intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Dân cư trong luật quốc tế

Chia sẻ: Dxfgbfcvbc Dxfgbfcvbc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

268
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong luật quốc tế hiện đại, dân cư được hiểu là tổng hợp những người dân trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định và phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Dân cư trong luật quốc tế

  1. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ BÀI : DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ I. KHÁI NIỆM DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI: 1. Khái niệm dân cư trong luật quốc tế hiện đại: - Trong luật quốc tế hiện đại, dân cư được hiểu là tổng hợp những người dân trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định và phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó. - Xét về mặt pháp lý, dân cư của một quốc gia bao gồm các bộ phận sau đây: Công dân là người mang quốc tịch của chính quốc gia đó. Người mang quốc tịch nước ngoài là công dân nước ngoài. Người có từ hai quốc tịch trở lên Người không có quốc tịch II. QUỐC TỊCH: 1. Khái niệm về quốc tịch: a. Khái niệm quốc tịch: Quốc tịch là mối liên hệ mang tính chất pháp lý – chính trị giữa một cá nhân với một quốc gia nhất định và biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. b. Đặc điểm của quốc tịch: - Có tính ổn định và bền vững: Tính ổn định và bền vững của mối liên hệ pháp lý về quốc tịch thể hiện dưới hay khía cạnh: Ổn định và bền vững về không gian và thời gian * Về không gian: Mối liên hệ pháp lý giữa quốc gia và cá nhân nhận quốc tịch là hoàn toàn không bị giới hạn. Thể hiện:  Khi đã được mang quốc tịch và trở thành công dân của quốc gia đó thì mỗi công dân phải luôn luôn chịu sự chi phối và tác động về mọi mặt của quốc gia, không kể họ đang cư trú ở đâu, trong hay ngoài nước  Ví dụ : Đ. 76 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định:” Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc” . Điều đó bắt buộc mọi công dân Việt Nam cư trú ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng đều phải có nghĩa vụ trong thành với Tổ quốc. Như vậy một công dân Việt Nam dù đang cư trú ở nước ngoài vẫn chịu sự tác động của nhà nước [Type text] Page 1
  2. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ CHXHCN Việt Nam thông qua việc tước quốc tịch nếu họ có những hành động nêu trên. Dù cư trú ở bất kỳ nơi nào cũng đều có các quyền và nghĩa vụ như nhau:  Khi một cá nhân đã được xác định là công dân thì dù cư trú ở trong nước hay ngoài nước cũng đều có các quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau * Về thời gian: Mối liên hệ gắn bó giữa một cá nhân với quốc gia trong một khoảng thời gian dài:  Thông thường, một người ngay từ khi sinh đã mang một quốc tịch tức là có mối liên hệ với một quốc gia. Mối liên hệ này sẽ gắn bó suốt quá trình sống của người đó từ lúc sinh ra cho đến khi chết. Như vậy, nếu trong quá trình sống người đó không bị mất quốc tịch thì chỉ có sự kiện người đó chết mới làm chấm dứt mối liên hệ này.  Đối với trường hợp có quốc tịch do gia nhập thì mối liên hệ giữa cá nhân đó và quốc gia cho phép họ nhập quốc tịch cũng tồn tại suốt quá trình sống của người đó. Không gian này kéo dài kể từ khi họ được phép nhập quốc tịch cho đến khi chết, tương tự như trường hợp trên nếu họ cũng không bị mất quốc tịch. => Mối liên hệ quốc tịch rất khó thay đổi: và cũng chỉ có thể thay đổi trong những trường hợp nhất định, với những điều kiện hết sức khắt khe.  Hầu hết các quốc gia đều quy định một cách cụ thể các trường hợp dẫn đến việc một cá nhân bị mất quốc tịch. Điều đó cho thấy chỉ khi nào cá nhân đó rơi vào trường hợp đã được quy định sẵn thì họ mới có thể bị mất quốc tịch. Do vậy mà có thể nói rằng mối liên hệ về quốc tịch là rất khó thay đổi. - Nhìn chung có 3 trường hợp dẫn đến việc một cá nhân bị mất quốc tịch là: Mất quốc tịch do xin thôi quốc tịch Bị tước quốc tịch Tự động mất quốc tịch Trong đó hình thức dẫn đến việc mất quốc tịch có thể nói là nặng nề nhất là tước quốc tịch cũng chỉ có thể xảy ra khi họ có hành vi xâm phạm đến lợi ích và uy tín [Type text] Page 2
  3. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ của quốc gia, xúc phạm đến dân tộc, phản bội Tổ quốc… nghĩa là không xứng đáng với danh hiệu công dân. Chính vì vậy mà chúng ta có thể khẳng định rằng, mối liên hệ về quốc tịch là có tính ổn định và bền vững. Đây cũng là đặc điểm quan trọng nhất và đặc trưng nhất của mối liên hệ pháp lý giữa quốc gia và cá nhân nhận quốc tịch. - Quốc tịch là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:  Đây chính là một nội dung trong mối liên hệ về quốc tịch. Khi được mang quốc tịch và trở thành công dân, giữa quốc gia và cá nhân nhận quốc tịch hình thành các quyền và nghĩa vụ tương ứng. Theo đó công dân được có các quyền thì đồng thời cũng phải gánh vác các nghĩa vụ… Các quyền và nghĩa vụ của công dân là tương ứng với nhau. Ví dụ: Đ. 51 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định :” Quyển của công dân không tách rời khỏi nghĩa vụ của công dân” và Đ. 55 Hiến pháp quy định :” Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân”  Đối với công dân, quốc gia cũng có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Đây chính là nội dung thứ hai của mối quan hệ về quốc tịch, tương tự như trên, quốc gia có trách nhiệm bảo đảm cho công dân mình được có các quyền công dân thì cũng có quyền đòi hỏi công dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Như vậy các quyền và nghĩa vụ của quốc gia cũng tương ứng với quyền và nghĩa vụ của công dân và quyền và nghĩa vụ là luôn luôn gắn liền với nhau: - Tính cá nhân của quốc tịch:  Quốc tịch gắn bó với bản thân cá nhân mang quốc tịch và không thể chia sẻ cho người khác. Việc thay đổi quốc tịch của một người không thể làm quốc tịch của người khác thay đổi theo. Ví dụ, việc vợ hoặc chồng vào, mất quốc tịch hay có sự thay đổi quốc tịch không làm thay đổi quốc tịch của người kia…. - Quốc tịch có ý nghĩa pháp lý quốc tế: Quốc tịch là cơ sở để một quốc gia tiến hành bảo hộ ngoại giao cho công dân mình, là cơ sở để từ chối dẫn độ tội phạm đối với công dân mình ( trừ những trường [Type text] Page 3
  4. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ hợp trong điều ước quốc tế có quy định rõ ràng, cụ thể về trường hợp cho phép dẫn độ đối với công dân mình). 2. Có quốc tịch: Việc có quốc tịch tùy thuộc vào pháp luật của từng nước, tuy nhiên, thực tiễn pháp luật về quốc tịch trên thế giới cho thấy có các cách thức có quốc tịch là: Có quốc tịch theo sự sinh đẻ Có quốc tịch theo sự gia nhập Có quốc tịch theo sự lựa chọn Có quốc tịch theo sự phục hồi. Trong các hình thức có quốc tịch nêu trên thì hai hình thức đầu tiên là phổ biến và được nhiều nước áp dụng. a. Có quốc tịch theo sự sinh đẻ:  Đây là cách thức có quốc tịch phổ biến nhất. Theo đó việc công dân mang quốc tịch của một quốc gia được xác định một cách mặc nhiên ngay từ khi công dân đó mới được sinh ra.  Nói cách khác việc công dân mang quốc tịch không phụ thuộc vào ý chí của bản thân công dân là phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước và trên cơ sở phù hợp pháp luật và tập quán quốc tế…  Tuy nhiên pháp luật về quốc tịch của các nước tại không thống nhất với nhau về cách thức có quốc tịch theo sự sinh đẻ hay cách thức xác định quốc tịch cho một đứa trẻ ngay từ lúc sinh. Có hai nguyên tắc chính để xác định quốc tịch là: nguyên tắc huyết thống ( jus sanguinis) và nguyên tắc nơi sinh ( jus soli). Nguyên tắc huyết thống  Mọi đứa trẻ sinh ra phải mang quốc tịch theo quốc tịch của cha mẹ mà không phụ thuộc vào nơi sinh cũng như không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ đứa trẻ.  Do đó quốc tịch này là quốc tịch mặc nhiên. Tuy nhiên khi cha mẹ đứa trẻ không cùng quốc tịch thì không cho phép xác định ngay quốc tịch cho đứa trẻ. [Type text] Page 4
  5. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ  Nguyên tắc này được hầu hết các nước Châu Âu như Italia, Phần Lan, Na Uy, Tây Ban Nha…., một số nước Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Brunei, Indonesia…. (Việt Nam, Điều 15,16 Luật quốc tịch VN 2008) Nguyên tắc nơi sinh:  Mọi đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ nước nào thì mang quốc tịch nước đó không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ chúng cũng như không tính đến việc cha mẹ chúng mang quốc tịch nào. Do vậy, đây cũng là quốc tịch mặc nhiên.  Nguyên tắc này được áp dụng phổ biến và triệt để ở các nước Châu Mỹ Latinh như Chilê, Bolivia, Braxin, Colombia, Venezuela, Panama….Chẳng hạn theo Luật quốc tịch Braxin thì đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ Braxin thì có quốc tịch Braxin không phụ thuộc cha mẹ đứa trẻ là công dân Braxin hay công dân nước khác.( Việt Nam, Điều 17,18 Luật quốc tịch VN 2008) => Để góp phần giải quyết triệt để hoặc hạn chế các khuyết điểm trên, pháp luật về quốc tịch của các nước đều kết hợp một cách hài hòa và chặt chẽ hai nguyên tắc trên như luật quốc tịch của Mỹ, Ba Lan, Anh, Ấn Độ…Việt Nam Điều 15,16,17,18 Luật quốc tịch VN 2008. b. Có quốc tịch theo sự gia nhập: (Điều 19 Luật quốc tịch VN 2008) Được hiểu là việc một người nhận quốc tịch của một quốc gia do việc xin gia nhập quốc tịch. - Việc nhận quốc tịch được quyết định bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc trao quốc tịch nước đó theo một trình tự được pháp luật quy định. => Như vậy, việc công dân được mang quốc tịch của một quốc gia nào đó là phụ thuộc vào ý chí của quốc gia ( thể hiện ở việc cho hoặc không cho họ mang quốc tịch). Để được có quốc tịch theo cách này đương sự phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản và tối thiểu do quốc gia đó đặt ra. Các điều kiện này là tùy thuộc vào từng quốc gia, về cơ bản bao gồm các điều kiện sau: Điều kiện về cư trú: người muốn vào quốc tịch phải cư trú tại nước đó trong một thời gian nhất định, dài ngắn tùy từng nước. Quy định này nhằm đòi hỏi đương [Type text] Page 5
  6. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ sự phải có sự ổn định ban đầu cũng như tạo lập một số liên hệ cơ bản với Nhà nước. Điều kiện về độ tuổi: Độ tuổi là căn cứ để xác định năng lực chủ thể của một công dân. Chính vì điều này mà các nước đều quy định độ tuổi có thể được vào quốc tịch phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước mình, thông thường, đó là tuổi có năng lực hành vi đầy đủ. Điều kiện về chính trị – văn hóa: Đây là quy định bắt buộc đương sự phải tự nguyện tuân thủ luật pháp quốc gia mà họ muốn gia nhập quốc tịch. Nhìn chung, các nước đều bắt buộc đương sự phải có sự hiểu biết nhất định về văn hóa – xã hội của nước mà mình nhập quốc tịch. Đây là quy định nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật cũng như hòa nhập vào đời sống chính trị – xã hội ở nước sở tại. Điều kiện về ngôn ngữ: Đây là điều kiện tối thiểu để đương sự có thể hiểu biết hòa nhập vào xã hội sở tại, có kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội, giao tiếp - Bên cạnh những điều kiện cơ bản trên, các nước còn đưa ra một số điều kiện để được xem xét cho vào quốc tịch. Đó là: Có việc làm ổn định ( Thái Lan) Có thu nhập chắc chắn để đảm bảo cuộc sống cho bản thân Có điều kiện đảm bảo cuộc sống … ( Pháp, Việt Nam) Đôi khi sức khỏe cũng là một điều kiện như luật của Indonesia, Lào c. Có quốc tịch theo sự lựa chọn: ( Optation) Đây là quyền của người dân tự do lựa chọn cho mình một quốc tịch bằng việc giữ nguyên quốc tịch cũ hoặc lấy quốc tịch của quốc gia khác. Việc lựa chọn đặt ra trong trường hợp một bộ phận lãnh thổ của quốc gia này được sáp nhập quốc gia khác hay trường hợp chính phủ hai nước thỏa thuận với nhau chuyển các bộ phận dân cư từ nước này sang nước khác. - Việc lựa chọn này hoàn toàn thể hiện ý chí của công dân trên cơ sở tự nguyện với nguyên tắc dân tộc tự quyết và các nguyên tắc cơ bản trong luật quốc tế d. Có quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch ( reintegration): Là việc khôi phục lại quốc tịch cũ cho một người vì một lý do nào đó đã mất quốc tịch cũ. Thực chất đây là việc có quốc tịch do được phép trở lại quốc tịch [Type text] Page 6
  7. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ Vấn đề trở lại quốc tịch đặt ra đối với những người trước đây vì một lý do nào đấy đã bị mất quốc tịch hoặc những người mất quốc tịch vì các lý do kết hôn, làm con nuôi người nước ngoài.  Để được trở lại quốc tịch ban đầu, đương sự cũng phải đáp ứng các điều kiện khác do pháp luật đó quy định, thông thường là không có hành vi làm nguy hại đến an ninh quốc gia trong thời gian mất quốc tịch. e. Thưởng quốc tịch: 3. Mất quốc tịch: Nếu như có quốc tịch là cơ sở để xác định mơi liên hệ pháp lý vững chắc, ổn định giữa một câ nhân vơi một quốc gia thì ngược lại mất quốc tịch làm chấm dứt mối quan hệ giữa một cá nhân với quốc gia mà mình mang quốc tịch. Nhìn chung có các cách thức phổ biến như sau: a. Thôi quốc tịch: Là việc mất quốc tịch thông qua sự kiện đương sự xin thôi quốc tịch. Để được thôi quốc tịch đương sự phải làm đơn xin thôi quốc tịch gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và khi được phép thôi quốc tịch họ sẽ không được coi là công dân đó nữa. b. Tước quốc tịch: Là việc công dân bị chính quốc gia mà mình mang quốc tịch tước bỏ quyền được mang quốc tịch trên cơ sở những hành vi vi phạm luật của nước đó, thông thường là những hành động gây phương hại đến lợi ích và uy tín của quốc gia…. Tước quốc tịch là biện pháp trừng phạt mà quốc gia thi hành đối với công dân nước mình khi họ không còn xứng đáng với danh hiệu công dân nữa. Việc một người có quốc tịch cũng còn là vấn đề danh dự. Vì vậy chỉ khi nào công dân có hành vi vi phạm cụ thể và được luật quy định mới có thể bị tước quốc tịch. Các nước thường quy định chi tiết các trường hợp trong luật, theo đó công dân có thể bị tước quốc tịch. c. Tự động mất quốc tịch: [Type text] Page 7
  8. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ Là việc tự động mất quốc tịch hiện có ở vào những trường hợp mà luật đã quy định trước. Do vậy, đây là việc mất quốc tịch trên cơ sở những quy định của pháp luật. Tự động mất quốc tịch theo các Điều ước quốc tế: Là việc công dân mất quốc tịch khi giữa các nước có sự thay đổi về lãnh thổ hoặc có sự di chuyển một bộ phận dân cư. Đây là trường hợp nhằm hạn chế và triệt tiêu tình trạng một người có hai quốc tịch do việc thay đổi, di chuyển nêu trên. Họ sẽ tự động mất quốc tịch cũ và giữ quốc tịch mới. 4. Hai quốc tịch: Là tình trạng một người cùng lúc có hai quốc tịch, nói cách khác, pháp luật của cả hai nước đều coi người đó là công dân mình đồng thời đòi hỏi công dân ấy những nghĩa vụ đối vơi Nhà nước. Cũng có nghĩa là công dân ấy phải thực hiện nghĩa vụ công dân đối với cả hai quốc gia, đồng thời có quyền lợi ở cả hai quốc gia. Tình trạng hai quốc tịch là một thực tế ở hầu hết cá nước trên thế giới. Nó đem lại nhiều bất lợi trong quan hệ quốc tế, Như đã nói, việc đưa đến tình trạng hai quốc tịch do những nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu vẫn là xung đột pháp luật giữa các nước về cách thức có và mất quốc tịch phổ biến có các nguyên nhân sau: Trẻ em ngay từ khi sinh đã mang hai quốc tịch vì được sinh ra trên lãnh thổ quốc gia có luật quốc tịch áp dụng nguyên tắc luật nơi sinh nên mang quốc tịch nước đó, đồng thời cha mẹ đứa trẻ lại là công dân của nước có luật quốc tịch áp dụng nguyên tắc huyết thống nên lại mang thêm quốc tịch theo quốc tịch của cha mẹ. Ví dụ: Trẻ em A có cha mẹ là công dân của nước áp dụng nguyên tắc huyết thống ( Italia) và sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng nguyên tắc nơi sinh ( Braxin). Do vậy theo luật của Braxin thì A sẽ mang quốc tịch Braxin ( vì sinh ra tại Braxin). Theo luật của Italia thì A cũng có quốc tịch Italia ( vì cha mẹ là công dân Italia). Trẻ em có cha mẹ khác quốc tịch mà luật quốc tịch của cả hai nước đều xác định quốc tịch của mình cho đứa trẻ đó. [Type text] Page 8
  9. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ Như vậy đứa trẻ đồng thời mang quốc tịch theo quốc tịch của cha và mang quốc tịch theo quốc tịch của mẹ. Nếu cha mẹ đứa trẻ không thỏa thuận được với nhau về việc xác định quốc tịch cho con thì đứa trẻ đó có hai quốc tịch. Ví dụ: Trẻ em B là con của cha C ( quốc tịch Anh) và mẹ D ( Quốc tịch Thái Lan). Theo luật của Anh thì B sẽ mang quốc tịch theo quốc tịch của cha – quốc tịch Anh. Theo luật của Thái Lan thì B sẽ mang quốc tịch theo quốc tịch của mẹ – quốc tịch Thái Lan. Do vậy B sẽ có hai quốc tịch Anh và Thái Lan Một người đã được vào quốc tịch khác nhưng chưa mất quốc tịch cũ. Nguyên nhân là do họ chưa mất quốc tịch nước họ không có quy định về việc tự động mất quốc tịch khi vào quốc tịch mới. Ngoài ra còn là việc hộ chưa nhận được quyết định thôi quốc tịch cũ đã được ghép vào quốc tịch mới. Ví dụ: C là người Việt Nam định cư tại Mỹ và đã được nhập quốc tịch Mỹ. Mặt khác Luật quốc tịch Việt Nam lại không có quy định về việc công dân Việt Nam tự động mất quốc tịch khi vào quốc tịch nước ngoài nên C vẫn giữ quốc tịch Việt Nam Khi kết hôn với công dân nước ngoài, theo luật của nước mình, người phụ nữ vẫn được giữ quốc tịch gốc ( Luật của Mỹ, Pháp…) đồng thời theo luật của nước người chồng họ cũng có quốc tịch theo quốc tịch của chồng ( luật của Anh, Braxin…) Ví dụ: E là công dân Pháp và có chồng là công dân Braxin. Theo luật của Braxin thì E cũng có quốc tịch Braxin, đồng thời theo luật của Pháp vẫn còn giữ quốc tịch Pháp. Trẻ em khi làm con nuôi công dân nước ngoài vẫn giữ quốc tịch nước mình do luật quốc tịch quy định, mặc khác theo luật của nước cha mẹ nuôi lại quy định trẻ em đó tự động mang quốc tịch theo quốc tịch của cha mẹ. * Việc giải quyết vấn đề hai quốc tịch trên thế giới: * Giải quyết bằng các Điều ước quốc tế: [Type text] Page 9
  10. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ Các điều ước quốc tế đa phương: + Người hai quốc tịch có thể được mỗi nước mà họ mang quốc tịch coi là công dân. + Không dành sự bảo hộ ngoại giao cho công dân mình chống lại một quốc gia khác mà họ cũng có quốc tịch. + Ở nước thứ ba thì người hai quốc tịch có thể được đối xử như người chỉ có một quốc tịch. Tuy nhiên, để coi họ là người có quốc tịch nào, các nước phải dựa vào một số điều kiện nhất định như nơi thường trú hoặc nơi họ thực tế có gắn bó nhất ( điều 5) + Các nước nên dành cho người hai quốc tịch quyền được từ bỏ một trong hai quốc tịch + Việc từ bỏ quốc tịch nào phải tùy thuộc vào sự đồng ý của các nước đó ( điều 6) + Quốc tịch được áp dụng đối với người nhiều quốc tịch là quốc tịch của nước mà họ đang cư trú. + Quốc tịch được xác định cho đương sự là quốc tịch sau cùng. Nếu có nhiều quốc tịch cùng lúc thì lấy quốc tịch nơi thường trú. + Công dân một nước ký kết gia nhập quốc tịch của một nước ký kết khác thì đương nhiên nước được thôi quốc tịch ban đầu. Điều ước quốc tế song phương: - Các hướng giải quyết triệt để: Lựa chọn một trong hai quốc tịch hiện có: Trong một thời hạn nhất định, người hai quốc tịch phải lựa chọn một quốc tịch, thời gian dành cho việc lựa chọn quốc tịch thường là một hoặc hai năm nếu không họ sẽ được coi như đã chọn quốc tịch theo cha Vào quốc tịch mới mất quốc tịch: Muốn vào quốc tịch mới phải được sự đồng ý của nước mà họ mang quốc tịch cũ cho thôi quốc tịch. Tự động mất quốc tịch: Công dân của một nước ký kết tự nguyện vào quốc tịch của nước ký kết thì sẽ tự động mất quốc tịch nước đó. [Type text] Page 10
  11. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ Hạn chế ngay từ khi sinh: Thỏa thuận áp dụng thống nhất nguyên tắc để xác định quốc tịch. Hai nguyên tắc thường được áp dụng là nguyên tắc huyết thống (jus sanguinis) và nơi sinh ( jus soli) Các trường hợp không giải quyết triệt để: Thỏa thuận về đối xử: Người có hai quốc tịch được coi như là có một quốc tịch ( chỉ được thực hiện các quyền và nghĩa vụ từ một quốc tịch mà thôi). Ví dụ như thỏa thuận lấy nơi thường trú sau cùng hoặc lấy quốc tịch có sau cùng để làm cơ sở quyết định cho họ hưởng quyền và làm nghĩa vụ công dân. Thỏa thuận về bảo hộ ngoại giao: Dành cho nước nơi người hai quốc tịch thường trú quyền bảo hộ ngoại giao Thỏa thuận về nghĩa vụ quân sự và các nghĩa vụ khác: Miễn nghĩa vụ quân sự cho người hai quốc tịch nếu họ đã thực hiện nghĩa vụ quân sự ở nước ký kết kia. 5. Không quốc tịch ( Apatriade): a. Định nghĩa: Ngược lại với tình trạng trên là tình trạng một người không có một quốc tịch nào cả. Người đó không được coi là công dân của bất kỳ nước nào. Công ước quốc tế về địa vị pháp lý của người không quốc tịch đã định nghĩa: “ Người không quốc tịch là người không được coi là công dân của một quốc gia nào theo luật của quốc gia ấy”. Tình trạng không quốc tịch xảy ra trong những trường hợp sau đây: Một người đã mất quốc tịch cũ ( do được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, tự động mất quốc tịch….) nhưng chưa được vào quốc tịch của nước họ đang cư trú. Ví dụ: A là người Việt Nam định cư tại Pháp và được Nhà nước Việt Nam cho phép thôi quốc tịch, tuy nhiên A chưa được phép nhập quốc tịch Pháp. Một đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng nguyên tắc luật huyết thống mà cha mẹ đẻ của đứa trẻ lại là người không quốc tịch. Ví dụ: [Type text] Page 11
  12. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ Trẻ em B có cả cha và mẹ đều là người không quốc tịch nhưng lại được sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng nguyên tắc huyết thống ( Anh) nên B trở thành người không quốc tịch. III. Địa vị pháp lý của người nước ngoài: 1. Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài: a. Chế độ đãi ngộ như công dân ( National Treatment): - Nội dung: người nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với công dân của nước sở tại trong những quan hệ xã hội nhất định. b.Chế độ tối huệ quốc ( Most Favoured National Treatment): Nội dung: thể nhân và pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại được có các quyền ưu đãi mà các thể nhân và pháp nhân của bất kỳ một nước thứ ba nào đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai. Chế độ tối huệ quốc thường được áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, buôn bán và hàng hải quốc tế. Chủ yếu được ghi nhận trong cả Điều ước quốc tế mà quốc gia sở tại ký kết với quốc gia có người nước ngoài là công dân. c.Chế độ đãi ngộ đặc biệt: Nội dung: người nước ngoài sẽ được có các quyền ưu đãi đặc biệt mà ngay cả khi người của nước sở tại cũng không được có. - Tuy nhiên người nước ngoài chỉ được có các quyền và ưu đãi đặc biệt này trong trường hợp pháp luật của quốc gia sở tại ghi nhận các quyền này hoặc theo các Điều ước quốc tế mà nước sở tại tham gia hoặc ký kết. - Những người nước ngoài được có các quyền ưu đãi và miễn trừ này bao gồm: Những người được có quyền ưu đãi về ngoại giao và lãnh sự. Những người nước ngoài tham gia đầu tư. Ngoài ba chế độ cơ bản trên đây người nước ngoài còn được áp dụng các chế độ pháp lý khác như có đi có lại và chế độ báo phục quốc. Chế độ có đi có lại: một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất định cho những thể nhân và pháp nhân nước ngoài tương ứng với chế độ pháp lý mà quốc gia này đã và sẽ dành cho thể nhân và pháp nhân mình. [Type text] Page 12
  13. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam: Người nước ngoài là người cư trú và làm ăn tại Việt Nam nhưng không mang quốc tịch Việt Nam. Căn cứ theo thời hạn cư trú mà pháp luật Việt Nam phân biệt người nước ngoài làm hai loại: Người nước ngoài thường trú Người nước ngoài tạm trú Về nguyên tắc địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam được quy định trên cơ sở chế độ đãi ngộ như công dân, trừ những trường hợp mà pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Đ. 81 Hiến pháp CHXHCN Việt Nam quy định :” Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam” Theo các văn bản pháp luật hiện hành, người nước ngoài ở Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau: Quyền cư trú: Luật pháp Việt Nam cũng như đại đa số các nước đều quy định những khu vực cấm không cho phép người nước ngoài cư trú. Đó là các khu liên quan đến an ninh quốc phòng hoặc bí mật quốc gia. Quyền hành nghề: Tuy nhiên người nước ngoài bị hạn chế trong một số ngành nghề có liên quan đến các lĩnh vực an ninh quốc gia, bí mật quốc gia. Ví dụ: Sửa chữa lắp ráp một số máy thông tin đặc chủng, điều khiển một số loại phương tiện giao thông, cấm không làm nghề in, khắc dấu…. Không được làm tổng biên tập báo chí, giám đốc đài phát thanh… Quyền sở hữu và thừa kế. Quyền được học tập Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hôn nhân gia đình Quyền bảo vệ sức khỏe [Type text] Page 13
  14. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ Quyền tố tụng dân sự. 2. Vấn đề cư trú chính trị trong luật quốc tế hiện đại: Cư trú chính trị ( tỵ nạn chính trị) là việc một quốc gia cho những người đang bị truy nã ở ngay trên đất nước họ do những quan điểm và hoạt động về chính trị, khoa học và tôn giáo….được phép nhập cảnh và cư trú ở ngay trên lãnh thổ nước mình. Như vậy một người nước ngoài có thể được một quốc gia khác cho phép cư trú chính trị trên lãnh thổ mình nếu: Có sự bất đồng về quan điểm hoặc có những hoạt động về chính trị, khoa học, tôn giáo ở ngay chính nước họ. Đang bị truy nã ở chính nước họ. * một số lưu ý: - Việc cho phép một người nước ngoài được cư trú chính trị trên lãnh thổ của quốc gia mình là thuộc thẩm quyền của mỗi quốc gia và đây cũng được coi như là những công việc nội bộ của quốc gia đó. - Các quốc gia không được danh quyền tỵ nạn chính trị cho những người phạm tội chống lại hòa bình, các tội phạm chiến tranh, tội phạm chống nhân loại. Khái niệm chống tội phạm chiến tranh được quy định trong Công ước năm 1968 về việc không áp dụng thời hiệu đối với các tội phạm chiến tranh và tội phạm chống nhân loại. - Một vấn đề khá phức tạp là việc một quốc gia có cho phép những người được coi là tội phạm chính trị được cư trú chính trị hay không. Theo luật quốc tế hiện hành, giải quyết vấn đề đó phụ thuộc vào quyền của quốc gia cho phép tỵ nạn. - Đối với các tội phạm hình sự, các quốc gia không được cho phép cư trú chính trị. Điều này được hình thành dưới dạng tập quán pháp. Ngoài ra còn có một quy phạm phổ biến dưới dạng Điều ước về các tội ám sát nguyên thủ quốc gia không coi là các tội phạm chính trị - Người nước ngoài cư trú chính trị không bắt buộc phải nhập quốc tịch của nước sở tại. - Người nước ngoài cư trú chính trị thông thường được có những quyền ngang với những người nước ngoài. [Type text] Page 14
  15. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ - Người nươc ngoài cư trú chính trị sẽ được quốc gia cho phép mình cư trú chính trị bảo hộ ngoại giao, tức là bảo vệ quyền lợi trong khi họ đang cư trú tại một nước thứ ba. - Họ có quyền được đảm bảo về an ninh, tức là quyền được đảm bảo không bị dẫn độ và trục xuất theo yêu cầu của nước mà họ là công dân. - Nếu quốc gia nào cho phép một người được cư trú chính trị trên lãnh thổ quốc gia mình thì quốc gia đó phải chịu trách nhiệm về hành vi đó của người ấy trước các quốc gia mà từ đó người ấy đã ra đi. * Vấn đề dẫn độ tội phạm: Khái niệm: Là việc một quốc gia giao kẻ phạm tội đang ẩn trốn trên lãnh thổ của mình cho một nước khác có liên quan có yêu cầu để xét xử Một số lưu ý:  Việc dẫn độ chỉ có thể thực hiện trên cơ sở những điều ước quốc tế giữa các nước với nhau. Như vậy việc yêu cầu dẫn độ chỉ có thể đặt ra khi giữa các nước có ký các điều ước về vấn đề này.  Việc dẫn độ chỉ áp dụng đối với các tội phạm hình sự  Các quốc gia chỉ dẫn độ tội phạm có hành động tội ác đã được quy định trong các điều ước quốc tế giữa các quốc gia hữu quan yêu cầu của chính các quốc gia hữu quan đó. * Vấn đề bảo hộ ngoại giao: Khái niệm: Là sự giúp đỡ của Nhà nước dành cho công dân mình ở nước ngoài để thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình ở nước sở tại đồng thời giúp đỡ họ đối phó với những hành vi vi phạm từ phía nước sở tại. Điều kiện:  Quốc tịch: người được bảo hộ ngoại giao phải là người mang quốc tịch của chính quốc gia tiến hành bảo hộ ngoại giao. Quốc tịch đó vẫn đang còn tồn tại vào thời điểm tiến hành việc bảo hộ và người này cũng phải mang quốc tịch trong suốt thời gian tiến hành việc bảo hộ. Nếu người đó mất quốc tịch thì việc bảo hộ cũng chấm dứt. [Type text] Page 15
  16. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ  Có sự thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật từ phía nước sở tại  Đã áp dụng các biện pháp tự bảo vệ người yêu cầu sự bảo hộ đã áp dụng các biện pháp, hình thức cần thiết, thích hợp theo luật của nước sở tại để đòi bồi thường, khắc phục thiệt hại nhưng không đem lại kết quả. IV. LUẬT QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI [Type text] Page 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2