intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính: Chương 7.5 - Nguyễn Thị Mai Huyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính - Chương 7.5: Công ty bảo hiểm, cung cấp cho người học những kiến thức như Khái niệm; Cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn; Các loại hình bảo hiểm; Các nghiệp vụ cơ bản của công ty bảo hiểm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính: Chương 7.5 - Nguyễn Thị Mai Huyên

  1. 23-Feb-2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Giảng viên: Nguyễn Thị Mai Huyên 1 CÔNG TY BẢO HIỂM 2 MỤC TIÊU ✓ Hiểu được khái niệm và đặc thù của công ty tài chính, thấy được sự khác biệt với các loại hình định chế tài chính khác ✓ Biết được cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn của công ty tài chính ✓Biết được các nghiệp vụ của công ty tài chính 3 1
  2. 23-Feb-2018 NỘI DUNG 7.5.1 Khái niệm 7.5.2 Cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn 7.5.3 Các loại hình bảo hiểm 7.5.4 Các nghiệp vụ cơ bản của công ty bảo hiểm 4 7.5 CÔNG TY BẢO HIỂM 7.5.1 Khái niệm Các công ty bảo hiểm kinh doanh giả định rủi ro thay cho khách hàng của họ để đổi lấy một khoản phí, được gọi là phí bảo hiểm (premium). Madura (2016) 5 7.5 CÔNG TY BẢO HIỂM Các yếu tố cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm ➢ Nhà bảo hiểm (The Insurer): Là doanh nghiệp hoặc tổ chức bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, nhà bảo hiểm thu phí bảo hiểm và trả tiền cho người thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm. ➢Bên mua bảo hiểm (Policyowner): Là tổ chức cá nhân giao kết hợp đồng với nhà bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. 6 2
  3. 23-Feb-2018 Các yếu tố cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm ➢ Người được bảo hiểm (The insured): Là tổ chức cá nhân được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng. ➢ Người thụ hưởng (Beneficiary): Là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định nhận số tiền bảo hiểm theo hợp đồng BH. ➢ Sự kiện bảo hiểm (Event insured): là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định, khi sự kiện đó xảy ra nhà bảo hiểm phải trả tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo 7 hiểm. Các thuật ngữ cơ bản trong bảo hiểm ➢ Người được bảo hiểm (The insured): Là tổ chức cá nhân được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng. ➢ Người thụ hưởng (Beneficiary): Là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định nhận số tiền bảo hiểm theo hợp đồng BH. ➢ Sự kiện bảo hiểm (Event insured): là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định, khi sự kiện đó xảy ra nhà bảo hiểm phải trả tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo 8 hiểm. 7.5 CÔNG TY BẢO HIỂM Ví dụ: Nguyễn Thị A ký hợp đồng bảo hiểm tử kỳ với BIDV Metlife, trong đó A phải đóng phí bảo hiểm hằng năm với số tiền 9,184,000 VNĐ, kỳ hạn 5 năm. Sau 5 năm, nếu không xảy ra sự kiện bảo hiểm, A sẽ nhận được 50,000,000 VNĐ. Trong trường hợp A bị chết hoặc bị tai nạn mất hai tay/ hai chân thì A sẽ được BIDV Metlife chi trả toàn bộ số tiền 50tr đồng. A chỉ định cho mẹ mình là Nguyễn Thị B nhận số tiền này nếu như A xảy ra sự kiện bảo hiểm. Hãy xác định các yếu tố trong hợp đồng bảo hiểm này? 9 3
  4. 23-Feb-2018 7.5 CÔNG TY BẢO HIỂM Các nguyên tắc bảo hiểm (Mishkin, 2011) 1. Phải có mối quan hệ giữa người được bảo hiểm. Ngoài ra người thụ hưởng cũng phải là người có khả năng chịu tổn thất. 2. Người được bảo hiểm phải cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin cho công ty bảo hiểm. 3. Người được bảo hiểm không kiếm lợi được từ phạm vi bảo hiểm 10 7.5 CÔNG TY BẢO HIỂM Các nguyên tắc bảo hiểm (Mishkin, 2011) 4. Nếu bên thứ ba bồi thường thiệt hại cho bên được bảo hiểm, nghĩa vụ của công ty bảo hiểm sẽ được giảm bớt theo khoản tiền bồi thường. 5. Công ty bảo hiểm phải có nhiều người được bảo hiểm để rủi ro được phân tán. 6. Tổn thất phải được định lượng. 7. Công ty bảo hiểm phải có thể tính toán được xác suất tổn thất xảy ra 11 7.5 CÔNG TY BẢO HIỂM Các nguyên tắc bảo hiểm (Mishkin, 2011) Ví dụ: a) Ko thể đưa ra chính sách bảo hiểm cho người lái xe tuổi vị thành niên cho hàng xóm của ông A đc, vì ông A ko có khả năng bị tổn hại nếu thiếu niên đó bị tai nạn 12 4
  5. 23-Feb-2018 7.5 CÔNG TY BẢO HIỂM Vấn đề thông tin bất cân xứng trong bảo hiểm ❖ Lựa chọn bất lợi (Adverse Selection) ❖ Rủi ro đạo đức (Moral Hazard) 13 7.5 CÔNG TY BẢO HIỂM Vấn đề thông tin bất cân xứng trong bảo hiểm ❖ Lựa chọn bất lợi (Adverse Selection) Người tham gia bảo hiểm thường có thông tin đầy đủ và chính xác hơn so với công ty bảo hiểm. Khi đó, những người có mức độ rủi ro cao sẽ tham gia bảo hiểm nhiều hơn so với những người có mức độ rủi ro thấp. 14 7.5 CÔNG TY BẢO HIỂM Vấn đề thông tin bất cân xứng trong bảo hiểm ❖ Lựa chọn bất lợi (Adverse Selection) Ví dụ: ▪ Những người có sức khỏe tồi tệ sẽ tham gia bảo hiểm nhiều hơn so với những người có sức khỏe tốt ▪ Những hàng hóa được vận chuyển trên các con tàu cũ kỹ không an toàn sẽ tham gia bảo hiểm nhiều hơn so với các hàng hóa được vận chuyển trên các tàu 15 hiện đại, mức độ an toàn cao. 5
  6. 23-Feb-2018 7.5 CÔNG TY BẢO HIỂM Vấn đề thông tin bất cân xứng trong bảo hiểm ❖ Rủi ro đạo đức (Moral Hazard) Là tình trạng cá nhân hay tổ chức không còn động cơ để cố gắng hay hành động một cách hợp lý như trước khi giao dịch xảy ra. Khách hàng khi đã mua bảo hiểm thường có những hành xử làm gia tăng nguy cơ do tâm lý ỷ lại vì đã có công ty bảo hiểm gánh chịu tổn thất thay cho họ. 16 7.5 CÔNG TY BẢO HIỂM ❖ Rủi ro đạo đức (Moral Hazard) Ví dụ: ✓ Chị B thuê người gây thương tích nặng cho mình để được bồi thường từ bảo hiểm nhân thọ. ✓ Người được bảo hiểm thông đồng với bác sỹ yêu cầu bác sỹ kê nhiều loại thuốc đắt tiền nhưng khi mua thuốc lại không mua các loại thuốc này mà sử dụng đơn thuốc này để yêu cầu bảo hiểm chi trả quyền lợi bảo hiểm nhằm mục đích trục lợi. 17 7.5 CÔNG TY BẢO HIỂM 7.5.2 Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn Hình 7.1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty bảo hiểm nhân thọ ở Mỹ 18 Nguồn: Madura (2016) 6
  7. 23-Feb-2018 7.5 CÔNG TY BẢO HIỂM 7.5.2 Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn Hình 7.1: Cơ cấu sử dụng vốn của công ty bảo hiểm nhân thọ ở Mỹ 19 Nguồn: Madura (2016) 7.5 CÔNG TY BẢO HIỂM 7.5.3 Các loại hình bảo hiểm Theo nguồn gốc của rủi ro được bảo hiểm: Bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm phi nhân thọ 20 7.5.3 Các loại hình bảo hiểm Theo nguồn gốc của rủi ro được bảo hiểm  Bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm nhân thọ là hình thức bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả một khoản tiền nhất định cho rủi ro về sinh mạng và trường hợp chết của con người, đôi khi được kết hợp với việc tiết kiệm và thường có tính chất dài hạn nhiều năm nhưng ít nhất là 1 năm. 21 7
  8. 23-Feb-2018 7.5.3 Các loại hình bảo hiểm Theo nguồn gốc của rủi ro được bảo hiểm  Bảo hiểm phi nhân thọ là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ. 22 7.5.3 Các loại hình bảo hiểm Theo nguồn gốc của rủi ro được bảo hiểm  Bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam gồm: ➢ Bảo hiểm tài sản & bảo hiểm thiệt hại ➢ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không ➢ Bảo hiểm hàng không ➢ Bảo hiểm xe cơ giới ➢ Bảo hiểm cháy nổ 23 7.5.3 Các loại hình bảo hiểm Theo nguồn gốc của rủi ro được bảo hiểm  Bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam gồm: ➢ Bảo hiểm thân tàu & trách nhiệm dân sự của chủ tàu ➢ Bảo hiểm trách nhiệm ➢ Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính ➢ Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh ➢ Bảo hiểm nông nghiệp 24 8
  9. 23-Feb-2018 7.5 CÔNG TY BẢO HIỂM 7.5.3 Các loại hình bảo hiểm Theo đối tượng được bảo hiểm:  Bảo hiểm con người (Personal insurance)  Bảo hiểm tài sản (Property insurance)  Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Liability insurance) 25 7.5.3 Các loại hình bảo hiểm  Bảo hiểm con người (Personal insurance) – Loại hình bảo hiểm này dựa trên các dạng rủi ro chính có liên quan đến con người là tử vong, tuổi già, tai nạn và bệnh tật. Do đó, bảo hiểm con người thường được phân chia thành ba loại cơ bản có đối tượng bảo hiểm khác nhau, đó là: • Bảo hiểm nhân thọ; • Bảo hiểm y tế; 26 • Bảo hiểm tai nạn cá nhân;  Bảo hiểm con người (Personal insurance) • Bảo hiểm nhân thọ (Life insurance): – Đối tượng bảo hiểm là tính mạng của con người. Đây là loại hình bảo hiểm trả tiền trên biến cố tử vong hoặc là sự tồn tại của tính mạng được bảo hiểm. • Bảo hiểm y tế (Health insurance) – Loại hình này trợ cấp một số tiền nhất định cho người được bảo hiểm trong trường hợp bị ốm đau, bệnh tật, thai sản, thương tật phải phẫu thuật, nằm viện… – Đối tượng được bảo hiểm là sức khỏe của con 27 người. 9
  10. 23-Feb-2018  Bảo hiểm con người (Personal insurance) • Bảo hiểm tai nạn cá nhân (Personal accident insurance) – Loại bảo hiểm này cung cấp tiền bồi thường cho người được bảo hiểm hoặc thân nhân trong trường hợp xảy ra tử vong hoặc thương tật cho người được bảo hiểm bởi những biến cố bất ngờ. – Đối tương được bảo hiểm là một phần hoặc toàn bộ thân thể con người. – Tiền bồi thường được quy định theo giới hạn tối đa và chi trả theo mức độ thiệt hại thực tế. 28 7.5.3 Các loại hình bảo hiểm  Bảo hiểm tài sản (Property insurance) – Đối tượng bảo hiểm là các loại tài sản như hàng hóa, xe cộ, máy móc, tiền… thuộc sở hữu của mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội. – Bảo hiểm tài sản nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm (chủ sở hữu tài sản) những thiệt hại vật chất có liên quan đến tài sản do các biến cố rủi ro như: mất cắp, cháy, hư hỏng do phá hoại… 29 7.5.3 Các loại hình bảo hiểm  Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Liability insurance) – Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm đối với bên thứ ba. Chẳng hạn như trách nhiệm của chủ xe, chủ tàu đối với hành khách hoặc người đi đường khi xảy ra tai nạn, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với người lao động, của con nợ đối với chủ nợ… – Số tiền bảo hiểm phụ thuộc vào mức độ bồi thường thiệt hại trong phạm vi trách nhiệm của người được 30 bảo hiểm theo quy định của pháp luật. 10
  11. 23-Feb-2018 7.5 CÔNG TY BẢO HIỂM 7.5.4 Các nghiệp vụ cơ bản của công ty bảo hiểm ➢ Marketing và phân phối sản phẩm ➢ Thẩm định bảo hiểm (Underwriting) ➢ Hoạt động đầu tư 31 7.5.4 Các nghiệp vụ cơ bản của công ty bảo hiểm ➢ Marketing và phân phối sản phẩm Bộ phận Marketing của các công ty bảo hiểm thường thực hiện các công việc chủ yếu như: - Tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định khách hàng mục tiêu. - Phối hợp với các bộ phận khác trong công ty để thiết kế các sản phẩm mới và điều chỉnh các sản phẩm hiện tại cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. - Thiết lập và duy trì hệ thống phân phối các sản phẩm bảo hiểm cho công ty. - Chuẩn bị các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị. 32 7.5.4 Các nghiệp vụ cơ bản của công ty bảo hiểm ➢ Thẩm định bảo hiểm (Underwriting) • Thẩm định bảo hiểm là một quá trình phân loại, đánh giá và lựa chọn rủi ro của công ty bảo hiểm. • Thẩm định bảo hiểm có nhiệm vụ: nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro một cách chính xác và đầy đủ; phân nhóm rủi ro một cách chính xác; từ đó ra các quyết định thẩm định bao gồm chấp nhận hay từ chối yêu cầu bảo hiểm và mức phí phù hợp áp dụng cho rủi ro được chấp nhận bảo hiểm. 33 11
  12. 23-Feb-2018 7.5.4 Các nghiệp vụ cơ bản của công ty bảo hiểm ➢ Hoạt động đầu tư • Công ty bảo hiểm có thể sử dụng phần lớn nguồn tiền nhàn rỗi để đầu tư, đặc biệt là đối với bảo hiểm nhân thọ. • Mục tiêu của hoạt động đầu tư là xây dựng một danh mục đầu tư nhất quán với chiến lược quản trị tài sản nợ tài sản có của công ty bảo hiểm. • Hoạt động đầu tư giúp gia tăng doanh thu, lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng của các công ty bảo hiểm. 34 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2