intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính công ty: Chương 5 - Trường ĐH Kinh Tế Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:26

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tài chính công ty - Chương 5: Chính sách cổ tức, cung cấp cho người học những kiến thức như Những vấn đề cơ bản về cổ tức và chính sách cổ tức; Thiết lập chính sách Cổ tức; Mua lại cổ phần; Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia tách cổ phiếu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính công ty: Chương 5 - Trường ĐH Kinh Tế Đà Nẵng

  1. FIN3004 - CORPORATE FINANCE CHƯƠNG 5 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC Khoa Tài Chính Trường Đại học 1 Kinh Tế,
  2. Tài liệu học tập • Chương 10, Tài chính Doanh nghiệp; Nguyễn Hòa Nhân; Nxb. Tài chính (2013). • Chapter 17, Fundamentals of Corporate Finance; Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield, Bradford D. Jordan; McGraw-Hill (2010). 2
  3. Nội dung chương 5.1. Những vấn đề cơ bản về cổ tức và chính sách cổ tức • Một số khái niệm • Quy trình chi trả cổ tức • Hình thức chi trả cổ tức • Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức 5.2. Thiết lập chính sách Cổ tức • Chính sách thặng dư cổ tức • Chính sách ổn định cổ tức • Chính sách thoả hiệp cổ tức 3 5.3. Mua lại cổ phần
  4. 5.1.Những vấn đề cơ bản 5.1.1. Một số khái niệm • Cổ tức (Dividend): được hiểu là phần lợi nhuận sau thuế của công ty dành để chi trả cho các chủ sở hữu của công ty cổ phần (cổ đông). • Chính sách cổ tức (Dividend policy) là chính sách ấn định tỷ lệ phân phối giữa lợi nhuận giữ lại dùng cho tái đầu tư và lợi nhuận dùng cho chi trả cổ tức cho cổ đông. Cụ thể, bao nhiêu phần trăm lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu phần trăm dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông.
  5. 5.1. Những vấn đề cơ bản(tt) 5.1.1. Một số khái niệm (tt) • Cổ tức trên mỗi cổ phiếu (Dividend perr share): là đại lượng phản ánh mức cổ tức cổ đông được hưởng trên mỗi cổ phiếu. • Tỷ lệ trả cổ tức (Dividend payout ratio) là tỷ lệ giữa phần cổ tức công ty chi trả cho cổ đông và phần lợi nhuận sau thuế của công ty. • Tỷ lệ trả cổ tức (DPR) = Cổ tức / Thu nhập ròng (cùng thời kỳ). • Tỷ lệ suất cổ tức (Dividend Yield) là đại lượng phản ánh tỷ lệ giữa cổ tức trên mỗi cổ phiếu và thị giá của mỗi cổ phiếu. • Tỷ suất cổ tức = cổ tức trên mỗi cổ phiếu/ giá thị trường của mỗi cổ phiếu.
  6. 5.1.2. Quy trình chi trả cổ tức Hình 1: Ví dụ về trình tự chi trả cổ tức
  7. 5.1.2. Quy trình chi trả cổ tức (tt) Các mốc thời gian • Ngày công bố (Declaration Date) - (15/01): là ngày hội đồng quản trị thông qua và công bố số cổ tức chi trả trên một cổ phần. • Ngày xác lập quyền hưởng cổ tức (Ex – Dividend Date) - (28/01) : là ngày trước 2 ngày làm việc so với ngày khóa sổ. Nếu bạn mua cổ phiếu trước ngày này bạn sẽ được quyền nhận cổ tức. Nếu bạn mua cổ phiếu từ ngày này trở về sau thì chủ sở hữu trước đó của cổ phiếu sẽ được nhận cổ tức cho đợt chi trả cổ tức hiện hành. 7
  8. 5.1.2. Quy trình chi trả cổ tức (tt) Các mốc thời gian (tt) • Ngày khóa sổ (Record Date) - (30/01) : là ngày cuối cùng mà những người nắm giữ cổ phiếu phải đăng ký để nhận cổ tức. Vào ngày này doanh nghiệp lập danh sách tất cả cổ đông được hưởng cổ tức. • Ngày chi trả (Payment Date) - (16/02) : vào ngày này, cổ tức sẽ được chi trả cho cổ đông thông qua tài khoản lưu ký hoặc trụ sở công ty. 8
  9. 5.1.3. Hình thức chi trả cổ tức Cổ tức có thể được chi trả dưới nhiều hình thức khác nhau: • Cổ tức bằng tiền mặt (Cash dividends) • Cổ tức bằng cổ phiếu (Stock dividend) • Cổ tức bằng tài sản (Property dividend)
  10. 5.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức Dưới sự tác động của các nhân tố khác nhau, công ty/ nhà đầu tư sẽ hướng đến các chính sách cổ tức cao hay thấp khác nhau: ü Chính sách cổ tức cao ü Chính sách cổ tức thấp
  11. 5.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức (tt) Chính sách cổ tức thấp • Thuế: nhà đầu tư nộp thuế thu nhập ở khung thuế suất cao hơn thường hướng đến lựa chọn đầu tư vào những công ty chi trả cổ tức ở mức thấp nhằm giảm mức thuế phải nộp hoặc trì hoãn việc nộp thuế ở hiện tại. • Chi phí giao dịch: việc công ty chi trả cổ tức ở mức cao có thể dẫn đến việc công ty phải phát hành thêm cổ phiếu, việc này sẽ làm phát sinh thêm các chi phí giao dịch của công ty. • Điều khoản hạn chế cổ tức: để bảo vệ quyền lợi của mình, các bên cho vay thường đưa ra các điều kiện giới hạn mức công ty được phép chi trả cho các cổ đông. Mục đích của điều khoản hạn chế cổ tức này nhằm đảm bảo lợi nhuận tái đầu tư, đảm bảo khả năng trả nợ của
  12. 5.1.4.Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức(tt) Chính sách cổ tức cao • Thuế: nhà đầu tư nộp thuế thu nhập ở khung thuế suất thấp hơn thường hướng đến lựa chọn đầu tư vào những công ty chi trả cổ tức ở mức cao. • Tính không đảm bảo của khoản thu nhập trong tương lai: nhà đầu với tâm lý lo lắng về sự không đảm bảo của khoản cổ tức kỳ vọng sẽ nhận ở tương lai thường có nhu cầu đầu tư vào công ty có mức chi trả cổ tức cao ở hiện tại. • Nhu cầu của nhà đầu tư: nhà đầu tư có nhu cầu về thu nhập hiện tại (hưu trí) thường có nhu cầu đầu tư vào công ty có chi trả cổ tức cao, họ xem đây như một khoản thu nhập để trang trải cho các chi tiêu thiết yếu.
  13. 5.2. Thiết lập Chính sách cổ tức Ø Chính sách thặng dư cổ tức (Residual dividend policy) Ø Chính sách ổn định cổ tức (Dividend stability) Ø Chính sách cổ tức thoả hiệp (Compromise dividend policy)
  14. 5.2.1.Chính sách thặng dư cổ tức - Chính sách được xây dựng dựa trên lý thuyết thặng dư cổ tức, theo đó Công ty thực hiện việc chi trả cổ tức sau khi ưu tiên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, đảm bảo cơ cấu huy động vốn tối ưu cho hoạt động đầu tư của công ty. => công ty với đặc điểm gì sẽ lựa chọn chính sách thặng dư cổ tức?
  15. 5.2.1. Chính sách thặng dư cổ tức (tt) Ưu điểm Nhược điểm - Công ty chủ động trong việc sử - Bất ổn định về chính dụng lợi nhuận để tái đầu tư. sách chi trả cổ tức, trong - Giảm nhu cầu huy động vốn từ dài hạn có thể ảnh bên ngoài. hưởng đến giá cổ phiếu - Tăng độ vững chắc về tài chính trên thị trường. của công ty - Giúp cổ đông tránh hoặc hoãn thuế thu nhập cá nhân - Tránh phát hành thêm cổ phiếu mới để tái đầu tư.
  16. Ví dụ – Chính sách thặng dư cổ tức (tt) • Giả thiết – Công ty cần huy động thêm 5,000,000 cho một dự án đầu tư mới. – Công ty có cấu trúc vốn tối ưu là: D/E = 2/3 – Lợi nhuận sau thuế và lãi vay (NI) = 4,000,000 • Tính phần NI được dùng để trả cổ tức? – 40% tài trợ bằng Nợ (2,000,000)
  17. 5.2.2. Chính sách ổn định cổ tức Công ty duy trì trả cổ tức ổn định qua các năm với mức trả các năm tương đối ổn định, có thể có biến động, song không đáng kể so với sự biến động lợi nhuận của công ty hằng năm. => công ty với đặc điểm gì sẽ lựa chọn chính sách thặng dư cổ tức?
  18. 5.2.2. Chính sách ổn định cổ tức (tt) Ưu điểm Nhược điểm - Tăng giá cổ phiếu trên thị - Bị động trong việc trường sử dụng lợi nhuận - Tạo điều kiện thuận lợi cho để tái đầu tư việc điều hành, quản lý - Tăng nhu cầu phải công ty huy động nguồn vốn - Thuận lợi cho việc niêm yết từ bên ngoài chứng khoán ở SGDCK
  19. 5.2.3. Chính sách thoả hiệp cổ tức Chính sách thực hiện dựa trên các mục tiêu chính sau: ü Tránh cắt giảm dự án có NPV dương để chi trả cổ tức ü Tránh giảm cổ tức chi trả ü Tránh việc cần thiết phải phát hành cổ phiếu mới ü Duy trì cấu trúc vốn mục tiêu
  20. 5.2.3. Chính sách thoả hiệp cổ tức(tt) Ø Chính sách cho phép sự thay đổi tỷ lệ chi trả cổ tức trong ngắn hạn để tránh việc cắt giảm cổ tức hoặc phát hành cổ phiếu mới. Tuy nhiên, trong dài hạn công ty luôn hướng đến tỷ lệ chi trả ổn định. Ø Cách thức thực hiện: Cổ phiếu thường và cổ phiếu thưởng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0