Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu: Chương 8 - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà
lượt xem 2
download
Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu: Chương 8 Tính chất nhiệt của vật liệu, gồm các nội dung chính sau các nguyên lý nhiệt động; nhiệt dung; giãn nở nhiệt; dẫn nhiệt; ứng suất nhiệt; pin nhiệt điện;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu: Chương 8 - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà
- CHƯƠNG 8 TÍNH CHẤT NHIỆT CỦA VẬT LIỆU PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 1
- 1. CÁC NGUYÊN LÝ NHIỆT ĐỘNG Nhiệt độ là 1 trong 7 chuẩn cơ bản của hệ SI T được định nghĩa như thước đo dao động các phần tử cấu trúc, thứ nguyên là Kelvin (K) Độ không Kelvin: là T mà tại đó các phần tử cấu trúc (NT, PT, ion) không dao động, đứng yên ở vị trí cân bằng Khi 2 vật có T khác nhau tiếp xúc nhau, giữa chúng sẽ có sự trao đổi T cho tới lúc cân bằng PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 2
- 1.1. NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Hệ cô lập: hệ không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài Một hệ cô lập với nhiệt lượng Q và công W biểu diễn sự thay đổi trong tính chất nội tại bản thân hệ, tính chất này gọi là nội năng E của hệ E của hệ cô lập là hàm trạng thái, chỉ phụ thuộc trạng thái đầu (1) và cuối (2), không phụ thuộc quá trình biến đổi: E= E2 – E1= Q – W Dạng vi phân: dE= Q – W PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 3
- 1.2. NGUYÊN LÝ THỨ HAI CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC “Độ biến thiên entropi S của một hệ biến đổi thuận nghịch từ trạng thái đầu (1) đến trạng thái cuối (2)”: S= S2 – S1= fdS=f(dQ/T) Trong một quá trình nhiệt động diễn ra từ một trạng thái cân bằng này đến một trạng thái cân bằng khác, entropy của hệ hoặc không đổi hoặc tăng: dS 0 PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 4
- 1.3. NGUYÊN LÝ THỨ BA CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC “Nhiệt độ “không” tuyệt đối được xác định khi các phần tử đứng yên ở nút mạng” Lưu ý: các e vẫn chuyển động PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 5
- 2. NHIỆT DUNG Nhiệt dung là nhiệt lượng q cần thiết để nâng nhiệt độ của VL lên 1K Nhiệt dung riêng đẳng tích: Cv= (q/dT)v Nhiệt dung riêng đẳng áp: Cp = (q/dT)p Cp>Cv Mức chênh lệch nhiệt dung riêng giữa chất rắn và chất lỏng không cao, nhưng là đáng kể với chất khí PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 6
- 2. NHIỆT DUNG Einstein: “Có thể coi nhiệt năng của CR như tổng các dao động điều hòa của các lượng tử độc lập (các phonon) với tần số ” Trong dao động sóng với tần số , dao động nhiệt lượng tử nhỏ nhất h được gọi là các “phonon” PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 7
- 2. NHIỆT DUNG Cv bằng 0 ở 0K và tăng nhanh theo T Mối quan hệ giữa Cv và T ở nhiệt độ thấp: Cv= AT3 A: hằng số, không phụ thuộc nhiệt độ Ở trên nhiệt độ D (nhiệt độ Debye), Cv hầu như không còn phụ thuộc T, có giá trị khoảng 3R Với nhiều VR, D xấp xỉ T phòng PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 8
- 3. GIẢN NỞ NHIỆT Đa số VR: nở ra khi nung và co lại khi nguội Sự thay đổi chiều dài theo T: (lf - l0)/l0= l(Tf - T0) hay l/l0= l.T lf, l0 – tương ứng với chiều dài ở Tf và ở T0 l – hệ số giãn nở dài theo T Sự thay đổi thể tích theo T: V/V0= v.T v – hệ số giãn nở thể tích theo T Ở nhiều VL, giá trị của v là dị hướng: phụ thuộc vào hướng tinh thể Ở các VL mà v là đẳng hướng: v 3l 9
- 3. GIÃN NỞ NHIỆT Tăng dần T sẽ làm tăng năng lượng dao động. Biên độ dao động trung bình của 1 NT tương ứng bề rộng của hố thế năng và khoảng cách trung bình của các NT tăng theo T (r0, r1 …) Nếu đường cong thế năng đối xứng (hình b): không có sự thay đổi khoảng cách trung bình của các NT không có giãn nở nhiệt Năng lượng liên kết NT càng lớn, hố thế năng càng sâu và hẹp l càng nhỏ PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 10
- Tính chất nhiệt của một số VL Vật liệu Cp, J/kg.K 1, 10-6 oC-1 K, W/m.K L, .W/K2.10-6 Kim loại Nhôm 90 23,6 247 2,24 Đồng 386 16,5 398 2,27 Sắt 448 11,8 80,4 2,66 Thép 1025 486 12,5 51,9 - Đồng thau 70Cu30Zn 375 20,0 120 - Gốm Nhôm oxit 775 8,8 30,1 - Berili oxit 1050 9.0 220 - Spinen (MgAl2O3) 790 7,6 15,0 - Silic dioxit 740 0,5 2,0 - Polymer Polyetilen 2 100 60-220 0,38 - Polypropylen 1 880 80-100 0,12 - PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 11
- 4. DẪN NHIỆT Là hiện tượng nhiệt được truyền từ vùng T cao tới vùng T thấp của VL. Độ dẫn nhiệt (dòng nhiệt ở trạng thái ổn định): q= -k.dT/dx [W/m2] q – mật độ nhiệt thông: dòng nhiệt qua thẳng góc một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian k – hệ số dẫn nhiệt [W/m.K] dT/dx – gradient nhiệt độ qua môi trường dẫn nhiệt PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 12
- Cơ chế dẫn nhiệt Ở VR, nhiệt được truyền bởi cả sóng dao động mạng (phonon) và e tự do: k= kl + ke kl, ke – độ dẫn nhiệt bởi dao động mạng và bởi e Thành phần kl gây bởi chuyển động thuần của các phonon từ vùng T cao tới vùng T thấp Ở vùng nóng của VL, e tự do có động năng lớn hơn, sẽ di chuyển đến những vùng lạnh hơn. Phần đóng góp của ke tăng theo nồng độ e tự do PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 13
- Kim loại KL có độ sạch cao: ke có ưu thế hơn kl KL dẫn nhiệt tốt do có nhiều e tự do tham gia dẫn nhiệt Tạp chất trong KL làm giảm độ dẫn nhiệt Gốm Do không có nhiều e tự do: dẫn nhiệt kém Thông thường, độ dẫn nhiệt giảm khi tăng T Thể tích lỗ xốp trong gốm tăng: độ dẫn nhiệt giảm PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 14
- Polymer Độ dẫn nhiệt thường vào khoảng 0,3 W/m.K Polymer có cấu trúc tinh thể và trật tự cao có độ dẫn nhiệt cao hơn so với VL vô định hình tương đương Có thể nâng cao tính cách nhiệt bằng cách đưa vào những lỗ xốp nhỏ PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 15
- 5. ỨNG SUẤT NHIỆT 5.1.ỨNG SUẤT DO GIÃN & CO BỊ HẠN CHẾ Xét thanh đặc, đồng chất, đẳng hướng được nung hoặc làm nguội đồng đều. Nếu chuyển động dọc trục của thanh bị khống chế ứng suất nhiệt : = El(T0 – Tf) E – môđun đàn hồi l – hệ số giãn nở dài theo T PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 16
- 5.2. ỨNG SUẤT DO GRADIENT NHIỆT ĐỘ Khi nung hoặc làm nguội VR, sự phân bố T bên trong phụ thuộc vào các yếu tố hình học của nó, độ dẫn nhiệt của VL, chỉ số biến đổi T Ứng suất nhiệt có thể hình thành do gradient T: các biến đổi kích thước bộ phận làm hạn chế sự giãn hoặc co của những phần xung quanh PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 17
- 5.3. SỐC NHIỆT CỦA VL GIÒN Ở VL dẻo, ứng suất nhiệt sinh ra có thể giảm nhẹ nhờ biến dạng đàn hồi; còn VL giòn: làm tăng khả năng phá hủy giòn Nguội nhanh (tạo ứng suất kéo) dễ gây sốc nhiệt hơn nung nóng (tạo ứng suất nén) Các biện pháp ngừa sốc nhiệt: - Giảm tốc độ nung hoặc làm nguội - Làm giảm hệ số giãn nở nhiệt của VL - Đưa lỗ xốp hoặc pha thứ 2 mềm vào VL Có thể ủ để giảm ứng suất nhiệt trong VL PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 18
- 6. PIN NHIỆT ĐIỆN VL ở T khác nhau sẽ có dao động nhiệt khác nhau Dao động nhiệt ở những phần khác nhau trong VL sẽ tạo chênh lệch nồng độ điện tích sẽ tạo điện thế dV (tỉ lệ với chênh lệch nhiệt độ dT) Hiệu ứng tạo điện thế dV do chênh lệch nhiệt độ dT: hiệu ứng Seebeck, được đặc trưng bằng S: S= dV/dT (V/K) S: hệ số Seebeck, phụ thuộc bản chất VL PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 19
- 6. PIN NHIỆT ĐIỆN Hiệu ứng Peltier: dòng điện đi qua các đầu nối nối 2 dây dẫn khác nhau sẽ làm nhiệt độ 2 đầu nối sai lệch tùy chiều dòng điện Pin nhiệt điện: ứng dụng chênh lệch T → phát sinh dòng điện. Sơ đồ cấu tạo pin nhiệt điện: 2 dây KL khác nhau nối với nhau ở 2 đầu có T khác nhau Đo T bằng Thermocouple: biết điện thế và T một đầu, có thể xác định T của đầu còn lại PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu: Chương 2 – TS. Lê Văn Thăng
19 p | 97 | 12
-
Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu: Chương 8 – TS. Lê Văn Thăng
18 p | 44 | 5
-
Bài giảng Cơ sở truyền số liệu: Chương 0 - ĐH Bách Khoa Hà Nội
9 p | 43 | 5
-
Bài giảng Cơ sở truyền số liệu: Chương 8 - ĐH Bách Khoa Hà Nội
13 p | 19 | 3
-
Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu: Chương 11 - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà
34 p | 7 | 2
-
Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu: Chương 10 - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà
48 p | 9 | 2
-
Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu: Chương 6 - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà
76 p | 8 | 2
-
Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu: Chương 4 - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà
37 p | 9 | 2
-
Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu: Chương 3 - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà
154 p | 6 | 2
-
Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu: Chương 12 - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà
48 p | 9 | 2
-
Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu: Chương 2 - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà
79 p | 13 | 1
-
Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu: Chương 5 - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà
51 p | 5 | 1
-
Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu: Chương 1 - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà
44 p | 4 | 1
-
Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu: Chương 7 - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà
99 p | 10 | 1
-
Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu: Chương 9 - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà
79 p | 16 | 1
-
Bài tập Cơ sở khoa học vật liệu: Tính chất điện của vật liệu - ThS. Nguyễn Ngọc Trí Huỳnh
19 p | 28 | 1
-
Bài tập Cơ sở khoa học vật liệu: Ăn mòn và bảo vệ vật liệu - ThS. Nguyễn Ngọc Trí Huỳnh
20 p | 45 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn