nhánh, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam 1. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán được cung cấp các dịch vụ sau đây: a) Nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân; thực hiện phân phối hoặc làm đại lý phân phối chứng khoán; quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán; cung ứng dịch vụ quản lý danh sách người sở hữu chứng khoán cho các doanh nghiệp khác; b) Cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến; cung cấp hoặc phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán hoặc cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán; cung cấp hoặc phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán; lưu ký chứng khoán; bù trừ và thanh toán chứng khoán; các dịch vụ trên thị trường chứng khoán phái sinh. 2. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được giao dịch chứng khoán trên tài khoản tự doanh chứng khoán và được đầu tư, góp vốn, phát hành, chào bán các sản phẩm tài chính. ... Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 5
  6. 3. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán chứng khoán, thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán; đại lý lưu ký, thanh toán, chuyển nhượng chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu, hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại, mua bán doanh nghiệp; tư vấn quản trị, tư vấn chiến lược doanh nghiệp; tư vấn chào bán, niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán; tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp. 4. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán được ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo quy định tại khoản 32 Điều 4 của Luật này. 5. Ngoài các dịch vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, công ty chứng khoán chỉ được cung cấp dịch vụ tài chính khác phù hợp với quy định của pháp luật sau khi báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền tạm ngừng, đình chỉ việc cung cấp dịch vụ tài chính khác của công ty chứng khoán nếu việc cung cấp dịch vụ đó trái với quy định của pháp luật hoặc gây rủi ro hệ thông thị trường chứng khoán. Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 6
  7. * Đặc điểm – Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: Công ty chứng khoán có thể thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nếu có đủ điều kiện và được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép cho những hoạt động đó. – Phương diện quản lý nhà nước: Công ty chứng khoán được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý chuyên trách là Uỷ ban chứng khoán nhà nước. – Vốn điều lệ tối thiểu: Vốn điều lệ thực góp tối thiểu là 50 tỷ đồng; Toàn bộ tài sản công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải được lưu ký tại ngân hàng giám sát. – Phải có trụ sở đảm bảo cho HĐKD chứng khoán; – Đặc điểm về nhân sự: Có Tổng giám đốc (Giám đốc) phải đáp ứng điều kiện theo luật định, tối thiểu 05 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đề nghị cấp phép và tối thiểu 01 nhân viên kiểm soát tuân thủ; Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 7
  8. * Đặc điểm – Cổ đông, thành viên góp vốn: Cổ đông, thành viên góp vốn là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp; ổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán khác…Trong đó: + Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng có tối thiểu 100 cổ đông không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; + Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có tối đa 99 cổ đông. Trong đó, cổ đông là tổ chức phải góp tối thiểu là 03 tỷ đồng và cổ đông là cá nhân phải góp tối thiểu 01 tỷ đồng. Trường hợp tự quản lý, cổ đông trong nước phải là tổ chức do cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm cấp phép thành lập hoặc là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của công ty dự kiến thành lập. 8 Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý
  9. * Đặc điểm – Điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên: + Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn là tổ chức. Trường hợp công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng thương mại hoặc tổ chức nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; + Tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại sở hữu tối thiểu là 30% vốn điều lệ. Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 9
  10. 1.2. Các loại hình tổ chức và cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán * Các loại hình tổ chức Ở Việt Nam, theo luật chứng khoán 2019 thì Công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán. Giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 10
  11. 1.2. Các loại hình tổ chức và cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán * Cơ cấu tổ chức Hội đồng quản trị Ban kiểm soát (hội động thành viên) Ban giám đốc Bộ phận Front office Bộ phận Back office P. Môi giới P. Kế toán P. PT & TV P. Lưu ký P. BL & PH P. CNTT P. QLDMĐT P. Nhân sự Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 11
  12. I. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.3. Điều kiện và thủ tục thành lập CTCK * Điều kiện cấp phép thành lập và HĐ của CTCK - Điều kiện về vốn - Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn - Điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn - Điều kiện về cơ sở vật chất - Điều kiện về nhân sự - Dự thảo Điều lệ phù hợp với quy định của luật chứng khoán và luật doanh nghiệp hiện hành (điều 74 luật chứng khoán 2019) Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 12
  13. I. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.3. Điều kiện và thủ tục thành lập CTCK * Thủ tục thành lập CTCK Trình tự, thủ tục thành lập công ty chứng khoán được thực hiện theo các bước sau: Bước 01: Nộp hồ sơ (Điều 176 Nghị định 155/2020/NĐ-CP) Bước 02: Kiểm tra hồ sơ Bước 03: Hoàn tất cơ sở vật chất, phong tỏa vốn góp Bước 04: Cấp giấy phép thành lập và hoạt động Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 13
  14. I. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK 1) Nghiệp vụ môi giới chứng khoán (25 tỷ) 2) Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán (50 tỷ) 3) Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư 4) Nghiệp vụ tư vấn tài chính 5) Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành (165 tỷ) 6) Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán (10 tỷ) 7) Các nghiệp vụ phụ trợ khác Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 14
  15. I. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK 1) Nghiệp vụ môi giới chứng khoán - Khái niệm Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng. Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 15
  16. I. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK 2) Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán - Khái niệm Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình. Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 16
  17. I. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK 2) Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán - Yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh + Tách bạch quản lý + Ưu tiên khách hàng + Bình ổn thị trường Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 17
  18. I. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK 2) Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán - Quy trình nghiệp vụ trong hoạt động tự doanh + Giai đoạn 1: Xây dựng chiến lược đầu tư + GĐ2: Khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư + GĐ3: Phân tích đánh giá chất lượng đầu tư + GĐ4: Thực hiện đầu tư + GĐ5: Quản lý đầu tư và thu hồi vốn Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 18
  19. 1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK 2) Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán Lưu ý: theo thông tư 121/2020/TT - BTC 1. Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của chính mình. 2. Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán phải được thực hiện với danh nghĩa chính mình, không được mượn danh nghĩa của người khác hoặc thực hiện với danh nghĩa cá nhân hoặc cho người khác sử dụng tài khoản tự doanh. 3. Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình. ... Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 19
  20. 1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK 2) Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán 4. Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch thỏa thuận với khách hàng. 5. Trong trường hợp lệnh mua, bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua, bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán đó. 6. Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán cùng chiều cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện. Biên soạn: ThS. Đỗ Văn Quý 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2