intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đại cương Công nghệ thông tin và truyền thông - ThS. GV. Phạm Quang Quyền

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:118

582
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Đại cương Công nghệ thông tin và truyền thông gồm 3 chương. Nội dung bài giảng trình bày các vấn để như tổng quan về công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin, các dịch vụ của công nghệ thông tin. Mời bạn đọc tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đại cương Công nghệ thông tin và truyền thông - ThS. GV. Phạm Quang Quyền

  1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ĐẠI CƯƠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ThS. Gv. Phạm Quang Quyền 1
  2. Chương I TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2
  3. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1. Khái niệm về công nghệ thông tin, tin học. Tin học: Information technology Tin học (Informatics, Lé Informatique) là ngành khoa học nghiên cứu về thông tin và các quá trình xử lí thông tin tự động bằng các thiết bị tin học, trước hết là máy tính điện tử (Computer). 3
  4. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.” (Nghị quyết 49/CP ký ngày 4/8/1993) Một số khái niệm cơ bản của CNTT. •Xử lý thông tin- Data Processing. Là các tác động vào thông tin bao gồm : 4
  5. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • Phép thu thập thông tin : Lấy thông tin từ sự vật, hiện tượng thông qua các giác quan và các thiết bị có khả năng thu nhận tin • Phép mã hoá thông tin : Biểu diễn thông tin dưới dạng chữ viết, chữ số, ngôn ngữ, tiếng nói, âm thanh, hình vẽ, trạng thái điện, ... • Phép truyền thông tin : Truyền thông tin từ máy này sang máy khác, từ điểm này sang điểm khác. Môi trường truyền tin gọi là kênh liên lạc (Channel) 5
  6. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • Phép lưu trữ thông tin : Ghi thông tin lên các vật mang tin. • Phép xử lý thông tin : Tác động lên các thông tin đã có để tạo ra thông tin mới • Phép xuất thông tin : Đưa thông tin ra cho người dùng dưới các dạng mà con người có thể nhận biết được 6
  7. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • Thông tin là khái niệm cơ bản của khoa học đồng thời là khái niệm trung tâm của thời đại. • Các định nghĩa khác nhau về thông tin: • Theo nghĩa thông thường:. • Theo quan điểm triết học: • Theo lý thuyết thông tin: • Hai thuộc tính cơ bản của thông tin: • Bản chất của thông tin nằm trong sự giao lưu của nó. • Thông tin là sự loại trừ tính bất định của hiện tượng ngẫu nhiên. 7
  8. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • CÁC CẤP ĐỘ KHÁC NHAU CỦA THÔNG TIN • Dữ liệu (Data) • Trong hoạt động thông tin, dữ liệu là số liệu, sự kiện, hình ảnh ban đầu thu thập được qua điều tra, khảo sát và chưa xử lý (thông tin nguyên liệu). • Trong tin học, mọi sự biểu diễn thông tin bằng một tập hợp các ký hiệu có thể thao tác được trên MTĐT, đều gọi là dữ liệu (data). • Dữ liệu tồn tại dưới 4 hình thức: con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh. • Dữ liệu có hai dạng: • + Dạng có cấu trúc (biểu ghi, CSDL,...) • + Dạng phi cấu trúc (các tệp văn bản) 8
  9. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN •Thông tin (Information) •Dữ liệu qua xử lý và được cho là có ý nghĩa đối với một đối tượng, một sự việc nào đó thì chúng trở thành thông tin •Tri thức(Knowledge) là thông tin hữu ích được trí tuệ con người xác nhận qua quá trình tư duy và được đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả trong thực tiễn. •Theo cách thể hiện, có hai loại tri thức: •Tri thức nội tại (Tacit knowledge): Tri thức tiềm ẩn trong trí óc con người •Tri thức tường minh (Explicit knowledge): Tri thức thể hiện qua ngôn ngữ, tài liệu văn bản, kết xuất của máy tính,... 9
  10. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • Quan hệ giữa dữ liệu, thông tin và tri thức • Khi dữ liệu qua xử lý (phân tích, tổng hợp, so sánh,...) và được cho là có ý nghĩa đối với một đối tượng, một công việc nào đó thì chúng sẽ trở thành thông tin. • Dữ liệu mô tả sự việc chứ không đánh giá sự việc, còn thông tin luôn mang một ý nghĩa xác định và nói chung gồm nhiều giá trị dữ liệu. • Khi thông tin được trí óc của con người tiếp nhận và được xử lý tích cực qua quá trình suy nghĩ, học hỏi để nhận thức thì trở thành tri thức. 10
  11. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • 1.2. Cơ sở của CNTT là công nghệ số • Là công nghệ số nhị phân (digital) cho phép chuyển các thông tin dưới dạng chữ viết, âm thanh, hình ảnh thành thông tin dưới dạng kết hợp hai con số 0 và 1 (tương ứng với hai trạng thái on/off của các thiết bị điện(switching devices)) và máy tính chỉ có thể xử lý được thông tin ở dạng này. • Lượng thông tin vừa đủ để nhận biết một trong hai trạng thái có khả năng xuất hiện như nhau gọi là một bit - đơn vị đo thông tin. • Các đơn vị bội của bít: Byte (B), Kilobyte (KB), Megabyte (MB), Gigabyte (GB), Tegabyte (TB) 11
  12. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • Sơ đồ biểu diễn xử lí thông tin kỹ thuật số Chuyển đổi sang hệ nhị Chữ viết Chữ viết phân { 1} 0, Âm thanh Âm thanh Hình ảnh Hình ảnh Nhập dữ liệu Xử lý, lưu trữ, truyền đi Kết xuất thông tin 12
  13. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • Lượng thông tin được lưu trữ và truyền đi trong hệ thống truyền thông được định lượng như thế nào? Kết quả quan trọng là Lý thuyết thông tin đã đưa ra được đơn vị đo thông tin và các công thức tính khối lượng thông tin. • Xuất phát từ quan điểm truyền tin, thông tin là ý định lựa chọn một thông báo riêng biệt từ một tập hợp các thông baó có thể. Sự lựa chọn này xẩy ra với một xác suất nào đó. 13
  14. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • Sự lựa chọn đơn giản nhất là lựa chọn giữa 2 khả năng như nhau (p=1/2). Lượng thông tin được tạo ra từ cách lựa chọn như thế được coi là một đơn vị đo thông tin, gọi là bit. • Ví dụ: Gieo một đồng tiền, P(S)=P(N)=1/2, lượng thông tin được tạo ra từ cách chọn như thế là 1 bit. Nếu ký hiệu S là số 0, N là số 1, thì chỉ có một cách chọn để biểu diễn thông báo là 0 hoặc 1. Việc lựa chọn giữa hai ký hiệu đó tương ứng với một đơn vị thông tin nhị phân, đó là bit. 14
  15. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN •Nếu tập hợp các thông báo bao gồm N thông báo có khả năng như nhau (p=1/N), thì số lượng thông tin, ký hiệu là I, được tính bằng công thức: •I = log2N •Rõ ràng: Với N=2 thi I=1, phù hợp với định nghĩa đơn vị thông tin. •Vì N=1/p nên công thức trên tương đương với công thức: •I = log21/p 15
  16. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • Gieo 3 lần liên tiếp một đồng tiền, 8 kết quả đồng khả năng như sau: • SSS, SSN, SNS, NSS, SNN, NSN, NNS, NNN • Xác suất của mỗi thông báo này là p = 1/8. S ự lựa chọn có th ể xẩy ra ở ba mức (hình vẽ), mỗi mức là một bít: • Bit 1: • Bit 2: • Bit 3: • Trong trường hợp này N = 8, lượng thông tin của nó là: I = log 2N = log28 = 3. • Đó chính là số bít cần thiết để biểu diễn mỗi thông báo nói trên: • 000, 001, 010, 100, 011, 101, 110, 111 • Các mức lựa chọn được thể hiện trong hình vẽ dưới đây: 16
  17. X¸C S UÊT CÑA NH÷NG LÙA CHÄN CÃ KH¶ N¨NG NH­ NHAU 1/8 1/4 1/8 1/2 1/8 SÊp 1/2 1/4 1/8 1/8 Ngöa 1/2 1/4 1/8 1/2 1/8 1/4 1/8
  18. VÍ DỤ • Giả sử thông báo truyền đi bao gồm các tổ hợp ngẫu nhiên của 26 chữ cái, một khoảng trống và 5 dấu chấm câu, tổng cộng là N=32 ký hiệu, và giả sử xác suất của mỗi ký hiệu là như nhau, thì lượng thông tin của nó là : I = log232=5 • Điều đó có nghĩa là ít nhất phải cần 5 bit để mã hoá mỗi ký hiệu nói trên: 00000, 00001, 00010, 00100, 01000, 10000, .. • Đây chính là trường hợp của hệ mã nhị phân Baudot dùng trong máy điện báo in chữ. 18
  19. 2. LỊCH S Ử PHÁT TRIỂN CỦA CNTT • 2.1. Tóm tắt các giai đoạn lịch sử phát triển CNTT trong nước & quốc tế. • *Quốc tế: • Trải qua 3 thời kỳ: Đầu tiên là một thiết bị tính toán c ơ h ọc (vào khoảng 500 năm trước Công nguyên), sau đó chỉ là một khái niệm (năm 1823) và cuối cùng là chiếc máy tính điện tử kỹ thuật số (năm 1944). • Khái niệm máy tính hiện đại lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1823, do nhà toán học người Anh Charles Babbage thông qua thiết kế “máy phân tích” mang các yếu tố cơ bản của máy tính hiện đại: bộ phận nhập dữ liệu, bộ phận lưu trữ (bộ nhớ), bộ phận tính toán, bộ phận điều khiển và thiết bị thông tin 19
  20. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT • Những năm 1880, nhà phát minh người Mỹ Herman Hollerith đã phát triển một chiếc máy tính có thể tính toán, so sánh và lưu trữ thông tin trên những phiếu đục lỗ. Năm 1896, Herman Hollerith thành lập Công ty máy tính thống kê sản xuất hàng loạt những máy như vậy. • Nhà toán học Howard Aiken đã lãnh đạo công cuộc hình thành máy tính có tên là Haward – IBM – Automatic Sequence Controled Calculator, sau này gọi là Mark 1. Đó là chiếc máy tính sử dụng 3304 rơ-le điện cơ làm việc như các công tắc ON / OFF, nó được hoàn tất vào năm 1944. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2