intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 1: Chủ đề 3 (Slide)

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

56
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 1: Chủ đề 3 trang bị cho học sinh kiến thức về sự rơi tự do. Nội dung lý thuyết trong bài giảng này sẽ giúp học sinh nắm bắt được một số dạng toán như: Bài toán vật rơi từ độ cao h, bài toán quãng đường vật đi trong giây thứ n. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chuyên đề Vật lý 10 - Chương 1: Chủ đề 3 (Slide)

  1. Chương 1: Động học chất điểm Chủ đề 1: Chuyển động thẳng đều Chủ đề 2: Chuyển động thẳng biến đổi đều Chủ đề 3: Rơi tự do Chủ đề 4: Chuyển động tròn đều Chủ đề 5: Tính tương đối của chuyển động Chủ đề 6: Ôn tập – kiểm tra VU DINH HOANG - LOPHOCTHEM.COM - VU HOANGBG@GMAIL.COM
  2. I. Kiến thức Định nghĩa: Sự rơi của các vật trong chân không, chỉ dưới tác dụng của trọng lực gọi là sự rơi tự do. a) Tính chất của chuyển động rơi: Vật rơi tự do chuyển động theo phương thẳng đứng Chuyển động rơi tự do là một chuyển động nhanh dần đều. Ở cùng một nơi trên Trái Đất các vật rơi tự do với cùng gia tốc a = g = 9,8m/s2 b) Công thức của sự rơi tự do Chọn trục toạ độ OH thẳng đứng chiều dương từ trên xuống dưới, ta có các công thức : v0 = 0; Vt = gt ; h = gt2/2 , vt2 =2gh * Lưu ý: Nên chọn gốc thời gian lúc vật rơi, chiều dương từ trên xuống (để g>0), gốc toạ độ tại vị trí rơi. Ta có thể giải các bài toán về rơi tự do như chuyển động thẳng biến đổi đều với: v0 = 0, a = g VU DINH HOANG - LOPHOCTHEM.COM - VU HOANGBG@GMAIL.COM
  3. Chủ đề 3: SỰ RƠI TỰ DO II. CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI TOÁN 1: BÀI TOÁN VẬT RƠI TỪ ĐỘ CAO h VÍ DỤ MINH HỌA VD1. Thả một vật từ độ cao 80 m. Cho rằng vật rơi tự do. Tính thời gian rơi? Lấy g = 10 m/s2. HD. Tại t0 = 0, vật ở vị trí O, y0 = 80 m. Vật chuyển động nhanh dần đều ngược chiều dương. Gia tốc a = – g = –10 m/s2 Vận tốc đầu v0 = 0 m/s.Phương trình chuyển động: y = 80 – gt2 /2 Tại thời điểm chạm đất: y = 0 nên t = 4 s. VD2. Một hòn đá rơi từ miệng một giếng cạn đến đáy giếng mất 3s.Tính độ sâu của giếng. Lấy g = 10 m/s2. HD. Ta thấy chuyển động của hòn đá là chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = g = 10 m/s2. Độ sâu của giếng chính là quãng đường hòn đá đi được và bằng h = gt2 /2 = 45 m VU DINH HOANG - LOPHOCTHEM.COM - VU HOANGBG@GMAIL.COM
  4. Chủ đề 3: SỰ RƠI TỰ DO II. CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI TOÁN 1: BÀI TOÁN VẬT RƠI TỪ ĐỘ CAO h BÀI TẬP TỰ LUYỆN Bài 1: Khoảng thời gian giữa hai lần liền nhau để hai giọt mưa rơi xuống từ mái hiên là 0,1 s. Khi giọt đầu rơi đến mặt đất thì giọt sau còn cách mặt đất 0,95 m. Tính độ cao của mái hiên. Lấy g = 10 m/s2. Đs: t = 1 s, s = 5 m. Bài 2. Từ độ cao 180 m người ta thả rơi tự do một vật nặng không vận tốc ban đầu. Cùng lúc đó từ mặt đất người ta bắn thẳng đứng lên cao một vật nặng với vận tốc ban đầu 80 m/s. Lấy g = 10 m/s2. a) Xác định độ cao và thời điểm mà hai vật đi ngang qua nhau. b) Xác định thời điểm mà độ lớn vận tốc của hai vật bằng nhau. Đs: a) t = 2,25 s, s1 = s2 = 154,6875 m. b) t = 4 s. VU DINH HOANG - LOPHOCTHEM.COM - VU HOANGBG@GMAIL.COM
  5. Chủ đề 3: SỰ RƠI TỰ DO II. CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI TOÁN 2: BÀI TOÁN QUÃNG ĐƯỜNG VẬT ĐI TRONG GIÂY THỨ N VÍ DỤ MINH HỌA VD1. Một vật rơi tự do từ độ cao 180 m. Tính thời gian rơi, vận tốc của vật trước khi chạm đất 2 s và quãng đường rơi trong giây cuối cùng trước khi chạm đất. Lấy g = 10 m/s2. HD. Thời gian rơi: s = gt2/2 t = 6 s. Vận tốc trước khi chạm đất 2 s: vt-2 = g(t – 2) = 40 m/s. Quãng đường rơi trong giây cuối: ∆s = s – st-1 = s - g(t - 1)2 /2= 55 m VU DINH HOANG - LOPHOCTHEM.COM - VU HOANGBG@GMAIL.COM
  6. Chủ đề 3: SỰ RƠI TỰ DO II. CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI TOÁN 2: BÀI TOÁN QUÃNG ĐƯỜNG VẬT ĐI TRONG GIÂY THỨ N BÀI TẬP TỰ LUYỆN Bài 3. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao s. Trong giây cuối cùng vật đi được đoạn đường dài 63,7 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính thời gian rơi, độ cao s và vận tốc của vật lúc chạm đất. Đ/s: t = 7 s; s = 240,1 m; v = 68,6 m/s. Bài 4. Một vật rơi tự do từ độ cao s. Trong hai giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật rơi được độ cao s đó. Tính thời gian rơi, độ cao s và vận tốc của vật khi chạm đất. Lấy g = 10 m/s2. Đ/s: t = 4 s, s = gt2 = 80 m; v = gt = 40 m/s. VU DINH HOANG - LOPHOCTHEM.COM - VU HOANGBG@GMAIL.COM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0