Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 1: Chủ đề 1 (Bài tập)
lượt xem 3
download
Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 1: Chủ đề 1 gồm có những bài tập Vật lý 10 chủ đề về chuyển động thẳng đều. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 1: Chủ đề 1 (Bài tập)
- http://lophocthem.com Phone: 01689.996.187 vuhoangbg@gmail.com Câu1. Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 2m/ s. Và lúc t = 2s thì vật có toạ độ x = 5m. Phương trình toạ độ của vật là x= 2t + 5 x= -2t + 5 *.x= 2t + 1 x= -2t + 1 Hướng dẫn. Dựa vào công thức x = x0 + v.t với x0 là tọa độ đầu của vật. Theo bài ra ta có v = 2m / s . Tại t = 2s : 5 = x0 + 2.2 → x0 = 1 suy ra x= 2t + 1. Câu2. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t (x : m, t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu ? Từ điểm O, với vận tốc 5km/h. Từ điểm O, với vận tốc 60 km/h. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 5 km/h. *.Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 60 km/h. Hướng dẫn. Dựa vào công thức x = x0 + v.t với x0 là tọa độ đầu của vật. Ta có x0 = 5 , vậy vật chuyển động Từ điểm M, cách O là 5 km, và v là vật tốc, tương ứng với vận tốc 60 km/h. Câu3. Phương trình của một vật chuyển động thẳng có dạng: x = -3t + 4 (m; s).Kết luận nào sau đây đúng Vật chuyển động theo chiều dương trong suốt thời gian chuyển động Vật chuyển động theo chiều âm trong suốt thời gian chuyển động *.Vật đổi chiều chuyển động từ dương sang âm tại thời điểm t= 4/3 Vật đổi chiều chuyển động từ âm sang dương tại toạ độ x= 4 Hướng dẫn. Tại thời điểm t = 0 thì vật có tọa độ bằng 4, đang ở bên dương của gốc tọa độ, nhưng từ thời điểm t = 4/3 trở đi thì tọa độ của vật sẽ âm, do dó ở phần âm của gốc tọa độ. Câu4. Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều trên 1 quãng đường dài 40m. Nửa quãng đường đầu vật đi hết thời gian t1 = 5s, nửa quãng đường sau vật đi hết thời gian t2 = 2s. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là: 7m/s *.5,71m/s 2,85m/s 0,7m/s Hướng dẫn. Tốc độ trung bình bằng tổng quãng đường chia tổng thời gian đi hết quãng 40 đường đó. vtb = = 5, 71m / s 5+ 2
- http://lophocthem.com Phone: 01689.996.187 vuhoangbg@gmail.com Câu5. Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều. Trên quãng đường AB, vật đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 20m/s, nửa quãng đường sau vật đi với vận tốc v2 = 5m/s. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là: 12,5m/s *.8m/s 4m/s 0,2m/s S AB Hướng dẫn. vtb = = = 8m / s t1 + t2 AB AB + 2.20 2.5 Câu6. Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều; 2 giờ đầu xe chạy với vận tốc trung bình 60km/h, 3 giờ sau xe chạy với vận tốc trung bình 40km/h. Vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là: 50km/h *.48km/h 44km/h 34km/h Hướng dẫn. vtb = ∑ = s 2.60 + 3.40 = 48km / h ∑t 5 Câu7. Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều có vận tốc trung bình là 20Km/h 1 3 trên đoạn đường đầu và 40Km/h trên đoạn đường còn lại . Vận tốc trung bình 4 4 của xe trên cả đoạn đường là : 30km/h *.32km/h 128km/h 40km/h Hướng dẫn. vtb = ∑ = s s = 32km / h ∑t s 3s + 4.20 4.40 Câu8. Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều, trong nửa thời gian đầu xe chạy với vận tốc 12km/h. Trong nửa thời gian sau xe chạy với vận tốc 18km/h .Vận tốc trung bình trong suốt thời gian đi là: *.15km/h 14,5km/h 7,25km/h 26km/h
- http://lophocthem.com Phone: 01689.996.187 vuhoangbg@gmail.com t t Hướng dẫn. vtb = ∑ s = 2 .12 + 2 .18 = 15km / h ∑t t Câu9. Một ngừơi đi xe đạp trên 2/3 đoạn đừơng đầu với vận tốc trung bình 10km/h và 1/3 đoạn đừơng sau với vận tốc trung bình 20km/h. Vận tốc trung bình của ngừơi đi xe đạp trên cả quảng đừơng là *.12km/h 15km/h 17km/h 13,3km/h Hướng dẫn. vtb = ∑ = s s = 12km / h ∑t 2 1 s+ s 3.10 3.20 Câu10. Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường thẳng và có vận tốc luôn luôn bằng 80 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn thẳng và xe ô tô xuất phát từ một điểm cách bến xe 3 km. Chọn bến xe làm vật mốc, chọn thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này là : *.x = 3 + 80t. x = 80 – 3t. x = 3 – 80t. x = 80t. Hướng dẫn. Áp dụng công thức tổng quát x = x0 + v.t , với x0 là tọa độ ban đầu của vật so với mốc, trong bài này thì mốc là bến xe và vật cách mốc 3km, nên x0 = 3 . Vận tốc luôn bằng 80 cho nên v = 80. suy ra x = 3 + 80t. Câu11. Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe ô tô làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai xe làm chiều dương. Phương trình chuyển động của các ô tô chạy từ A và từ B lần lượt là ? *.xA = 54t ;xB = 48t + 10. xA = 54t + 10; xB = 48t. xA = 54t; xB = 48t – 10 . xA = -54t, xB = 48t. Hướng dẫn. Áp dụng công thức tổng quát x = x0 + v.t . Chọn A làm mốc tức là x0 A = 0 , còn B cách A 10km nên x0 B = 10 , từ đây ta chỉ thay v của 2 xe tương ứng là sẽ thu được kết quả.
- http://lophocthem.com Phone: 01689.996.187 vuhoangbg@gmail.com Câu12. Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe ô tô làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai xe làm chiều dương. hỏi khoảng thời gian từ lúc hai ô tô xuất phát đến lúc ô tô A đuổi kịp ô tô B và khoảng cách từ A đến địa điểm hai xe gặp nhau là 1 h ; 54 km. 1 h 20 ph ; 72 km. *.1 h 40 ph ; 90 km. 2 h ; 108 km. Hướng dẫn. Phương trình chuyển động của 2 xe là xA = 54t ; xB = 48t + 10. khi 2 xe gặp nhau thì xA = xB suy ra t = 1h40 ph . Thay t vào xA = 54t ta tìm đc vị trí gặp nhau cách A 90 km. Câu13. Trong các phương trình chuyển động thẳng đều sau đây,phương trình nào biểu diễn chuyển động không xuất phát từ gốc toạ độ và ban đầu hướng về gốc toạ độ? x=15+40t (km,h) *.x=80-30t (km,h) x= -60t (km,h) x=-60-20t (km,h) Hướng dẫn. x=80-30t (km,h) vì tại thời điểm đầu vật ở vị trí cách gốc 80km và khi t tăng thì tọa độ giảm dần và gần tới 0 tức là về gốc tọa độ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập chuyên đề Vật lý khối 11 nâng cao
4 p | 1290 | 154
-
Bài giảng chuyên đề Vật lý 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
19 p | 228 | 9
-
Bài giảng Chuyên đề Vật lý 11 - Chương 5: Chủ đề 2
7 p | 64 | 5
-
Bài giảng Chuyên đề Vật lý 11 - Chương 2: Chủ đề 2
10 p | 101 | 4
-
Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 2: Chủ đề 4
11 p | 81 | 3
-
Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 2: Chủ đề 6
12 p | 61 | 3
-
Bài giảng Chuyên đề Vật lý 11 - Chương 6: Chuyên đề 6
16 p | 54 | 3
-
Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 2: Chủ đề 4 (Slide)
7 p | 55 | 2
-
Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 1: Chủ đề 4 (Slide)
4 p | 52 | 2
-
Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 1: Chủ đề 4
2 p | 92 | 2
-
Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 1: Chủ đề 3
3 p | 94 | 2
-
Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 1: Chủ đề 2 (Slide)
6 p | 55 | 2
-
Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 2: Chủ đề 6 (Slide)
8 p | 55 | 2
-
Bài giảng Chuyên đề Vật lý 11 - Chương 1: Chủ đề 5
9 p | 87 | 2
-
Bài giảng Chuyên đề Vật lý 11 - Chương 1: Chủ đề 2 (Lý thuyết và bài tập)
21 p | 86 | 2
-
Bài giảng Chuyên đề Vật lý 11 - Chương 2: Chủ đề 1
8 p | 78 | 1
-
Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 1: Chủ đề 1 (slide)
7 p | 74 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn