intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chuyên đề: Thu thập, thẩm tra xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra - TS. Nguyễn Quốc Hiệp

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:34

235
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chuyên đề: Thu thập, thẩm tra xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra có mục đích trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng cơ bản về các phương pháp thu thập, thẩm tra xác minh tài liệu phục vụ cho hoạt động thanh tra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chuyên đề: Thu thập, thẩm tra xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra - TS. Nguyễn Quốc Hiệp

  1. Bài giảng CHUYÊN ĐỀ: THU THẬP, THẨM TRA XÁC MINH TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TS.Nguyễn Quốc Hiệp, thanh tra viên cao cấp Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra
  2. A. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích: Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng cơ bản về các phương pháp thu thập, thẩm tra xác minh tài liệu phục vụ cho hoạt động thanh tra. 2. Yêu cầu: Người học nắm được các phương pháp và kỹ năng chủ yếu về thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu; biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng đó vào quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra. B. Đối tượng: Người mới vào ngành, dự nguồn bổ nhiệm thanh tra viên C. Nội dung chính 1. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra 2. Phương pháp thu thập tài liệu trong hoạt động thanh tra 3. Phương pháp thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra
  3. I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh  trong hoạt động thanh tra 1. Mục đích, yêu cầu thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong ho ạt động thanh tra  Tài liệu: Là văn bản chứa đựng thông tin giúp cho vi ệc tìm hi ểu m ột v ấn đề gì đó. Tài liệu trong hoạt động thanh tra là văn bản chứa đ ựng nh ững căn cứ pháp lý cần thiết khách quan làm căn cứ cho kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý phù hợp với thực tế và theo đúng yêu cầu của cu ộc thanh tra.  Thu thập tài liệu trong hoạt động thanh tra là quá trình tìm tòi, thu l ượm những văn bản, phương tiện chứa nội  dung, sự kiện có thật từ những nguồn khác nhau có liên quan đến thanh tra vụ vi ệc c ần gi ải quy ết, gi úp  cho việc  nghiên cứu, khai thác những sự kiện đó làm căn c ứ ch ứng minh cho những tình tiết của vụ việc theo quy định pháp luật.
  4. I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh  trong hoạt động thanh tra 1. Yêu cầu, nội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.2. Thu thập tài liệu: Nội dung quá trình thu thập tài liệu:  Tập hợp những văn bản, giấy tờ, phương tiện có liên quan đến nội dung, vụ vi ệc cần giải quyết;  Phân loại, sàng lọc tài liệu có giá trị chứng minh và hiệu qu ả s ử d ụng (vì v ậy ph ải ghi chép thật đẩy đủ, tỉ mỉ, chính xác, trung thực và phương pháp thu th ập vào biên bản);  Bảo quản tài liệu nguyên vẹn như khi đã thu thập được; sử dụng đúng theo quy định của pháp luật và bảo quản như tài liệu mật đối với những tài li ệu quan tr ọng; cần có sự phân loại tài liệu để xác định thời hạn bảo qu ản sau khi k ết thúc cu ộc thanh tra.  Việc thu thập tài liệu cần tập trung vào những vấn đề mấu chốt, trọng tâm, tr ọng điểm và tiến hành khẩn trương, tỉ mỉ, bám sát mục đích, yêu cầu của cu ộc thanh tra. Tất cả thông tin, tài liệu thu thập được phải được ghi chép, l ưu tr ữ , b ảo qu ản ch ặt chẽ.
  5. I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh trong  hoạt động thanh tra 1.Yêu cầu, nội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong ho ạt đ ộng thanh tra  Thẩm tra tài liệu là tìm hiểu, xem xét lại tài liệu đ ể xác đ ịnh tính chính xác và hợp pháp của tài liệu: - Nghiên cứu, phân tích từng tài liệu, xem xét nó có phù hợp với thực t ế không; - So sánh đối chiếu các tài liệu xem có phù hợp n ội dung, vụ vi ệc c ần gi ải quyết không, nếu mâu thuẫn thì do đâu; - Sàng lọc, loại bỏ những tài liệu không liên quan và tìm những tài li ệu m ới làm sáng tỏ những tài liệu đã thu thập được. - Xác định nguồn tài liệu: + Căn cứ vào yêu cầu thu thập, chứng minh; + Căn cứ vào thời hạn sử dụng tài liệu; + Căn cứ vào thực tiễn việc lưu giữ tài liệu và các quy đ ịnh liên quan đ ến vi ệc sử dụng tài liệu.
  6. I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh trong  hoạt động thanh tra 1. Yêu cầu, nội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra  Thẩm tra tài liệu Tài liệu thu thập trong hoạt động thanh tra gồm một số loại sau đây: + Văn bản liên quan đến nội dung cuộc thanh tra + Chứng từ, sổ sách kế toán, bảng kê, chứng từ ghi sổ…; + Báo cáo quyết toán, bảng cân đối vật tư, hàng hoá, biên bản kiểm kê các loại, bảng chấm công, báo cáo tình hình sử dụng lao động…; + Các hợp đồng ngoại thương, hợp đồng kinh tế, các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, mua bán hàng hoá hoặc bộ tài liệu về hợp đồng tín dụng…; + Báo cáo của đơn vị được thanh tra, báo cáo của các cá nhân, đơn vị liên quan theo yêu cầu của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên; + Biên bản xác minh, biên bản làm việc giữa Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên với các đơn vị, đối tượng có liên quan trực tiếp và gián tiếp; + Bản giải trình của đối tượng thanh tra; + Một số loại sổ sách, tài liệu, chứng từ khác.
  7. I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh trong  hoạt động thanh tra 1. Yêu cầu, nội  dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra  Thẩm tra tài liệu - Lưu ý: Không phải tất cả các tài liệu trên đã là chứng cứ của cuộc thanh tra. Tài liệu này sẽ trở thành chứng cứ khi có đầy đủ 3 thuộc tính: tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp của chứng cứ. yêu cầu là cán bộ thanh tra phải có linh cảm, phân tích các hiện tượng một cách có hệ thống để phát hiện ra các sai phạm trong hoạt động được phản ánh trong những tài liệu đã thu thập được, cần nhạy bén để phát hiện những điểm bất hợp lý trên cơ sở đó chọn ra tài liệu điển hình nhất.
  8. I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh trong  hoạt động thanh tra 1. Yêu cầu, nội  dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra  Xác minh tài liệu :  làm sáng tỏ những nghi vấn về tính khách quan, liên quan và h ợp pháp c ủa tài liệu.  Tìm hiểu, thu thập, kiểm tra các thông tin, tài li ệu, ch ứng c ứ t ừ nh ững s ự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tế  Trong hoạt động thanh tra, xác minh là một biện pháp nghiệp vụ, nhằm thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra, gi úp phân tích, đánh giá và kết luận về một hoặc một số vấn đề phục vụ cho cu ộc thanh tra.  Yêu cầu về xác minh tài liệu trong hoạt đ ộng thanh tra: - Nguồn tài liệu; - Tính khách quan, đầy đủ; - Tính hợp pháp của tài liệu; - Tính liên quan của tài liệu - Tính thời sự, thời hiệu của tài liệu…
  9. I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh trong  hoạt động thanh tra 1. Yêu cầu, nội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong ho ạt đ ộng thanh tra Lưu ý: Sự phân biệt các khái niệm trên chỉ là tương đối, bởi quá trình thu thập hoặc thẩm tra tài liệu thực chất là quá trình xác minh tài li ệu và ng ược lại, quá trình xác minh tài liệu để làm rõ vụ việc thực chất là quá trình thu thập, thẩm tra tài liệu. Thu thập, thẩm tra, xác minh tài li ệu trong ho ạt đ ộng thanh tra là những khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ qua l ại bi ện ch ứng với nhau; do vậy, khi nói đến một khái niệm người ta thường nhắc đ ến c ả cụm từ là: Thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt đ ộng thanh tra.
  10. I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh trong  hoạt động thanh tra 1. Yêu cầu, nội dung thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt động thanh tra 1.2. Mục đích:  Hoàn thiện tài liệu, có thể dùng làm căn cứ để đưa ra các nhận xét chính xác, khách quan, đúng pháp luật về vụ việc cần giải quyết. 1.3. Vai trò, tầm quan trọng  Để tìm kiếm, củng cố, hoàn thiện tài liệu, xác định tính chính xác và hợp pháp của tài liệu  Làm cơ sở đưa ra các nhận xét chính xác, khách quan, đúng pháp luật về vụ việc.  Là hoạt động quan trọng trong quá trình tiến hành các hoạt động thanh tra  Là yếu tố quyết định chất lượng các cuộc thanh tra.
  11. I. Khái quát về thu thập, thẩm tra, xác minh trong  hoạt động thanh tra 2. Yêu cầu về thu thập, thẩm tra, xác minh tài liệu trong hoạt đ ộng thanh tra 2.1. Yêu cầu về thu thập tài liệu  Khi thu thập tài liệu, người có thẩm quy ền phải có thái đ ộ khách quan, toàn diện, đúng thủ tục pháp luật quy định;  Thu thập tài liệu phải được tiến hành bằng nh ững bi ện pháp đ ược pháp lu ật cho phép và do người có thẩm quyền thực hiện 2.2.Yêu cầu về thẩm tra, xác minh tài liệu  Trong mọi trường hợp thẩm tra, xác minh tài liệu ph ải đ ược ti ến hành đúng pháp luật, đúng thủ tục, trình tự,  Phương pháp thu thập phải khoa học, hợp lý và lập biên bản đúng quy đ ịnh.
  12. II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 1. Căn cứ, phạm vi thu thập tài liệu 1.1 Căn cứ thu thập tài liệu là:  Quyết định thanh tra đã được công bố bao gồm các căn cứ ra quyết định thanh tra sau đây: + Kế hoạch thanh tra; + Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; + Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; + Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.  Phải căn cứ vào các nội dung trong quyết định thanh tra, không thu thập tràn lan, vi phạm chính sách, đồng thời không bỏ sót tài liệu. 1.2 Phạm vi thu thập tài liệu:  Tài liệu liên quan đến những vấn đề cần phải chứng minh của nội dung, v ụ vi ệc cần giải quyết;  không được tự ý mở rộng những tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra ghi trong quyết định thanh tra.
  13. II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 2. Các tài liệu cần thu thập  Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt đ ộng thanh tra  Văn bản quản lý và cách thức t ổ chức hoạt đ ộng c ủa đ ơn v ị c ần nghiên c ứu, kiểm tra theo từng thời gian và nội dung cụ thể;  Báo cáo sơ bộ về quá trình hoạt động của đ ơn vị;  Báo biểu, sổ sách, tài khoản;  Các hợp đồng kinh tế;  Các chứng từ kế toán;  Tài liệu về kho, quỹ;  Thông tin tài liệu từ những người có liên quan hoặc qu ần chúng cung c ấp…
  14. II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 2. Các tài liệu cần thu thập  Thu thập theo ý kiến chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết vụ việc cụ thể. Trong hoạt động thanh tra, những ý kiến chỉ đạo cũng cần xem xét tính đúng đắn của nó qua việc đánh giá tính phù hợp chung của tinh thần luật pháp.  Nội dung thu thập thông tin, tài liệu phải cụ thể và bám sát mục đích, yêu cầu của nhiệm vụ, trong đó phải xác định những tài liệu mấu chốt có ý nghĩa quyết định trong việc đánh giá, kết luận bản chất của đối tượng xác minh.
  15. II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thu thập tài liệu Phương pháp thu thập tài liệu tuỳ theo từng cuộc thanh tra mà có những  phương pháp cụ thể khác nhau nhưng đều sử dụng một số biện pháp chủ yếu sau:  Yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan cung c ấp thông tin, tài li ệu c ần thiết phục vụ cho việc thanh tra;  Yêu cầu giải trình về vấn đề liên quan đ ến n ội dung thanh tra; yêu c ầu phong toả tài khoản;  Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, báo cáo b ằng văn b ản, tr ả l ời chất vấn của tổ chức Thanh tra hoặc Thanh tra viên;  Nghiên cứu, khai thác những sự ki ện, tìm tòi, phát hi ện, thu l ượm nh ững tài liệu, sự kiện có thật từ những nguồn phản ánh khác nhau có liên quan đ ến nội dung thanh tra;  Kiểm kê tài sản, niêm phong tài liệu, kê biên tài s ản…
  16. II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thu thập tài liệu Điều 10 Luật Thanh tra năm 2010 quy định trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nh ư sau: * Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủ quy đ ịnh quy trình tiến hành một cuộc thanh tra cũng đều quy định rõ trách nhiệm và quy ền c ủa c ơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
  17. II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thu thập tài liệu  Cung cấp bản báo cáo và các tài liệu có liên quan, phải theo đề cương để  yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp  và phải  được gửi kèm với quyết định thanh tra  Báo cáo ban đầu và các tài liệu có liên quan của đối tượng thanh tra phải  có  nội  dung  về tình hình và một số vấn  đề giúp cho Đoàn thanh tra tiếp cận, nghiên cứu, để xác định trọng tâm, trọng điểm thanh tra.  Có thể yêu cầu hoặc hỏi thêm một số nội dung có liên quan đến cuộc thanh tra, hoặc  cung cấp thêm một số thông tin, tài liệu bổ sung khác.
  18. II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thu thập tài liệu  Thông tin, tài liệu đều có thể được coi là căn cứ chứng minh nếu có hai điều kiện dưới đây: - Phải xác thực, có ý nghĩa và là văn bản gốc, không được tẩy xoá, sửa chữa, nếu là bản sao thì phải có công chứng theo quy định của pháp luật. Phải liên quan đến nội dung thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và nội dung góp phần chứng minh hành vi, việc làm của đối tượng có liên quan đúng pháp luật hay không đúng pháp luật.  Việc thu thập tài liệu phải được tiến hành công khai và là một nguyên tắc rất quan trọng được quy định tại Điều 7 Luật Thanh tra năm 2010.  Trong quá trình thanh tra hoặc trước khi tiến hành thanh tra, các cơ quan Thanh tra có thể áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để nắm tình hình, tìm hiểu thông tin…, những sự kiện, tài liệu.
  19. II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3. Các phương pháp thu thập tài liệu  Khai thác nguồn thông tin từ quần chúng nơi đến thanh tra  Để có thông tin tốt từ quần chúng phải hiểu biết và khai thác tốt các yếu tố tâm lý xã hội, phải có những quan điểm đúng đắn trong hoạt động thanh tra, đồng thời phải biết chọn lọc thông tin một cách chính xác, khách quan.  Việc khai thác tài liệu phải chính xác, khách quan có năng lực, trình độ và đặc biệt là phẩm chất của Thanh tra viên.
  20. III. PHƯƠNG PHÁP THẨM TRA, XÁC MINH TÀI LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 1. Căn cứ thẩm tra, xác minh  Căn cứ theo thu thập tài liệu đã nêu ở trên  Căn cứ vào chính những tài liệu đã thu thập đ ược: n ội dung thanh tra, ph ạm vi thanh tra và tuỳ từng đối tượng 2. Các tài liệu cần thẩm tra, xác minh Các tài liệu cần thẩm tra, xác minh gồm một số tài liệu chính sau:  Báo cáo sơ bộ về quá trình hoạt động của đ ơn vị;  Báo biểu, sổ sách, tài khoản;  Các hợp đồng kinh tế;  Các chứng từ kế toán;  Tài liệu về kho, quỹ;  Thông tin tài liệu từ những người có liên quan hoặc qu ần chúng cung c ấp…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2