intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chương trình sức khỏe sinh sản TP.HCM năm 2012

Chia sẻ: Tùng Sơn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

113
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chương trình sức khỏe sinh sản TP.HCM năm 2012 với mục tiêu giúp học viên trình bày được khái niệm sức khỏe sinh sản; trình bày được tầm quan trọng của chương trình SKSS tại Việt Nam; liệt kê 2 mục tiêu chung của chương trình SKSS tại TP.HCM năm 2012;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chương trình sức khỏe sinh sản TP.HCM năm 2012

  1. CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺ SINH SẢN TP.HCM NĂM 2012 Bs. Nguyễn Quốc Chinh Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản TP.HCM ĐỐI TƯỢNG: học viên Y5 MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng : 1. Trình bày được khái niệm sức khỏe sinh sản 2. Trình bày được tầm quan trọng của chương trình SKSS tại Việt nam 3. Liệt kê 2 mục tiêu chung của chương trình SKSS tại TP.HCM năm 2012 4. Liệt kê các mục tiêu cụ thể của chương trình SKSS tại TP.HCM năm 2012 5. Liệt kê các hoạt động chính của chương trình SKSS tại TPHCM 6. Liệt kê được 12 nhiệm vụ của Trung tâm CSSKSS tỉnh/thành phố I. CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHỎE SINH SẢN: 1. Sức khoẻ Sinh sản (Reproductive health) theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới : Sức khoẻ sinh sản là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế, trong tất cả những gì liên quan đến hệ thống sinh sản và các quá trình chức năng của hệ thống này [4]. 2. Các nội dung sức khoẻ sinh sản đưa ra tại Hội nghị Quốc tế Cairo (1994) Chương trình hành động về SKSS có 10 nội dung: (1) Thông tin, giáo dục, truyền thông rộng rãi về sức khoẻ sinh sản / KHHGĐ. (2) Chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sanh để bảo đảm làm mẹ an toàn. (3) Kế hoạch hóa gia đình. (4) Giảm thiểu những thai kỳ ngoài ý muốn, phá thai an toàn (5) Phòng ngừa và điều trị vô sinh. (6) Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục cho tuổi vị thành niên (7) Phòng chống các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục (8) Phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS (9) Phát hiện sớm, điều trị ung thư vú và các ung thư sinh dục (10) Giáo dục tình dục và giáo dục giới tính 3. Tên của chương trình (đọc thêm): - Theo quyết định số 2331/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Thủ Tướng Chính phủ về việc Ban hành danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế gồm 7 dự án: trong đó có dự án 4 có tên gọi dự án Chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em (Mã số dự án MTQG: 0374). Như vậy so với trước đây, dự án phòng chống suy dinh dưỡng
  2. trẻ em được ghép chung với dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản để trở thành dự án 4. Bộ Y tế cũng đang xây dựng Dự án mục tiêu quốc gia về chăm sóc SKSS giai đoạn 2011 – 2015 và Dự án mục tiêu quốc gia về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em giai đoạn 2011 – 2015. - Tại TP.HCM, dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em còn có tên gọi là dự án Sức khỏe bà mẹ, trẻ em - Chương trình Sức khỏe Sinh sản trình bày trong bài này tương ứng với thành tố Chăm sóc SKSS trong dự án 4. II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI VIỆT NAM: Chính sách và chiến lược về sức khoẻ sinh sản là chính sách và chiến lược phát triển con người. Đầu tư cho sức khoẻ nói chung và sức khoẻ sinh sản cũng là đầu tư cho phát triển. Sức khoẻ sinh sản liên quan đến những khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống loài người. Đó là sự duy trì và bảo vệ nòi giống, vấn đề quan hệ tình dục, thai nghén sinh đẻ, bệnh lây qua đường tình dục… Bất kỳ ai trong cuộc sống của mình đều sẽ trải qua ít nhất một trong những vấn đề này. Vẫn còn nhiều vấn đề về sức khoẻ sinh sản tại Việt Nam cần được cải thiện: - Tỷ số tử vong mẹ cao - Tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi cao - Chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên chưa được quan tâm đúng mức - Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho nam giới chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nam giới chưa tham gia vào công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản cùng với vợ/bạn tình III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH SKSS TP.HCM 2012: 1. Mục tiêu chung: 1.1. Giảm tỷ số tử vong mẹ (maternal mortality ratio) 1.2. Giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi (under-five mortality rate) 2. Mục tiêu cụ thể (chỉ tiêu): Chỉ số làm mẹ an toàn (safe motherhood) Chỉ tiêu 1. Tỷ lệ cơ sở y tế công có thực hiện thông tin – giáo dục – tư vấn về SKSS. 100% 2. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý thai 99% 3. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần trong 3 thời kỳ thai nghén 95% 4. Tỷ lệ phụ nữ đẻ tiêm phòng uốn ván đủ liều 95% 5. Tỷ lệ trạm y tế có cung cấp viên sắt/acid folic trong khám thai 100% 6. Tỷ lệ thai phụ sinh tại cơ sở y tế 100% 7. Tỷ lệ phụ nữ đẻ do nhân viên y tế được đào tạo đỡ. 100% 8. Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh (42 ngày) 80% 2
  3. 9. Tỷ lệ tai biến sản khoa/ 1000 phụ nữ đẻ < 10 10. Tỷ số tử vong mẹ / 100.000 trẻ sinh sống 6.4 Chỉ số phá thai an toàn (safe abortion) 11. Tỷ số phá thai trên 100 trẻ sinh sống ≤ 70% 12. Tỷ lệ cơ sở y tế công thực hiện phá thai an toàn 100% Chỉ số sức khỏe trẻ em (child health) 13. Tỷ lệ sơ sinh cân nặng < 2.500g/ sơ sinh sống
  4. - Thực hiện đỡ sanh an toàn ở các xã ngoại thành, có theo dõi bằng Biểu đồ chuyển dạ và xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ theo quy định của Bộ y tế. Đảm bảo các thai phụ trong địa bàn được nhân viên y tế đỡ sanh, không có sanh rớt. - Phối hợp với Chương trình vitamin A tổ chức uống và cung cấp đủ vitamin A cho sản phụ ngay sau sanh. - Tổ chức thẩm định tử vong mẹ khi có ca tử vong mẹ trong địa bàn. - Trạm y tế thực hiện công tác chăm sóc phụ nữ đẻ và trẻ sau sanh 42 ngày cho tất cả các trường hợp cư trú tại địa bàn. 1.2. Phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản thông thường: - Phân bổ thuốc điều trị viêm nhiễm đường sinh sản thông thường cho tuyến phường xã để sử dụng trong hoạt động khám chữa phụ khoa tại cơ sở và trong 2 đợt khám Chiến dịch hằng năm - Đảm bảo 100% khoa Chăm sóc SKSS/ TTYT dự phòng quận huyện có phòng khám cung cấp dịch vụ chẩn đoán xác định và điều trị nhiễm khuẩn đường sinh sản thông thường. 1.3. Phá thai an toàn: - Tổ chức định kỳ lớp huấn kỹ thuật phá thai an toàn gồm hút thai và phá thai nội khoa. - Giám sát định kỳ dịch vụ phá thai an toàn tại tuyến cơ sở, trọng tâm ở phần kỹ thuật vô khuẩn để đảm bảo tính an toàn khi cung cấp dịch vụ. - Luôn kết hợp dịch vụ phá thai an toàn với cung cấp biện pháp tránh thai ngay sau phá thai 1.4. Kế hoạch hóa gia đình: - Thực hiện tốt Đề án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ, đạt các chỉ tiêu của Trung ương giao. - Tập huấn kỹ thuật tránh thai lâm sàng cho tuyến cơ sở, gồm: kỹ thuật đặt/tháo DCTC, đặt/tháo que cấy tránh thai, triệt sản nam/nữ. - Thực hiện hỗ trợ kinh phí xử lý tai biến cho người sử dụng biện pháp tránh thai lâm sàng. 1.5. Chăm sóc SKSS Vị thành niên - thanh niên: - Duy trì 3 điểm cung cấp dịch vụ thân thiện vị thành niên- thanh niên tại khoa CSSKSS Quận 4, Quận 8, Quận Tân Bình với các hoạt động về chăm sóc SKSS tại khoa và tổ chức các buổi truyền thông theo mô hình truyền thông nhóm nhỏ cho các trường học trên địa bàn. - Duy trì hoạt động của Câu lạc bộ vị thành niên - thanh niên ở Nhà văn hóa Sinh viên: tổ chức truyền thông theo hình thức hội thi tìm hiểu về SKSS vị thành niên- thanh niên. - Tổ chức giám sát thực hiện mô hình cung cấp dịch vụ thân thiện vị thành niên- thanh niên tại các đơn vị trên. Số lần giám sát trong năm: 4 lần (có thể lồng ghép giám sát với các đợt giám sát khác). - Hỗ trợ hoạt động truyền thông, tư vấn về SKSS vị thành niên - thanh niên cho các khoa Chăm sóc SKSS quận huyện khi có nhu cầu. 1.6. Chăm sóc Sức khỏe Trẻ em: - Chăm sóc sơ sinh: * Hoàn chỉnh đơn nguyên sơ sinh tuyến quận huyện (theo chỉ thị 04). 4
  5. * Đảm bảo các cơ sở y tế đỡ sanh có thực hiện đầy đủ tiêm ngừa vitamin K1, vaccin HBV, vaccin lao cho trẻ sơ sinh. * Các cơ sở y tế đỡ sanh có trang bị đủ bộ hồi sức sơ sinh. - Tổ chức hoạt động khám chữa bệnh thông thường ở phòng SKTE của 6 Bệnh viện có khoa Sản, khoa Chăm sóc SKSS quận huyện và trạm y tế. - Quản lý trẻ địa bàn bằng phiếu SKTE, phối hợp với mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng để đảm bảo theo dõi tăng trưởng trẻ định kỳ. Thực hiện đúng việc vẽ đường biểu diễn tăng trưởng, điền đầy đủ thông tin và tư vấn cho bà mẹ về tình hình tăng trưởng của trẻ. - Tổ chức thực hành dinh dưỡng tại các trạm y tế cho các bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi. - Thực hiện tốt Chương trình Quản lý Bà mẹ và trẻ sơ sinh. - Thực hiện các hoạt động trong dự án mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em 2. Công tác thông tin – giáo dục – truyền thông, đào tạo: - Đảm bảo 100% cơ sở y tế công có thực hiện thông tin – giáo dục – tư vấn về sức khoẻ sinh sản: có góc tư vấn về SKSS, có nhân viên có kỹ năng tư vấn, có tài liệu truyền thông. Nội dung truyền thông: chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, thai phụ, bà mẹ và sơ sinh, hướng dẫn thực hiện các biện pháp tránh thai, tư vấn biện pháp tránh thai sau phá thai, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản trong độ tuổi Vị thành niên, SKSS tiền hôn nhân, tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, chăm sóc trẻ em. - Tổ chức 2 lớp cập nhật thông tin về sàng lọc trước sinh cho tuyến y tế Quận huyện. - Lập kế hoạch mở lớp đào tạo đọc kết quả phiến đồ âm đạo - cổ tử cung cho tuyến quận huyện, trong đó Trung tâm Chăm sóc SKSS là đơn vị tổ chức và ký kết hợp đồng với BV Từ Dũ, BV Hùng Vương để giao khoán việc đào tạo với kinh phí cho một học viên là 2.200.000 đồng. Đối tượng tham gia gồm kỹ thuật viên xét nghiệm hoặc nữ hộ sinh trung cấp của TTYT DP 24 quận huyện, mỗi đơn vị cử 1 người tham dự. - Tổ chức Hội thi Gia đình nuôi con khỏe cấp quận huyện. - In ấn 6 loại tờ rơi về Chăm sóc SKSS để phân bổ cho tuyến quận huyện, phường xã. 3. Công tác quản lý, giám sát: - Phân bổ chỉ tiêu KHHGĐ do Bộ y tế giao cho thành phố cho các cơ sở y tế thuộc màng lưới. Giám sát và báo cáo hoạt động thực hiện chỉ tiêu hàng quý, đảm bảo đạt chỉ tiêu giao. - Xây dựng Bảng điểm đạt Chương trình sức khỏe Bà mẹ trẻ em tuyến quận huyện năm 2012 và Bảng kiểm giám sát trạm y tế xã căn cứ vào thang điểm của Vụ sức khỏe Bà mẹ trẻ em về công tác chăm sóc SKSS tuyến tỉnh. Trung tâm Chăm sóc SKSS sử dụng Bảng điểm này làm công cụ giám sát và đánh giá hoạt động Chương trình cho tuyến quận huyện và phường xã. - Tuyến Quận huyện xây dựng kế hoạch hoạt động Chương trình và thực hiện giám sát tuyến phường xã hàng quý theo Bảng giám sát trạm y tế xã. - Trung tâm Chăm sóc SKSS giám sát hỗ trợ định kỳ ở khoa Chăm sóc SKSS quận huyện và tuyến phường xã (30% số phường xã) về thực hiện các hoạt động của Chương trình và tình hình triển khai cung cấp dịch vụ tại các đơn vị. - Hoàn chỉnh công tác báo cáo hoạt động Chăm sóc SKSS theo biểu mẫu mới của Bộ y tế đã tập huấn trong năm 2010. - Họp giao ban định kỳ: khối TTYT Dự phòng quận huyện ít nhất 3 lần trong năm, khối Bệnh viện quận huyện và Bệnh viện có khoa Sản 1- 2 lần trong năm. - Tổng kết đánh giá hoạt động Chương trình 1 lần/ năm. 5
  6. V. HỆ THỐNG TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CÁC CẤP CỦA CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺ SINH SẢN: 1. Hệ thống Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản : Hệ thống Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản tại Việt Nam VỤ SỨC KHOẺ BÀ MẸ TRẺ EM BV PHỤ SẢN BV TỬ DŨ TRUNG ƯƠNG BV NHI ĐỒNG 1 BV NHI TRUNG (32 TỈNH TỪ ĐÀ UƠNG NẲNG TRỞ VÀO) TRUNG TÂM CHĂM SÓC SKSS TỈNH TP HỆ THỐNG CHĂM SÓC SKSS TẠI TP.HCM TT CSSKSS TP.HCM 24 BỆNH VIỆN Q-H 24 KHOA CSSKSS (TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG Q- CÁC BV CÓ BV HÙNG BV H) KHOA PHỤ VƯƠNG TỪ DŨ SẢN 322 TRẠM Y TẾ PHƯỜNG XÃ 2. Tuyến tỉnh : Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản TP.HCM 2.1. Vị trí, chức năng : Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản (viết tắt là TT. CSSKSS) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y Tế TP. HCM, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế. 6
  7. Trung tâm chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế gồm Vụ Sức khoẻ Bà mẹ Trẻ em, Viện Dinh dưỡng, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhi đồng 1 (BV TD và BV NĐ 1 phụ trách 32 tỉnh thành từ Đà Nẳng trở vào). 2.2. Nhiệm vụ : (1) Xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc sức khoẻ sinh sản trên cơ sở chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của Bộ Y tế và tình hình thực tế của tỉnh trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt. (2) Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật và tư vấn về: Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, sức khoẻ bà mẹ; chăm sóc sức khoẻ sinh sản người cao tuổi; kế hoạch hoá gia đình; phá thai an toàn; phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền theo đường tình dục; chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên và nam học; dự phòng điều trị vô sinh, dự phòng điều trị sớm ung thư đường sinh sản; chăm sóc sức khoẻ trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng; (3) Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; (4) Phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản; (5) Tham gia đào tạo và đào tạo chuyên môn, kỹ thuật về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản theo kế hoạch của tỉnh và Trung ương cho cán bộ chuyên khoa và các cán bộ khác. (6) Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản; (7) Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản được Giám đốc Sở Y tế phân công; (8) Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản theo quy định của pháp luật; căn cứ vào điều kiện, năng lực và nhu cầu thực tế ở địa phương, Giám đốc Sở Y tế quy định theo thẩm quyền việc khám, điều trị, theo dõi và thực hiện những xét nghiệm cận lâm sàng đối với các trường hợp có liên quan đến lĩnh vực sức khoẻ sinh sản tại Trung tâm theo quy định của pháp luật; (9) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách; (10) Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật; (11) Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật; (12) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao. 2.3. Tổ chức - Trung tâm có 6 khoa phòng, chia làm 2 khối. - Khối chuyên môn gồm 4 khoa: khoa Chăm sóc sức khoẻ Bà mẹ, khoa Chăm sóc sức khoẻ Trẻ em – Phòng chống Suy dinh dưỡng , khoa Chăm sóc Sức khoẻ Vị thành niên – Nam học, khoa Dược – Cận lâm sàng. 7
  8. - Khối quản lý Hành chính gồm 2 phòng: phòng Kế hoạch – Tài chính, phòng Tổ chức – Hành chính. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRUNG TÂM CSSKSS BAN GIÁM ĐỐC KHỐI CHUYÊN MÔN KHỐI QUẢN LÝ HÀNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH SỨC CHÍNH KHOẺ KHOA CSSK BÀ MẸ PHÒNG KẾ CT SỨC KHOẺ SINH HOẠCH TÀI SẢN KHOA CSSK TRẺ EM CHÍNH KHOA CSSK VTN-NAM CT PHÒNG CHỐNG PHÒNG TỔ SUY DINH DƯỠNG KHOA CHỨC HÀNH CT SỨC KHOẺ KHOA DƯỢC-CLS CHÍNH TRẺ EM 3. Tuyến Q-H : Mỗi Q-H có một Trung tâm Y tế Dự phòng Q-H ( TP.HCM có 24 quận huyện) Khoa Chăm sóc SKSS thuộc Trung Tâm Y Tế Dự phòng Quận Huyện có chức năng tham mưu, chỉ đạo, quản lý thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trên địa bàn quận huyện. Lãnh đạo khoa gồm : trưởng khoa và 01 phó khoa giúp việc. 4. Tuyến phường xã : Mỗi phường xã có 1 hoặc 2 NHS hoặc YS sản nhi phụ trách chương trình sức khỏe bà mẹ trẻ em. VI. LƯỢNG GIÁ CHƯƠNG TRÌNH THANG ĐIỂM KIỂM TRA TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN HUYỆN CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG, CHĂM SÓC BẢO VỆ SỨC KHỎE NHÂN DÂN NĂM 2012. MỤC V CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN 8
  9. V Chăm sóc sức khỏe sinh sản Điểm chuẩn Điểm trừ Điểm Điểm tự thưởng chấm V.1 Sức khỏe bà mẹ 3 a. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý thai Đạt ≥ 98% 1 Đạt 90% - < 98% 0.5 b. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 3 lần trong 3 thời kỳ thai nghén Đạt ≥ 90% 0.5 Đạt 85% - < 90% 0.25 c. Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế Đạt 100% 0.5 Có đẻ rớt với lý do hợp lý 0.25 d. Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sanh (42 ngày) Đạt ≥ 75% 0.5 Đạt 60% - < 75% 0.25 e. Cung cấp đầy đủ các dịch vụ CSSKSS tại khoa: khám thai, khám chữa phụ khoa, cung cấp các BPTT, hút thai đến hết 12 tuần - Cung cấp đầy đủ 4 loại dịch vụ. 0.5 - Cung cấp 3 loại dịch vụ 0.25 V.2 Sức khỏe trẻ em và phòng chống suy 3 dinh dưỡng trẻ em a. Tỷ lệ trẻ em ≤ 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng 3 tháng một lần (không bỏ cân 3 tháng liên tục) Đạt ≥95% 1 Đạt 85% - < 95% 0.5 Đạt 75% - < 85% 0.25 b. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ≤ 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng hàng tháng một lần Đạt ≥90% 0.5 Đạt 85% - < 90% 0.25 c. Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi được cân, đo và số phường xã thực hiện đúng quy trình trong đợt chiến dịch cân trẻ Đạt ≥90% 0.5 Đạt 85% - < 90% 0.25 d. Tổ chức triển khai mạng lưới CTV 0.5 DD theo đúng quy định e. Hoạt động truyền thông dinh dưỡng và GDSK Có thực hiện 0.5 9
  10. Có thực hiện nhưng không đầy đủ, không 0.25 chính xác V.3 Kế hoạch hóa gia đình 1 1. Đặt DCTC Đạt ≥ 90% chỉ tiêu được phân bổ 0.5 Đạt 80% -
  11. Triệt sản 800 2.417 302.1% Thuốc tiêm tránh thai 24.000 26.440 110.2% 2.2. Phá thai an toàn Năm 2011 Năm 2012 Tổng cộng 95.067 89.956 Trong đó: Số phá thai vị thành niên 11-19t 3.876 3.623 ( Tỷ lệ ) (4,1%) (4,03%) Tỷ số phá thai/ sơ sinh sống 61,31/100 46,54/100 VIII. CÁCH TÍNH MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ BẢN 1. Tỷ lệ % phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần: Tổng số PN đẻ trong kỳ báo cáo được được khám thai  3 của một khu vực trong thời gian xác định Công thức tính: ----------------------------------------------------------------- x 100 Tổng số phụ nữ đẻ của khu vực đó trong cùng thời gian 2. Tỷ lệ % phụ nữ đẻ được tiêm đủ các mũi phòng uốn ván: TS PN đẻ được tiêm phòng UV đủ số mũi Công thức tính: -------------------------------------------------- x 100 Tổng số phụ nữ đẻ 3. Tỷ số phá thai so với trẻ đẻ ra sống Khái niệm: Là số lần chấm dứt thai nghén bằng các phương pháp phá thai (hút, nạo, nội khoa) của một khu vực trong thời kỳ báo cáo tính trên tổng số trẻ đẻ ra sống. Số lần phá thai của một khu vực trong kỳ báo cáo Công thức tính: ----------------------------------------------------------- Tổng số trẻ đẻ ra sống của khu vực đó trong cùng kỳ 4. Tỷ lệ % trẻ đẻ thấp cân: Khái niệm: Trẻ đẻ thấp cân là số trẻ đẻ ra có trọng lượng < 2.500 gram Số trẻ đẻ thấp cân của một khu vực trong kỳ báo cáo Công thức tính: -------------------------------------------------------------- x 100 11
  12. Tổng số trẻ đẻ ra được cân của khu vực đó trong cùng thời kỳ 5. Tỷ số tử vong mẹ (Maternal mortality ratio) (chỉ số tác động) Khái niệm: Tử vong mẹ là cái chết của người phụ nữ từ khi mang thai đến 42 ngày sau khi kết thúc thai nghén, do bất kỳ một nguyên nhân nào liên quan hoặc nặng lên do thai nghén, trừ chết do tai nạn, ngộ độc và tự tử. Số bà mẹ chết tính trên 100.000 trẻ đẻ ra sống. Số phụ nữ chết liên quan đến thai sản thuộc một khu vực trong năm xác định Công thức tính: ----------------------------------------------- x 100.000 Số trẻ đẻ ra sống của khu vực đó trong cùng năm 6. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ
  13. khu vực trong một năm xác định Tỷ suất trẻ chết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2